Nhập môn PTKT trong đầu tư chứng khoán
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 19 của 19

    Threaded View

    1. #2
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      PHẦN HAI
      CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

      BÀI 1
      TRUNG BÌNH ĐỘNG

      Chương 1. TỔNG QUAN

      I. KHÁI NIỆM
      1. Định nghĩa:
      Trung bình động (Moving Average M.A) của giá chứng khoán là giá bình quân của chứng khoán đó trong một khoảng thời gian xác định
      Khái niệm “trung bình” diễn đạt bản chất và cách tính toán: Lấy giá trung bình một cổ phiếu nào đó trên số cổ phiếu giao dịch được xét. Ví dụ: Trung bình động 10 ngày là tổng giá cổ phiếu trong 10 phiên gần nhất chia cho 10.
      Trung bình động là công cụ PTKT ra đời sớm nhất và phổ biến nhất vì nó là kim chỉ nam để xác định xu thế thị trường.
      2. Trung bình động với vai trò giá cả :
      • Giá chứng khoán có xu hướng biến động đồng loạt :
      Khi thị trường lên, các cổ phiếu tăng giá và khi thị trường xuống, ngược lại. Tất nhiên còn có nhiều yếu tố chi phối khác nữa khiến cho giá cổ phiếu không biến động theo quy luật trên.
      • Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số phản ảnh sự biến đổi giá tại một thời điểm nhất định so với thời điểm gốc nào đó :
      Vì vậy, chúng ta sử dụng giá cổ phiếu như là một thông tin quan trong nhất để tìm hiểu sự biến động giá cả trên thị trường một cách tổng quát. Trong tât cả các chỉ số liên quan mật thiết tới giá cả, người ta sử dụng chỉ số trung bình động ( viết tắt TBĐ) nhiều nhất vì:
      - Đơn giản nhưng hiệu quả
      - Dễ phát hiện, theo dõi xu hướng thị trường và các tín hiệu giao dịch.
      3. Công dụng :
      • TBĐ thuộc nhóm phân tích xu hướng, là công cụ xác định xu thế tăng/giảmgiá cổ phiếu. Do đó, sử dụng TBĐ là biện pháp đơn giản nhất để quan sát sự thay đổi giá, qua đó phát hiện ra hướng đi của xu hướng giá
      • TBĐ hiển thị giá trung bình cổ phiếu trên số phiên giao dịch được xét, do đó nó đo lường được mức độ tăng/ giảm của giá
      • Với tác dụng cân bằng những biến động thị giá không thống nhất, về bản chất, TBĐ giảm bớt sự gập ghềnh của dữ liệu, loại bỏ cái nhiễu của thị trường giúp chúng ta xác định được xu hướng thị trường dễ hơn.
      • Ngoài tác dụng cơ bản là theo dõi xu hướng tiến triển của thị trường, TBĐ còn xác định xu hướng cũ đã kết thúc và xu hướng mới đã bắt đầu hay chưa, nghĩa là nó có thể xác nhận được các tín hiệu “đảo chiều” hay “tiếp tục” xu hướng và xác định được các mức “kháng cự” và “chống đỡ” phù hợp với tình hình thị trường hiện tại.
      Với công dụng đa dạng và hữu ích như trên, tuy đã có từ lâu nhưng TBĐ vẫn là một công cụ thông dụng và được sử dụng nhiều nhất.

      II. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI TBĐ
      1. Thống kê :
      1. Trung bình động đơn giản (Simple M.A) SMA
      2. Trung bình động hàm mũ (Exponential M.A) EMA
      3. Trung bình động có tỷ trọng (Weight M.A) WMA
      4. Trung bình động chuỗi thời gian (Time Series M.A) TSMA
      5. Trung bình động tam giác (Triangle M.A) TMA
      6. Trung bình động biến thiên (Variable M.A) VMA
      7. Trung bình động hiệu chỉnh khối lượng ( Volume Ajusted M.A) AMA
      2. Đặc điểm :
      Phân biệt sự khác nhau giữa các TBĐ bằng tỷ trọng gắn với dữ liệu hiện tại. Ví dụ: SMA : có tỉ trọng bằng nhau theo các mức giá. EMA: các mức giá gần hiện tại có tỷ trọng cao hơn.
      Thông dụng: SMA và EMA vì đơn giản, dễ theo dõi và kiểm nghiệm.

      III. PHÂN BIỆT SMA & EMA
      1. SMA:
      • Trung bình động đơn giản (Simple M.A)
      • Giá cổ phiếu có tầm quan trọng như nhau trong suốt thời gian đã chọn nghĩa là tỷ trọng giá cho các mức giá là bằng nhau, do đó có nhược điểm:
      - Không xét tỷ trọng các mức giá trong khoảng thời gian tính trung bình
      - Chỉ xét trong khoảng thời gian nhất định mặc dù với thời gian dài thường cho ta một bức tranh toàn cảnh hoàn thiện hơn.
      2. EMA:
      • Trung bình động hàm mũ (Exponential M.A)
      • Đặt tỷ trọng cao vào các mức giá gần với hiện tại, nghĩa là giá cổ phiếu gần nhất càng được phản ánh nhiều hơn vào EMA.
      • Bám sát đồ thị giá và đánh giá sự dao động giá nhanh hơn SMA
      • Gồm dữ liệu về lịch sử giá trong suốt quãng đời cổ phiếu
      • Có độ trễ nhỏ hơn SMA.
      • Xác nhận hiện tượng đảo chiều của đường giá ở những nơi mà SMA cho ta các tín hiệu chậm hoặc chưa chắc chắn.
      • Nhiều sai số hơn SMA (dốc hơn SMA)
      • Vì EMA đặt độ ảnh hưởng lên giá gần nhất nhiều hơn nên EMA sẽ có phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi giá gần đây so với SMA.
      3. Dùng SMA hay EMA :
      Việc chọn SMA hay EMA phụ thuộc vào xu hướng giá cả và chiến lược đầu tư
      SMA có thể chậm nhưng EMA có thể thiếu chính xác.
      Thường chọn EMA với thời gian ngắn hạn để nắm được sự thay đổi giá nhanh hơn
      Khi cần một đường TBĐ bằng phẳng với giá cả biến động chậm hơn, nên dùng SMA với thời gian dài là tối ưu để tránh được sai số vì SMA thường được chọn để xác định sự thay đổi trong xu hướng dài hạn. Tất nhiên, rất dễ lỡ cơ hội vì quá muộn.
      Vì vậy, SMA có vẻ như phù hợp với các nhà đầu tư không ưa mạo hiểm và EMA, ngược lại.
      Để khắc phục các nhược điểm như trên và để có một cái nhìn tổng quát, ta có thể kết hợp vẽ 2 đường đồng thời:
      • Vẽ SMA với thời gian dài: tìm xu hướng tổng quát của thị trường
      • Vẽ EMA với thời gian ngắn: xác định thời điểm giao dịch tối ưu


      CHU XUÂN LƯỢNG
      Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
      cxluong@gmail.com

    2. Có 4 thành viên đã cám ơn tigeran :
      Boxing (13-10-2011), boyfyjero (31-08-2013), leminhhung (11-02-2011), nguyengiangqsk (25-02-2011)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Thuế thu nhập chứng khoán
      By luckman in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 22-11-2009, 11:49 PM
    2. Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 07-05-2009, 06:59 AM
    3. “Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
      By quynh minh in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-04-2009, 08:19 AM
    4. DO ĐÂU QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHẬM NHẬP CUỘC?
      By in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình