Threaded View
-
11-10-2012 06:49 PM #1
- Ngày tham gia
- Oct 2012
- Bài viết
- 7
- Được cám ơn 4 lần trong 3 bài gởi
Những việc làm giúp Việt Nam sớm vực dậy nền kinh tế-phần 1- Phần 2
Những việc làm giúp Việt Nam sớm vực dậy nền kinh tế
PHẦN 1:
Hiện nay nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam đang đối đầu với nhiều thách thức lớn như tăng trưởng GDP thấp ( khoảng 5,2% theo IMF cho năm 2012 ) lạm phát mục tiêu là 8% cho thời gian tới.
Từ đầu năm tới nay nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động, tạm ngừng hoạt động hay phá sản.
Rõ ràng từng doanh nghiệp và người dần cảm nhận được “ khủng hoảng kinh tế “ toàn cầu có tác động trực tiếp tới đời sống hàng ngày, tới thu nhập của mình.
Nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại nếu chính sách tiền tệ và tài khóa kiểm soát không tốt, hàng tồn kho trong nước ở mức cao, nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Vậy nên các chính sách vĩ mô nên như thế nào để giúp nền kinh tế vực dậy và tăng trưởng?
Đây chắc chắn là câu hỏi lớn đối với rất nhiều chính phủ hiện nay và cách các chính phủ hành động để thúc đẩy nền kinh tế, nhưng dường như trong đó ví dụ như Châu Âu càng thúc đẩy, can thiệp vào khủng hoảng thì tình hình đang được cải thiện nhanh hơn hay không?
Các chính phủ mà chúng ta thường thấy muốn cải thiện tình hình bằng các cách sau đây:
1. Bơm thêm tiền cứu trợ cho hệ thống tài chính có cân nhắc
2. Tăng hay giảm chính sách thuế ( chính sách tài khóa ) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân nhằm tăng nhu cầu tiêu thụ
3. Giảm chi tiêu ngân sách chính phủ để đối ứng với tình hình thâm hụt
4. Tăng hay giảm lãi suất ( chính sách tiền tệ ) đa phần là giảm lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn.
Việc đầu tiên chúng ta nên xem xét nguyên nhân sâu xa vì đâu mà gây nên tình hình kinh tế “ảm đạm” như hiện nay?
Về căn bản chúng ta đều biết cuộc khủng hoảng hiện nay là cuộc “khủng hoảng thừa” nhưng sao “thừa” mà giá cả lại đắt đỏ hơn hay lạm phát cao hơn ở 1 số nước trong đó có Việt Nam? Nghe như có vẻ nhiều mâu thuẫn nhưng rõ ràng là thực tế.
4 tháng gần đây giá cả các mặt hàng tiêu dùng đã được chính phủ nỗ lực bình ổn bằng việc kiểm soát và kìm chế lạm phát tăng cao. Điều này thực sự tuyệt vời nếu Việt Nam càng kiềm chế và quan tâm tới lạm phát càng lâu càng tốt thậm chí là mãi mãi vì lạm phát vô cùng “nguy hiểm” khi mất kiểm soát, dẫn tới lạm phát phi mã, dãn tới khủng hoảng toàn diện bao gồm cả các vấn đề xã hội liên quan.
Chúng ta có 4 vấn đề mấu chốt cần quan tâm thích đáng sau đây:
Thứ nhất là: Tổng nhu cầu thực tế của toàn xã hội?
Thứ hai là: Tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được sx ra bao gồm cả nhập khẩu
Thứ ba là: Tổng lượng tiền mặt có trong lưu thông
Và thứ tư là: Tâm lý ứng sử của chúng ta như thế nào về việc tiếp nhận thông tin
Theo tôi sự mất cân bằng tạm thời giữa 4 yếu tố trên gây nên tình hình thêm rắc rối và kéo dài không sao thoát ra khỏi mớ bong bong. Về thực tế các nghiên cứu và các nhà kinh tế cũng thừa nhận rằng “ Nhu cầu của con người là không có giới hạn” và như vậy tổng cầu thực tế của xã hội cũng vô hạn. Sự mất cân đối hiện nay dẫn tới khủng hoảng là do sự phân bổ ngành bị lệch. Tại sao các cuộc khủng hoảng lại rất thường xuyên liên quan tới hệ thống tài chính? Liên quan tới thị trường bất động sản? mà tại sao nó không bắt đầu nguyên nhân từ ngành du lịch, từ giáo dục, hay từ nông nghiệp hay thậm chí bắt nguồn từ những người thích chơi cảnh?
Có thể do ngành tài chính, ngân hàng , BĐS mang lại thu nhập cao cho chúng ta hơn các ngành khác? Bằng chứng cho thấy các tỷ phú thế giới chiếm tỷ lệ cao là liên quan tới lĩnh vực này. Do đó dẫn tới tâm lý đám đông ( mấu chốt thứ 4 ) là nhiều người, và nhiều tiền ( mấu chốt thứ 3 ) được hút vào đây. Cái gì nhiều quá cũng không tốt và “dễ sinh ra bệnh”.
Khi tình trạng dư thừa ngành xuất hiện dẫn tới “trò chơi bập bênh” mất thăng bằng, hoặc nghiêng về bên đi vay quá nhiều để buôn bán BĐS, đến lượt nó như tôi nói vì ngành BĐS lúc này còn làm ăn tốt nên ngày càng thu hút nhiều người tham gia nhưng đa phần họ đã có nhà ở rồi và có tiền đi buôn bán BĐS, họ tham gia vào đường dây “ 100 con cò” sau 1 vài thương vụ thành công họ đã “quyết tâm” dồn cả tài sản bao gồm cả thế chấp BĐS đang có cho Ngân hàng để vay thêm, hay sử dụng các đòn bẩy tài chính cần thiết để mau chóng trở thành “tỷ phú đô la” càng sớm càng tốt.
Ngân hàng cũng bị lôi kéo vào đường dây “ 100 con cò” một cách bị động do không thể “ cưỡng nổi” lợi nhuận ổn định đều đều do các “nhà đầu tư” BĐS mang lại. Chuyện gì đến sẽ đến, bạn tưởng tượng “ 100 con cò” bán hàng cho nhau, đương nhiên “ con cò thứ 99” mua của “ con cò thứ 98” giá 1 căn hộ là 3 tỷ đồng thì anh ta cố gắng bán nó cho “ con cò thứ 100” giá là 3,2 tỷ tôi lấy ví dụ như vậy nhưng trong thâm tâm nhiều lúc anh ta “ cầu nguyện” bán nó với giá 4 tỷ thậm chí cao hơn. “ Con cò thứ 100” vui mừng vì mua được căn hộ với giá 3,2 tỷ nhưng anh ta không nhận ra rằng người kế tiếp chẳng còn “con cò thứ 101” anh ta sẽ chào mời nó cho “con cò thứ nhất”; đương nhiên con cò thứ nhất từ chối mua nó với giá đó và chuyện gi xẩy ra các bạn tự dự báo.
Điều đáng lưu ý ở đây là tiền sử dụng cho “ đường dây 100 con cò” có hay không từ ngân hàng?
..Hết phần 1—tiêp tục cập nhật mời các bạn đón đọc
PHẦN 2
Câu chuyện lằng nhằng giữa BĐS và ngân hàng cũng xẩy ra ở Mỹ, vì vậy rõ rang chúng ta thấy việc phân bổ dòng vốn bị dồn vào 1 lĩnh vực nào đó sẽ là nguyên nhân và là mầm bệnh của khủng hoảng.
Khi BĐS không thể giao dịch dựa trên nhu cầu thực, BĐS không bán được dẫn tới các khảo nợ đọng đến hạn phải trả không thể trả, ngân hàng phát mại BĐS cùng lúc đó người gửi tiền, doanh nghiệp tới ngân hàng rút tiền gửi, thanh toán cho đối tác, chi tiêu….Ngân hàng ban đầu vẫn còn khả năng thanh toán và đồng thời họ vôi vã huy động tiền gửi thêm từ xã hội thế là các chương trình khuyến mại lãi suất ra đời…lãi suất tăng lên…Khi lãi suất tăng lên người dân mang tiền tới gửi tăng lên vì họ nhận thấy không đầu tư vào đâu là lãi hơn gửi tiết kiệm. Thế là các ngành khác sản xuất, dịch vụ cần vốn để mở rộng sx, quay vòng thì lại không có dẫn tới thị trường chứng khoán chung giảm điểm.
Thời gian lằng nhằng trên kéo dài luẩn quẩn các doanh nghiệp sx kém hiệu quả quay vòng vốn yếu bắt đầu suy nhược cơ thể à rồi hết tiền để phải làm những việc nó phải làm khi đến hạn như trả lương nhân viên, thanh toán cho nhà cung ứng, trả thuế cho nhà nước…không trả được lương dẫn tới sa thải nhân công gây nên tỷ lệ thất nghiệp cao lên gây áp lực cho xã hội về an ninh và nhiều hệ lụy khác.
Cuối cùng những doanh nghiệp kém sẽ bị loại khỏi cuộc chơi là tuyên bố phá sản…dần dần…hiều ứng quân bài domino này tăng lên…số lượng doanh nghiệp bị phá sản tăng, thất nghiệp tăng.
Các ngân hàng lâm nguy bắt đầu cầu cứu chính phủ, một số chính phủ sử dụng nguồn dự trữ quốc gia, tiền thuế để bơm tiền cho các ngân hàng đang lâm nguy. Việc cân đo đong đếm xem ngân hàng nào xứng đáng để chữa cháy vì chúng ta biết nguồn ngân sách của môi quốc gia đều có kế hoạch chi tiêu cho các năm tài khóa. Việc bơm tiền cứu các ngân hàng chẳng khác nào sự tiếp tế nhiên liệu cho 1 cỗ máy hết xăng do anh ta sử dụng không hiệu quả.
Một số ngân hàng chấp nhận phá sản và sát nhập do không có vị cứu tinh nào xuất hiện như chính phủ, nhà đầu tư lớn, hay đối tác. Chúng ta cũng thường thấy các vụ sát nhập xuất hiện, mua lại doanh nghiệp của nhau thời kỳ này tăng cao.
Việc chính phủ giải cứu các ngân hàng chỉ là tạm thời không thể coi đây là nơi ỷ lại của các ngân hàng để rồi họ lại ngựa quen đường cũ và họ đã quên đi vai trò chính của ngân hàng trong nền kinh tế là điều tiết chính sách tiền tệ và ổn định nó. Việc các ngân hàng thương mại không phải ngân hàng đầu tư tham gia vào các lĩnh vực khác trái nghiệp vụ và trái ngành như đầu cơ cổ phiếu, thường được núp bóng dưới hai chữ mỹ miều là đầu tư. Buôn bán BĐS, buôn bán ngoại tệ, buôn bán kim loại quý…Điều này vô cùng nguy hiểm khi bạn không hiểu chính xác bạn đang làm gì thì làm sao có thể kiểm soát được rủi ro?.
Trong chừng mực nào đó khi chính phủ giải cứu các ngân hàng, doanh nghiệp lâm nguy dẫn đến lượng cung tiền mặt có thể tăng lên đột ngột gây nên lạm phát đây có lẽ là nguyên nhân thứ 3 gây nên lạm phát ngoài chi phí đẩy và cầu kéo?
Quan sát hiện tượng chúng ta thấy trong suốt thời gian khủng hoảng giá kim loại quý là vàng liên tục tăng không ngừng nó chinh phục các mức cao mới vì lý do cộng hưởng từ nhiều phía: thứ 1 là do tổng lượng cung tiền mặt trên toàn thế giới tăng lên cộng với hiệu ứng dự báo của các nhà đầu cơ vàng họ bắt đầu hành động trong mỗi lần nghe thấy tin như cục dự trữ liên bang FED sẽ có gói cứu trợ 700 tỷ đo la Mỹ, rồi gói QE3…tạo ra cái sóng bồng bềnh trên toàn cầu về việc giá vàng tăng lên. Nhiều nhà đầu tư nhỏ thiếu kỹ năng và kiến thức lao theo con sóng này và có người mua 48 rồi 02 năm sau giá vàng vẫn chỉ ở 46.
----Hết phần 2….mời các bạn tiếp tục đón đọc
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Những việc làm giúp Việt Nam sớm vực dậy nền kinh tế-phần 1
By khoangcachantoan in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-10-2012, 06:18 PM -
Kỳ 2: Những khuất tất trong việc Trung Nam Group bị vu khống bán cổ phần tại Công ty CP Địa ốc Viễn Đông Việt Nam
By kakalalima in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 0Bài viết cuối: 23-02-2012, 03:13 PM
Bookmarks