VSD có quyền hủy lệnh GD của NĐT?
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 2 của 2

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Aug 2012
      Bài viết
      4
      Được cám ơn 5 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định VSD có quyền hủy lệnh GD của NĐT?

      ---------------------------------------------------------
      Blogger: Hoàng Thạch Lân
      Thời gian đăng: 13/09/2012
      Blog:http://hoangthachlan.wordpress.com/

      ---------------------------------------------------------

      VSD có quyền hủy lệnh GD của NĐT?

      Đó là câu hỏi của 1 bác làm nghề chuyên săn tin nhạy cảm trên sàn chứng hỏi tui sau vụ thiếu tiền TTBT của cty CK Golden Bridge (GBS), và câu trả lời của tui là… không biết. Không phải là trả lời thiếu “trách nhiệm”, nhưng bởi Luật chứng khoán 2006 có 1 quy định vô cùng quan trọng (điều 54), đại ý là: NĐT chỉ thực sự sở hữu số ck mà họ đặt mua vào ngày VSD thực hiện bút toán chuyển nhượng, tức là ngày T+3, nên nếu VSD không chấp nhận ghi bút toán, có lẽ họ sẽ coi như lệnh bị hủy và của Xê-da trả lại Xê-da. Tốt nhất, nên hỏi thẳng các bác bên VSD. Tui chỉ xin tám về 1 khía cạnh nho nhỏ trong vấn đề này.



      Trong vụ hủy lệnh do đối ứng TTBT với GBS, cty tui không được “tham gia”, nên không rõ hậu quả thế nào, nhưng có thể thấy cách mà 1 số cty CK khác đang phải chịu qua bài viết trên ĐTCK sáng nay: “Giữ nghiêm kỷ luật thanh toán, cách nào?”. Đối với tui, hủy lệnh là việc làm rất k nên, k được phép xảy ra bởi hủy lệnh cũng là 1 hành vi gây ra thiệt hại cho cả hệ thống TTBT chứ k đơn giản là vài bác NĐT bị thiệt hại. Không chỉ VSD được lập ra để chặn rủi ro TTBT, mà cả cơ chế GD theo nguyên tắc trung gian cũng được xây dựng để góp phần chặn rủi ro TTBT. Xin nói rõ như sau:
      Cơ chế GD theo nguyên tắc trung gian là mọi lệnh GD của NĐT phải qua cty CK thành viên, nhằm xác nhận và đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ của NĐT (chứ k thì các Sở đã cho NĐT nhập lệnh online thẳng vào máy chủ của họ rồi). Rủi ro thiếu tiền TTBT do lỗi (hoặc đôi khi là tội) của NĐT, về nguyên tắc đã được chặn bước 1 tại hệ thống GD của thành viên vào ngày T, tức là người mua phải có đủ tiền mới được đặt mua, người bán phải có chứng mới được đặt bán. Nếu cty CK tự cung cấp các loại dịch vụ liên quan đến việc mua thiếu tiền (ứng tiền bán ngày T, margin…), thiếu chứng (bán khống kiểu Việt), hay cùng bên thứ ba cung cấp dịch vụ như cầm cố… (tui đã từng liệt kê ở blog này) thì chính cty CK đó phải có trách nhiệm TTBT. Trong mọi trường hợp, bất kể là NĐT cố ý (mua thiếu rồi xù) hay vô ý (“tự dưng” trong TK có tiền hay đặt được lệnh mà k cần có tiền) thì lỗi vẫn thuộc về cty CK nếu họ để lọt lệnh của NĐT vào được hệ thống GD của các Sở.
      Nói đến đây, bạn có thể hiểu rằng nếu lệnh của NĐT lọt được tới hệ thống GD của các Sở, coi như NĐT không còn là kẻ có lỗi gây ra rủi ro TTBT. Đặc biệt là những NĐT có lệnh bị hủy trong trường hợp trên, lệnh của họ hoàn toàn hợp lệ, kết quả GD đã xác nhận việc chuyển nhượng hoàn toàn hợp pháp, họ không hề gây ra rủi ro TTBT, vậy họ có lỗi gì để bị hủy lệnh?
      Trong quy trình TTBT, thực chất việc thanh toán chỉ thực hiện vào T+3, còn khoảng thời gian từ T đến trước 14g chiều T+2 là dành cho các cty CK xử lý việc thiếu tiền, nếu có. Đây là bước thứ 2 ngăn chặn rủi ro TTBT. Nếu thiếu tiền, cty CK phải ngay lập tức lấy tiền mình ra bù, hay đi vay đâu đó, kể cả phát đơn xin vay quỹ TTBT để bù. Đã từng có trường hợp tui biết cty CK phải vay ngoài với lãi suất rất cao, nhưng lỗi của họ thì họ phải làm thôi.
      Nhìn chung, việc hủy lệnh TTBT của VSD không đơn giản là gây thiệt hại cho những NĐT đã đặt lệnh hợp pháp, hợp lệ mà nó còn gây ra những thiệt hại sau:
      - Các cty CK có liên quan bị NĐT đổ lỗi, mất niềm tin, thậm chí bị “ném đá”. Đâu phải NĐT nào cũng hiểu đó k phải là lỗi của cty CK.
      - Các cty CK nghi kị lẫn nhau. Bài viết trên ĐTCK có 1 câu đáng lưu ý là: “vào cuối phiên GD, cty CK sẽ biết được lệnh đối ứng từ cty CK khác, những cty có tên trong d/s đen thì các cty khác sẽ thận trọng trong cung cấp dịch vụ tài chính cho NĐT”. Đây là rủi ro hệ thống, bởi việc thiếu tiền TTBT k phải “đặc quyền” của các cty trong d/s đen, mà cty nào cũng có thể gặp, lớn cũng gặp, Top10 cũng gặp, số 1 chứng trường cũng có thể gặp trong 1 ngày đẹp giời nào đó (thực tế đã có, chỉ có điều cty CK họ xử lý kịp trước khi phải khai với VSD mà thôi). Nếu việc hủy lệnh xảy ra hoài, sẽ xuất hiện tâm lý cty CK này từ chối khớp lệnh với cty CK khác, đây là điều cấm kỵ bởi k cty CK nào được phép nghi ngờ khả năng TTBT của đồng nghiệp. Chỉ các bác quản lý (VSD, UBCK) mới có quyền nghi ngờ mà thôi.
      Một “truyện” nữa cần phải nói là cái quỹ TTBT. Mục đích của quỹ này rất rõ ràng: lấy tiền thanh toán cho các rủi ro đã trở thành hiện thực vào ngày T+3. Đây là việc xử lý rủi ro TTBT ở bước 3 (bước cuối). Việc cty CK có lỗi tính sau, cứ lấy tiền thanh toán trước mắt để đảm bảo hệ thống. Ở đây phải làm rõ rằng ứng tiền từ quỹ k phải để cứu GBS, mà là “cứu”, k để xảy ra thiệt hại cho những cty CK khác, cho những NĐT có liên quan. Quỹ TTBT do các thành viên góp vô, tại sao lại k dùng để “cứu” chính các cty CK thành viên? Tui không biết quy mô lỗi trong vụ GBS nói trên lớn cỡ nào mà k sử dụng quỹ. Nếu GBS thiếu nhiều lần, tại sao không sớm tạm ngưng tư cách thành viên VSD của GBS ngay từ lần vi phạm thứ hai trong vài phiên, cử đoàn thanh tra để tìm nguyên nhân và tìm cách xử lý cho dứt điểm?
      Rủi ro thiếu tiền TTBT (sau này có khi sẽ còn là thiếu chứng) là rủi ro k phòng tránh triệt để, nhưng là thứ có thể xử lý dễ dàng khi đã xảy ra, cho dù là VSD xài cơ chế TTBT đa phương giữa các cty CK với nhau (hiện nay) hay TTBT song phương giữa cty CK với 1 tổ chức của nhà nước (nghe nói đang là mô hình nghiên cứu). Nhưng tui nghĩ, hủy lệnh k phải là cách xử lý hợp tình, hợp lý tí nào.

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Hủy lệnh bất thường: NĐT băn khoăn
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 08-12-2011, 04:14 PM
    2. UBCK sẽ hướng dẫn chi tiết về 2 quyền lợi mới của NĐT
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 20-07-2011, 08:35 AM
    3. Tâm lý chán nản của nhiều NĐT
      By Leaderstock in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 17-11-2009, 08:23 AM
    4. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 02-08-2007, 01:07 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình