---------------------------------------------------------
Blogger: Hoàng Thạch Lân
Thời gian đăng: 05/10/2012
---------------------------------------------------------



Tui vừa mới đọc 1 bài viết trên Vietstock, được trích dẫn nguồn là… VTV với tựa đề “Bị lạm dụng tài khoản, nhà đầu tư… im lặng“. Đọc cả bài, tui thấy ý người viết muốn nói rằng chính cty CK là kẻ lạm dụng TK của NĐT. Tuy nhiên tui thấy bài này đáng ngờ, k thực sự đúng. Tui không có ý phản bác chuyện NĐT bị cty CK hay nhân viên MG mượn ké TK để đánh đấm, những chuyện này có thực. Nhưng trong bài này, có nhiều chi tiết thật sự rất đáng ngờ.


Ví dụ thứ nhất: UBCK phạt 1 bác cổ đông nội bộ vì cái “tội” GD chui, vụ này có 3 điểm đáng ngờ:
- Thứ nhất là chuyện scan chữ ký. “Sau khi nhận thông báo bị phạt, chúng tôi đến tận công ty chứng khoán tìm hiểu và yêu cầu cung cấp sao kê thấy tổng lượng tiền giao dịch trong tài khoản của ông Kỳ lên tới 341 tỷ đồng. Chúng tôi xin khẳng định rằng, người của công ty chứng khoán đã tự ý giao dịch trên tài khoản ông Kỳ và còn có viện scan chữ ký“.Tui không nghĩ có người nào làm được con dấu chữ ký giỏi đến mức khiến người khác nhầm lẫn với chữ ký sống. Tui lại càng không dám nghĩ có cty CK nào dám scan chữ ký trên phiếu lệnh rồi đổ đó là KH ký, trừ phi có chú nhân viên MG nào đó… cố tỏ ra nguy hiểm.
- Thứ hai là chi tiết “tập sao kê dày vài trăm trang ghi chi tiết hàng trăm giao dịch mua bán cổ phiếu với tổng số tiền lên tới vài trăm tỷ đồng“. Nếu cty CK làm bậy, chả nhẽ họ không sửa sao kê? Thậm chí ngoài sửa sao kê họ sẽ còn phải xóa số di động KH khỏi hệ thống SMS để kết quả GD không chuyển được tới KH. Ngoài ra (cái này mới hài), cty CK nào cũng biết, có “mượn” chứng của các loại cổ đông nội bộ, cổ đông lớn thì phải “mượn” công khai, đừng có làm lén. Không cần các cổ đông đó báo cáo, chỉ cần có GD, các Sở sẽ phát hiện ngay lập tức và… chờ báo cáo trong vòng 72 tiếng. Chơi được tới hàng trăm GD, sao kê dày trăm trang mà 0 ai biết thì thật là … khinh thường các bác bên Sở quá!!!
- Thứ ba là cái tên cổ đông được tiết lộ: ông Kỳ. 40 chai là mức phạt phổ biến của các bác Ủy ban, nhưng tra Google gần đây toàn thấy phạt các ông Hòa, Tấn, Anh, Tâm… nào đó chớ k thấy có ông Kỳ. Kỳ thế nhỉ?


Ví dụ thứ hai: Cổ đông sáng lập công ty CK đang NY tố bị ai đó giả chữ ký để mở TK và bán hết cổ phiếu của bà ấy cách đây… 2 năm.
Sao kê giao dịch thể hiện: Từ 2 năm trước, ai đó đã mạo danh chữ ký cổ đông này để lưu ký cổ phiếu bà đang sở hữu, mở tài khoản mang tên bà. Chỉ 2 ngày sau họ đã bán sạch số cổ phiếu này đi. Bản sao kê cũng ghi rõ, số tiền mười mấy tỷ đã được rút ra ngay sau đó“. Trừ phi ai đó k phải là cty CK thì mới làm giả hồ sơ -> bán hết -> rút tiền hết, chớ nếu là cty CK làm thì… thật lòng nhé, tui muốn biết… tên cty CK đang NY đó quá. Vụ này có 2 điểm đáng ngờ nếu tác giả muốn nói thủ phạm là cty CK:
- Thứ nhất là giả mạo sổ cổ đông. Chỗ này phải là làm giả chữ ký chớ k có chuyện scan chữ ký, vì tui biết TTLK họ chỉ chấp nhận các loại sổ có chữ ký sống. Cty CK nào dám chơi cả cổ đông sáng lập của mình nhỉ? Không nghĩ chắc chắn có ngày người ta sẽ mang sổ gốc đến lưu ký sao?
- Thứ hai là họ bán sạch trước đó…2 năm mà k mua lại? Goai? Tại sao lại bán hết mà k mua lại nhỉ? Nếu mượn hàng thì phải mua trả chớ, có tới 2 năm mà k mua trả là cớ sao? Bán 1 lần rồi rút tiền sao không trốn? Ủa mà nếu là chính cty CK rút tiền thì trốn đâu được? Lập cty CK mấy trăm tỷ vốn điều lệ, chả nhẽ ôm mười tỷ bỏ trốn?
Tui nghĩ chuyện lạm dụng TK của NĐT là 1 vấn đề có thật, nhất là lạm dụng tiền. Bạn nghĩ coi: nếu bạn là cty CK, người ta bỏ hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ vào “túi” bạn chờ mua chứng, bạn có muốn đem cục tiền gửi qua đêm đâu đó ăn lãi k? Vậy cho nên đã có người nói rất quyết liệt rằng cần bỏ ngay cơ chế tài khoản tổng. Tuy nhiên nếu kết luận vậy, buộc cty CK liên kết với ngân hàng để khách hàng gửi tiền tại đó thì quá vội vàng. Ai dám nói để tiền tại ngân hàng thì cty CK họ không “mượn” được?
Trong cái cơ chế hiện nay, cũng có thể là cả tương lai, nếu bạn chơi chứng, bạn vẫn phải chấp nhận cơ chế tài khoản tổng. Tuy nhiên, bạn cũng nên bảo vệ TK của mình trước bất kỳ ai chứ k cứ là cty CK, nhất là trước nhân viên MG bởi đa số họ ăn hoa hồng trên GD của bạn (nếu “túng quá” có khi họ chọc vào hệ thống rồi GD trên TK của bạn đó) ví dụ như:
- Thường xuyên coi số dư và sao kê, nhất là nên coi online. Ngay cả khi bạn đăng ký nhận sao kê hàng tháng, cũng nên bất chợt lên cty CK đòi họ in sao kê cho bạn. Cách này không bảo vệ triệt để, nhưng vẫn có tác dụng tốt.
- Thi thoảng khớp 1 lô rồi kiểm tra ngay xem có nhận SMS không. Nên đăng ký SMS với cty CK để đảm bảo mọi GD, thậm chí mọi lệnh chuyển tiền, rút tiền trên TK bạn nếu có, bạn sẽ biết. Tuy nhiên, cách này cũng không bảo vệ triệt để TK của bạn.
- Không nên để tiền ở cty CK nếu bạn k có nhu cầu GD. Nhưng nếu bạn để tiền ở cty CK, bạn nên nhớ là họ sẽ trả bạn lãi suất it nhất = lãi tiền gửi 0 kỳ hạn. Đây k phải là nghĩa vụ bắt buộc của cty CK, nhưng theo tui biết thì chả có mấy cty k trả lãi cho bạn. Nếu bạn k nhận được cục lãi, bạn có quyền nghi ngờ.
- Nếu đem chứng lên cty CK làm thủ tục lưu ký, bạn nên chú ý rằng bây giờ lưu ký chỉ mất vài ngày. Mất cỡ 2 tuần thì có quyền nghi ngờ cty CK đang mượn tạm chứng của bạn làm 1 vụ mua-bán T0-T3 đó.
- Đừng có ký khống vào phiếu lệnh. Vụ này hồi xưa tui thấy NĐT họ làm hoài, nhưng hồi đó khác, giờ online rồi.
- Đừng ra tiệm nét ngồi chơi chứng. Thậm chí k nên GD online qua các máy tính lạ, đề phòng keylog. Cty CK k chịu trách nhiệm nếu bạn mất pass.
- (cám ơn anh Tuấn Nguyễn đã góp ý) KH không nên mở TK online. Mở TK trực tuyến là 1 tiện lợi mà nhiều cty CK triển khai, nhưng tiện quá cũng có hại. NĐT nên lên cty CK để mở TK, ký trực tiếp vào 1 bộ hợp đồng và mang 1 bản về lưu giữ. Bởi vì mọi chữ ký sau này nếu có, nhất là các hợp đồng vay mượn, ứng tiền, margin… khi bạn giao cho nhân viên MG mang về cty CK, cty CK chỉ so với chữ ký trên HĐ mở TK, nếu giống thì OK. Do đó nếu để ai đó ký thay ngay tại khâu đầu tiên thì thiệt hại sau này đều thuộc về NĐT hết. Tui thì muốn ghi thêm: mọi HĐ mở TK, hợp đồng margin hay các thỏa thuận cung cấp dịch vụ nào khác, bạn nên ký kết trực tiếp hết và nhớ lưu 1 bản.
- Nếu bạn tin ai đó mà ủy quyền GD, thì cũng k nên ủy nốt cả quyền rút tiền, trừ vợ chồng (nhưng ở ngay cty tui, cũng đã có trường hợp bà vợ k chịu ủy quyền cho ông chồng rồi). Không ủy quyền cho cty CK hay nhân viên môi giới, trừ phi bạn có quan hệ rất… với người đó. Với lại, theo quy định của Ủy ban, mọi ủy quyền bây giờ đều phải qua công chứng mới được coi là hợp pháp, cty CK hay nhân viên MG nào dụ bạn ủy quyền mà k công chứng là phải nghi ngờ động cơ trong sáng của họ ngay.
Đã từng có 1 bạn cùng ngành nói tui rằng các Sở và TTLK nên có dịch vụ cho NĐT gửi SMS tra cứu số dư và các lệnh GD chứng, tui nghĩ đó cũng là ý hay, ngăn ngừa rủi ro ro cty CK tự ý mua bán chứng của KH, mà lại đem thêm thu nhập cho Sở và TTLK.
Nếu bạn có cách nào khác thì chia sẻ thêm với tui nhé.
———————————————— —————————-
HÌnh như tại đoạn cuối bài viết, tác giả có ý chê các bác quản lý buông lỏng… quản lý cty CK. Giờ k có đâu bạn tác ơi. Họ đang làm nghiêm lắm rồi. Cty CK nào làm bậy là bị ngừng chức năng chuyển nhượng, bị tước quyền thành viên Sở hay TTLK ngay. Tụi tui k dám giỡn đâu./.