Nhập môn PTKT trong đầu tư chứng khoán
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 19 của 19

    Threaded View

    1. #6
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

      BÀI 1 - TRUNG BÌNH ĐỘNG

      Chương 4: SỬ DỤNG


      I. NGUYÊN LÍ
      1. Nguyên lí
      Nguyên lí cơ bản của việc sử dụng TBĐ là dựa vào:
      • Tương quan về vị trí giữa đường giá và đường TBĐ,
      • Tương quan về vị trí và sự giao cắt giữa các đường TBĐ với nhau.
      2. Giả định:
      Việc sử dụng TBĐ dựa trên các giả định:
      • Nếu giá cổ phiếu vượt qua TBĐ thì nó vẫn còn duy trì xu hướng đó thêm một thời gian nữa.
      • Nếu giá cổ phiếu vượt lên thì giá còn tiếp tục tăng thêm chứ không giảm ngay.
      • Nếu giá giảm thì giá sẽ còn tiếp tục giảm thêm chứ không hồi phục ngay.
      3. Tính xu hướng
      • Giao dịch theo tín hiệu TBĐ nghĩa là chúng ta đã thực hiện đúng phương châm: “Giao dịch theo xu hướng thị trường” vì chức năng cơ bản của TBĐ là xác định xu hướng thị trường nói chung hoặc xu thế của từng cổ phiếu nói riêng.
      • Các chỉ số TBĐ chỉ thực sự hoạt động hiệu quả với những thị trường có xu hướng và cảnh giác khi thị trường không có xu hướng rõ rệt vì có thể gây ra những “cái bẫy”,khắc phục bằng cách:
      - Nên sử dụng TBĐ dài hạn.
      - Phối hợp với các chỉ số PTKT khác để xác định thị trường có xu hướng hay không ( Ví dụ: Dùng đường trung bình hội tụ/phân kỳ - MACD)
      4. Tín hiệu giao dịch:
      • Các nhà đầu tư thường coi TBĐ là tín hiệu cuối cùng cần tham khảo trước khi quyết định giao dịch. Cụ thể thường chỉ hành động khi:
      - Các tín hiệu có xu hướng trùng với hướng TBĐ hoặc,
      - Đường giá hiện tại cùng hướng với đường TBĐ.
      • Chỉ nên giao dịch khi khoảng cách giữa đường giá và đường TBĐ chênh lệch khoảng 3%. Lý do: TBĐ phát huy tới hiệu quả với điều kiện giá cả tăng/giảm rõ ràng và đều đặn, nếu không, TBĐ sẽ cho ta những tín hiệu sai lầm vì sẽ bắt nhà đầu tư mua/bán liên tục mà chẳng được lời bao nhiêu.
      • Tín hiệu giao dịch còn xuất hiện khi hai đườngTBĐ giao nhau với hướng của tín hiệu là hướng của đường TBĐ ngắn hạn cắt đường dài hạn.
      • Nếu sử dụng TBĐ như một chỉ báo xu hướng dài dạn, thường chọn các đường TBĐ dài hạn (Ví dụ MA200)

      II. XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
      Xu hướng tăng :
      • Khi đường TBĐ đi lên
      • Khi đường giá nằm phía trên TBĐ
      • Khi TBĐ ngắn hạn vượt lên trên dài hạn
      Xu hướng giảm :
      • Khi đường TBĐ đi xuống
      • Khi đường giá nằm phía dưới đường TBĐ
      • Khi TBĐ ngắn hạn cắt xuống dưới dài hạn.


      Chú ý :
      • Khoảng cách giữa các đường trên càng lớn, xu thế càng mạnh
      • Hiện tượng đường TBĐ vượt qua các mức chống đỡ và kháng cự khẳng định xu hướng tăng/ giảm một cách chắc chắn.
      • Xu hướng dài hạn thể hiện khá rõ khi sử dụng các đường TBĐ dài hạn (ví dụ MA200)

      III. XÁC ĐỊNH TÍN HIỆU GIAO DỊCH
      1. Dùng 1 đường TBĐ:

      • Thường dùng đường TBĐ đơn giản (SMA):
      Tín hiệu mua: khi giá đóng cửa di chuyển lên trên SMA
      Tín hiệu bán: khi giá di chuyển xuống dưới SMA
      • Đặc điểm khi dùng một đường TBĐ ngắn hạn SMA5, SM10 :
      Ưu: theo sát được giá, tạo được nhiều điểm gia cắt, tín hiệu mua/bán sớm
      Nhược: Nhiều tín hiệu sai
      • Đặc điểm khi dùng một đường TBĐ dài hạn SMA10, SMA50
      Ưu: rất hiệu quả đối với thị trường có xu hướng và xu hướng đó được giữ vững
      Nhược: đội trễ lớn.
      2. Dùng 2 đường TBĐ:
      Nhằm khắc phục các nhược điểm khi sử dụng một đường TBĐ (sai số lớn, độ trễ lớn) người ta dùng 2 đường TBĐ với các tổ hợp thông dụng:
      • Tổ hợp ngắn hạn: 5 ngày và 20 ngày (MA5, 20)
      • Tổ hợp dài hạn: 10 ngày và 50 ngày (MA10, 50)
      Khi đó, tín hiệu giao dịch sẽ hình thành khi 2 đường TBĐ trong tổ hợ cắt nhau. Cụ thể :
      • Mua vào: khi MA5 cắt lên trên MA20 ( xu hướng tăng)
      • Bán ra: khi mua MA5 cắt xuống dưới MA50 (xu hướng giảm)
      Chú ý:
      • Tín hiệu giao dịch xuất hiện khi 2 đường TBĐ giao nhau và hướng của tín hiệu giao dịch là hướng đường ngắn hạn cắt đường dài hạn.
      • Khi sử dụng hiện tượng giao cắt các đường TBĐ, nhằm đảm bảo hơn và tăng độ chính xác, người ta còn bổ sung một đường TBĐ như sau:
      3. Dùng 3 đường TBĐ:
      • Bước 1:
      Dùng đường TBĐ ngắn nhất (đường 1) giao cắt với đường TBĐ dài hơn (đường 2) cho ta tín hiệu giao dịch hoặc tín hiệu đảo chiều nhưng chưa chính xác
      • Bước 2:
      Dùng đường hơi dài ở trên (đường 2) giao cắt với đường TBĐ dài nhất (đường 3) sẽ cho ta các tín hiệu mua/bán đảm bảo hơn sau khi đã so sánh và đối chiếu với sự giao cắt trong bước 1

      • Giao dịch theo các tín hiệu như trên rất tốt vì:
      - Cắt lỗ trước khi thị trường giảm mạnh
      - Mua vào khi thị trường bắt đầu hồi phục
      • Kỹ thuật sử dụng các hiện tượng giao cắt của các đường TBĐ rất quan trọng và rất phổ biến. Nó là cơ sở để xây dựng Chỉ sổ trung bình động hội tụ và phân kỳ (MACD).

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (31-08-2013)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Thuế thu nhập chứng khoán
      By luckman in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 22-11-2009, 11:49 PM
    2. Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 07-05-2009, 06:59 AM
    3. “Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
      By quynh minh in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-04-2009, 08:19 AM
    4. DO ĐÂU QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHẬM NHẬP CUỘC?
      By in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình