Tầm quan trọng của Chỉ số ISM sản xuất
Chỉ số ISM sản xuất của một nước có được từ cuộc khảo sát về tình hình sử dụng lao động, sản xuất, đơn đặt hàng, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào và tình hình lưu kho của hơn 300 hãng sản xuất. Chỉ số tổng hợp từ việc phân tích các yếu tố này cho thấy được tình hình hiện tại của quốc gia đó, nếu chỉ số này cao hơn 50% cho thấy khu vực sản xuất của quốc gia đó đang mở rộng và ngược lại. Chỉ số này là một dữ liệu kinh tế quan trọng các nhà đầu tư cần theo dõi khi đánh giá nền kinh tế và sức hấp dẫn của các kênh đầu tư tại một giai đoạn nhất định. Cụ thể, nếu như chỉ số ISM khả quan, cho thấy lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực sản xuất tăng cao, cổ phiếu của các công ty này cũng sẽ tăng giá. Ngược lại, thị trường trái phiếu lại ưa chuộng một sự phát triển ổn định, nên thị trường này sẽ trở nên rất nhạy cảm nếu chỉ số ISM cao cho thấy nền kinh tế đang phát triển nhanh và có những dấu hiệu lạm phát gia tăng.
Chỉ số sản xuất ISM cung cấp chi tiết về tình hình ngành sản xuất của một quốc gia, và vì đây là một lĩnh vực thường chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế, khi chỉ số này được công bố, nó thường có những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường. Đây cũng là một chỉ số mà Cục dự trữ liên bang Mỹ quan tâm theo dõi nhằm nắm bắt thông tin nền kinh tế để đưa ra mức lãi suất phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Tại sao phải theo dõi chỉ số giá tiêu dùng CPI?

Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số về giá hàng hóa và dịch vụ được mua chủ yếu bởi người tiêu dùng thành phố. Chỉ số giá tiêu dùng thường được viết tắt là CPI, do Cục Thống kê Lao động khảo sát và công bố hàng tháng, sử dụng số liệu giá cả từ cuộc khảo sát tỉ mỉ 25 ngàn cửa hàng bán lẻ và số liệu từ Khảo sát chi tiêu tiêu dùng. CPI là một trong những chỉ số giá kinh tế vĩ mô được công nhận rộng rãi nhất, chỉ đứng sau chỉ số Dow Jone Averages trong cuộc cạnh tranh tính phổ biến của chỉ số giá. CPI được sử dụng không chỉ là chỉ báo về mức giá cả và lạm phát mà còn để chuyển đổi các chỉ báo kinh tế trên danh nghĩa vào thực tế và để điều chỉnh lạm phát tiền lương và thu nhập.
CPI được xem là sự phản ánh một phương diện rất quan trọng trong thị trường và nó được người ta biết đến như là lạm phát. Giá trị ẩn chứa trong chính chỉ số này chính là thước đo lạm phát giá cả của chính người tiêu dùng mà được xem là bánh xe di chuyển nền kinh tế. Chỉ số này được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Điều quan trọng và then chốt nhất là tỷ lệ tăng giá cả trong một khoảng thời gian nào đó, mà sự gia tăng CPI là một chỉ báo rất chắc chắn về lạm phát liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và do đó nó phản ánh sức khỏe của nền kinh tế. Vì đây là bản chất giá trị nhất nên nó được sử dụng để điều chỉnh tiền lương mà lương là chìa khóa duy trì sự tăng trưởng. Vì thế nếu tỷ lệ lạm phát vượt qua mức thu nhập cá nhân thì nó ảnh hưởng đến mức độ chi tiêu trong nền kinh tế từ đó ảnh hưởng đến mức độ nhu cầu và sản xuất.
Như chúng ta biết, sức mạnh của đồng tiền là kết quả của nền kinh tế hiện tại, do CPI là một chỉ báo quan trọng về lạm phát nên sự gia tăng ở số liệu CPI có nghĩa là sự tăng trưởng và niềm tin sẽ cao hơn ở nền kinh tế dẫn đến đồng tiền mạnh hơn, mà đây là kết quả tích cực. Đối với thị trường chứng khoán thì khi CPI tăng dẫn đến bánh xe phát triển chạy tốt rồi ảnh hưởng tích cực đối với thị trường chứng khoán. Lấy vị dụ khi CPI của Mỹ tăng cao thì đồng USD sẽ mạnh lên dẫn đến thị trường chứng khoán phục hồi và vàng có xu hướng giảm giá. Nếu CPI thấp hơn kỳ vọng thì hệ quả sẽ ngược lại.
Trong trường hợp ngoại lệ khi trọng tâm của nền kinh tế là hạ thấp lạm phát thì số liệu CPI ở mức cao được xem là một chỉ báo xấu đối với nền kinh tế dẫn đến nền kinh tế đó phải điều chỉnh chính sách tiền tệ để duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát nguy cơ lạm phát.