Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 20 của 63

    Threaded View

    1. #12
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Các hình mẫu phân tích kỹ thuật

      Các mô hình tam giác...
      Mô hình tam giác


      Mô hình “tam giác” cũng là mô hình biến động liên tục và sử dụng các khái niệm hỗ trợ và kháng cự và điểm đột phá về giá. Mô hình này được xếp vào mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng giá. Đồ thị dưới đây của AMZN cho thấy mô hình “Tam giác”:

      [IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/triangle1.jpg[/IMG]

      Nhìn chung khi giá có những biến động đáng kể chúng sẽ vượt qua trạng thái dừng. Khi sử dụng mô hình “Tam giác”, giai đoạn ổn định giá sẽ bao gồm các đáy giá cao hơn và thấp hơn, hình thành nên hình “Tam giác”. Khi đường hỗ trợ và kháng cự bắt đầu hội tụ, thì giá sẽ bùng nổ thoát ra ngoài khu vực ổn định và tiếp tục khuynh hướng biến động trước đó.

      Tín hiệu mua:
      Là khi đường giá cắt đường kháng cự (Resistance) theo hướng đi lên. Tín hiệu thường mạnh hơn khi giá ở giai đoạn tăng vượt qua điểm bứt phá.

      Tín hiệu bán:
      Khi đường giá cắt đường hỗ trợ (Support) theo hướng đi xuống. Thông thường tín hiệu bán sẽ mạnh hơn khi giá ở giai đoạn đi xuống và vượt qua điểm bứt phá.

      hai loại biến thể của mô hình “Tam giác” là mô hình “Tam giác” đi lên và đi xuống.

      Mô hình Tam giác đi lên và Tam giác đi xuống

      Hai biến thể gần nhất của mô hình “Tam giác” là mô hình “Tam giác đi lên” và “Tam giác đi xuống” được thể hiện trong đồ thị của hợp đồng vàng futures 100 ounce:

      [IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/triangle2.jpg[/IMG]

      Mô hình “Tam giác đi lên”

      Tam giác đi lên cho thấy khuynh hướng thị trường đi lên so với mô hình tam giác thông thường. Cùng với mô hình tam giác đi lên, các mức giá đáy ngày càng cao hơn (dấu hiệu thị trường tăng) và đôi lúc là các mức giá đỉnh cũng ngày càng cao hơn (cũng là dấu hiệu thi trường tăng) được hình thành

      Tín hiệu mua:
      Cũng như cách hình thành mô hình “Tam giác” thông thường, mô hình “Tam giác đi lên” đưa ra tín hiệu mua khi đường giá cắt đường kháng cự theo hướng đi lên và tín hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn tăng vượt qua điểm bứt phá.

      Mô hình “Tam giác đi xuống”

      Tam giác đi xuống cho thấy khuynh hướng thị trường đi xuống so với mô hình tam giác thông thường. Khi mô hình tam giác đi xuống được hình thành, các mức giá đáy ngày càng thấp hơn (dấu hiệu thị trường giảm) và thường là các mức giá đỉnh ngày càng thấp hơn được hình thành (nhìn chung là dấu hiệu thị trường giảm)

      Tín hiệu bán:
      Cũng như cách hình thành mô hình “Tam giác” thông thường, mô hình “Tam giác đi xuống” đưa ra tín hiệu bán khi đường giá cắt đường hỗ trợ theo hướng đi xuống và tín hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn giảm vượt qua điểm bứt phá.

      Mô hình tam giác là một công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả cho việc đặt lệnh mua bán.

      Mô hình lá cờ (Flag Continuation)...
      Mô hình lá cờ


      Mô hình “lá cờ” thường xuất hiện sau một giai đoạn biến động tăng hoặc giảm đáng kể của thị trường.

      Sau mỗi đợt biến động mạnh, thông thường đường giá cần có điểm dừng. Trạng thái dừng của thị trường thường xuất hiện dưới dạng “lá cờ”. Sau trạng thái dừng thì giá sẽ tiếp tục khuynh hướng của nó trước đó, do vậy “lá cờ” được coi là mô hình biến động liên tục và được xếp vào mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng.

      Đồ thị EBAY dưới đây chỉ ra mô hình “lá cờ”:

      [IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/flag.jpg[/IMG]

      Tín hiệu mua:

      Khi giá chuyển động nhiều hơn và các mức giá khá ổn định sẽ tạo ra các đường hỗ trợ và kháng cự, tín hiệu mua xuất hiện khi đường giá cắt đường kháng cự (Resistance) và giá đóng cửa có chiều hướng đi lên.

      Tín hiệu bán:

      Giả sử giá đang đi xuống trước đó và sau một thời gian ổn định thì tín hiệu bán là khi đường giá cắt đường hỗ trợ (support) và giá đóng cửa nằm dưới đường hỗ trợ.

      Mô hình Shooting Star

      Mẫu nến Shooting Star (SS) có ý nghĩa là mẫu nến đảo chiều giảm giá, chủ yếu xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng giá.

      [IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/shooting-star.jpg[/IMG]

      · Mẫu SS được tạo ra khi giá mở cửa, giá thấp nhất, giá đóng cửa có mức gần giống nhau. Ngoài ra nó còn có 1 bóng trên dài; thông thường được định nghĩa ít nhất là gấp 2 lần độ dài của thân nến.
      · Khi giá thấp nhất và giá đóng cửa ở mức gần giống nhau thì mẫu nến SS được hình thành và chứa đựng dấu hiệu giảm giá, nó được xem như là 1 mẫu nến giảm giá mạnh bởi vì sự giảm giá đã loại bỏ được hoàn toàn xu hướng tăng giá mạnh trước đó, sự tăng giá này đã đẩy giá lên rất cao nhưng cuối cùng lực bán đã xuất hiện ở mức giá cao nhất trong ngày và đã đưa giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa.
      · Mẫu nến SS được xem như là dấu hiệu giảm giá yếu khi giá mở cửa và thấp nhất xấp xỉ nhau. Sự tăng giá đã có thể chống lại sự giảm giá đôi chút nhưng cũng không thể đẩy mức giá đóng cửa xa hơn mức giá mở cửa.
      · Bóng trên dài của mẫu SS ngụ ý rằng: thị trường đã thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm mức kháng cự hay chỗ mà lực cung được thiết lập. Khi thị trường tìm được vùng kháng cự là mức giá cao nhất trong ngày, lúc này sự giảm giá cũng đã bắt đầu đẩy đường giá đi xuống thấp hơn và cuối cùng dừng lại gần với mức giá mở cửa. Như vậy sự giảm giá đã loại bỏ phần lớn xu hướng tăng giá được hình thành trước đó.

      Ví dụ minh hoạ:

      [IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/shooting-star2.jpg[/IMG]

      Theo đồ thị trên, thị trường đã bắt đầu thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm nơi mà lực cung sẽ tham gia vào thị trường, cuối cùng đường giá cũng đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức giá cao nhất trong ngày. Trên thực tế, đã có ngưỡng kháng cự rất mạnh xảy ra khi có sự bán tháo tích cực ở mức giá cao nhất trong ngày. Đường giá đã đóng cửa thấp hơn so với mức mở cửa; đây là 1 dấu hiệu giảm giá. Đối với những nhà đầu tư năng động thì mẫu nến SS được dùng để làm rõ thêm tín hiệu bán. Một thân nến đỏ (có sự khác biệt giữa giá đóng của và mở cửa) được xem như là 1 tín hiệu khá mạnh. Nếu như ngày kế tiếp lại là 1 nến giảm thì cảnh báo của mẫu SS phải được sử dụng bởi vì giá đóng cửa của mẫu SS (ví dụ trên) vẫn nằm trên đường hỗ trợ của xu hướng giá.

      Mẫu SS là 1 mẫu nến hết sức hữu ích để các nhà đầu tư xác định ngưỡng hỗ trợ hoặc nơi mà lực cung được thiết lập. Sau một xu hướng tăng giá, mẫu nến SS xuất hiện có thể cảnh báo nhà đầu tư xu hướng tăng giá đó đã kết thúc hoặc có khả năng sẽ rút ngắn chu kỳ tăng giá đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên sử dụng những chỉ báo thị trường khác kết hợp với mẫu nến SS để xác định tín hiệu bán. Ví dụ như chờ đợi ngày tiếp theo nếu vẫn là 1 ngày mất điểm hoặc những chỉ báo khác gây bất lợi cũng như đường xu hướng tăng giá bị bẻ gãy.

      Nói chung, nhà đầu tư nên chờ đợi thêm dấu hiệu của nến xác nhận trước khi ra quyết định chính thức.
      Last edited by tigeran; 06-11-2012 at 08:06 AM.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Những series bài hay về phần mềm phân tích kỹ thuật MetaStock
      By tigeran in forum Phân tích kỹ thuật MetaStock
      Trả lời: 37
      Bài viết cuối: 27-11-2017, 03:15 PM
    2. Những series bài hay về phần mềm phân tích kỹ thuật AmiBroker
      By tigeran in forum Phân tích kỹ thuật AmiBroker
      Trả lời: 37
      Bài viết cuối: 15-11-2016, 04:27 PM
    3. Phân tích kỹ thuật (PTKT) – lý thuyết, ứng dụng và phản biện
      By tigeran in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 14
      Bài viết cuối: 15-09-2012, 10:34 AM
    4. Một bài phân tích hay, có lý và khách quan
      By Brainstorm in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-06-2012, 11:41 PM
    5. Những kinh nghiệm về phân tích kỹ thuật được chia sẻ tại buổi ofline CLB PTKT
      By tigeran in forum Nhận định thị trường bằng Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 06-07-2010, 09:08 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình