Nhập môn PTKT trong đầu tư chứng khoán
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 19 của 19

    Threaded View

    1. #7
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

      BÀI 1 - TRUNG BÌNH ĐỘNG

      Chương 5: TỔNG KẾT VÀ VÍ DỤ


      KHÁI NIỆM ĐẠI CƯƠNG :

      • Trung bình động của giá chứng khoán là giá bình quân của chứng khoán đó trong một khoảng thời gian xác định.
      • Trung bình động thuộc nhóm phân tích xu hướng, xác định xu thế tăng/ giảm giá, đo lường mức độ tăng/ giảm giá cân bằng những biến động giá giúp ta phát hiện xu hướng thị trường, xác định được các tín hiệu tiếp tục/ đảo chiều và các tín hiệu giao dịch.
      • Thường phối hợp hai hoặc nhiều đường TBĐ với nhau để giảm bớt các nhược điểm về độ trễ, độ nhạy và tăng mức độ chính xác.
      TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM :
      Tín hiệu giá cả và xu hướng :
      • Nếu giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường dao động quanh mức MA30: thị trường bình thường.
      • Giá cổ phiếu rất dể bị điều chỉnh khi đã nằm trên mức TBĐ quá lâu
      • Giá cổ phiếu sẽ tăng khi:
      - Giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường cao hơn TBĐ
      - Cổ phiếu được giao dịch trên mức TBĐ
      - Đường xu hướng thị trường vẫn tăng trong khi TBĐ giảm.
      Tín hiệu giao dịch :
      Mua vào khi :
      • Giá cổ phiếu/chỉ số thị trường cao hơn MA200
      • Giá cổ phiếu cao hơn TBĐ kèm theo khối lượng giao dịch lớn và các yếu tố cơ bản tốt.
      Lưu ý: sự sai biệt giữa chỉ số thị trường với trung bình động
      Quan tâm tới chỉ số trung bình động dài hạn rất thông dụng: MA200
      SỬ DỤNG :
      1. Nguyên lý cơ bản :
      • Tương quan vị trí giữa đường giá và đường TBĐ
      • Tương quan và sự giao cắt giữa các đường TBĐ
      Chú ý:
      • Các yếu tố giả định
      • Tính xu hướng: Chỉ số TBĐ chỉ hiệu quả khi thị trường có xu hướng rõ rệt và cảnh giác với các thị trường không có xu hướng.
      2. Nội dung sử dụng:
      Xác định xu hướng thị trường :
      • Xu hướng tăng khi:
      - Đường TBĐ đi lên
      - Đường giá nằm phía trên TBĐ
      - Đường TBĐ ngắn hạn vượt lên trên dài hạn
      • Xu hướng giảm khi: ngược lại
      Xác định tín hiệu giao dịch :
      • Dùng một đường TBĐ :
      - Mua: giá đóng cửa di chuyển lên trên TBĐ
      - Bán: ngược lại
      • Dùng 2 đường TBĐ :
      Tín hiệu giao dịch xuất hiện khi 2 đường TBĐ cắt nhau (đường ngắn hạn cắt đường dài hạn hơn) -Dùng nhiều đường TBĐ

      CÁC VÍ DỤ MINH HỌA

      VÍ DỤ 1
      Sử dụng 2 đường trung bình động (SMA5 và SMA20) để xác nhận xu thế biến động của cổ phiếu công ty FPT (Đồ thị: Vietstock)

      Đính kèm 46

      • Từ (1) –(4): thị trường không có xu hướng rõ rệt, biến động dập dềnh trong phạm vi hai mức chống đỡ và kháng cự
      • (1): Đường giá cắt mức chống đỡ
      • (2): Đường giá cắt mức kháng cự
      Thông thường, sau khi các mức kháng cự và chống đỡ bị phá vỡ, thị trường sẽ chuyển sang trạng thái có xu hướng. Tuy nhiên, tại đây hiện tượng xuyên phá này là tạm thời vì sau đó đường giá sớm trở lại dao động trong phạm vi 2 mức kể trên. Vì vậy, khi khẳng định thị trường đã chuyển xu thế mà chỉ dựa vào hiện tượng xuyên phá các mức kháng cự và chống đỡ là thiếu chính xác.
      • (3): đường giá cắt mức chống đỡ.
      • (4): SMA5 xuyên phá mức chống đỡ: báo hiệu xu thế giảm.
      Đường giá xuyên phá mức chống đỡ cùng với SMA5 khẳng định thị trường chuyển sang xu thế giảm.

      VÍ DỤ 2
      Tìm hiểu tín hiệu giao dịch (mua) bằng cách sử dụng một đường TBĐ (SMA20) khi SMA20 đóng vai trò như một đường chống đỡ -tín hiệu mua.
      (Nhắc lại: khi SMA đóng vai trò như một đường kháng cự - tín hiệu bán)
      (Đồ thị: Công ty Quả cầu vàng)

      Đính kèm 47

      • Khi đường giá tăng thì SMA cũng tăng
      • Đường giá chạm SMA20 nhiều lần rồi bật lên: SMA20 có vai trò là một đường chống đỡ.
      • Tín hiệu giao dịch (mua) tại các đường giao cắt giữa SMA và đường giá.

      VÍ DỤ 3
      Tìm hiểu các tín hiệu giao dịch bằng cách sử dụng sự giao cắt của các đường TBĐ (cách sử dụng phổ biến nhất)
      (Đồ thị : Cổ phiếu 68)

      Đính kèm 48

      Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên trên đường dài hạn
      - Đường giá vượt lên SMA20
      - Đường giá vượt lên SMA50
      - SMA20 vượt SMA50: tín hiệu xác định xu hướng tăng dài hạn
      - Ba đường cắt nhau và đều tăng: giá vượt SMA 20 và SMA 20 vượt SMA50: khẳng định xu hướng tăng.
      Tín hiệu bán:
      Tín hiệu bán xảy ra khi cắt xuống đường TBĐ dài hạn
      - Đường giá vượt dưới SMA20
      - Đường giá vượt dưới SMA50
      - SMA20 vượt dưới SMA50: tín hiệu xu hướng giảm
      - Ba đường giao cắt: giá giảm dưới SMA20, SMA20 giảm dưới SMA50: khẳng định xu hướng giảm giá khi 3 đường cắt nhau và hướng xuống.
      Last edited by tigeran; 05-10-2010 at 05:33 PM.

    2. Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
      boyfyjero (31-08-2013), mrtran8x (10-12-2010)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Thuế thu nhập chứng khoán
      By luckman in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 22-11-2009, 11:49 PM
    2. Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 07-05-2009, 06:59 AM
    3. “Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
      By quynh minh in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-04-2009, 08:19 AM
    4. DO ĐÂU QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHẬM NHẬP CUỘC?
      By in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình