Niêm yết cửa sau? (backdoor listing) hoàn toàn không mang nghĩa tiêu cực, mà là một thuật ngữ có nghĩa tương tự như mượn ?ovỏ niêm yết? (public shells), ?osáp nhập ngược? (reverse mergers) hay ?othâu tóm ngược? (reverser takeover-RTO) để chỉ cùng một sự việc một công ty mua/sáp nhập ngược với một công ty đã niêm yết. Công ty này sẽ chiếm quyền kiểm soát và nghiễm nhiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán bằng sự đổi tên của cổ phiếu đã niêm yết.

Tuy nhiên, trên thế giới, như ở Mỹ, niêm yết cửa sau là một loại hình kinh doanh phổ biến. Có những công ty thành lập ra, niêm yết nhưng không có hoạt động vì mục đích chính là tạo ra một cái vỏ để công ty khác thâu tóm. Đồng thời, có những công ty, kể cả nước ngoài nếu muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, con đường ngắn nhất là chọn tìm ?ovỏ? sạch (?osạch? trong hoàn cảnh này là không tồn tại các khoản nợ, tranh chấp giữa các cổ đông để lại từ lần phát hành trước).

Thông thường, ở Mỹ một công ty muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng (công ty đại chúng), trước hết họ giao dịch trên thị trường Pink Sheets, thị trường giao dịch không chính thức (Over the counter market ?" OTC market). Thị trường này không yêu cầu báo cáo kiểm toán, báo cáo Uỷ ban Chứng khoán (SEC) định kỳ và không phải đối phó với Sarbanes Oxley (đạo luật ở Mỹ áp dụng cho thị trường chứng khoán bậc cao. Các doanh nghiệp niêm yết phải tuân thủ những quy định về kiểm soát nội bộ, trách nhiệm của ban giám đốc? đảm bảo báo cáo tài chính trung thực). Pink Sheets cũng không có yêu cầu nào về tài sản, doanh thu hay thời gian hoạt động.

Có nhiều cách phát hành cổ phiếu công khai (going public). Cách truyền thống là bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Công ty phải làm hai việc cùng một lúc là tăng vốn và vượt qua khâu thủ tục phát hành.

Một cách khác, sáp nhập ngược hay niêm yết cửa sau đơn giản và nhanh hơn. Một phi vụ sáp nhập ngược xảy ra khi một công ty tư nhân (Mỹ hoặc nước ngoài) sáp nhập với một công ty đã niêm yết tại Mỹ mà không có tài sản, không nợ. Bằng cách đó, công ty tư nhân trở thành công ty niêm yết mà không cần phải nộp đơn niêm yết.

Ở Việt Nam chỉ mới có niêm yết tại Mỹ theo hình thức Backdoor listing nhưng ở Trung Quốc và một số nước thuộc SNG họ đã "niêm yết" tại Mỹ theo hình thức này từ lâu rồi.

Cách thứ 2 để niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài là Chính phủ hai nước phải ký biên bản thoả thuận hợp tác về việc niêm yết chéo chứng khoán. Nhưng hiện nay thì Việt Nam cũng chưa triển khai được thoả thuận này. Đầu năm nay tuyên bố sau khi cổ phần hoá sẽ đem chứng khoán của mình sang niêm yết trực tiếp tại Singapore, liệu có là doanh nghiệp đầu tiên có cổ phiếu chính thức niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài theo dạng niêm yết chéo hay không? Hãy chờ xem.