Nhập môn PTKT trong đầu tư chứng khoán
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 19 của 19

    Threaded View

    1. #11
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

      BÀI 4 - TRUNG BÌNH ĐỘNG HỘI TỤ/ PHÂN KÌ (MACD)

      Chương 1. TỔNG QUAN


      I. KHÁI NIỆM
      1. Ý nghĩa :

      Sau khi Gerald Apel giới thiệu (1979), trung bình động hội tụ- phân kỳ (Moving Average Convergence Divergence - MACD) trở thành một công cụ PTKT tin cậy và thông dụng nhất.
      MACD thuộc nhóm phân tích tương quan và phân tích xu thế:
      - Phân tích tương quan giữa TBĐ ngắn hạn và dài hạn.
      - Theo dõi sự biến động của xu hướng, chỉ ra hướng biến động của xu hướng và không có giới hạn trên/dưới.
      Vì vậy trên cùng đồ thị, nó vừa chỉ ra hướng biến động của xu hướng vừa xác định các tín hiệu giao dịch.
      MACD được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa hai đường TBĐ ngắn hạn/ dài hạn. Cụ thể chỉ số MACD đo sự chênh lệch giữa hai chỉ số TBĐ 12 và 26 ngày cùng với TBĐ 9 ngày của chính MACD.
      MACD là một chỉ số biến động giá nhưng nó không dịch chuyển trong một khoảng xác định và là một công cụ rất hữu ích vì là sự kếp hợp của một số nguyên tắc dao động.

      2. Khung thời gian:
      Khi tính toán MACD, ta chọn 3 khung thời gian khác nhau :
      - Loại 1: 26 ngày, 12 ngày, 9 ngày
      - Loại 2: 17 ngày, 8 ngày, 9 ngày.
      Ghi chú :
      - Loại 1 có khung thời gian dài hơn nên ít biến động hơn. Loại 2, ngắn hơn sẽ cung cấp tín hiệu ít hơn.
      - Thường chọn loại 1: 25, 12, 9 (ngày, tuần)

      3. Tính toán:
      Ban đầu, chỉ số MACD được tính toán để quan sát chu kì biến động của 25 tuần và 13 tuần, theo cách tính toán như sau:
      Đường MACD nhanh: (đường MACD)
      là chênh lệch giữa EMA ngắn hạn và EMA dài hạn của giá với hệ số làm trơn tương ứng với các chu kỳ 12/13 và 26 phiên của EMA thông thường.
      MACD nhanh = EMA26 – EMA13
      Hệ số làm trơn x = 2/ n+1
      Trong đó n là số phiên, liên hệ với hệ số làm trơn như sau:



      Số phiên (n) Hệ số làm trơn (α )
      9 0.20
      12 0.15
      26 0.075

      Do đó:
      EMA = [ Giá đóng cửa ngày x α] + [(TBĐ ngày – 1) x (1- α)]

      Đường MACD chậm (đường tín hiệu, MACDA)
      là chuyển động EMA của đường MACD nhanh với hệ số làm trơn α tương ứng với chu kỷ n= 9 phiên
      MACD chậm = EMA (làm trơn 9)
      Hiện nay, nguyên lý của việc tính toán MACD là dựa trên hiệu của 2 đường TBĐ ngắn hạn và dài hạn. Kết quả thu được là một chỉ số dao động trên dưới 0. Cụ thể:
      - TBĐ ngắn hạn: EMA 12 (giá 12 ngày, tuần gần nhất)
      - TBĐ dài hạn: EMA 26 (giá 26 ngày, tuần gần nhất)


      II. CẤU TẠO
      MACD gồm 3 thành phần: 2 đường và 1 biểu đồ dạng cột :
      - Đường MACD (còn gọi là MACD nhanh, đường di động nhanh hơn)
      - Đường tín hiệu (còn gọi là MACD chậm, đường di động chậm hơn, đường MACDA, đường EMA9)
      - Biểu đồ dạng cột (còn gọi là MACD – Histogram)

      1. Đường MACD:
      Định nghĩa:
      MACD = EMA 12 – EMA 26
      MACD là sự chênh lệch giữa 2 mức giá TBĐ ngắn hạn và dài hạn.
      MACD là hiệu số giữa EMA 12 và EMA 26 với kết quả thu được là một chỉ số dao động quanh đường 0.
      Đặc điểm:
      a. Tín hiệu xu hướng:
      Khi MACD dao động quanh đường 0, vượt lên trên hoặc hạ xuống dưới đường 0 : Tín hiệu cảnh báo xu thế dài hạn thay đổi.Cụ thể :
      - Khi MACD > 0:
      EMA 12 lớn hơn EMA 26: Kỳ vọng hiện tại (EMA 12) cao hơn kỳ vọng trước đây (EMA 26): Tín hiệu tăng giá, có hiện tượng đầu cơ giá lên.
      Có thể coi là một sự dịch chuyển theo hướng tăng của đường cung hoặc đường cầu.
      - Khi MACD < 0:
      EMA 12 nhỏ hơn EMA 26: Kỳ vọng hiện tại (EMA 12) thấp hơn kỳ vọng trước đây (EMA 26): Tín hiệu giảm giá, chỉ ra một sự đi xuống của đường cung/ cầu.
      - Khi MACD = 0
      EMA 12 = EMA 26: Xu thế đổi chiều.



      b. Quan hệ với đường giá:
      Các giá cao nhất hoặc thấp nhất của thị trường tương ứng với các điểm cao nhất và thấp nhất của MACD.
      c. Chức năng:
      MACD có khả năng cung cấp các tín hiệu giao dịch khi phối hợp với đường tín hiệu (EMA 9) hoặc dự đoán xu hướng thị trường khi phối hợp với đường giá.

      2. Đường tín hiệu:
      Định nghĩa:
      Đường tín hiệu là đường EMA chu kỳ 9 phiên của chính đường MACD : EMA9 .
      Đặc điểm:
      - EMA 9 không phải là của giá chứng khoán, thường được đánh dấu trên điểm cao nhất của đường MACD.
      - EMA 9 được gọi là đường tín hiệu vì nó là tín hiệu dự đoán sự giao cắt của hai chỉ số TBĐ ngắn và dài hạn. Nó dự đoán sự giao nhau của MACD theo hướng đường 0.

      3. Biểu đồ MACD:
      Thomas Aspray đã xây dựng biểu đồ dạng cột để biểu thị mức chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu.
      Định nghĩa:
      MACD – EMA 9
      Biểu đồ MACD phản ánh sự chênh lệch giữa giá trị MACD và đường tín hiệu EMA 9.
      Biểu đồ MACD gồm các cột thẳng đứng trên và dưới 0, đo chỉ số chênh lệch giữa giá trị MACD và đường tín hiệu EMA 9.
      Hướng và độ cao các cột được xác định bằng cách dựa trên hướng và khoảng cách giữa hai đường MACD và đường tín hiệu EMA 9.
      Biểu đồ MACD có một đường 0 cho riêng nó (MA 18).

      Đặc điểm:
      a. Phản ánh sự chênh lệch giữa các giá trị MACD và EMA 9:
      - Khi MACD nằm phía trên EMA 9 (MACD>0):
      Biểu đồ dương, các cột quay lên trên đường 0 (thường biểu hiện giá tăng ,còn gọi là phân kỳ dương).
      - Khi MACD dưới EMA 9 (MACD <0):
      Biểu đồ âm, các cột quay xuống dưới (thường biểu hiện giá giảm ,còn gọi là phân kỳ âm)
      - Khi MACD giao cắt với EMA 9: Biểu đồ MACD = 0.
      b. Tín hiệu giao dich :
      Biểu đồ lên trên hoặc xuống dưới đường 0 cho ta các tín hiệu giao dịch vì cùng lúc với các tín hiệu mua/bán trên đồ thị MACD và EMA 9 nghĩa là mua/bán khi MACD cắt EMA 9 cũng là lúc biểu đồ cắt đường 0.
      b. Giá trị cảnh báo sớm:
      Giá trị thực tiễn của biểu đồ là phát hiện ra sự khác biệt giữa 2 đường MACD và EMA 9 rộng ra hay hẹp lại. Song song với điều này, việc cung cấp cho chúng ta các tín hiệu cảnh báo sớm là một hiện tượng rất có ích :
      :
      • Khi biểu đồ dương (trên đường 0) bắt đầu giảm hướng xuống đường 0: Cảnh báo xu hướng tăng đang yếu dần.
      • Khi biểu đồ âm (dưới đường 0) bắt đầu giảm hướng lên đường 0: Cảnh báo xu hướng giảm giá đang bị mất đà.
      Mặc dù chưa có tín hiệu giao dịch thật sự vì tín hiệu giao dịch chỉ thật sự khi biểu đồ cắt 0 (MACD cắt EMA 9) nhưng hiện tượng trên đã cảnh báo sớm cho chúng ta một thông tin quan trọng: “Xu hướng tăng/ giảm hiện tại đang mất đà”.
      Mặt khác, trở lại đường 0, biểu đồ sẽ trở lại điểm cắt đường 0 sớm hơn MACD, có nghĩa là biểu đồ luôn báo trước những tín hiệu giao dịch thật sự.
      Vì vậy, biểu đồ được sử dụng tốt cho việc xác định các tín hiệu sớm để thoát khỏi vị thế hiện tại.
      Tuy nhiên, lợi dụng các hiện tượng trên cho một chiến lược đầu tư ngược lại với xu hướng thị trường trước đó thì nên thận trọng lưu ý vì thường rất nguy hiểm.Mặt khác, cũng cần lưu ý tới độ cao của biểu đồ.

      c. Độ cao biểu đồ MACD:
      Khi biểu đồ ngừng tăng độ cao hoặc bắt đầu co lại: Thị trường suy giảm nhẹ, sau đó có khả năng đảo chiều.
      Như vậy ngoài chức năng cung cấp các tín hiệu giao dịch nhanh vào đảm bảo, biểu đồ MACD còn cảnh báo sự thay đổi hướng di chuyển của đường giá.

      d. Thời điểm giao dịch tối ưu:
      Căn cứ vào độ cao biểu đồ, ta có thể tìm được thời điểm giao dịch tốt nhất là lúc: Từ thanh cao nhất trên biểu đồ đang hình thành các thanh thấp hơn lùi dần về đường 0.

      III. CÔNG DỤNG:
      MACD có 3 công dụng chính:
      1. Xác định xu thế:
      Khi MACD cắt đường 0 từ dưới lên: Xu thế thị trường tăng và ngược lại.
      2. Tìm tín hiệu giao dịch:
      Khi MACD cắt đường tín hiệu (EMA 9) từ dưới lên: mua vào; ngược lại: bán ra, nghĩa là:
      o Phân kỳ dương (cột quay lên): mua
      o Phân kỳ âm (cột quay xuống): bán
      3. Dự báo khả năng đảo chiều:
      Dựa vào sự phân kỳ giữa giá và MACD.
      Chúng ta sẽ khảo sát những công dụng trên một cách tỷ mỷ trong các chương sau.

      Nhắc lại :
      MACD chỉ sử dụng cho các thị trường có xu hướng.




      Chương 2. TÍNH CHẤT & ĐẶC ĐIỂM

      I. TÍNH CHẤT
      A. CÁC HIỆN TƯỢNG

      1. .Hiện tượng cảnh báo đặc biệt :
      Bản thân MACD là một công cụ đo dao động giá (momentum) nhưng lại được sử dụng như một phương tiện cơ bản để xác định xu hướng thị trường. Cụ thể :
      - Xác định xu hướng : vì nó được cấu tạo bởi 2 giá trị TBĐ (EMA).
      - Công cụ momentum : vì nó là hiệu số EMA 12 – EMA 26, cho ta biết sự chênh lệch giữa giá gần và giá xa và sự chênh lệch đó có thể biểu thị momentum vì khi hiệu số trên lớn thì MACD tăng. Căn cứ vào hướng và góc của MACD ,ta thấy được momentum.
      Có lẽ vì lý do trên nên có chuyên gia PTKT đã mệnh danh MACD là một “ chỉ số lưỡng tính”.

      2. Hiện tượng sai lệch:
      Hiện tượng sai lệch giữa các đường TBĐ với nhau và giữa các đường TBĐ với đường giá là một hiện tượng khá quan trọng vì qua đó, MACD thể hiện xu thế thị trường và cung cấp những tín hiệu cảnh báo có ích.
      * Sai lệch giữa TBĐ ngắn hạn & dài hạn:
      Theo khái niệm TBĐ:” Khoảng cách giữa các TBĐ ngắn hạn và dài hạn biểu hiện xu thế tăng/ giảm của thị trường”. Do đó:
      - Nếu TBĐ ngắn > TBĐ dài: xu thế tăng (EMA 12 > EMA 26 – MACD >0)
      - Nếu TBĐ ngắn < TBĐ dài: xu thế giảm (EMA 12 < EMA – MACD <0)
      - Nếu TBĐ ngắn = TBĐ dài: xu thế đổi chiều (EMA 12 = EMA 26 – MACD = 0)
      * Sai lệch giữa đường MACD và đường giá:
      Khi các đường MACD nằm rất xa ở phía trên đường 0 (mức quá mua) bắt đầu suy giảm trong khi giá vẫn tiếp tục tăng: Tín hiệu cảnh báo thị trường đã tới đỉnh.
      Hiện tượng sai lệch trên thường gọi là sai lệch âm (sai lệch thị trường đầu cơ giá xuống)
      Theo khái niệm “Hội tụ và phân kỳ” hình thái sai lệch như trên là một hình thái “phân kỳ âm” (đường chỉ số giảm trong khi đường giá tăng).


      3 .Hiện tượng quá mua/quá bán:
      MACD là một chỉ số xu hướng và không có giới hạn trên/ dưới. Không giống với các chỉ số dao động khác nó không dừng lại mà còn có thể tăng mãi.
      Vì vậy, không nên áp dụng các nguyên tắc “quá mua/quá bán” thông thường mà chỉ nên coi đường 0 như một “đường tham chiếu”. Khi đó nếu MACD vượt lên hoặc lùi xuống dưới 0: Tín hiệu cảnh báo xu thế dài hạn sẽ thay đổi.
      Tuy nhiên vẫn cần lưu ý:
      • Tình trạng quá mua: Khi 2 đường MACD và đường tín hiệu (EMA 9) ở vị trí quá cao so với đường 0.
      • Tình trạng quá bán: Khi 2 đường MACD và EMA 9 nằm quá thấp so với đường 0
      Căn cứ vào hiện tượng quá mua/ quá bán do MACD và EMA 9 cung cấp khi chúng dao động quanh đường 0 là một biện pháp khác để tìm bín hiệu giao dịch Cụ thể: Tín hiệu mua tốt nhất khi cổ phiếu ở “tình trạng quá bán”: Đường MACD, EMA 9 và đường giá ở các vị trí quá thấp so với đường 0 và tín hiệu bán tốt nhất, ngược lại.

      4 .Hiện tượng cảnh báo xu thế ngắn & dài hạn:
      Mặc dù MACD là một chỉ số không giới hạn nhưng nó vẫn có những nét riêng:
      Thường các đỉnh MACD xảy ra ở cùng một mức. Khi MACD đạt tới giá trị tương đương với đỉnh trước đó sẽ cho ta những tín hiệu cảnh báo:
      • Xu thế ngắn hạn sẽ thay đổi
      • Xu thế dài hạn tăng tiếp.

      5 .Hiện tượng giao cắt:
      Việc xác định chính xác các giao điểm của các đường MACD, EMA 9, đường 0 có một tầm quan trọng đặc biệt vì đó là những cái mốc của tín hiệu giao dịch. Chúng ta có các điểm giao cắt sau:
      a.Sự giao cắt giữa EMA 12 với EMA 26:
      • EMA 12 cắt EMA 26 từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên cho ta các tín hiệu giao dịch.
      • Điểm giao cắt này tương đương với điểm giao cắt của MACD với đường 0.
      b.Sự giao cắt giữa MACD với đường EMA 9:
      • Đường MACD cắt đường EMA 9 từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên cũng cung cấp cho ta các tín hiệu giao dịch.
      • Điểm giao cắt này tương đương với điểm giao cắt của biểu đồ MACD với đường 0 (Biểu đồ MACD = 0)


      B. HỘI TỤ & PHÂN KỲ

      Khi tìm hiểu và phân tích xu hướng thị trường, chúng ta thường sử dụng công cụ hàng đầu là khảo sát hiện tượng hội tụ/ phân kỳ của MACD:
      1.Hội tụ và phân kỳ giữa MACD và EMA 9:
      • Hội tụ: Xảy ra khi đường MACD và đường tín hiệu (EMA 9) xích lại gần nhau: Tín hiệu cảnh báo xu thế thay đổi.
      • Phân kỳ: Xảy ra khi đường MACD và EMA9 tách xa nhau: Tín hiệu cảnh báo xu hướng phát triển.
      Hiện tượng hội tụ và phân kỳ của MACD và EMA 9 còn thể hiện tiêu biểu đồ MACD như sau:

      2.Hội tụ và phân kì trong biểu đồ MACD:
      • Hội tụ: Biểu đồ co lại khi đường MACD tiến gần đường EMA 9: Cảnh báo sự thay đổi hướng đi của đường giá chậm lại.
      • Phân kỳ: Biểu đồ giản ra hoặc tăng độ cao (không kể chiều âm hay dương): Cảnh báo giá di chuyển theo xu hướng một cách mạnh mẽ.

      3.Phân kì trong MACD và trong biểu đồ MACD:
      a. Khái niệm:
      Nhiều tác giả cho rằng sự phân kỳ trong biểu đồ MACD là một chỉ số khá mạnh trong DTKT và việc áp dụng hiện tượng phân kỳ trong biểu đồ còn đáng tin cậy hơn là áp dụng phân kỳ trong MACD.
      Thường phải chờ một sự xác nhận hiện tượng phân kỳ trong những ngày kế tiếp.
      b. Hình thái:
      Phân kỳ trong MACD tương tự phân kỳ trong biểu đồ:
      • Phân kỳ dương (phân kỳ tăng):
      Khi chỉ số hoặc biểu đồ có đáy sau cao hơn đáy trước trong khi đường giá có đáy sau thấp hơn đáy trước (phân kỳ báo hiệu giá sắp tăng)
      • Phân kỳ âm (phân kỳ giảm)
      Chỉ số hoặc biểu đồ có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước trong khi đường giá có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước( phân kỳ báo hiệu giá sắp giảm)
      c. Tín hiệu giao dịch:
      Các nhà đầu tư thường tiến hành giao dịch khi xuất hiện hiện tượng phân kỳ kể trên. Thông thường, chúng ta nên chờ đợi một sự đổi chiều rõ rệt.
      Sự đảo chiều chỉ thực sự rõ rệt khi đường giá tiếp tục tạo đỉnh mới cao hơn trong khi chỉ số MACD hoặc biểu đồ lại tạo ra những đỉnh thấp hơn (hoặc ngược lại)

      Ghi chú:
      Nhiều tác giả còn khẳng định: Tín hiệu đảo chiều chỉ đáng tin cậy khi biểu đồ đã dựng được các cột mới thấp hơn cột trước đó.
      Các giá liên tiếp cao nhất hoặc thấp nhất của đường giá tương ứng với các điểm cao nhất hoặc thấp nhất của MACD.
      Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là hai biện pháp quan trọng để phát hiện sự đảo chiều của thị trường.

      CHU XUÂN LƯỢNG
      Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
      cxluong@gmail.com
      NGUYỄN QUANG MINH
      Trưởng bộ phận phân tích
      minhnq@vietstock.vn
      Last edited by tigeran; 22-01-2011 at 09:59 AM.

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (31-08-2013)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Thuế thu nhập chứng khoán
      By luckman in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 22-11-2009, 11:49 PM
    2. Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 07-05-2009, 06:59 AM
    3. “Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
      By quynh minh in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-04-2009, 08:19 AM
    4. DO ĐÂU QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHẬM NHẬP CUỘC?
      By in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình