Giới thiệu Phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng cổ tức DDM
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Aug 2012
      Bài viết
      4
      Được cám ơn 5 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định Giới thiệu Phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng cổ tức DDM

      ----------------------------------------------
      Tác giả: Nguyễn Trung Quyết
      ----------------------------------------------
      Giới thiệu phương pháp định giá cổ phiếu theo luồng cổ tức DDM

      Phương pháp ước định giá cổ phiếu theo luồng cổ tức (DDM) là phương pháp tính toán không quá phức tạp, tương đối dễ hiểu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những công ty có chính sách cổ tức trong tương lai ổn định. Vì vậy, tại Việt nam có lẽ nó sẽ phù hợp với những bluechip mà thôi.

      Luận điểm của phương pháp này là quy đổi luồng thu nhập trong tương lai (gồm cổ tức và giá bán dự đoán) với một tỷ suất chiết khấu về thời điểm hiện tại, sau đó so sánh giá ước định với thị giá cổ phiếu, nếu giá ước định lớn hơn thị giá thì Nhà đầu tư nên mua vào và ngược lại.

      Phương pháp xác định giá ước định như sau:

      Đầu tư ngắn hạn
      Po = D1/1+i + D2/(1+i)2 + D3/(1+i)3 +….+ Dn/(1+i)n + Pn/(1+i)n

      Trong đó:
      Po : Giá CP ước định.
      Dt (D1…Dn): Cổ tức của CP dự tính thu được ở năm thứ t.
      Pn: Giá bán CP dự tính ở cuối năm n.
      n: Số năm mà NĐT dự kiến nắm giữ CP.
      i: Lãi suất chiết khấu, tỷ suất sinh lời…

      Đầu tư dài hạn
      a) Trường hợp cổ tức tăng đều:
      P0 = D1/(i-g) Mô hình Gordon
      b) Trường hợp cổ tức không tăng không giảm:
      P0 = Do/i
      c) Trường hợp cổ tức tăng không đều:
      Po =  = Do(1+G)t/(1+i)t + [1/(1+i)T]Do(1+G)T(1+g)/(i-g)
      Trong đó:
      t là kỳ tính lãi thường chạy từ 1 đến giai đoạn T.
      G là tỷ lệ tăng cổ tức trong giai đoạn T
      g là tỷ lệ tăng cổ tức trong giai đoạn sau T

      Ví dụ trường hợp của CTCP Đầu tư và Xây dựng Sao Mai (ASM) với tỷ lệ trả cổ tức năm 2012 là 20% tương đương 2,000đ/cp, dự kiến trong 2 năm nữa mỗi năm tăng 1%, lãi suất chiết khấu tháng 8/2012 được Ngân hàng Nhà nước công bố 8%.

      Như vậy với 1 Nhà đầu tư xác định đầu tư ngắn hạn ASM trong 3 năm thì Po = 2,000/1.08 +2,100/1.082 +2,200/1.083 = 5,399đ/cp, nhỏ hơn giá trị hiện tại (Ptt cuối tháng 8) là 9,900đ/cp. Như vậy Nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định không nên mua.

      Nhưng xét trên quan điểm dài hạn, với lãi suất chiết khấu 8% như trên, dự kiến tỷ lệ tăng cổ tức mỗi năm 1% thì Po = 2,000/0.07 = 28,571đ/cp, lớn hơn giá trị hiện tại Ptt. Như vậy Nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư.

      Có thể nói chính xác rằng phương pháp này nếu áp dụng với Trái phiếu sẽ hợp lý hơn vì các nguồn thu nhập trong tương lai do Trái phiếu đem lại cho Nhà đầu tư thường ổn định và được xác định trước chứ không bấp bênh như cổ phiếu.

      Khi tính toán theo phương pháp này thì Nhà đầu tư cũng nên kết hợp thêm một số phương pháp khác như tính chỉ số EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần), chỉ số P/B (thư giá cổ phiếu)...để có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất.

    2. Có 3 thành viên đã cám ơn hoanglanphuong :
      admin (18-09-2012), nhabuon (18-09-2012), nhuma (18-09-2012)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 06-05-2011, 11:50 PM
    2. Trả lời: 5
      Bài viết cuối: 19-04-2010, 03:04 PM
    3. Hỏi về phương pháp định giá chứng khoán theo phương pháp DCF
      By michelford in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 22-09-2009, 11:16 PM
    4. Định giá NKD theo phương pháp DCF
      By in forum Doanh nghiệp sàn HoSE
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 25-03-2006, 11:10 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình