-
20-09-2012 11:54 AM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
"Xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc của thị trường"
Thời gian gần đây, vấn đề giải quyết nợ xấu hay nợ khó đòi đã được các nhà quản lý và các chuyên gia bàn thảo nhiều nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có cơ quan nào đưa ra được giải pháp để giải quyết căn cơ vấn đề này.
Xem bài viết: "Xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc của thị trường"
-
20-09-2012 11:54 AM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Mp (20/09/2012 11:0)
Muốn xử lý nợ xấu phải quay ngược lại vấn đề:
Nợ xấu do đâu mà có?. Tại sao lại phát sinh nợ xấu?.
Sai chỗ nào thì chính chỗ đó phải là nơi phải khắc phục hậu quả trước tiên, bởi đó là do lỗi chủ quan của chính các ngân hàng.
Các ngân hàng thì ngoài các nghiệp vụ ngân hàng, thì các ngân hàng lại chủ động kinh doanh gồm:
- Đầu tư mua CP lẫn nhau giữa các ngân hàng.
- Cùng với các DN đầu tư vào BĐS.
- Dùng tiền để mua sắm nhà sở rất nhiều nơi, có thể không từ nguồn tiền thặng dư vốn mà bằng chính tiền gửi của nhân dân.
- Sở hữu chéo giữa các ngân hàng đã tạo nên "vốn ảo" tăng lên gấp nhiều lần, không thực chất.
Dẫn đến việc tiền lưu thông hàng ngày thiếu, rồi thi nhau đua tăng lãi suất...
Cùng với đó là đạo đức nghề nghiệp của chính các cán bộ Ngân hàng:
- Thông đồng trong các dự án "vẽ trên giấy", rồi cùng nhau tham nhũng bằng cách cho vay rồi được "lại quả", nhưng cuối cùng thì dự án dang dở, không thu hồi được vốn.
- Lấy tiền ngân hàng đi đầu tư dẫn đến thua lỗ, mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
- Khi cho vay định giá tài sản quá cao, dẫn đến khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng ôm tài sản, nhưng thực chất giá thấp hơn số tiền đã bay ra khỏi ngân hàng không về được.
- Thẩm định thì sơ sài, cứ nghĩ là tiền chùa nên cho vay bừa bãi, miễn sao có tiền bỏ túi do lại quả. Tóm lại là đục khoét...
Vấn đề lỗ hổng chính sách và cơ chế chính sách thời gian qua ntn mà lại để cho khối ngân hàng tự tung, tự tác khủng khiếp đến như vây?. Trách nhiệm đó thuộc về cơ quan nào, cá nhân nào. Hay cuối cuối cùng là hòa cả làng, cho dù nếu có cả khả năng mất cả vốn của nhà nước ?.
Ai sai, nơi nào sai, phải tự sửa, lấy hết lợi nhuận ra mà khắc phục (vì thực tế lương cán bộ khối ngân là là thuộc hàng khủng, lợi tức chia đều).
Còn nếu là lợi nhuận "ảo" là chính, ăn luôn vào thịt, vào da thì có thể nói cơ chế giám sát, điều hành của bộ máy là quá kém, hoặc cùng thông đồng với khối NHTM để chụp giật.
Dù sao cũng rất may, chính phủ đã không "cứu" ngân hàng như họ đã kỳ vọng, lầm tưởng, đó là, làm như thế nào cũng không sợ, nếu có mệnh hệ gì thì thế nào nhà nước cũng phải ra tay cứu vì sợ đổ vỡ.
Giải quyết cái gì cứ đi từ gốc mà lộn ra, còn nếu cứ tiếp tục bưng bít, chỉ giải quyết theo "cái ngọn" thì suốt đời chỉ có vậy thôi.
Muốn làm gì thì làm, muốn xây dựng cái gì thì xây, trước tiên "cái nền" nó phải vững cái đã.
Nói ngoài lề một chút, cứ nhìn cung cách xây dựng ở thủ đô sẽ thấy, mạnh ai nấy làm, rất vô tổ chức. Cả một thành phố không có nổi một cái cốt nền. Đường xá thì vài năm lại đổ thêm bê tông nhựa đường, khiến đường thì cứ ngày càng cao lên, nhà thì cứ lại thấp đi tương ứng, bể phốt, bể nước cuối cùng toàn là nước bẩn tràn vào. Các khu đô thị làm không dựa trên một qui hoạch tổng thể. Phố cổ xây 100 năm không ngập, đô thị mới xây thì mưa ngập thành sông, Trung tâm HNQG, vừa khánh thành nhiều hạng mục trông đã chán đời, Ôi giời ơi, lại còn chưa kể có cái công trình nào ngay cạnh Trung tâm HNQG mà cứ mái trên thì to hơn mái dưới, nhìn nó cứ đè nén, nhìn xa đã không thể thở nổi, không biết làm đã xong chưa để còn vào xem nội thất. Cho nên 30 năm nữa Hà Nội cũng sẽ như vậy thôi.
Bản thân người viết vẫn không quên cái trận mưa khủng khiếp gây ngập chưa từng thấy ở HN (sau khi được QH thông qua với 90% đồng loạt bấm nút sáp nhập Hà Tây và 4 huyện thuộc Hòa Bình vào HN mặc dù trước đó gây tranh cãi ngay trong kỳ họp và người dân thì phản đối), làm chết 12 người, trong đó có một cháu bé trường Tiểu học, nhà ở Nam Đồng thật là thương tâm, mà thời gian đó không phải là mùa mưa.
Xem bài viết: "Xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc của thị trường"
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
NNC - "Tuy không "cao" nhưng cả thị trường phải ngước nhìn"
By thanh120505 in forum Thị trường OTCTrả lời: 2Bài viết cuối: 27-04-2012, 09:46 AM -
Vietstock Weekly 6 - 10/02: Thị trường lưỡng lự - Nên "đu theo" hay chờ đợi?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 9Bài viết cuối: 06-02-2012, 08:35 AM -
Ông Vũ Viết Ngoạn: "Các ngân hàng phải đồng nhất chuẩn về nợ xấu"
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 15-11-2011, 05:27 PM
Bookmarks