Nhập môn PTKT trong đầu tư chứng khoán
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 19 của 19

    Threaded View

    1. #4
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      PHẦN HAI
      CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

      Chương 2. CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG CỦA TBĐ



      I. YẾU TỐ THỜI GIAN
      1. Chọn số ngày tính TBĐ :
      - Cực ngắn: 5 – 10 ngày
      - Ngắn ngày: 11 – 15 ngày
      - Trung hạn: 20 – 100 ngày
      - Dài hạn: 100 – 200 ngày
      - Việc chọn số phiên để tính TBĐ phụ thuộc vào chiến lược đầu tư và xu thế của từng thị trường cụ thể.
      - Thường chọn số phiên bằng nửa số phiên trong một chu kỳ “lướt sóng”
      - Thường phối hợp 2 đường TBĐ: một ngắn hạn và một dài hạn để chúng hỗ trợ và giảm thiểu các nhược điểm về độ nhạy và tăng độ chính xác.
      - Còn có thể sử dụng 3 đường TBĐ với các tổ hợp thông dụng (5, 13, 21), (20, 50, 200), (30, 60, 200) để tăng mức độ chính xác hơn nữa.
      2. So sánh TBĐ ngắn và dài hạn :
      • Đường TBĐ ngắn hạn :
      - Theo sát giá nhạy hơn dài hạn do đó cho ta các tín hiệu giao dịch sớm
      - Nhạy cảm hơn với sự biến động giá.
      - Rất hữu dụng khi thị trường đảo chiều liên tục.
      • Đường TBĐ dài hạn :
      - Rất hữu dụng khi thị trường bền vững
      - Cung cấp ít tín hiệu hơn
      - Độ tin cậy cao hơn
      3. Chú ý :
      Chỉ số MA30 phải được theo dõi chặt chẽ vì khi giá thấp hơn MA30, thường xuất hiện các dấu hiệu suy thoái hoặc tiêu cực một cách nặng nề. Nếu giá cổ phiếu dao động quanh mức MA30: thị trường vẫn bình thường.

      II. ĐỘ TRỄ
      1. Ý nghĩa :
      Trung bình động phản ánh xu thế từng cổ phiếu, từng ngành hoặc toàn bộ thị trường. Nó không mang tính dự báo mà chỉ phản ứng với các dữ liệu giá cập nhật
      qua từng phiên giao dịch, nghĩa là TBĐ là một công cụ theo sau và hoàn toàn không phải là một công cụ dẫn dắt thị trường.Vì vậy, khi sử dụng luôn có một khoảng chậm trễ về thời gian.
      Mặt khác, TBĐ dựa vào các dữ liệu trong quá khứ mà không đếm xỉa tới giá trị hiện tại. Do đó, nó vạch ra xu thế tăng/giảm muộn hơn, sau khi các sự kiện đã xảy ra, nghĩa là nó không dự đoán được sự thay đổi xu hướng trong tương lai mà chỉ đơn thuần dịch chuyển theo xu thế thị trường hiện tại.
      Với các đặc điểm trên, đường TBĐ thường chậm hơn so với các biến động của thị trường. Cụ thể: đường TBĐ cho ta một xu hướng tăng/giảm muộn hơn sau khi sự kiện tăng / giảm đã xảy ra rồi.Khoảng thời gian chậm trễ đó chúng ta gọi là độ trễ.
      Phương châm quan trọng của giao dịch chứng khoán là bám sát và theo kịp mọi diễn biến của thị trường. Muốn vậy cần phải tìm cách giảm độ trể bằng các biện pháp hiệu chỉnh như sau.



      1. Biện pháp hiệu chỉnh độ trễ :
      • Sử dụng EMA thay cho SMA vì EMA có độ trễ nhỏ hơn SMA với cùng một số phiên tính toán.
      • Điều chỉnh số phiên tính toán: Nên dùng 2,3 đường cùng một lúc. Ví dụ: ngắn hạn (5, 10 ngày), dài hạn (10,15 ngày)
      Chú ý :
      Đường TBĐ càng dài , độ trễ càng lớn và ngược lại. Việc hiệu chỉnh độ trễ sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác và độ nhạy của chỉ số. Cụ thể:
      • Dùng độ trễ nhỏ (TBĐ ngắn hạn): Nhà đầu tư nắm bắt nhanh sự biến động của thị trường vì nó nhạy cảm hơn với sự biến động của giá cả do đó chúng ta kịp cơ hội giao dịch nhưng phải trả giá vì sai số lớn.
      • Dùng độ trễ lớn (TBĐ dài hạn): hạn chế được sai số nhưng thời gian quá lâu, muộn giao dịch.
      Tuy nhiên, cần nhớ rằng đường dài hạn thể hiện rất rõ xu hướng dài hạn vì số phiên càng lớn thì sự phân tích càng có tác dụng dài hạn.

      III. YẾU TỐ GIÁ CẢ
      Có thể sử dụng mọi loại giá để tính TBĐ: giá đóng cửa, giá thấp nhất/ cao nhất, khối lượng giao dịch hoặc bất kỳ một thông số nào.
      Giá trung bình: phạm vi giá trong ngày, chia đôi.
      Giá đóng cửa: (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa) chia 3
      Thường sử dụng giá đóng cửa để tính vì như ta đã biết giá đóng cửa là mức giá quan trọng nhất trong giao dịch hàng ngày.
      Ví dụ: SMA sử dụng giá đóng cửa.

      IV. KÌ VỌNG VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
      1. Ý nghĩa :
      Nếu coi TBĐ là giá trung bình của chứng khoán trong n ngày gần nhất thì TBĐ sẽ thể hiện sự đồng nhất kỳ vọng của nhà đầu tư trong n ngày đó:
      • Khi giá cổ phiếu cao hơn mức TBĐ của nó: kỳ vọng hiện tại của nhà đầu tư (chính là giá hiện tại của cổ phiếu) lớn hơn mức kỳ vọng trung bình của họ trong suốt những ngày đó. Điều này khiến cho nhà đầu tư có khuynh hướng đầu cơ giá lên đối với cổ phiếu đó.
      • Ngược lại, nếu giá hôm nay thấp hơn mức trung bình thì kỳ vọng hiện tại sẽ thấp hơn kỳ vọng trung bình trong n ngày
      Mặt khác, việc giao dịch của các nhà đầu tư thường mang nặng dấu ấn tình cảm và tâm lý như sau:
      • Khi một cổ phiếu được giao dịch cao hơn mức TBĐ của nó thì những nhà đầu tư đang giữ cổ phiếu này đã từng mua ở giá thấp hơn, do đó họ sẽ lạc quan, tin tưởng và nghĩ tới việc mua thêm.
      • Ngược lại, khi cổ phiếu được giao dịch ở mức thấp hơn TBĐ của nó thì các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu này, đã bị mua ở các giá cao trước đây sẽ bị lỗ. Từ đó, các nhà đầu tư trở nên bi quan và nghĩ tới chuyện bán bớt ra.
      2. Hành động của các nhà đầu tư :
      Các hiện tượng kể trên đã hình thành một quy luật “Mua khi giá lên và bán khi giá xuống” đồng thời làm cơ sở cho các hành động giao dịch hợp lý như sau:
      • Mua vào khi giá cao hơn mức TBĐ của nó và bán ra, ngược lại.
      • Mua/ bán quanh mức TBĐ của nó.


      Chú ý:
      - Ưu: Hành động giao dịch chính xác vì đã dựa vào quan điểm: “Giá cả không tăng quá cao so với mức TBĐ của nó”.
      - Nhược: Chậm trễ và nếu xu hướng giá không tồn tại một “khoảng thời gian hợp lý”, chúng ta sẽ bị lỗ. Khoảng thời gian hợp lý thường dài gấp hai lần khoảng thời gian tính TBĐ.

      V. TRUNG BÌNH ĐỘNG VỚI CÁC MỨC CHỐNG ĐỠ VÀ KHÁNG CỰ
      Khi xét về công dụng của TBĐ, chúng ta đã rõ: “TBĐ xác định được các vùng chống đỡ và kháng cự phù hợp với tình hình thị trường hiện tại “ (Mục I.3).
      Cụ thể, TBĐ có tác dụng như sau:
      1. TBĐ khẳng định xu thế tăng/ giảm :
      - Khi đường giá xuyên phá mức kháng cự: tín hiệu cảnh báo giá sẽ tăng. Nếu TBĐ xuyên phá mức kháng cự: xu thế tăng giá được khẳng định một cách chắc chắn.
      - Khi đường giá xuyên phá và hạ thấp hơn mức chống đỡ: tín hiệu cảnh báo giá sẽ giảm. Nếu TBĐ xuyên phá mức này: hiện tượng giảm giá chắc chắn sẽ xảy ra.
      2. SMA đóng vai trò như đường chống đỡ - Tín hiệu mua:
      Khi đường giá tăng và vẫn đang tồn tại ở xu hướng này thì SMA cũng sẽ có xu thế tăng. Khi đó, SMA có vai trò như một đường chống đỡ sau khi đường giá chạm SMA nhiều lần rồi bật lên.
      Nếu tiến hành mua tại các điểm ra chạm kể trên thì sau đó, giá sẽ tăng trở lại.
      3. SMA đóng vai trò khách cự - Tín hiệu bán :
      Tại các thời điểm đường giá có xu hướng giảm thì SMA cũng giảm. Khi đó SMA có vai trò như một đường kháng cự sau khi đường giá cố vượt lên trên SMA nhiều lần nhưng đều thất bại.
      Nếu tiến hành bán tại các điểm kể trên thì sau đó, giá sẽ giảm.
      4. Chú ý :
      Thường dùng 2,3 đường TBĐ để kiểm nghiệm và xác nhận xu hướng giá hiện tại và các hiện tượng kể trên. Qua đó, chúng ta xác định được các thời điểm giao dịch một cách chính xác.

      VI. NHỮNG LIÊN KẾT QUAN TRỌNG
      1. Liên kết giữa giá và TBĐ trung hạn (MA50) :
      - Nếu xu hướng giá giảm: MA50 nằm phía trên mức giá hiện tại.
      - Nếu giá đảo chiều và vượt qua MA50 từ bên dưới kèm theo khối lượng giao dịch lớn: tín hiệu cảnh báo thị trường chuyển sang xu thế tăng – hiện tượng tích cực. Khi đó MA50 cũng tăng nhưng vẫn nằm dưới mức giá hiện tại.
      - Nếu giá vượt quá MA50 từ bên trên kèm theo khối lượng giao dịch lớn: tín hiệu cảnh báo sự đảo chiều của xu hướng từ tăng giá dài hạn sang giảm giá – hiện tượng tiêu cực.
      2. Liên kết giữa MA50 và MA200 :
      Thông thường hai đường MA50 và MA200 cắt nhau sẽ báo hiệu giá thay đổi xu hướng :
      - Nếu MA50 cắt MA200 từ bên dưới với khối lượng giao dịch lớn: tín hiệu mua vào vì TBĐ báo hiệu sự đảo chiều từ tiêu cực sang tích cực và giá sẽ tăng.
      - Ngược lại, khi MA50 cắt MA200 từ bên trên: tín hiệu bán ra vì TBĐ cảnh báo thị trường chuyển sang xu hướng tiêu cực và giá sẽ giảm.


      Chú ý:
      • Trong xu hướng giá tăng: MA50 nằm trên MA200. Nếu khoảng cách giữa chúng quá lớn: hiện tượng quá mua.
      • Trong xu hướng giá giảm: Ngược lại, MA50 luôn nằm dưới MA200. Nếu khoảng cách quá lớn: hiện tượng quá bán.

      CHU XUÂN LƯỢNG
      Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
      NGUYỄN QUANG MINH
      Trưởng bộ phận phân tích
      Last edited by tigeran; 14-09-2010 at 03:13 PM.

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (31-08-2013)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Thuế thu nhập chứng khoán
      By luckman in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 22-11-2009, 11:49 PM
    2. Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 07-05-2009, 06:59 AM
    3. “Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
      By quynh minh in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-04-2009, 08:19 AM
    4. DO ĐÂU QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHẬM NHẬP CUỘC?
      By in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình