-
27-08-2013 10:17 AM #41
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Trendline--Đường xu hướng trong phân tích kỹ thuật
Trendlines có thể nói là hình thức phân thích kĩ thuật phổ biến nhất hiện nay. Mình cũng xin thêm vào là những đường này có thể là một trong những đường bị tận dụng kém công suất nhất trong tất cả các được. Nếu vẽ đúng các đường này có thể chính xác vì bất cứ hệ thống nào khác hoặc phương pháp nào khác mà bạn thường nhắc tới. Thật không may hầu hết các traders đều vẽ các đường này ko đúng hoặc cố gắng khiến cho đương này phù hợp với thị trường thay vì cách ngược lại ....
Thứ cần phải xem xét đầu tiên trong khi nhìn vào bất cứ thị trường nào là hướng của xu thế lâu dài ( long term trend) ( ngoại trừ đối với các day traders)
Giá chỉ có thể đi theo 3 hướng: lên, xuống và sang 2 bên ( sideways). Một đường dài những khu vực giá cả đưa ra cho bạn một kiểu thị trường. Sẽ có rất nhiều chỗ lõm ( dip) và chỗ lồi (bumps) dọc đường đó nhưng bạn vẫn nên nhận thức một hướng chung lên, xuống hoặc sang 2 bên.Chúng ta có thể nhận ra hướng này hoặc xu thế này bằng cách vẽ " trendlines"
Trendlines có thể nói là hình thức phân thích kĩ thuật phổ biến nhất hiện nay. Mình cũng xin thêm vào là những đường này có thể là một trong những đường bị tận dụng kém công suất nhất trong tất cả các được.
Nếu vẽ đúng các đường này có thể chính xác vì bất cứ hệ thống nào khác hoặc phương pháp nào khác mà bạn thường nhắc tới. Thật không may hầu hết các traders đều vẽ các đường này ko đúng hoặc cố gắng khiến cho đương này phù hợp với thị trường thay vì cách ngược lại .
Đường xu hướng tăng (Uptrend)
Trong hình thức cơ bản nhất của các đường này, môt đường xu hướng tăng được vẽ dọc đáy của 2 khu vực support dễ phát hiện ( thường được gọi là valley) . Với 3 điểm ta có một đường xu hướng, càng nhiều điểm thị sự chính xác càng cao .Nói cách khác, đường uptrend lines được vẽ bằng cách nối càng nhiều những đáy thấp liên tục nhau ( dọc trên một khu vực giá đáy) thì càng tốt. Một đường trendline có xu thế đi lên đại diện cho một khoảng support lớn đối với giá miễn là đường này chưa bị xâm phạm.
Điều quan trọng nhất ở đây là khỏang thời gian chúng ta cần xét đến là bao lâu, cái này người ta gọi là khung thời gian (time frame). Thông thường ở VN người ta chọn là ngày, tuần, tháng và sau đó là năm.
Đường xu hướng tăng cho biết thị trường sẽ tiếp tục với xu hướng đó cho đến khi xu hướng đó bị gãy (broken). Trong xu hướng tăng giá, cái cơ hội mua xảy ra khi đường giá nằm trên đường xu hướng này. Đường xu hướng tăng giá nhằm giúp đỡ nhà đầu tư kiểm tra lại tín hiệu mua của thị trường bằng cách: đường giá di chuyển gần sát hay phía dưới đường xu hướng tăng và sau đó nó hồi phục và chuyển động theo hướng lên trên đường xu hướng tăng.
Ngược lại nếu đường xu hướng tăng bị gãy thì nó sẽ cho tín hiệu bán khi đường giá cắt qua đường xu hướng hướng tăng và có hướng đi xuống.
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/trend%20line%201.jpg[/IMG]
Đường xu hướng giảm (downtrend)
Trong 1 xu hướng hạ, đường xu hướng được vẽ dọc các đỉnh của 2 khu vực resistance dễ nhận ra ( gọi là peaks). Nối càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng chính xác.
Nói cách khác, Các đường xu hướng loại này là các đường nối các đỉnh cao liên tục nhau. Các đường này có thể được vễ để biểu thị đỉnh của một xu hướng đã được hình thành. Những đường xu hướng này biểu thị một khu vực chủ chốt gọi là resistance.
Đường này có ý nghĩa là: hướng đi tòan bộ của 1 xu hướng. Nó có thể đo được xu hướng bị gãy như thế nào.
• Đường giá luôn nằm dưới đường xu hướng này, đâu là cơ hội mua tốt nhất của thị trường trong tương lai.
• Tăng theo bậc thang, giảm dần theo độ cao”. Với ý nghĩa như vậy khi thị trường đang đi xuống là vô cùng nguy hiểm đối với những nhà đầu tư vì họ sẽ có những cuộc mua bán hết lớn trong giai đọan này. Nó giống như công việc đóng đinh vậy: khi đóng 1 cái đinh to thì chúng ta phải đóng thật chậm
• Nhưng khi thị trường đi xuống , xu hướng này sẽ kết thúc khi có sự giao dịch lớn và ít biến động, thông thường thì chúng ta phải chờ cho đến khi đường xu hướng bị gãy trước khi nói rằng xu hướng cũ đã kết thúc. Xu hướng xuống bị gãy khi giá nằm phía dưới đường xu hướng và chuyển động vượt qua đường xu hướng. nhưng phải cẩn thận với các bẫy của người bán; cái bẫy này là hiện tượng mua nhiều tạo ra tại 1 thời điểm và đường giá vượt đường xu hướng trong khỏang thời gian ngắn nhất định, sau đó lại tiếp tục xu hướng xuống chứ không phải thật sự là bị bẻ gãy đường xu hướng.
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/trend%20line%202.jpg[/IMG]
Các xu thế có thể đẩy và kéo giá thị trường lên hoặc xuống. Các thị trường cũng có thể bước vào một giai đoạn rất bình định khi mà giá hình thành một đường sang 2 bên ngang suốt trang giấy. Một thị trường có xu hướng sang 2 bên thì tường là một thị trường rất khó trade. Tuy nhiên , sau khi mà xu thế sang 2 bên này bị phá vỡ( thường có dấu hiệu bằng việc giá phá vỡ một đường trendline được thành lập chắc chắn) thị trường có một bước ngoạt mạnh mẽ.
Một kiểu thị trường sang 2 bên như thế đại diện sự ổn định giữa cung và cầu trong thị trường. Các đường trendlines trong dạng thị trường này, thường là một khoảng trading hẹp hoặc một kì xung huyết, được vẽ bằng cách kết nối cả đỉnh lẫn đáy. Giá cả trong dạng thị trường này có thể phá vỡ hướng lên hoặc xuống nên việc xác đỉnh và đáy của vùng giá cả là rất quý giá.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn tradingpro8x :
1nightdream (29-08-2013), tigeran (28-08-2013)
-
28-08-2013 10:30 AM #42
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
RSI (Relative Strength Index) trong phân tích kỹ thuật
Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau: RSI = 100 - 100/(1+RS) RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày...
Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau:
RSI = 100 - 100/(1+RS)
RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày
Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày; sử dụng đồ thị tuần số ngày sẽ là 14 tuần. Để xác định được các giá trị trung bình đi lên, chúng ta cộng tổng số điểm đạt được trong các ngày giá tăng trong 14 ngày và chia tổng số đó cho 14. Để xác định giá trị trung bình đi xuống, chúng ta cộng tổng số điểm bị mất trong 14 ngày giá giảm và chia lại cho 14. Sau đó “cường độ tương đối - RS” được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm. Giá trị RS này sau đó được đưa vào trong công thức tính RSI. Số lượng ngày có thể thay đổi bằng cách thay đổi giá trị của x.
Ví dụ minh họa:
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/RSI.jpg[/IMG]
Đường RSI (sử dụng RSI 14 ngày) trong trường hợp này chúng ta có thể lấy 2 mức biên là 80 (overbought) và 20 (eoversold), biểu đồ đã cho thấy RSI đang đi xuống khi gặp mức 80 như vậy giá sẽ không thể vượt hơn mức trước đó và bạn nên mua khi giá rớt xuống tới lúc mà đường RSI chạm mức 30 ( chúng ta nên chọn 30 thay cho 20 trong trường hợp này). Tuy nhiên để rõ hơn thì cần kết hợp với đường Stochastic Oscillator hay ADX.
Sử dụng RSI trong hệ thống mua bán (trading system) của các trader sử dụng phân tích kỹ thuật như sau:
1. Các mức của RSI: 70% (thường dùng là 80%) là mức mà nhà đầu tư bán quá nhiều (overbought), 30% (thường dùng là 20%) là mức mà nhà đầu tư mua quá nhiều (oversold). Mua khi thị trường ở mức oversold và bán khi thị trường ở overbought lưu ý chỉ áp dụng điều này cho 1 thời kỳ biến động còn khi đang hình thành 1 xu hướng thì sẽ không đúng.
2. EMA như là vai trò của đường hỗ trợ hay kháng cự (support or resistance). Mua khi RSI tăng lên trên EMA và bán khi RSI rơi xuống dưới EMA. EMA là 1 tính hiệu trễ và thường đưa ra tín hiệu mua khi vượt qua thời kỳ uptrend.
3. Bullish divergence (tín hiệu phân kỳ mua): tín hiệu mua khi đường giá đang đi xuống trong khi RSI thì đang tăng, tương tự bearish divergence (tín hiệu phân kỳ bán): tín hiệu bán khi đường giá tăng trong khi đường RSi thì lại giảm. Mặt hạn chế của sự phân kỳ (divergence) là chúng cố gắng báo trước 1 xu hướng đảo chiều thay vì xác định theo 1 xu hướng.
4. Dạng đồ thị: xu hướng, kháng cự/hỗ trợ, tam giác (triangles), đầu-vai (head and shoulders) khi áp dụng RSI nó giống như đường dẫn cho giá. Cái dở là dạng đồ thị: xu hướng, tam giá... là quan điểm cá nhân phụ thuộc vào chủ quan của từng traders nên không thể sử dụng trong trading system.
Bố cục của RSI và Bollinger Bands: Chúng ta áp dụng Bollinger Bands (BB) để nghiên cứu chỉ báo RSI. Tín hiệu mua xảy ra khi RSI rớt xuống dưới dải dưới của BB (lower BB), tín hiệu mua xuất hiện khi RSI tăng vượt qua dải trên của BB (upper BB). Đây là những chỉ báo tương phản xu hướng vì chúng ta cần phải sử dụng thêm vài bộ lọc của xu hướng. Chúng ta có thể thêm vào chỉ báo MACD vào bộ lọc xu hướng như sau: nếu MACD > 0 thì xu hướng đi lên.
Hình minh họa:
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/RSI%202.jpg[/IMG]Last edited by tigeran; 28-08-2013 at 10:35 AM.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
1nightdream (29-08-2013)
-
28-08-2013 10:34 AM #43
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Chỉ báo Parabolic SAR trong phân tích kỹ thuật
Parabolic SAR là chỉ báo phân tích kỹ thuật kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành những tín hiệu mua – bán trên thị trường. Parabolic SAR cũng là công cụ hiệu quả để xác định vùng đặt điểm “dừng lỗ” (stop loss). Tín hiệu mua: Mua khi giá đóng cửa nằm trên đường Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR phải cao hơn đường giá. Có nghĩa là khi đường Parabolic SAR thay đổi từ giá trị cao chuyển sang giá trị thấp thì nhà đầu tư nên “dừng lại”...
Chỉ báo Parabolic SAR
Parabolic SAR là chỉ báo kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành những tín hiệu mua – bán trên thị trường. Parabolic SAR cũng là công cụ hiệu quả để xác định vùng đặt điểm “dừng lỗ” (stop loss).
Tín hiệu mua: Mua khi giá đóng cửa nằm trên đường Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR phải cao hơn đường giá. Có nghĩa là khi đường Parabolic SAR thay đổi từ giá trị cao chuyển sang giá trị thấp thì nhà đầu tư nên “dừng lại”; thực hiện mua rải hay bán khống để chờ tín hiệu đảo chiều xu hướng mạnh xảy ra hoặc có thể mua để đầu tư dài hạn.
Tín hiệu bán: Tín hiệu bán xuất hiện khi giá đóng cửa nằm dưới Parabolic SAR và đồng thời đường Parabolic SAR thấp hơn đường giá. Ngay tại thời điểm này đường Parabolic SAR thay đổi từ mức thấp hơn đường giá lên mức cao hơn đường giá. Các nhà đầu tư nên “dừng lại”, cũng có thể bán để thoát khỏi xu hướng dài hạn hiện hành và chờ sự đảo chiều trong ngắn hạn.
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/SAR.jpg[/IMG]
Đặt điểm “dừng lỗ”
Hiệu quả lớn nhất khi dùng Parabolic SAR để xác định vùng đặt điểm dừng lỗ là nhằm bảo vệ lợi nhuận hoặc giảm thiểu thua lỗ trong việc kinh doanh chứng khoán.
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/SAR%202.jpg[/IMG]
Parabolic SAR là công cụ xác định vùng đặt điểm dừng lỗ hiệu quả, được diễn tả theo 2 lập luận sau:
Đặt điểm dừng lỗ thấp hơn giá của nhà đầu tư dài hạn mua vào hoặc trên mức giá của nhà đầu tư ngắn hạn chấp nhận mua. Sử dụng Parabolic SAR như là một công cụ điều chỉnh điểm dừng lỗ, điểm dừng lỗ sẽ từ từ tiến lên theo xu hướng dài hạn và thấp hơn xu hướng ngắn hạn. Nhưng hiệu quả nhất thì nhà đầu tư nên chốt lại mức lợi nhuận kỳ vọng của mình.
Parabolic SAR hành động như là khoảng dừng về mặt thời gian (thời điểm dừng). Thời điểm dừng được sử dụng tùy vào từng nhà đầu tư. Nếu sự mong đợi của nhà đầu tư đó không xảy ra thì lý trí của nhà đầu tư đó bắt đầu bị buông lỏng một cách tư nhiên, tức là kỷ luật kinh doanh, mua-bán bị vi phạm. Khi đó, nhà đầu tư nên phải thoát khỏi thị trường. Tương tự như vậy, Parabolic SAR đã kết hợp với thời gian để làm cho đường giá hoạt động theo sự tính toán của nhà đầu tư. Nếu đường giá không di chuyển theo hướng đã tính toán trước thì Parabolic SAR sẽ là tín hiệu để xác định thời điểm thoát khỏi thị trường.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
1nightdream (29-08-2013)
-
29-08-2013 03:05 PM #44
- Ngày tham gia
- Aug 2013
- Bài viết
- 5
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Chắc còn phải học hỏi các anh chị dài dài rồi!
-
29-08-2013 04:57 PM #45
Member- Ngày tham gia
- Oct 2003
- Bài viết
- 365
- Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi
Biển học vô bờ, siêng năng là bến mừ
Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
Xã hội khốn nạn dạy anh khôn
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
tigeran (04-09-2013)
-
04-09-2013 08:45 AM #46
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Chỉ báo MACD trong phân tích kỹ thuật
MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá. Sau tất cả, ưu tiên số một của chúng ta trong giao dịch là có thể tìm ra xu hướng bởi vì việc này làm ra tiền. ...
MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá. Sau tất cả, ưu tiên số một của chúng ta trong giao dịch là có thể tìm ra xu hướng bởi vì việc này làm ra tiền.
Nó là công cụ phân tích kỹ thuật được cấu thành bởi 3 thành phần chính:
1. Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất
Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất
2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%201.jpg[/IMG]
Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng. Có 3 cách chính khi sử dụng chỉ báo MACD:
- Sự giao cắt của đường trung bình giá.
- Biểu đồ MACD
- Sự phân kỳ của MACD
MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá(MA)
Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các đường trung bình giá.
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%202.jpg[/IMG]
- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero.
- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero.
Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero.
Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện
Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn.
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%203.jpg[/IMG]
Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD.
Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD.
MACD và sự giao cắt của các đường trung bình là một trong những cách sử dụng kỹ thuật chỉ báo MACD. Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là 2 phương pháp quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều.
Biểu đồ MACD
Biểu đồ MACD là 1 dạng khá đơn giản, nó nói lên sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu của MACD
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%204.jpg[/IMG]
Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD:
- Hội tụ: Biểu đồ MACD co rút lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD.
- Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao(không kể chiều âm hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn.
Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới.
Tín hiệu mua: Khi biểu đồ MACD nằm dưới đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.
Tín hiệu bán: Khi biểu đồ MACD nằm trên đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.
Lưu ý: Biểu đồ MACD không chỉ cho ra các tín hiệu mua bán khá chắc chắn mà còn được sử dụng cho việc cảnh báo khả năng thay đổi hướng đi của đường giá.
Sự Phân Kỳ của MACD
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/MACD%205.jpg[/IMG]
-
20-09-2013 09:05 AM #47
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Chỉ số dao động Stochastic trong phân tích kỹ thuật
Chỉ số dao động Stochastic cho ta so sánh giá một chứng khoán đóng cửa với khoảng giá của nó trong một thời gian xác định. Chỉ số dao động Stochastic được thể hiện thành 2 đường. Đường chính được gọi là “%K”. Đường thứ hai được gọi là “%D” là trung bình trượt của “%K”. ...
Tổng quan
Chỉ số dao động Stochastic cho ta so sánh giá một chứng khoán đóng cửa với khoảng giá của nó trong một thời gian xác định.
Giải thích
Chỉ số dao động Stochastic trong phân tích kỹ thuật được thể hiện thành 2 đường. Đường chính được gọi là “%K”. Đường thứ hai được gọi là “%D” là trung bình trượt của “%K”.
Có một số cách để giải nghĩa chỉ báo Stochastic. Ba phương pháp phổ biến là:
1.Mua khi Stochastic (cả %K hoặc %D) xuống dưới một mức nhất định (ví dụ:20) và rồi tăng lên trên mức đó. Bán khi Stochastic tăng lên trên một mức nhất định (ví dụ: 80) và rồi rơi xuống dưới mức đó.
2.Mua khi đường %K lên trên đường %D và bán khi đường %K rơi xuống dưới đường %D.
3.Tìm kiếm các phân kì. Ví dụ, khi giá đang hình thành các mức giá cao mới trong khi Stochastic đang rơi xuống thấp hơn, báo hiệu sắp có khả năng đảo chiều giảm gía.
Ví dụ
Đồ thị dưới đây là KDC và chỉ số dao động Stochastic 14 ngày của nó.
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/stochastic.jpg[/IMG]
Mũi tên “mua” được vẽ ra khi đường %K đi xuống dưới và rồi lên trên mức 20. Tương tự, mũi tên “bán” được vẽ ra khi đường %K lên trên và rồi lại xuống dưới mức 80.
Tính toán
Chỉ số dao động Stochastic có 4 biến:
1.Các thời kì %K.
Đây là số thời kì thời gian được sử dụng trong cách tính Stochastic.
2.Các thời kì chậm %K .
Giá trị này kiểm soát quá trình làm trơn của %K. Giá trị 1 được thừa nhận là Stochastic nhanh và giá trị 3 được thừa nhận là Stochastic chậm.
3.Các thời kì %D.
Đây là số các thời kì được sử dụng khi tính trung bình trượt của %K. Trung bình trượt được gọi là “%D” và được vẽ ngay trên đồ thị của %K.
4.Phương pháp tính %D.
Phương pháp (ví dụ: mũ, giản đơn, theo chuỗi thời gian, tam giác, biến đổi, hoặc tỷ trọng) được sử dụng để tính %D.
Công thức tính %K là:
Ví dụ, để tính %K 10 ngày, đầu tiên phải tìm ra giá cao nhất và giá thấp nhất trong vòng 10 ngày của chứng khoán. Vì là ví dụ, sẽ giả định rằng trong 10 ngày mức giá cao nhất là 46 và mức giá thấp nhất là 38 - khoảng giá là 8 điểm. Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay là 41, %K được tính là:
37.5% trong ví dụ cho biết rằng giá đóng cửa ngày hôm nay ở mức 37.5% trong khoảng giao dịch của chứng khoán trong 10 ngày. Nếu giá đóng cửa hôm nay là 42, chỉ báo Stochastic sẽ là 50%. Điều này có nghĩa là chứng khoán đóng cửa hôm nay ở 50% hoặc là điểm giữa của khoảng giao dịch 10 ngày.
Ví dụ trên sử dụng %K chậm của 1 ngày (tức là không chậm). Nếu bạn sử dụng giá trị lớn hơn 1, bạn sẽ tìm giá trị trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong khoảng thời kì của %K chậm trước khi thực hiện phép chia.
Trung bình trượt của %K rồi được tính bằng cách sử dụng số thời kì xác định trong các thời kì %D. Trung bình trượt được gọi là %D.
Chỉ báo Stochastic thường giao động trong khoảng 0 đến 100. Giá trị của 0% cho thấy rằng giá đóng cửa của chứng khoán là mức giá thấp nhất mà chứng khoán đã giao dịch trong x- thời kì trước đó. Giá trị 100% cho thấy rằng chứng khoán đóng cửa ở mức giá cao nhất mà chứng khoán đó đã giao dịch trong x- thời kì trước đó.
-
24-09-2013 09:03 AM #48
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Xu hướng thị trường trong phân tích kỹ thuật - Phần 1
Xu hướng thị trường trong phân tích kỹ thuật là chiều hướng của thị trường, là con đường mà thị trường đang di chuyển. ...
TỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
Trong các cẩm nang đầu tư và giao dịch chứng khoán chúng ta thường được lĩnh hội các chỉ dẫn cơ bản:
- Nên giao dịch theo xu hướng thị trường.
- Tránh giao dịch ngược xu hướng.
- Xu hướng thị trường luôn là người bạn của chúng ta.
Vì vậy, nội dung xu hướng thị trường có một tầm quan trọng đặc biệt trong phương pháp Phân tích kỹ thuật và là yếu tố cực kỳ cần thiết để phân tích thị trường.
Khi phân tích thị trường bằng các đồ thị giá và mô hình giá, chúng ta thường sử dụng:
- Đường xu hướng, kênh và đường kênh.
- Các mức hỗ trợ và kháng cự.
- Các mô hình biến động giá.
- Các chỉ số: trung bình động.
đều nhằm mục đích duy nhất: xác định và đánh giá xu hướng thị trường.
ĐỊNH NGHĨA:
Xu hướng là chiều hướng của thị trường, là con đường mà thị trường đang di chuyển.
PHÂN LOẠI:
Theo thời gian, giá cả một cổ phiếu biến động liên tục trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Vì vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau: theo sự biến động giá và theo thời gian.
A. Phân loại theo biến động giá:
Về tổng quát, sự biến động giá trong một giai đoạn nhất định gồm hai phần chính: dập dềnh và có xu hướng (tăng hoặc giảm) cụ thể:
1. Xu hướng dập dềnh (còn gọi: không đổi, không xu hướng)
Giá cổ phiếu không thực sự tăng/giảm. Giá cổ phiếu luôn xoay quanh một mức giá cố định. Các đỉnh và các đáy nằm ngang, biểu hiện thị trường đang đứng giá hoặc giá thay đổi rất ít.
Chú ý:
Mỗi giai đoạn dập dềnh đều có hai giá trị, coi như hai ngưỡng: "hỗ trợ và kháng cự". Hai mức chống đỡ và kháng cự là phạm vi biến động giá của biến động dập dềnh. Nên nắm vững các đặc điểm kể trên vì sau này khi nghiên cứu các chỉ số Phân tích kỹ thuật ta sẽ thấy có những chỉ số không thể áp dụng được với thị trường dập dềnh.
2. Xu hướng tăng:
Gồm một chuỗi các đỉnh và các đáy liên tục cao hơn. Biểu hiện thị trường đang tăng giá.
3. Xu hướng giảm:
Gồm một chuỗi các đỉnh và các đáy liên tục thấp hơn. Biểu hiện thị trường đang giảm giá.
B. Phân loại theo thời gian:
1. Xu hướng chính (còn gọi: dài hạn): Thường kéo dài hơn một năm.
2. Xu hướng trung gian (còn gọi: trung hạn): Thường từ ba tuần đến vài tháng.
3. Xu hướng ngắn hạn: Thường kéo dài vài ba tuần.
-
09-11-2013 11:05 AM #49
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
10 Quy tắc vàng của bậc thầy Phân tích kỹ thuật John Murphy
John Murphy được xem là một trong những bậc thầy về phân tích kỹ thuật hiện nay của thế giới.
John Murphy còn là tác giả nổi tiếng chuyên viết về các đề tài phân tích kỹ thuật, với các tác phẩm bán chạy (best seller) như Technical of the Financial Markets, Trading with Intermarket , và The Visual Investor.
Ông hiện là Giám đốc Phân tích Kỹ thuật (Chief Technical Analyst) của StockCharts.com
10 quy tắc vàng trong giao dịch dưới đây của John Murphy đã trở nên nổi tiếng trong giới trader trên toàn thế giới.
1. Phân tích biểu đồ dài hạn để có bức tranh toàn cảnh về xu hướng thị trường. Hãy bắt đầu phân tích với biểu đồ tháng và biểu đồ tuần trong vài năm liên tục.
Bức tranh toàn cảnh trong một giai đoạn dài hơn sẽ giúp tăng khả năng nhận biết và thấu hiểu về triển vọng dài hạn của thị trường.
Sau khi đã có quan điểm về xu hướng dài hạn của thị trường, hãy phân tích biểu đồ giao dịch ngày (daily) và trong phiên (intra-day).
Cần lưu ý là bạn có thể phạm sai lầm nếu chỉ phân tích xu hướng thị trường ngắn hạn.
Thậm chí nếu bạn giao dịch trong khung thời gian cực ngắn thì cũng sẽ hiệu quả hơn nếu bạn giao dịch cùng hướng với xu hướng trung hạn và dài hạn của thị trường.
2. Xác định xu hướng và đi theo nó. Xu hướng thị trường có thể là dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.
Đầu tiên, hãy xác định khung thời gian mà bạn sẽ giao dịch và sử dụng biểu đồ thích hợp.
Hãy chắc chắn rằng bạn đang giao dịch theo đúng hướng của xu hướng đó. Mua vào lúc thị trường giảm khi xu hướng đang là tăng giá, và bán vào lúc thị trường tăng khi khi xu hướng đang là giảm giá.
Nếu bạn đang giao dịch theo trung hạn, thì nên sử dụng biểu đồ ngày và tuần. Nếu bạn là người giao dịch trong ngày, thì nên dùng biểu đồ ngày và trong ngày.
Nhưng cần lưu ý rằng trong mọi trường hợp, hãy xác định xu hướng bằng biểu đồ dài hạn hơn, rồi sau đó sử dụng biểu đồ ngắn hạn hơn để xác định thời điểm giao dịch (timing).
3. Tìm đỉnh/đáy hay là ngưỡng hỗ trợ/kháng cự. Điểm tốt nhất để mua vào là gần ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng này thường là đáy liền trước đó.
Ngược lại, điểm tốt nhất để bán ra là gần ngưỡng kháng cự, thường là đỉnh liền trước đó.
Sau khi đỉnh kháng cự bị phá vỡ thì thông thường nó sẽ tạo (trở thành ngưỡng) hỗ trợ cho những đợt hồi phục sau đó. Nói cách khác, đỉnh cũ sẽ trở thành đáy mới.
Tương tự, khi ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ thì thông thường nó sẽ khiến người ta đẩy mạnh bán ra trong những đợt phục hồi trở lại sau đó; và đỉnh cũ có thể trở thành đáy mới.
4. Tỷ lệ % “dội ngược” trở lại (Retracement). Sau khi thị trường điều chỉnh tăng hoặc giảm thì thường diễn ra một đợt “dội ngược” trở lại của xu hướng trước đó.
Chúng ta có thể đo sự điều chỉnh “dội ngược” trong xu hướng hiện tại của thị trường theo tỷ lệ phần trăm. Mức 50% của xu hướng trước là phổ biến nhất. Mức tối thiểu thường là 1/3 của xu hướng trước, trong khi mức tối đa thường là 2/3.
Cũng cần theo dõi các mức retracement theo các mốc Fibonacci 38% và 62%.
Vì vậy, có thể thấy trong quá trình điều chỉnh giảm của một xu hướng tăng giá, điểm mua ban đầu thường nằm trong khu vực retracement 33%-38%.
5. Vẽ đường xu hướng (Trendline). Đường xu hướng là một trong những công cụ phân tích đơn giản nhưng có hiệu quả nhất. Tất cả những gì bạn cần là một đường thẳng và 2 điểm trên đồ thị.
Đường xu hướng đi lên được vẽ qua 2 điểm thấp nhất kế tiếp. Đường xu hướng đi xuống được vẽ qua 2 điểm cao nhất kế tiếp.
Giá thường quay trở lại các đường xu hướng trước khi tiếp tục xu hướng của nó.
Việc giá phá vỡ đường xu hướng thường báo hiệu sự thay đổi về xu hướng. Một xu hướng đúng khi đường xu hướng được chạm (test) ít nhất là 3 lần.
Đường xu hướng tồn tại càng lâu và được test nhiều lần thì càng trở nên quan trọng (tức là cho tín hiệu đúng).
6. Theo sát các chỉ báo trung bình động (Moving average). Trung bình động (MA) có thể đưa ra các tín hiệu mua hoặc bán khách quan. MA cho bạn biết liệu xu hướng hiện tại có còn tiếp diễn hay không, và giúp xác nhận sự thay đổi trong xu hướng.
Tuy nhiên, MA không cho bạn biết trước rằng sự thay đổi xu hướng sẽ diễn ra, nói cách khác MA là một chỉ báo cho tín hiệu trễ (lagging indicator).
Một trong những cách phổ biến nhất để tìm tín hiệu giao dịch là kết hợp 2 MA. Một số cặp MA được sử dụng phổ biến trong giao dịch thị trường tương lai là MA 4 ngày và MA 9 ngày, MA 9 ngày và MA 18 ngày, MA 5 ngày và MA 20 ngày.
Tín hiệu xuất hiện khi đường MA ngắn hạn hơn giao cắt với đường MA dài hạn hơn. Giá cắt lên trên hoặc xuống dưới đường MA 40 ngày cũng tạo ra những tín hiệu giao dịch hiệu quả.
Vì MA là chỉ báo giao dịch theo xu hướng nên chúng chỉ hoạt động tốt nhất trong thị trường có xu hướng rõ ràng (trending market).
7. Nhận biết điểm đảo chiều bằng cách theo dõi các chỉ báo dao động (oscillators). Các chỉ báo dao động giúp nhận diện liệu thị trường có đang trong tình trạng quá mua (overbought) hay quá bán (oversold) hay không.
Trong khi MA giúp xác nhận sự thay đổi xu hướng thì các chỉ báo dao động thường giúp cảnh báo trước rằng thị trường đã tăng giá hoặc giảm giá quá mức và sẽ sớm quay đầu.
Hai chỉ báo dao động phổ biến nhất là RSI (Relative Strength Index) và Stochasics. Hai chỉ báo này dao động trong phạm vi từ 0 đến 100.
RSI trên mức 70 báo hiệu ở vùng quá mua, trong khi dưới mức 30 thì ở vùng quá bán. Các giá trị quá mua và quá của Stochastics lần lượt là 80 và 20.
Phần lớn các nhà giao dịch sử dụng 14 ngày hoặc tuần đối với Stochastics, và 9 hoặc 14 ngày hoặc tuần đối với RSI.
Sự phân kỳ (divergence) của chỉ báo dao động thường cảnh báo sự đảo chiều thị trường. Những công cụ này hoạt động tốt nhất trong thị trường dao động với biên độ hẹp.
Các tín hiệu tuần có thể sử dụng làm bộ lọc cho các tín hiệu ngày. Các tín hiệu ngày có thể sử dụng làm bộ lọc cho đồ thị trong ngày.
8. Nhận biết tín hiệu cảnh báo - Giao dịch theo MACD. Chỉ báo Trung bình động Hội tụ - Phân kỳ (Moving Average Convergence Divergence, MACD) do Gerald Appel phát triển là kết hợp của hệ thống giao cắt các MA với các yếu tố quá mua/quá bán của một chỉ báo dao động.
Tín hiệu mua xuất hiện khi đường chạy nhanh hơn giao cắt lên trên đường chạy chậm hơn và cả hai đường nằm dưới mức 0.
Tín hiệu bán xuất hiện khi đường chạy nhanh hơn giao cắt xuống dưới đường chạy chậm hơn từ trên đường số 0.
Các tín hiệu tuần ưu tiên hơn các tín hiệu ngày. Chỉ báo MACD Histogram biểu thị sự chênh lệch giữa 2 đường MA này và cho những cảnh báo sớm hơn về sự thay đổi xu hướng. Nó được gọi là “Histogram” bởi vì các thanh dọc được sử dụng để biểu thị sự chênh lệch giữa 2 đường MA trên đồ thị.
9. Thị trường có xu hướng hay không. Đường chỉ số xu hướng trung bình (Average Directional Movement Index, ADX) giúp xác định thị trường đang có xu hướng hay không. ADX đo mức độ và hướng của xu hướng trong thị trường.
Đường ADX tăng lên cho thấy sự hiện diện của một xu hướng mạnh. Đường ADX giảm xuống cho thấy thị trường không có xu hướng rõ ràng.
Bằng cách đánh dấu hướng của đường ADX, trader có thể xác định cách giao dịch và bộ chỉ báo nào là phù hợp nhất đối với hoàn cảnh thị trường hiện tại.
10. Nhận biết các tín hiệu xác nhận (Confirming Sign), bao gồm khối lượng (volume) và hợp đồng tương lai đang hiệu lực (open interest).
Khối lượng và hợp đồng tương lai đang hiệu lực là những chỉ báo xác nhận quan trọng trong các thị trường tương lai.
Khối lượng giao dịch đi trước giá. Cần phải chắc chắn rằng khối lượng giao dịch cao hơn xuất hiện theo hướng của xu hướng chi phối. Trong một xu hướng tăng giá, khối lượng giao dịch cao hơn phải xuất hiện vào những ngày tăng giá.
Số hợp đồng tương lai đang hiệu lực tăng lên xác nhận rằng lượng tiền mới vào thị trường đang hỗ trợ xu hướng chi phối. Ngược lại, hợp đồng tương lai đang hiệu lực giảm thường là một cảnh báo cho biết xu hướng gần kết thúc.
Một xu hướng tăng giá vững chắc cần được đi kèm theo bằng khối lượng tăng và hợp đồng tương lai đang hiệu lực tăng.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
1nightdream (31-03-2014)
-
27-03-2014 10:50 AM #50
- Ngày tham gia
- Mar 2014
- Bài viết
- 1
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Bài viết hay quá mà các hình minh họa bị hư link hết rồi (. ai đã đọc và cop ra bản word hay pdf thì cho em xin với
-
31-03-2014 10:10 AM #51
Member- Ngày tham gia
- Oct 2003
- Bài viết
- 365
- Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi
Phân tích kỹ thuật PTKT - Kinh nghiệm phân tích đầu tư & Những câu nói bất hủ với thời gian
Ông John này phân tích kỹ thuật khá hay, tiếc là già rùi nên không chọc trời khuấy nước như xưa nữa
Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
Xã hội khốn nạn dạy anh khôn
-
30-04-2014 12:05 PM #52
- Ngày tham gia
- Apr 2014
- Bài viết
- 5
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Anh có tài liệu nào đầy đủ về mô hình nến không, em tìm trên mạng nó thiếu trước thiếu sau không ak, thanks anh trước
-
16-10-2014 08:56 AM #53
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật PTKT - Candlesticks
Bạn vào trang dưới đây là có đầy đủ từ A đến Z lun
http://www.candlecharts.com/
-
24-01-2015 11:48 AM #54
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật - Những kinh nghiệm hay
Phân tích kỹ thuật dù chỉ mới được ứng dụng tại Việt Nam hơn 10 năm, nhưng đã đem lại nhiều kinh nghiệm mới mẻ và thú vị. Chúng ta cùng nhau nhìn lại những kinh nghiệm này, cũng như một số định hướng trong tương lai của loại hình phân tích kỹ thuật.
1. Những kinh nghiệm của quá khứ của phân tích kỹ thuật
Ứng dụng bearish và bullish divergence trong dự báo
Trong giai đoạn đầu năm 2009 đến nay, một kỹ thuật phân tích đã tỏ ra có hiệu quả trong việc dự báo là ứng dụng bearish và bullish divergence. Kể từ đầu năm 2009, Relative Strength Index (RSI) đã xuất hiện 5 lần phân kỳ quan trọng. Dựa vào các tín hiệu này, việc dự báo biến động giá trong một tương lai khá xa là có thể thực hiện được.
Tháng 07/2009, RSI xuất hiện bullish divergence. Khi VN-Index không ngừng tạo đáy thấp hơn thì chỉ số này liên tục tạo ra những đáy cao hơn. Điều này hàm ý lực của thị trường đã bắt đầu có những cải thiện đáng kể dù chỉ số thị trường vẫn đang đi xuống. Kết quả sau đó cho thấy một chu kỳ tăng giá mạnh mẽ và kéo dài suốt 3 tháng.
Trường hợp của tháng 10/2009 thì ngược lại. Hiện tượng “triple bearish divergence” xuất hiện. Không chỉ thiết lập hai đỉnh thấp hơn trong tháng 10/2009 mà RSI còn thiết lập ba đỉnh thấp dần đều nếu xét toàn bộ giai đoạn tháng 08 – 10/2009. Tín hiệu này góp phần khẳng định cho sự kết thúc của sóng Elliott thứ 5 của sóng 1 lớn để bắt đầu bước vào 3 sóng hiệu chỉnh a, b, c của sóng 2 lớn.
Gần đây nhất là giai đoạn giữa tháng 05/2010. Bên cạnh những yếu tố hỗ trợ khác như Fibonacci, SMA, … thì bullish divergence của RSI cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp người phân tích kỹ thuật dự báo đợt tăng giá vừa qua.
Converging zone tạo thành những vùng support và resistance zone đáng tin cậy
Nhiều người thường hiểu converging zone chỉ là sự hội tụ của các ngưỡng Fibonacci nằm ngang, bao gồm Fibonacci Retracement và Fibonacci Projection. Điều này chưa thực sự thể hiện hết ý nghĩa cũng như tác dụng của converging zone.
Hiểu theo quan điểm chính thống, converging zone là vùng mà tại đó có nhiều ngưỡng kháng cự, hỗ trợ cùng hội tụ. Ví dụ, vào tháng 12/2009 khi mà VN-Index trải qua một trong những đợt thoái lùi lớn nhất kể từ sau khủng hoảng. Trong thời gian này, một converging zone được tạo thành bởi trendline dài hạn, Fibonacci Retracement 50.0% và Fibonacci Zones số 8. Cả ba yếu tố này cho chúng ta điểm rơi chiến lược là ngày 16/12/2009. Và những nhà đầu tư mua cổ phiếu vào thời điểm này đã đạt được mức tỷ suất sinh lợi không dưới 10% khi thị trường bùng nổ ngay sau đó.
Hiện tượng pullback và throwdown
Đây có thể coi là hai hiện tượng có tính ứng dụng cao nhất của trendline. Theo đánh giá của chúng tôi, những hiện tượng này sẽ giúp cho các nhà đầu tư thoát khỏi một vị thế mà mình không mong muốn.
Trước hết chúng ta đề cập đến hiện tượng pullback. Đây là hiện tượng xuất hiện khi một ngưỡng chống đỡ mạnh bị phá vỡ. Sau đó, giá sẽ có sự phục hồi nhất định về lại vùng phá vỡ cũ, rồi kể từ đó bắt đầu thoái lùi thực sự. Tính ứng dụng của hiện tượng này là nó có thể giúp những nhà đầu tư đang bị mắc kẹt thoát hàng.
Một trong những ví dụ điển hình trên thị trường chứng khoán Việt Nam là HNX-Index. Vào ngày 25/11/2009, trong một phiên sụt giảm mạnh mẽ của thị trường, giá đã phá vỡ ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8%. Tuy nhiên, chỉ sau đó vài phiên giá liền pullback trở lại và những nhà đầu tư đã lỡ mạo hiểm bắt đáy trong các phiên trước có thể thoát hàng an toàn.
Hiện tượng thứ hai là throwdown. Ngược lại với hiện tượng đầu tiên, throwdown chỉ xuất hiện trong các đợt tăng giá lớn. Có thể xem chúng như sự tạm nghỉ của thị trường và tích luỹ cho một chu kỳ tăng tiếp theo.
Chúng ta hãy quan sát đồ thị của VN-Index. Rõ ràng là sau khi phá vỡ đường trendline kháng cự dài hạn, VN-Index đã có một sự thoái lùi đáng kể và test lại đường trendline này. Đây chính là cơ hội để những người đầu tư chậm chân trong các đợt tăng giá trước tham gia vào thị trường.
2. Những định hướng tương lai của Phân tích Kỹ thuật
Tập trung vào chiến lược phản ứng lại với thị trường
Có một xu hướng hết sức mạnh mẽ trong thời gian gần đây, không chỉ ở các thị trường phát triển mà ngay cả ở Việt Nam, là nhiều nhà phân tích kỹ thuật đang ngày càng chú ý hơn đến chiến lược phản ứng lại với thị trường thay vì chỉ đơn thuần dự báo biến động của thị trường.
Ở Việt Nam trong thời gian gần đây chúng ta thường hay nghe những phát biểu như: ”Trong năm nay VN-Index sẽ đạt đến XYZ điểm”. Có thể điều này mang nhiều ý nghĩa, nhưng nhiều nhà đầu tư dường như đang dành sự quan tâm đến chiến lược phản ứng nhiều hơn là những dự báo mang tính may rủi. Điều đó sẽ cho phép họ không gặp phải những bất ngờ quá lớn trong quá trình đầu tư.
Ví dụ, một nhà đầu tư A dự báo rằng thị trường sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2010. Khi đó anh ta sẽ mua tại vùng 470 – 495 điểm để đón đầu cho một chu kỳ mới. Tuy nhiên, nếu là một người chú trọng nhiều hơn đến chiến lược, nhà đầu tư này sẽ phải thiết lập cho mình những điểm xoay chuyển chiến lược chủ yếu, mà tại đó anh ta sẽ có chiến lược hành động cụ thể phù hợp với tình trạng danh mục.
Thay vì chỉ nghĩ đến mỗi việc là thị trường sẽ tăng giá trong dài hạn và buy & hold, nhà đầu tư này sẽ thiết lập cho mình ngưỡng cắt lỗ tại mức 470 điểm. Đồng thời dựa vào các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật mạnh có thể mua vào lại ở vùng 445 – 455 điểm... Nói tóm lại, khi điểm xoay chuyển chiến lược bị phá vỡ, chiến lược sẽ thay đổi.
Ngày càng định lượng nhiều hơn
Có khá nhiều lời nhận xét từ phía các nhà đầu tư là phân tích kỹ thuật mang nhiều tính chủ quan nên khó ứng dụng một cách rộng rãi. Và dường như bản thân những người phân tích kỹ thuật cũng nhận ra điều này. Vì vậy, ngày càng có nhiều người phân tích kỹ thuật phát triển sâu hơn theo hướng định lượng. Họ thiết lập những mô hình toán học, với những công thức được thiết lập từ trước và những trọng số tính toán đã được cân nhắc kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, muốn làm được điều này đòi hỏi người phân tích phải có tư duy logic cũng như sự hiểu biết về bản chất của các công thức khá sâu sắc. Lợi điểm của việc này là nó sẽ giúp loại bỏ tính chủ quan trong phân tích – một nhược điểm mà hầu hết những người phân tích kỹ thuật tại Việt Nam dễ mắc phải.
Cũng chính kỹ thuật này đã mở ra tiền đề cho lĩnh vực phân tích định lượng. Bởi lẽ phân tích định lượng là dựa trên cơ sở phân tích tương quan giữa các chuỗi số liệu dựa trên một trục chính là biến động của thị trường. Loại hình phân tích này của phân tích kỹ thuật sẽ kết hợp với các biến số của cơ bản để đưa ra kết quả dự báo một cách chính xác và khách quan hơn.
-
31-03-2015 11:12 AM #55
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2015
- Đang ở
- thành phố mang tên bác
- Bài viết
- 629
- Được cám ơn 48 lần trong 45 bài gởi
Cái chủ đề phân tích kỹ thuật này cũng bổ ích đấy bà con nhỉ. các bác cứ cố gắng luyện khí công cho tốt nhé.
-
25-01-2016 03:47 PM #56
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Fibonacci trong phân tích kỹ thuật
Có một “tỷ lệ” rất đặc biệt được sử dụng để mô tả tính cân đối của vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ như thiên thạch. Không chỉ thiên nhiên phụ thuộc vào nó để duy trì sự cân bằng mà thị trường tài chính có vẻ như cũng vận động theo một quy luật tương tự. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem qua một vài công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu trên cái mà người ta gọi là “tỷ lệ vàng” này....
Có một “tỷ lệ” rất đặc biệt được sử dụng để mô tả tính cân đối của vạn vật từ những khối cấu trúc nhỏ nhất của thiên nhiên như nguyên tử cho đến những thực thể có kích thước cực kỳ khổng lồ như thiên thạch. Không chỉ thiên nhiên phụ thuộc vào nó để duy trì sự cân bằng mà thị trường tài chính có vẻ như cũng vận động theo một quy luật tương tự. Trong phạm vi bài viết, chúng ta sẽ xem qua một vài công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên các nghiên cứu trên cái mà người ta gọi là “tỷ lệ vàng” này.
Các nhà toán học, khoa học, và tự nhiên học đã biết đến “tỷ lệ vàng” này trong nhiều năm. Nó được rút ra từ dãy Fibonacci, do nhà toán học người Ý, Leonardo Fibonacci (1175-1250) tìm ra. Trong dãy Fibonacci (1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 610, etc), mỗi số trong dãy là tổng của hai số trước đó. Điều đặc biệt nhất trong dãy này là bất kỳ một số nào cũng đạt giá trị xấp xỉ 1.618 lần số đứng trước và 0.618 lần số đứng sau nó (0.618 là nghịch đảo của 1.618). Tỷ lệ này được biết đến với rất nhiều tên gọi: tỷ lệ vàng, tỷ lệ thần thánh, PHI … Vậy thì, tại sao tỷ lệ này lại quan trọng đến vậy? Vạn vật dường như có thuộc tính gắn kết với tỷ lệ 1.618, có lẽ vì thế mà nó được coi là một trong những nhân tố cơ bản cấu thành nên các thực thể trong tự nhiên. Nếu chia tổng số ong cái cho tổng số ong đực trong một tổ ong bất kỳ, bạn sẽ có giá trị là 1.618. Nếu lấy khoảng cách từ vai đến móng tay chia cho khoảng cách giữa cùi chỏ và móng tay thì bạn cũng có được giá trị 1.618. Tính xác thực của các ví dụ trên bạn có thể từ từ kiểm chứng nhưng chúng ta hãy cùng xem “tỷ lệ vàng” có ứng dụng gì trong tài chính. Khi sử dụng phân tích kỹ thuật, “tỷ lệ vàng” thường được diễn giải theo 3 giá trị phần trăm: 38.2%, 50%, và 61.8%. Nhiều tỷ lệ khác có thể được sử dụng khi cần thiết, như 23.6%, 161.8%, 423%... Có 4 phương pháp chính trong việc áp dụng dãy Fibonacci trong tài chính: Retracements, arcs, fans, và time zones. Fibonacci Arcs (FA) được thiết lập đầu tiên bằng cách vẽ đường thẳng kết nối 2 điểm có mức giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. 3 đường cong sau đó được vẽ với tâm nằm trên điểm có mức giá cao nhất và có khoảng cách bằng 38.2%, 50.0%, 61.8% độ dài đường thẳng thiết lập
FA dùng để dự đoán mức hỗ trợ và kháng cự khi đồ thị giá tiếp cận với đường cong. Một kỹ thuật phổ biến là theo dõi cả hai đường FA, FF (Fibonacci Fan) và dự đoán mức hỗ trợ/kháng cự tại điểm giao giữa đồ thị giá và đường FA/FF.
Lưu ý rằng đồ thị giá cắt đường FA tại điểm nào còn tùy thuộc vào kích cỡ của đồ thị, nói cách khác đường FA được vẽ lên đồ thị nên nó có mối tương quan với kích cỡ cân đối của đồ thị trên màn hình vi tính hoặc trên giấy. Đồ thị giá của Đồng Bảng Anh mô tả cách mà đường FA tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự (điểm A, B, C) Fibonacci Fan (FF) được vẽ bằng cách kết nối hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. Sau đó một đường thẳng đứng “vô hình” sẽ được vẽ qua điểm giá cao nhất. Tiếp theo đó 3 đường chéo sẽ được vẽ từ điểm giá thấp nhất cắt đường thẳng đứng “vô hình” tại 3 mức 38.2%, 50.0%, 61.8%. Đồ thị sau của Taxaco cho thấy các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trên đường FF
Bạn có thể thấy khi đồ thị giá gặp đường FF cao nhất (điểm A), đồ thị giá không thể vượt qua đường FF trong nhiều ngày. Khi giá vừa vượt qua đường FF, nó liền rớt nhanh chóng đến điểm đáy trên đường FF thứ 3 (điểm B và C) trước khi tìm được ngưỡng hỗ trợ. Cũng lưu ý rằng khi giá di chuyển qua điểm đáy (điểm C), nó di chuyển một mạch tới điểm cao nhất (điểm D) trên đường FF thứ 1 và cũng là điểm kháng cự, sau đó rơi xuống điểm giữa trên đường FF thứ hai (điểm E) trước khi đổi chiều đi lên. Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị) Sau mỗi giai đoạn biến động giá chính (có thể lên hoặc xuống), giá thường có xu hướng đảo ngược xu hướng (toàn bộ hoặc một phần). Khi giá đảo chiều, các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mới thường nằm trên hoặc gần đường FR (xem đồ thị - ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xuất hiện tại đường Fibonacci 23.6% và 38.2%)
Fibonacci Time Zones bao gồm một loạt các đường thẳng đứng. Sắp xếp theo trật tự của dãy Fibonacci 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, … Cũng như các đường khác, diễn biến thay đổi của giá thường có mức hỗ trợ/kháng cự nằm gần hoặc trên các đường thẳng đứng này.
Các kết quả nghiên cứu về Fibonacci này không có ý định làm kim chỉ nam cho việc xác định thời gian xâm nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Đa phần các nhà đầu tư sử dụng kết hợp cả 4 phương pháp Fibonacci này để có thể đưa ra các mức dự đoán chính xác hơn. Một nhà phân tích có thể chỉ sử dụng Fibonacci Arcs và các điểm giao tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Nhiều người khác kết hợp các nghiên cứu về Fibonacci với các dạng thức phân tích kỹ thuật khác như “lý thuyết sóng Elliot” để dự đoán mức độ đảo ngược xu hướng sau mỗi bước sóng khác nhau. Trong phạm vi bài viết, tôi chỉ xin dừng lại ở mức độ ứng dụng cơ bản của dãy Fibonacci, hy vọng có thể cung cấp cho các bạn vài thông tin hữu ích.Trade what you see, not what you think!!!
-
26-01-2016 08:36 AM #57
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Một điểm cần lưu ý nữa là dãy số Fibonacci hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực
Bạn sẽ kinh ngạc vì những điều quen thuộc xung quanh bạn đều liên quan tới một dãy số nổi tiếng: Dãy Fibonnaci. Dãy số này còn liên quan chặt chẽ tới tỉ lệ thần thánh: Tỉ lệ vàng.
Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó.
Mặc dù quy luật tưởng chừng đơn giản như vậy, nhưng nó lại xuất hiện ở những thứ phức tạp nhất xung quanh chúng ta và ngay cả bản thân vũ trụ.
Điều này khiến nó trở thành một dãy số nổi tiếng và được xem sự hiện diện của Tạo hóa ngay cạnh con người.
Dãy số có quy luật đơn giản: Phần tử sau bằng tổng 2 phần tử liền trước đó. Nhưng lại thể hiện quy luật vận động và phát triển của thế giới khách quan bao gồm tự nhiên và vũ trụ.
Có thể nói sự phát triển của dãy số cũng chính là sự phát triển của tự nhiên. Điều này giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới khách quan thông qua Toán học. Một sự liên hệ tuyệt vời và gần gũi giữa Toán học và thực tế.
Trade what you see, not what you think!!!
-
26-01-2016 08:40 AM #58
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
-
26-01-2016 10:57 AM #59
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Fibonacci Time Zones mình thấy cũng rất hay nhưng phải có kinh nghiệm lâu mới xài hiệu quả, không thì dễ bắt trượt đáy và tành tử sỹ lắm
Trade what you see, not what you think!!!
-
26-01-2016 01:46 PM #60
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Trong phương pháp phân tích kỹ thuật, cụm từ Fibonacci được nhắc đến khá nhiều đặc biệt là trong các dự báo về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của một cổ phiếu hoặc chỉ số trong tương lai.
Fibonacci thực tế là một chuỗi các con số toán học được phát hiện bởi Leonardo Pisano vào thế kỷ 12.
Dựa trên một dãy số 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89… Quy luật chính để tìm những con số này sẽ bằng tổng 2 số liền trước.
Leonardo đã phát hiện ra sự trùng hợp đặc biệt giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên với các quy luật trong chuỗi dãy số trên.
Khi thử so sánh nó với sự vận động của thị trường chứng khoán, người ta cũng đã nhận ra có một sự tương tác khá lớn giữa dãy số Fibonacci với các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
Cụ thể trong một xu hướng vận động của giá cổ phiếu hoặc chỉ số, người ta phát hiện tại các ngưỡng 0%, 23,6%, 38,2%, 50,0%, 61,8%, 100% giá cổ phiếu hoặc chỉ số có sự biến động rất mạnh khi chạm vào các ngưỡng này.
Với kinh nghiệm cá nhân đã từng áp dụng thì ngưỡng 50% và 61,8% mới thực sự là những ngưỡng kháng cự và hỗ trợ đáng quan tâm, tại đó có khả năng lớn sẽ xảy ra sự đảo chiều xu hướng.
Được sử dụng phổ biến hiện nay chính là công cụ Fibonacci Retracement (Fibonacci Hồi quy)
Trong một xu hướng giảm hoặc tăng, giá cổ phiếu hoặc chỉ số sẽ dần tích lũy và tìm đến điểm tạo sự đảo chiều. Fibonacci Hồi quy sẽ thực hiện chức năng dự đoán điểm đảo chiều này.
Lấy ví dụ cụ thể đối với HNX-Index tại thời điểm hiện tại vào ngày 13/9/2012
Sau khi đạt đỉnh vào tháng 5/2012, HNX-Index bắt đầu quá trình điều chỉnh giảm của mình. Dựa trên Fibonacci Retracement kéo từ chân sóng tăng ngày 6/1/2012 tại 55,27 điểm lên đỉnh ngày 9/5/2012 tại 83,76 điểm cho thấy những gợi ý về khả năng hình thành các ngưỡng hỗ trợ khi HNX-Index bắt đầu rơi.
Thực tế taị mức Fibonacci 38,2% HNX-Index đã có biểu hiện được mua đỡ giá và đi ngang trong khoảng kẹp giữa mức Fibonacci 23,6% và 38,2% trong vòng một tháng.
Như đã nêu với quan điểm cá nhân, trong xu hướng giảm hoặc tăng thường sẽ có phản ứng mạnh với các ngưỡng Fibonacci 50% và 61,8%. Thực tế này đã xảy ra với HNX-Index sau khi phá vỡ mức 38,2%.
Khu vực Fibonacci 50% cũng đã đỡ cho HNX-Index đi ngang thêm khoảng gần 2 tháng phía trên mức này tương đương mức 66 điểm.
Sau vụ Nguyễn Đức Kiên bị bắt (21/8/2012), HNX-Index đột ngột giảm mạnh xuyên qua Fibonacci 50% và 61%. Đến thời điểm này các ngưỡng hỗ trợ dựa trên Fibonacci không còn tác dụng và hướng đến khả năng “test” đáy cũ trong tháng 1/2012 tại 55,2 điểm tương đương với mức Fibonacci 100%.
Như vậy với một công cụ như Fibonacci, nhà đầu tư cũng đã có những dự báo trước về khả năng thị trường sẽ xảy ra phản ững mạnh tại mức điểm nào, từ đó có những chiến lược mua, bán, chốt lời hoặc cắt lỗ.
Chú ý: Mức phản ứng mạnh nhất thường là các mức Fibonacci 50% và 61%. Điều kiện để bổ sung cho các lập luận về dự báo đó là sự ủng hộ của khối lượng giao dịch tại các mức điểm này.
Trong xu hướng giảm mức Fibonacci nào đang hỗ trợ cho giá cổ phiếu mà bị phá vỡ sẽ lập tức trở thành ngưỡng kháng cự nếu như giá cổ phiếu phục hồi. Trường hợp xu hướng tăng thì ngược lại. Tính hoán đổi giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thể hiện rất rõ qua công cụ FibonacciTrade what you see, not what you think!!!
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Những series bài hay về phần mềm phân tích kỹ thuật MetaStock
By tigeran in forum Phân tích kỹ thuật MetaStockTrả lời: 37Bài viết cuối: 27-11-2017, 03:15 PM -
Những series bài hay về phần mềm phân tích kỹ thuật AmiBroker
By tigeran in forum Phân tích kỹ thuật AmiBrokerTrả lời: 37Bài viết cuối: 15-11-2016, 04:27 PM -
Phân tích kỹ thuật (PTKT) – lý thuyết, ứng dụng và phản biện
By tigeran in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 14Bài viết cuối: 15-09-2012, 10:34 AM -
Một bài phân tích hay, có lý và khách quan
By Brainstorm in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 0Bài viết cuối: 17-06-2012, 11:41 PM -
Những kinh nghiệm về phân tích kỹ thuật được chia sẻ tại buổi ofline CLB PTKT
By tigeran in forum Nhận định thị trường bằng Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 0Bài viết cuối: 06-07-2010, 09:08 AM
Bookmarks