Nhập môn PTKT trong đầu tư chứng khoán
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 19 của 19

    Threaded View

    1. #8
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

      BÀI 2 - CHỈ SỐ CƯỜNG ĐỘ TƯƠNG ĐỐI (RSI)


      CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


      I. Ý NGHĨA
      1. Lược sử:
      Năm 1978 J.Willes Wilder giới thiệu một phương pháp PTKT mới: “Chỉ số cường độ tương đối – Relative Strength Index”. Từ đó, phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong đầu tư chứng khoán.
      1. Phân loại :
      RSI thuộc nhóm các chỉ số về xung lượng (RSI, MACD, Momentum..)
      Mặt khác, RSI thuộc nhóm phân tích tương quan:
      - Phản ảnh tương quan sức mạnh tăng/ giảm giá của một cổ phiếu khi nó tự so sánh với chính nó trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó.
      - Phản ánh tương quan giữa bên mua và bên bán bằng cách phản ánh tỷ số tăng giá và tỷ số giảm giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm trong khoảng 0-100, nghĩa là RSI là một chỉ số thể hiện động thái giao dịch của nhà đầu tư trên diễn biến giá, dao động từ 0-100 và được biểu diễn dưới dạng đồ thị.
      1. Ý nghĩa :
      - RSI có tác dụng đo lường tỷ lệ các biến động đi lên/ đi xuống của giá chứng khoán nhằm phổ thông hóa các tính toán sao cho các chỉ số thể hiện trong phạm vi 0-100.
      - RSI đo lường cường độ dao động liên quan tới giá hiện tại với giá quá khứ, đồng thời là công cụ để so sánh một cách tương đối với chính các giá quá khứ của nó mà không dùng để so sánh tương quan hai chứng khoán khác nhau, nghĩa là RSI chỉ so sánh sức mạnh nội tại của từng chứng khoán riêng biệt.

      II. TÍNH TOÁN
      1. Công thức :
      RSI = 100 – 100(1 + RS)
      trong đó:

      RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của n ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của n ngày

      1. Ý nghĩa :
      - n: là số ngày để tính giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm.
      - Phụ thuộc vào mục đích sử dụng, giá trị n có thể thay đổi:



      · n càng ngắn: biên độ lớn và dao động càng nhạy cảm (thường phù hợp với các nhà đầu tư ngắn hạn)
      · n càng dài: độ sai lệch ít, dao động bằng phẳng hơn với biên độ hẹp hơn nhưng có thể gây nên một độ trễ nhất định so vớiđỉnh và đáy của thị trường.
      - Theo J. Willes Wilder nên lấy n = 14 (ngày, tuần, tháng)
      - Các giá trị n = 5 và 7 , 21 và 27 hoặc 9 và 25 cũng hay được dùng. Nên điều chỉnh n cho phù hợp với xu hướng thị trường tại thời điểm phân tích. Mặt khác, phụ thuộc vào mục đích sử dụng, các trị số n khác có thể cho các kết quả mỹ mãn hơn.

      III. CÔNG DỤNG
      RSI là một chỉ số hàng đầu trong việc cảnh báo và dự đoán những biến động về xu thế thị trường. Do đó, nó có nhiều công dụng hữu ích:
      1. Xác nhận xu hướng di chuyển của đường giá, xu hướng của một loại cổ phiếu hoặc chỉ số thị trường.
      2. Cung cấp các tín hiệu cảnh báo và các tín hiệu giao dịch.




      CHƯƠNG 2. NỘI DUNG


      I. CẤU TẠO
      RSI biến động từ 0-100, hình thành một đồ thị mô phỏng các biến động giá cổ phiếu.
      RSI gồm đường trung bình ở giữa (RSI = 50) và hai đường biên: biên trên (RSI = 70) và biên dưới RSI (RSI = 30).
      Chú ý:
      Phụ thuộc vào kinh nghiệm phân tích hoặc xu hướng thị trường, các trị số của hai đường biên kể trên có thể khác nhau (80/40 hoặc 60/20).
      Khi thị trường tăng/ giảm mạnh, thường lấy 80/20.

      1. Biên trên :
      - Còn gọi là: Cận trên, đường chặn trên, đường quá mua.
      - Ứng với giá trị RSI = 70
      - Đặc điểm:
      · Thị trường ở trạng thái quá mua – phe mua thắng thế. Khi đó, các nhà đầu tư vì đã mua quá nhiều so với mức trung bình của thị trường nên sẽ bán bớt khiến cho giá cổ phiếu sẽ giảm.
      · Mặt khác, RSI = 70 coi như là đỉnh của giá, do đó giá sẽ giảm sau khi đạt đỉnh này nghĩa là chắc chắn sẽ có phản ứng với xu hướng tăng của thị trường.
      · Thông thường khi RSI rớt xuống dưới 70: tín hiệu cảnh báo giá sắp giảm.
      · Vì RSI = 70 là hiện tượng quá mua nên các nhà đầu tư nên lưu ý và nên thận trọng khi đặt lệnh mua.
      2. Biên dưới :
      - Còn gọi là: Cận dưới, đường chặn dưới, đường quá bán.
      - Ứng với giá trị RSI = 30
      - Đặc điểm:
      · Thị trường ở trạng thái quá bán – phe bán thắng thế. Vì khối lượng bán ra quá nhiều khiến cho giá giảm thậm chí thấp hơn mức giá nhiều khiến cho giá giảm, thậm chí thấp hơn mức giá cân bằng. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu mua vào (vì quá rẻ) khiến cho giá cổ phiếu được đẩy lên.
      · Mặt khác, RSI = 30 coi là đáy vì vậy, sau điểm này giá sẽ hồi phục, chắc chắn sẽ xuất hiện sự thay đổi đáy thị trường và những phản ứng với xu hướng giảm của thị trường.
      · Thông thường, khi RSI từ dưới vượt lên khỏi mức 30 là tín hiệu cảnh báo giá sắp tăng.
      · Vì RSI = 30 là hiện tượng quá bán, do đó các nhà đầu tư nên thận trọng khi đặt lệnh bán.
      3. Đường trung bình :
      - Ứng với giá trị RSI = 50
      - Đặc điểm:


      · RSI = 50 là giá trị trung bình vì khi đó sức mua bằng sức bán.
      · Đường RSI = 50 là một tín hiệu để phát hiện chứng khoán sắp tăng hay giảm:
      - Khi RSI >50: sức mua lớn hơn sức bán. Nếu RSI tăng và vượt quá 50, có kỳ vọng giá tăng .RSI càng tăng, sức mua càng lớn: giá đang tăng.
      - Khi RSI <50: sức mua nhỏ hơn sức bán. Nếu RSI giảm xuống dưới 50, giá cổ phiếu có kỳ vọng giảm. RSI càng giảm, sức bán càng lớn: giá đang giảm.

      4. Ghi chú :
      - Chúng ta dùng khái niệm “kỳ vọng” vì đồ thị thể hiện giá quá khứ của cổ phiếu. Chỉ khi nào thị trường xác lập được xu thế mới một cách rõ ràng thì khi đó chúng ta sẽ tin chắc là thị trường đang tăng hoặc giảm.
      - Nhiều nhà đầu tư chú ý tới giá trị RSI = 60 trong suốt giai đoạn thị trường đảo chiều từ xu hướng giảm và mức RSI = 40 trong thời gian thị trường phản ứng với xu thế đi lên, có nghĩa là RSI sẽ chạm mức 60 trước khi thị trường đi xuống và chạm mức 40 trước khi thị trường đi lên.
      - Mặt khác, bằng thuật toán, có tác giả đã chứng minh được rằng: “RSI rất nhạy đối với sự thay đổi giá khi nó dao động trong khoảng 40 – 60.”
      Vì vậy, bên cạnh các giá trị 30,50,70, các mức 40 và 60 cũng là các mức đáng được lưu ý.

      II. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM
      1. Đặc điểm đường trung bình :
      - Tín hiệu cảnh báo thị trường sắp tăng hay giảm
      - Tín hiệu giao dịch khi nó trở nên các mức chống đỡ hay kháng cự.
      2. Sự sai biệt giữa đường giá và RSI :
      - Sự khác biệt giữa đường giá và RSI là một trong những đặc điểm cơ bản của RSI.
      - Đặc điểm khi RSI lớn hơn 70 và nhỏ hơn 30 là những tín hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần theo dõi chặt chẽ. Lý do: khi RSI tiến vào các vùng trên, báo hiệu giá chứng khoán đã quá biến động, sẽ sớm đảo chiều hoặc sẽ ngừng biến động tiếp.
      - Mặt khác, khi RSI nằm trong 2 vùng trên còn tạo ra một hiện tượng đặc biệt: Các dao động sai lệch.

      III. DAO ĐỘNG SAI LỆCH
      1. Hiện tượng :
      Các hiện tượng dao động sai lệch (còn gọi là dao động thất bại, dao động không chính tắc – failure swings ) ) xảy ra khi RSI lớn hơn 70 và nhỏ hơn 30. Có hai loại:
      a. Dao động sai lệch ở đỉnh :
      · Khi RSI lớn hơn 70.
      · Thị trường trong xu thế tăng.
      · Khi đỉnh thứ 2 của đường RSI không thể vượt qua đỉnh trước đó của nó khiến cho giá cổ phiếu giảm, nghĩa là đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước mặc dù RSI đã vượt 70 và thị trường đang ở xu thế tăng.
      b. Dao động sai lệch ở đáy:

      · Khi RSI nhỏ hơn 30
      · Thi trường trong xu thế giảm
      · Khi RSI không thể tạo một đáy mới thấp hơn đáy trước đó thậm chí sau đó nó còn đi lên khiến cho giá cổ phiếu hồi phục, nghĩa là đáy thứ 2 cao hơn đáy trước mặc dù RSI đang nằm dưới 30 và thị trường đang trong xu thế giảm.

      2. Bản chất :
      Với một thị trường có xu hướng, các đường giá, đường chỉ số thường biến thiên theo một quy luật: Khi thị trường tăng, chúng sẽ tạo nên các đỉnh mới cao hơn các đỉnh trước đó và ngược lại, khi thị trường giảm, chúng sẽ hình thành các đáy mới thấp hơn đáy trước đó.
      Khi khảo sát sự biến thiên của RSI trong các vùng >70 và <30, ta thấy chúng không tuân theo quy luật thông thường như trên. Đó là bản chất hiện tượng dao động sai lệch ở đỉnh và ở đáy của RSI và là một tín hiệu cảnh báo đặc biệt, cần chú ý và theo dõi thận trọng để có một chiến lược đầu tư hợp lý.
      Mặt khác, đối chiếu với các khái niệm về hội tụ - phân kỳ, hiện tượng dao động sai lệch như trên cũng là một hiện tượng phân kỳ.Cụ thể :Khi giá tạo đáy mới nhưng RSI tạo đáy mới cao hơn : xuất hiện phân kỳ tăng. Ngày tiếp theo,giá tăng khiến RSI cũng tăng theo, vượt đỉnh gần nhất của nó : xuất hiện dao động sai lệch và giá sẽ tiếp tục tăng .

      3. Sử dụng hiện tượng dao động sai lệch :
      - Dao động sai lệch chỉ thực sự có giá trị khi cả 2 đỉnh đều nằm trên mức quá mua và cả 2 đáy đều nằm dưới mức quá bán. Khi đó các tín hiệu của chúng cực mạnh và có hiệu quả rõ rệt.
      - Không sử dụng “dao động sai lệch” tách rời mà thường coi là yếu tố khẳng định các dự báo về các đợt bứt phá của giá cổ phiếu.
      - Với các hành động giao dịch cụ thể, các hiện tượng dao động sai lệch giúp ta khẳng định các tín hiệu:
      · Mua: Khi RSI <30 sau đó tăng vượt mức này, nếu có dao động sai lệch: tín hiệu càng mạnh.
      · Bán: Khi RSI >70 sau đó giảm dưới mức này, nếu có hiện tượng dao động sai lệch: tín hiệu càng mạnh.

      IV. HIỆN TƯỢNG PHÂN KỲ CỦA RSI
      1. Nhắc lại các khái niệm hội tụ - phân kỳ :
      Đường giá và các đường chỉ số có thể di chuyển cùng chiều hoặc trái chiều với nhau, hình thành 2 hình thức:
      - Hội tụ: Đường giá tăng/ giảm cùng chiều với đường chỉ số.
      - Phân kỳ: Đường giá tăng/ giảm trái chiều với đường chỉ số , chia ra:
      · Phân kỳ dương(phân kỳ tăng) : đường giá giảm nhưng đường chỉ số tăng nghĩa là đường chỉ số có đáy sau cao hơn đáy trước trong khi đường giá có đáy sau thấp hơn đáy trước.
      Thông thường sau đó, thị trường chuyển sang xu thế tăng.
      · Phân kỳ âm: (phân kỳ giảm) : giá tăng nhưng chỉ số giảm nghĩa là chỉ số có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước trong khi đường giá cố đỉnh sau cao hơn đỉnh trước . Sau đó, thị trường giảm.

      2. Ý nghĩa :
      - Sự phân kỳ giữa RSI và đường giá là một ứng dụng quan trọng trong việc tính toán đà tăng giảm của thị trường để cảnh báo hiện tượng thay đổi xu thế ( đảo chiều).
      - Mặt khác có thể nói phân kỳ là ứng dụng quan trọng nhất của RSI vì nó giúp chúng ta đáp ứng hiệu quả một phương châm giao dịch : “ Chỉ vào thị trường khi có xu hướng rõ rệt và thoát ngay trước khi xu hướng chấm dứt ”.
      - Có hai loại phân kỳ :
      · Phân kỳ giảm :
      Khi giá tăng ( tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước ) nhưng RSI lại ở xu thế giảm (đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước ) : Phân kỳ cảnh báo giá có thể đảo chiều sang giảm.
      · Phân kỳ tăng :
      Khi giá đang ở xu thế giảm (tạo đáy sau thấp hơn đáy trước ) nhưng RSI ở xu thế tăng ( đáy sau cao hơn đáy trước ) : Phân kỳ cảnh báo giá có thể đảo chiều sang tăng.
      Ghi chú :
      1. Khi RSI phân kỳ với đường giá thị trường có nhiều khả năng biến động theo sự biến thiên của đường RSI.
      2. Khi giá cổ phiếu chạm đáy và bắt đầu đảo chiều đi lên nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, sức đẩy giá lên yếu đi khiến cho giá lại giảm trở lại. Nếu giá chạm đáy mới mà RSI không thể vượt qua mức cực tiểu trước đó, trên đồ thị sẽ xuất hiện điểm phân kỳ. Nếu giá lại tăng và RSI nằm sát trên mức cực đại được tạo ra giữa hai điểm cực tiểu cũng sẽ xuất hiện điểm phân kỳ, đồng thời là tín hiệu mua vào.
      3. Tín hiệu giao dịch :
      Có thể sử dụng sự phân kỳ của RSI như một biện pháp khác để tìm tím hiệu giao dịch :
      · Mua :
      Khi giá tạo đáy mới thâp hơn nhưng RSI tạo đáy mới cao hơn (phân kỳ tăng )
      · Bán :
      Khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng RSI tạo đỉnh thấp hơn ( phân kỳ giảm )
      Thực tế cũng ít dùng các tín hiệu giao dịch như trên mà chủ yếu dùng để xác nhận hướng di chuyển của đường giá.
      1. Mức độ tin cậy của các dạng phân kỳ :
      - Phân kỳ giảm cho ta tín hiệu chính xác hơn phân kỳ tăng.
      - Khi giá tạo đáy mới mà RSI không lên theo ( phân kỳ giảm ): Độ chính xác rât cao và giá chắc chắn sẽ đảo chiều.
      - Khi giá tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ nhưng RSI lại đi lên ( phân kỳ tăng ): Nên quan sát kỹ và theo rõi cẩn thận vì sự đảo chiều không được chắc chắn như trường hợp trên.

      V. RSI VỚI CÁC MỨC CHỐNG ĐỠ VÀ KHÁNG CỰ VÀ ĐƯỜNG XU HƯỚNG
      Vì thoát thai từ giá và giá có đường xu hướng nên RSI cũng có đường xu hướng với các đặc điểm :
      - Trong nhiều trường hợp, RSI phá vỡ các mức chống đỡ và kháng cự trước khi đường giá phá vỡ chúng.
      - Khi giá bắt đầu tăng, nếu RSI vượt ra ngoài đường xu hướng là tín hiệu khẳng định một cách chắc chắn giá sẽ còn tăng nữa.
      - Khi đường trung bình( RSI = 50) trở thành các mức:
      · Kháng cự trong xu thế tăng.
      · Chống đỡ trong xu thế giảm.
      Chúng ta sẽ có các tín hiệu giao dịch khi đường giá vượt hoặc hạ thấp hơn các mức trên.
      Ví dụ : Khi RSI vượt qua đường kháng cự (nghĩa là RSI > 50 ) : Tín hiệu mua vào.



      VI. PHỐI HỢP VỚI CÁC CHỈ SỐ KHÁC
      Có thể sử sụng RSI như một chỉ số độc lập hoặc phối hợp với các chỉ số PTKT khác như:
      · Chỉ số trung bình động hàm mũ (EMA).
      · Dải Bollinger.
      · Chỉ số định hướng trung bình (ADX).
      Việc sử dụng phối hợp là một điều nên làm vì nó khiến cho các tín hiệu do RSI cung cấp được khẳng định một cách chắc chắn hơn đặc biệt là các tín hiệu về sự thay đổi xu thế thị trường.
      Last edited by tigeran; 23-10-2010 at 08:45 AM.

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (31-08-2013)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Thuế thu nhập chứng khoán
      By luckman in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 22-11-2009, 11:49 PM
    2. Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 07-05-2009, 06:59 AM
    3. “Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
      By quynh minh in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-04-2009, 08:19 AM
    4. DO ĐÂU QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHẬM NHẬP CUỘC?
      By in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình