Nhập môn PTKT trong đầu tư chứng khoán
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 19 của 19

    Threaded View

    1. #5
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

      BÀI 1 - TRUNG BÌNH ĐỘNG

      Chương 3. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM


      I. TÍNH CHẤT
      Mục đích chính của việc sử dụng TBĐ là để đối chiếu với giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường, đồng thời để xác định xu hướng của chúng. Vì vậy, cần xét kỹ các tính chất và đặc điểm như sau:
      1. Cung cấp các tín hiệu về giá cả và xu hướng :
      • Nếu giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường cao hơn TBĐ: tín hiệu xu hướng giá tăng, ngược lại- giá giảm.
      • Nếu giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường dao động quanh mức MA30: thị trường bình thường, lành mạnh.
      • Cổ phiếu sẽ lên giá khi nó đã và đang được giao dịch trên TBĐ và xuống giá, ngược lại.
      • Giá cổ phiếu rất dể bị điều chỉnh khi đã nằm quá lâu trên mức TBĐ
      • TBĐ với đường xu hướng:
      - Nếu TBĐ bắt đầu giảm nhưng đường xu hướng tăng: giá vẩn còn tăng.
      - Nếu cả hai (đường xu hướng và TBĐ) đều giảm: giá cổ phiếu không còn tăng nữa.
      2. Cung cấp tín hiệu giao dịch :
      • Nếu giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường vẫn duy trì ở mức cao hơn MA200: tín hiệu mua vào, ngược lại – bán ra.
      Chú ý:
      Nếu giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường dứt khoát lớn hơn MA200: tín hiệu mua vào mạnh, ngược lại – bán ra mạnh.
      • Cổ phiếu có giá thấp hơn TBĐ kèm theo khối lượng giao dịch lớn: giá sẽ tiếp tục giảm hoặc đang có hiện tượng đầu cơ giá xuống.
      • Cổ phiếu có giá cao hơn TBĐ kèm theo khối lượng giao dịch lớn cộng với các yếu tố cơ bản tốt: tín hiệu mua vào vì giá sẽ còn tăng.
      Chú ý:
      Nếu khối lượng giao dịch lớn đi kèm với các yếu tố tiêu cực:
      - Chưa vội mua vào
      - Theo dõi tổng quát để phân tích toàn diện.

      II. ĐẶC ĐIỂM
      1. Sự sai biệt giữa các chỉ số thị trường và TBĐ :
      Nên đặc biệt chú ý tới sự sai biệt giữa các chỉ số thị trường như Dow Jones, VN Index… với TBĐ của chúng. Cụ thể:
      • Nếu chỉ số vẫn cao hơn MA200: giá còn lên nữa.
      • Nếu các chỉ số trên đang cao hơn MA200 bỗng có một chỉ số xuống thấp hơn MA200 thì những TBĐ khác cũng rớt theo.
      • Nếu có một chỉ số tăng cao hơn TBĐ của nó: tín hiệu giá lên
      • Nếu có một chỉ số lên cao hơn TBĐ của nó sau một thời gian dài thấp hơn: tín hiệu đổi chiều, đi lên.
      • Nếu một chỉ số xuống thấp hơn TBĐ của nó:
      - Tín hiệu đảo chiều, giá giảm
      - Tín hiệu bán ra (bi quan) hoặc thận trọng (lạc quan)
      • Nếu một chỉ số xuống thấp hơn TBĐ của nó sau một thời gian dài cao hơn: tín hiệu đổi chiều, đi xuống.
      • Về độ dốc của TBĐ :
      - Nếu TBĐ tăng mạnh mà chỉ số thị trường vẫn nằm trên nó rất xa: xu hướng giá tăng.
      - Nếu TBĐ giảm mạnh và chỉ số thị trường vẫn thấp hơn: xu hướng giá giảm.
      2. Các đặc điểm khác :
      - Giống các chỉ số PTKT khác, TBĐ vẫn còn tồn tại nhiều sai sót.
      - TBĐ là một chỉ số chậm trễ vì vậy nếu chỉ căn cứ vào đó để giao dịch sẽ bị chậm. Thường dùng TBĐ để phân tích xu hướng đồng thời kết hợp với các yếu tố khác hoặc các chỉ số khác để khẳng định một xu hướng đã xảy ra.

      III. ĐẶC ĐIỂM TRUNG BÌNH ĐỘNG DÀI HẠN (MA200)
      1. Ý nghĩa:
      MA200 là một chỉ số TBĐ dài hạn được nhiều thị trường chứng khoán Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ nhất.
      Ví dụ: Tại Mỹ, tạp chí IBD chuyên theo dõi MA200 của các chỉ số Dow Jones, Nasdaq và S & P 500. Các trang thông tin điện tử của Yahoo, Trading.com…thường xuyên cung cấp các đồ thị MA(30,50,200)
      2. Đặc điểm MA200:
      • Báo hiệu những thay đổi quan trọng trong xu hướng thị trường.
      • MA200 đóng vai trò “chống đỡ” và “kháng cự”:
      - Khi thị trường tăng: MA200 có vai trò như giá sàn
      - Khi thị trường giảm và chỉ số chứng khoán nhỏ hơn MA200: MA200 đóng vai trò như mức kháng cự.
      • Chỉ cần phân tích MA200 của các chỉ số Dow Jones, Nasdaq, S&P 500 có thể phát hiện được động lượng giá.
      Ví dụ:
      - Khi Dow Jones nhỏ hơn MA200
      - S & P xấp xỉ MA200
      - Nasdaq lớn hơn MA200
      Rõ ràng thị trường cổ phiếu Nasdaq sôi động nhất.
      3. Giao dịch với MA200 :
      *Theo dõi giá :
      - Nếu đa số cổ phiếu có giá lớn hơn MA200: thị trường tăng, ngược lại – thị trường giảm.
      - Nếu một cổ phiếu được giao dịch cao hơn MA200: giá đang tăng và nếu duy trì được mức đó: giá còn tăng nữa, ngược lại- giá đang giảm.
      - Nếu một cổ phiếu được giao dịch ở mức giá lớn hơn MA200 trên 50%: giá cổ phiếu đã đi quá xa và khi nó đã cao hơn 70%: nên bán ra chốt lời.
      - Giao dịch:
      • Mua vào: Khi giá cổ phiếu tiếp tục cao hơn MA200 và mức này vẫn đang tăng.
      • Bán ra: Khi giá cổ phiếu giảm thấp hơn MA200
      * Theo dõi tỷ lệ cổ phiếu giao dịch trên mức MA200 :
      Tỷ lệ này tăng cao, thị trường càng phát triển một cách mạnh mẽ và ngược lại. Cụ thể :
      - Tỷ lệ này tăng trên 90%: thị trường cực mạnh và giá cổ phiếu còn có khả năng tăng nữa.
      - Tỷ lệ lớn hơn 80% và bắt đầu giảm: thị trường đang điều chỉnh
      - Tỷ lệ nhỏ hơn 20%: thị trường đã tới đáy.
      Chú ý :
      - Khi khoảng trống giá nằm dưới mức MA200: Đa số các nhà đầu tư cho rằng đó là tín hiệu tin cậy để bán ra.
      Tới đây, chúng ta thấy xuất hiện một khái niệm mới “Khoảng trống giá”. Khái niệm này có những đặc điểm và tính chất khá quan trọng nên cũng cần tìm hiểu và làm quen với nó mặc dù không phải là chủ đề của bài này.

      IV. KHOẢNG TRỐNG GIÁ
      1. Khái niệm :
      Khoảng trống giá (viết tắt KTG) là những vùng giá trên đồ thị thanh hoặc đồ thị nến mà tại đó không hề có giao dịch.
      Nếu giá cổ phiếu bỗng dưng tăng vọt hoặc giảm mạnh lúc đóng cửa phiên giao dịch trước thì đầu phiên sau sẽ có một khoảng trống về giá cả gọi là “khoảng trống giá”
      2. Đặc điểm :
      Có nhiều loại KTG khác nhau xuất hiện trong các giai đoạn khác nhau của một xu hướng thị trường:
      1. Khoảng trống thoát (breakaway gaps) :
      Xuất hiện khi một mô hình giá quan trọng hoàn chỉnh, có tác dụng hướng dẫn hướng đi của thị trường.
      Ví dụ: Xuất hiện khi giá vượt lên trên đường cổ trong mô hình “ đáy-đầu-vai”
      2. Khoảng trống vượt (runaway gaps) :
      Xuất hiện khi một xu hướng giá đã hình thành nhưng mới đi được nửa đường và còn đi tiếp. Còn gọi là “khoảng trống đo đường” (measuring gaps) vì nó sẽ đo , cho ta biết xu hướng hiện tại còn đi tiếp bao lâu nữa.
      Chú ý:
      • Trong xu hướng tăng: Hai loại KTG kể trên tạo nên “mức chống đỡ” khi giá giảm vào những ngày sau đó.
      • Trong xu hướng giảm: Ngược lại, hai loại KTG kể trên đóng vai trò như “mức kháng cự”, ngăn không cho giá bật lên.
      3. Khoảng trống kiệt (exhaustion gaps) :
      Xuất hiện khi xu hướng hiện tại kết thúc, là tín hiệu cuối cùng của xu hướng đó.
      3. Sử dụng :
      Nếu phát hiện, phân biệt và nắm được đặc điểm các loại KTG, chúng ta sẽ tìm được những tín hiệu tiềm ẩn rất có ích của thị trường, giúp ta dự đoán được giá cả.
      Ví dụ: Khoảng trống khi lên giá có ý nghĩa:
      - Sức cầu của cổ phiếu đó tăng mạnh, đặc biệt khi nó là một cổ phiếu được ưa chuộng và có số cung lớn.
      - KTG được coi là “tín hiệu đáng tin cậy” để bán ra khi giá cổ phiếu thấp hơn MA200 sau 2,3 ngày giao dịch.
      Vì liên quan tới TBĐ dài hạn (MA200) nên chúng ta phải nắm được những nội dung cơ bản nhất của KTG, đó là một điều cần. Chúng ta sẽ trở lại KTG với một nội dung kỹ càng hơn với các ví dụ minh họa cụ thể vào một dịp khác.

      CHU XUÂN LƯỢNG
      Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
      cxluong@gmail.com
      NGUYỄN QUANG MINH
      Trưởng bộ phận phân tích
      minhnq@vietstock.vn
      Last edited by tradingpro8x; 22-01-2011 at 08:56 AM.

    2. Có 2 thành viên đã cám ơn tradingpro8x :
      boyfyjero (31-08-2013), giatung2010 (30-10-2014)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Thuế thu nhập chứng khoán
      By luckman in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 22-11-2009, 11:49 PM
    2. Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 07-05-2009, 06:59 AM
    3. “Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
      By quynh minh in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-04-2009, 08:19 AM
    4. DO ĐÂU QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHẬM NHẬP CUỘC?
      By in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình