Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3 CuốiCuối
    Kết quả 21 đến 40 của 45
    1. #21
      Ngày tham gia
      Oct 2011
      Đang ở
      HCM
      Bài viết
      899
      Được cám ơn 254 lần trong 178 bài gởi

      Mặc định

      Vụ phân kỳ này áp dụng lướt sóng T+ hiệu quả không vậy bác??



      Trích dẫn Gửi bởi tigeran Xem bài viết
      1. KHÁI NIỆM

      Hội tụ và phân kỳ là những kiến thức quan trọng trong Phân tích kỹ thuật PTKT vì chúng có mặt ở hầu hết các chỉ số thông dụng: Chỉ số xung lượng (Momentum), chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), chỉ số trung bình động (MA), trung bình động hội tụ và phân kỳ (MACD), phương pháp phân tích khối lượng…

      Nắm vững các khái niệm hội tụ và phân kỳ, chúng ta dễ dàng phát hiện được:

      -Những tín hiệu cảnh báo khi thị trường thay đổi xu thế

      -Các tín hiệu giao dịch, tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường

      HÌNH THÁI

      Khi đường biểu diễn các chỉ số (Momentum, RSI, MACD…) di chuyển cùng chiều (tăng, giảm) với đường giá: hiện tượng hội tụ.

      Khi các đường chỉ số kể trên di chuyển ngược chiều với đường giá: hiện tượng phân kỳ.

      Hiện tượng phân kỳ chia ra:

      -Phân kỳ dương: đường chỉ số tăng – đường giá giảm

      -Phân kỳ âm: đường chỉ số giảm – đường giá tăng

      TỔNG QUÁT




      Chúng ta hãy theo dõi và phân tích hiện tượng phân kỳ giữa chỉ số MACD và đường giá trong ví dụ dưới đây.



      Hình 1: Hiện tượng phân kỳ giữa chỉ số MACD và đường giá


      2. SỬ DỤNG

      NGUYÊN LÍ:


      Phát hiện được hiện tượng hội tụ, chúng ta sẽ: Duy trì được xu hướng tốt để thu lời bằng cách để cho tiền lãi tiếp tục tăng trưởng.

      Phát hiện được hiện tượng phân kỳ, chúng ta sẽ: có những quyết định hợp lý (cắt lỗ, chốt lời) một cách kịp thời vì phân kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc:

      -Phát sinh các tín hiệu mua bán

      -Cảnh báo thị trường sẽ đổi chiều

      Phân kỳ dương báo hiệu: thị trường sẽ đổi xu hướng sang tăng

      Phân kỳ âm báo hiệu: thị trường sẽ đổi xu thế sang giảm

      GIAO DỊCH VỚI HỘI TỤ

      Đường chỉ số và khuynh hướng giá hội tụ xác nhận xu hướng thị trường không thay đổi. Khi đó, chúng ta sẽ duy trì được vị thế giao dịch (giữ cổ phiếu) để giá cổ phiếu tiếp tục tăng.

      Ở trạng thái hội tụ, giá tăng đột ngột là hợp lý. Khi đó có thể bắt đầu tiến hành giao dịch. Cụ thể, bắt đầu mua vào mỗi khi có hiện tượng điều chỉnh giá.

      Lưu ý: chỉ bắt đầu giao dịch khi cả hai đường chỉ số và đường giá đồng thời tạo ra các điểm cao mới. Dứt khoát không tham gia thị trường khi chỉ có một trong hai đường kể trên tạo nên các điểm cao mới vì nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm.

      GIAO DỊCH VỚI PHÂN KỲ:

      Thị trường trong xu hướng tăng:

      Phân kỳ là tín hiệu thoát khỏi vị thế của các nhà đầu tư đã tồn tại khá lâu rồi. Khi đó hành động tốt nhất là chuẩn bị sẵn sàng mọi tư thế để kịp thời đối phó với xu hướng sắp xẩy ra.

      Thị trường trong xu hướng giảm:

      -Phân kỳ là dấu hiệu tiên đoán giá sẽ ổn định, điều chỉnh hoặc đảo chiều. Do đó, hành động tốt nhất lúc này là chốt lời khi đường giá phá vỡ mức ổn định hiện tại để mở đầu một xu hướng mới.

      -Tóm lại, khi xuất hiện phân kỳ, giá cổ phiếu thường thay đổi. Nếu giá giảm cần hành động ngay (cắt lỗ hoặc chốt lời)
      -------------------------------
      Levels & Timing: Best indicators
      (Trend is your friend
      But Timing is everything)

    2. #22
      Ngày tham gia
      Oct 2003
      Bài viết
      365
      Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi

      Mặc định

      Bác phải kết hợp cái này với candlesticks mới lướt T+ được vì theo phân tích kỹ thuật thì phân kỳ là để trading dài hạn và tìm turning point mừ
      Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
      Xã hội khốn nạn dạy anh khôn

    3. Những thành viên sau đã cám ơn :
      tradingpro8x (13-09-2013)

    4. #23
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư trên thị trường chứng khoán

      Có cái hình này về triết lý đầu tư khá hay, anh em tham khảo thử nhé

      https://www.dropbox.com/s/lcj2haow72...20N%C4%90T.jpg

    5. #24
      Ngày tham gia
      Oct 2011
      Đang ở
      HCM
      Bài viết
      899
      Được cám ơn 254 lần trong 178 bài gởi

      Mặc định

      okie, thanks bác.

      Chốt lại: Phân kỳ là dùng để phân tích dài hạn và tìm Turning Point


      Trích dẫn Gửi bởi 1nightdream Xem bài viết
      Bác phải kết hợp cái này với candlesticks mới lướt T+ được vì theo phân tích kỹ thuật thì phân kỳ là để trading dài hạn và tìm turning point mừ
      -------------------------------
      Levels & Timing: Best indicators
      (Trend is your friend
      But Timing is everything)

    6. #25
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      Chuẩn đấy. Kết hợp với món Chiêm Tinh Tài Chính, bói toán các kiểu gì của bác Lê Đạt Chí nữa thì tuyệt

    7. #26
      Ngày tham gia
      May 2013
      Bài viết
      69
      Được cám ơn 12 lần trong 10 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tradingpro8x Xem bài viết
      Chuẩn đấy. Kết hợp với món Chiêm Tinh Tài Chính, bói toán các kiểu gì của bác Lê Đạt Chí nữa thì tuyệt
      nhờ bác phân tích hộ mô hình của SKQ e thấy nó gần giống mô hình cái cốc có đúng khong bác . cám ơn bác !

    8. #27
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      Tìm mãi không thấy mã SKQ bác ui, có phải bác tính nói KSQ?

    9. #28
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư trên thị trường chứng khoán

      Đầu tư chứng khoán phải có cơ sở rõ ràng chứ không thể dựa vào cái không chắc chắn như Chiêm tinh tài chính được (vì chưa đủ dữ liệu chạy cho thị trường Việt Nam)

      Dùng phân tích kỹ thuật đi các bác ạ

    10. #29
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật PTKT - Kinh nghiệm phân tích đầu tư & Những câu nói bất hủ với thời gian

      Những câu nói bất hủ với thời gian trên sàn chứng khoán

      “Muốn vay tiền thì hỏi chị Như, muốn đi tu (huyền) thì theo anh Dũng”(DVD) và trở thành “Cao thủ ngồi trên nóc tủ”
      Chứng khoán là gì?
      -Là “Mua của người chán, bán cho người thèm”.

      Thế còn tay chơi chứng khoán?
      “Dân chơi không sợ mưa rơi. Mưa rơi to quá dân chơi đi về”. Khi thị trường lên thì cả quyết: “Một khi đã máu, đừng hỏi bố cháu là ai”, đến khi TT xuống xề: “khi đã có thai thì đừng hỏi ai là bố cháu” hay “Còn ham hố thì còn đi bằng nạng gỗ”.
      Thế thành ngữ nào mang tính rủ rê nhất?
      -“Bán là thua, mua là thắng”.

      Dân lướt sóng gọi là gì?
      - “Tranh thủ hơn cao thủ”.

      Chứng sĩ thua lỗ thì hay than thở thế nào?
      - “Kiếp sau xin chớ làm người. Làm anh cổ phiếu cho đời lao đao!”

      Chứng sĩ mua cổ phiếu hoài mà o lên?
      -“Từ từ khoai từ cũng nhừ, không nhừ thì ta nhai từ từ”

      Chứng sĩ cắt lỗ :Thà mất ngón tay hơn là cánh tay.
      Tâm trạng sau khi đua trần?
      -" Mưu sự tại nhân, thành sự tại sàn".

      Đời chứng lúc nào thì thê thảm nhất?
      - "Anh dìu em đi dưới bóng nợ nần".
      -Tính đập nhà người xây nhà mình ai ngờ nhà mình thành cái bếp nhà người ta

      Các chủ DN đua nhau phát hành thêm?
      - "Mọi lý luận đều màu xám, chỉ có tiền là màu xanh".

      Vợ các nhà đầu tư chứng khoán hay than điều gì?
      -"Từ ngày có chứng về, cả nhà toàn tiếng chửi thề".

      Động tác cưa chân bàn, bình quân giá gọi là gì?
      -“Cố gắng lấy lại những gì đã mất, nhưng lại mất nốt những gì đang có...”.

      Công tác quản lý thị trường thì thế nào?
      - "Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản!"

      Về các chuyên gia chứng khoán:
      - "Chém gió là một nghệ thuật và người chém gió là một nghệ sỹ..."

      Nhà đầu tư mới thì:
      “Bé bé bồng bông
      Mua chứng hồng hồng
      Bé đi lăn chốt bế em theo cùng”.

      Nhà đầu tư ham bắt “dao rơi” :
      -“Điếc không sợ súng” hay “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn le lói suốt trăm năm”

      Còn sau dăm năm chơi chứng:
      “Con ơi nhớ lấy lời cha
      Mười người chơi chứng chỉ ba người lời”.

      Đánh giá về cổ phiếu trên sàn, người ta gọi là gì?
      - "Xấu đều còn hơn tốt đểu."

      Kinh nghiệm chơi chứng được đúc kết :
      “Không xoắn quẩy trước cổ ngon
      Không vỡ giòn khi chứng xuống
      Không tan tác lúc (tài khoản) về mo
      Không lung lay khi lăn chốt”.

      Nhưng khi bị chim lợn, bìm bịp lừa nhiều quá thì: “Biển cổ mênh mông, quay đầu là bờ”

      Câu nói dối trắng trợn nhất trên thị trường chứng khoán
      - "Tôi vừa mới chốt con cổ phiếu XYZ xong bác ạ, chỉ lãi hơn 100% thôi" hoặc "Anh cứ mua đi; 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa, kiểu gì cũng sẽ lên"

      Thế nào là một nhà đầu tư thành công?
      -“ Nhà đầu tư thành công không phải là kiếm được nhiều tiền cho vợ tiêu, mà là người kiếm được vợ ít tiêu tiền"

      Chúc các bác vui vẻ đón 1 cái Tết sắp cận kề
      Last edited by tigeran; 17-01-2014 at 04:42 PM.

    11. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Eo Chang Hy (16-10-2015)

    12. #30
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật - Chiến lược cho mã HAI

      Giang hồ hiểm ác, Sống chết khó lường => Nhìn chung cứ phải cầm sẵn dép nhé anh em

      Ai ở Xóm Liều thì có thể giữ tiếp hoặc mua thêm tý tý kiểu Bình quân giá lên

      Ai cẩn thận thì chốt bớt một ít (khoảng 20%) để lấy lộc cuối năm và ngừa bớt rủi ro

    13. #31
      Ngày tham gia
      Feb 2014
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      "dừng lỗ, dừng lỗ và dừng lỗ" hay cho cái câu này đấy

    14. #32
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Tâm lý đầu tư và nền móng của Phân tích kỹ thuật

      Đầu cơ là 1 khía cạnh đầy khó khăn và mang tính cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, lượng chuyển hóa thông tin trên thị trường là rất rộng lớn , điều này phản ánh phần nào đến hành vi của các trader trong việc thực hiện mua bán.Cơ sở niềm tin vào thị trường tài chính , cơ sở nào cho sự tăng/giảm của giá? Quyết định nào sẽ là chính xác ?
      Những thống kê về tâm lý và tương tác với sự vận động của giá đã đưa ra những lí luận cụ thể và đặt nền móng cho khái niệm phân tích kỹ thuật :
      • Bản chất thị trường tài chính = Tương tác của nhiều người tham gia
      • Tương tác của nhiều người tham gia = 1 đám đông
      • 1 đám đông = Tâm lý nhóm ( hành vi tập thể, suy nghĩ nhóm, hành vi nghe nói, nhận thức)
      • Tâm lý nhóm = Cảm xúc và không thể đoán định
      • Cảm xúc và ko thể đoán định = Hệ thống biến động phức tạp
      • Hệ thống biến độc phức tap = Thuật toán hỗn loạn
      • Thuật toán hỗn loạn = Hệ thống fractal ngẫu nhiên
      • Hệ thống ngẫu nhiên = Mẫu hình tương tự như ở tất cả các mô hình – Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong sự vận động của các đồ thị kỹ thuật
      Vì vậy, nếu chúng ta muốn suy đoán về vận động của giá và cuối cùng là lợi nhuận trong thị trường tài chính, nó là điều cần thiết để và yếu tố cơ bản để nhìn nhận dc sự vận động của các Fractal (hiện tượng vòng lặp ) trong các mô thức đầu tư và mô hình tài chính
      Nói 1 cách đơn giản , Phân tích tâm lý trong Phân tích kỹ thuật là con đường hướng tới việc nghiên cứu hành động của giá và hiện thực hóa lợi nhuận từ hành vi của đám đông
      Có 3 nhân tố chính tác động tới thị trường: Sợ hãi , lòng tham và lòng tham
      Sự vận động của thị trường cơ bản chỉ là 1 quá trình dao động tâm lý từ sợ hãi cùng cực đến tâm lý tham lam vô độ của các nhà đầu tư



      Bản chất của sự cấu thành nên các chỉ báo cũng như mô hình kỹ thuật đều bắt nguồn từ sự vận động của lịch sử và sự lôi cuốn tạo nên hiệu ứng đám đông , còn được gọi là tâm lý hành vi. Mọi hành động mua bán sẽ được bắt nguồn từ đây
      Vì vậy , để ý trên thị trường chứng khoán Việt Nam , khi có 1 tin đồn nào xấu , nó sẽ lan tỏa với sức mạnh ghê gớm để tạo nên 1 hiệu ứng đám đông đủ để vùi dập thị trường.Nhược điểm này xuất hiện trong 1 thị trường chứng khoán mới nổi sẽ là công cụ không thể tốt hơn cho các nhà tạo lập trong việc điều khiển và kiểm soát cuộc chơi theo ý mình
      Theo thống kê trên thị trường tài chính, có đến khoảng 80% các nhà đầu tư thực hiện vị thế mua khi thị trường tăng trưởng 2/3 giai đoạn và thực hiện vị thế bán khi thị trường điều chỉnh sâu 2/3.Tại sao có lý do này . Vì hầu như tất cả các nhà đầu tư đều có quan niệm đầu tư sẽ sản sinh ra lợi nhuận và họ sẽ không thực hiện các vị thế thoát hàng hoặc cắt lỗ khi giá không đi theo đúng mong muốn của mình
      Và khi có những sự sụt giảm mang tính biến cố lớn , hành động của họ sẽ đi theo đám đông tiến hành các lệnh bán tạo nên quá trình hoảng loạn kéo dài và ảnh hưởng tới giá trị tài sản chính mình
      Nói qua 1 chút về mối liên quan giữa tâm lý đầu tư và phân tích kỹ thuật :
      Những mô hình kỹ thuật và các chỉ báo xung lượng bắt nguồn từ hành vi của đám đông.Nó sẽ tạo nên các fractal trong hành động giá cũng như các vùng quá mua , quá bán thể hiện rõ ràng tâm lý của nhà đầu tư.
      Vì vậy , các nhà đầu cơ thường hướng đến việc đánh break out qua các điểm cản tâm lý và kỹ thuật để có thể lôi kéo dòng tiền tham gia thị trường hoặc tạo ra các bẫy giá (trap) để thoát hàng tại các điểm phá vỡ này
      Bên cạnh đó , đa số các chỉ báo xung lượng đều cho ra 3 vùng chủ đạo giao dịch
      • Vùng giao dịch bình thường
      • Vùng quá mua
      • Vùng quá bán
      Những vùng quá overbought hay oversold thường khó nhận biết bởi sự tranh đấu giữa người mua và người bán , giữa tâm lý tham lam và sợ hãi.Đây cũng là vùng điểm mà các bẫy giá thường được tạo ra
      Việc hình thành nên các mẫu hình củng cố & đảo chiều cũng là 1 quá trình tổng hợp và kết quả của sự vận động tâm lý dẫn đến hành vi mua bán tại các điểm breakout mẫu hình
      Vì vậy , việc đầu tư trên thị trường tài chính cần xem xét rõ phản ứng của đám đông và lựa chọn những công cụ kỹ thuật phù hợp , tránh việc dính vào những bẫy tăng giá hoặc giảm giá của thị trường
      Good trade & Take care !

    15. Những thành viên sau đã cám ơn :
      dreamblue (30-01-2015)

    16. #33
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Kinh nghiệm xương máu - Tâm lý đầu tư và việc ra quyết định đầu tư



      Nhà đầu tư đều thấu hiểu việc ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán là điều không hề đơn giản. Để có được một quyết định cụ thể, trong những tình huống cụ thể, nhà đầu tư dù chuyên nghiệp hay không luôn phải chịu sức ép rất lớn về tâm lý, phải “vắt óc” suy tính và cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau xung quanh vấn đề Rủi ro phải gánh chịu và Lợi nhuận kỳ vọng. Thực tế, mọi quyết định đều chứa đựng rủi ro, có khác chăng chỉ ở mức độ. Đó cũng là thực tế của thị trường chứng khoán, không có biện pháp hay công cụ nào có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro, vì không có rủi ro thì cũng chẳng có lợi nhuận hấp dẫn. Nhà đầu tư phải xác định khi chấp nhận các mức độ rủi ro khác nhau, tùy theo khẩu vị rủi ro của mình, để kỳ vọng vào những món lợi nhuận tương xứng trong tương lai.
      Trước khi ra quyết định, nhà đầu tư đều hiểu và xác định rõ thái độ cũng như ứng xử dự kiến của bản thân đối với nguy cơ xảy ra rủi ro, đó chính là việc đặt mức cắt lỗ cụ thể đối với từng giao dịch. Nếu khả năng chấp nhận rủi ro là không cao, họ có thể sẽ lựa chọn những phương án mà họ đánh giá là an toàn hơn với quan điểm “thôi, thế cho lành”. Điều đó xuất phát từ tâm lý chung của nhà đầu tư là sợ thua lỗ.
      Trải nghiệm với thị trường, với cùng một khoản thua lỗ và lợi nhuận bằng nhau thì sự tiếc nuối đối với khoản thua lỗ sẽ nặng nề hơn nhiều so với sự hài lòng về khoản lợi nhuận thu được. Nếu sau khi đã ra quyết định và thực hiện, thấy diễn biến thực tế có vẻ “không rủi ro như mình lo nghĩ” thì tâm lý nuối tiếc lại nảy sinh: “lại sai rồi, mình thận trọng quá!” . Nhưng đó cũng là tâm lý chung của hầu như tất cả nhà đầu tư mà thôi, họ chỉ tạm thời quên mất rằng trước khi ra quyết định, họ đã xác định mức độ rủi ro có thể chịu đựng và đã có được sự an tâm về tâm lý nhất định với quyết định đó của mình. Nhà đầu tư phải chịu chi phí cơ hội cho quyết định đầu tư của mình và khi hoàn cảnh thay đổi sẽ dễ khiến cho tâm lý của nhà đầu tư đổi thay.
      Đầu tư chứng khoán là hành động có tính tương tác giữa các nhà đầu tư với nhau trên thị trường, vì lẽ đó nên thị trường luôn ồn ào náo nhiệt xoay quanh câu chuyện rủi ro-lợi nhuận, câu chuyện mang tính xác suất và không ít phần may mắn. Khi tham gia thị trường, nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm cân nhắc vấn đề rủi ro-lợi nhuận và ra quyết định chỉ dựa vào quan điểm riêng của mình là không bao giờ đủ, nhà đầu tư còn phải liên tục tìm hiểu xem những nhà đầu tư khác nghĩ gì và phản ứng thế nào nữa, tức là thị trường nghĩ gì và vận động thế nào. Vì những lẽ đó, họ cần nắm bắt và vận dụng được yếu tố tâm lý đầu tư trong việc ra và thực hiện các quyết định của bản thân.
      Việc nhà đầu tư cố gắng thu thập nhiều và đầy đủ thông tin để ra quyết định là điều không thể, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay. Tra cứu thông tin thị trường và doanh nghiệp. Chưa yên tâm, lại nghiên cứu ý kiến của các chuyên gia tư vấn-môi giới cho yên tâm? Tuy nhiên, có vẻ nghịch lý là càng có nhiều thông tin thì nhà đầu tư lại cảm thấy thiếu thông tin để ra quyết định. Vì trong khối thông tin đó, việc lựa chọn những thông tin mang tính quyết định lại không dễ dàng và lại muốn tìm thêm thông tin. Cứ vậy, cuốn vào vòng xoáy …
      Thực ra, tình trạng đó cũng có thể coi là rủi ro về thông tin, sẽ là gánh nặng tâm lý cho nhà đầu tư khi hàng ngày có đến cả tấn thông tin rơi xuống họ, tạo áp lực cực lớn và có thể làm tê liệt cả những người dũng cảm và sáng suốt nhất. Điều đó cho thấy, việc có được thông tin mới chỉ là điều kiện cần còn việc xử lý thông tin sẽ mang tính quyết định cho sự thành công.
      Trong một thế giới luôn đổi thay như hiện nay, nhà đầu tư sẽ không bao giờ có đủ thông tin để ra quyết định. Cứ gom góp và chờ có đủ thông tin để ra quyết định, có thể sẽ là gánh thêm rủi ro, và đến khi nhà đầu tư nghĩ rằng họ đã có đủ thông tin cần thiết thì thế giới-thị trường đã thay đổi tới đâu rồi chứ! Vậy làm thế nào? Mỗi nhà đầu tư có một mục tiêu và phương cách tham gia thị trường khác nhau, họ tự chịu trách nhiệm với quyết định và đồng vốn của mình và cũng cần phải biết thật sự mình cần bao nhiêu thông tin? Khoảng thời gian cần thiết từ lúc có được thông tin, tạm gọi là đủ, đến lúc phải ra quyết định và hành động là bao lâu? Sửa sai thế nào? Tuy nhiên, mọi cái đều mang tính tương đối. Không có một công thức chung đúng để áp chụng cho tất cả.
      Có đôi khi không ra một quyết định nào hay không hành động tại những thời điểm thị trường ở trạng thái mơ hồ cũng là một quyết định và cũng là hành động. Và, chính tình trạng gọi là đứng yên tương đối như vậy cũng lại hàm chứa không ít rủi ro, đặc biệt khi thị trường đang trong đà lao dốc. Việc đưa ra quyết định tức thời, thiếu cân kỹ lưỡng có thể sẽ rất nguy hiểm, nhưng phân tích cặn kẽ cũng có thể không làm cho ta an toàn hơn.
      Có ai đó đã nói: “Mọi thứ trên đời đều từ đầu óc mà ra”. Trên thị trường có hàng vạn bộ óc, tư duy khác nhau để theo đuổi những mục tiêu khác nhau vô cùng, nên cách thức thực hiện mục tiêu cũng khác nhau vô vàn. Đặc điểm đó cho thấy: Trên thị trường chỉ có một điều chắc chắn đúng là Không có gì chắc chắn cả. Nhà đầu tư hãy cứ tư duy, ra quyết định cho những mục tiêu kỳ vọng của mình với những câu hỏi:
      - Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?
      - Sẽ phải phản ứng như thế nào?
      - Kế hoạch B của mình thế nào?
      - Điểm cắt lỗ là bao nhiêu?
      - Có đường quay về chưa?
      Biết thế nào là ĐỦ và TẠM DỪNG LẠI đúng lúc. Vậy thôi!

    17. Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
      hedgehog (11-08-2015), tungtangcf (24-02-2015)

    18. #34
      Ngày tham gia
      Oct 2011
      Đang ở
      HCM
      Bài viết
      899
      Được cám ơn 254 lần trong 178 bài gởi

      Mặc định

      Nick Nguyễn Thanh Hà này có những bài rất hay.
      -------------------------------
      Levels & Timing: Best indicators
      (Trend is your friend
      But Timing is everything)

    19. #35
      Ngày tham gia
      Feb 2015
      Bài viết
      5
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      e thấy nó gần giống mô hình cái cốc

    20. #36
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Sách hay dở là do người đọc
      Gái đẹp xấu là do người nhìn
      Chứng tăng giảm là do ... đội lái
      Và Tài Khoản cháy hay tăng, giảm là do mình

    21. #37
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Khi ấy tổ ấm còn hay ko là do vợ mình

    22. #38
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định đỉnh là gì?

      Đỉnh cao là gì? Muốn biết thế nào là đỉnh cao thì trước tiên chúng ta cần phải tìm xem thế nào là cao?

      Chiều cao của một ngọn cỏ chẳng có nghĩa lý gì đối với loài người. Nhưng so với chiều cao của loài kiến thì quả thật là đáng nói, gấp cả trăm lần. Tuy nhiên, để “chinh phục” chiều cao của một ngọn cỏ thì chẳng một chút mảy may nào để gọi là khó khăn đối với loài kiến.

      Chiều cao của một ngôi nhà trệt cũng đã là vấn đề sinh tử đối với con người, nhưng với một số loài **** thì chóp đỉnh của một tòa nhà cao hàng chục tầng cũng không thể mang lại cho chúng một khái niệm về “cao” nghĩa là gì cả.

      Con kiến mất chừng năm hoặc mười giây đồng hồ để “đi bộ” tà tà lên tới đầu ngọn cỏ, ngồi pha trà nhâm nhi ngẫm nghĩ về cái nghĩa của “đỉnh cao” là gì.

      Con **** tối ngày cứ bay nhởn nhơ trên trời xanh, miệng cứ líu lo ca vang bài “Đỉnh cao là gì nhỉ?”

      Đỉnh cao so với **** lợn và ngược lại với bìm bịp nhễ?

      PHẦN 1: ĐỘI LÁI

      Đội lái là 1 câu chuyện DÀI KÌ, bây giờ tôi ngồi nói chuyện các bác, thì ở ngoài kia, lái vẫn đang hoành hành.

      Đội lái lớn có, nhỏ có. Và cái đích cuối cùng là giết được cang nhiều gà càng tốt, cũng có nghĩa là gà bị thịt, mỗi con 1 ít, đem tiền cúng góp cho lái.
      Cái này cũng không trách được vì trên TTCK chỉ có tồn tại hay không tồn tại, nơi này không có chỗ cho nhân đạo, thương người hay đạo đức

      Nhưng không phải khi nào lái cũng thành công, có thất bại là chuyện hiển nhiên.
      Nguyên nhân thì có nhiều: bị đâm sau lưng, bị bà con nhỏ lẻ chơi, bị HĐQT cty niêm yết lật kèo, thì trường chung xấu...vv...
      Mà khi lái đã ra đi, thì hậu quả kinh hoàng lắm, do hầu như lái nào cũng tham tiền đánh to, nhiều lái đánh hết tất cả vốn liếng vào mã.
      Bởi vậy, có rất nhiều lái, sau thất bại ngủ gầm cầu, đi ăn mày.....
      Muốn lái 1 mã cổ thành công thì cần nhiều yếu tố, muốn thành công thì phải có sự chuẩn bị tốt

      SỰ CHUẨN BỊ CỦA LÁI

      Chọn cổ phiếu để làm mồi bắt gà nào

      Không phải cổ phiếu nào cũng làm mồi được, và ko phải CP nào thích lái là lái được ngay,nhiều mồi ngon, nhưng đã được các Thuyền trưởng khác lái rồi, nếuđụng vào thì sẽ bị đánh cho ra gầm cầu.....mà cái này lái thính lắm, mã nào đã có Thuyền trưởng là biết liền, dân trong nghề hết

      Tiêu chí chọn CP của Lái:
      - Có vốn hóa vừa phải, hoặc nhỏ, phù hợp với sức của mình, phù hợp với khả năng đạn dược, cái này thì tùy, lái to thì chọn vốn hóa khá, mà lái bé thì chọn vốn hóa nhỏ hơn
      - ngành nghề KD tương đối hot, có khả năng gây lợi nhuận đột biến, hoặc có những tin tốt hỗ trợ
      - hàng ít người qua tay, còn nguyên sơ càng tốt, hàng qua tay nhiều quá, khó lái, vì không bị đâm sau lưng thì cũng dễ bị HĐQT úp sọt, vì HĐQT qua đêm với nhiều thằng thế, chắc gì nó đã chơi thật với mình
      - hàng cô đặc, có lượng CP chết trên 50% (nhà nước chi phối) thì càng ngon, hàng loãng quá khó đánh.
      - hàng chưa chia tách, phát hành nhiều, hàng chia tách rồi CP đông như quân nguyên, lái khó lắm, khả năng chết rất cao, có lái lên thì cũng bán cho ma
      - Thị giá càng thấp càng tốt
      .... loading ....
      Kim Jong ỦN … lên nào …
      Sau giai đoạn gom hàng xong,số lượng hàng đã đủ. làm cho lên nhé, máu rồi đấy
      ồ chưa! suy nghĩ đã......

      Để cho cổ có 1 đoạn đi ngang, cùng lúc đó tạo thanh khoản đủ yên tâm, tối thiểu là 100k với PNs, 200-500k với Midcap

      CP XXX vừa mới trải qua 1 chu kỳ giảm giá, lao dốc không phanh, mà đánh lên ngay à? gà mờ thế, cho chart của nó hình chữ V thì giá nó phi được bao xa, làm sao có thể hút được cầu, nếu hình chữ V bật lên thì gà nghĩ ngay: Bulltrap ấy mà, vào là ra đi đấy, cầu mới không có, đánh gì?
      Hoặc nếu theo mô hình DCB thì cùng lắm cũng chỉ đẩy được 4-5 phiên là hết cầu, đẩy nữa thằng khác đánh vào đâu ngay...
      Không làm kiểu đó được...

      Vậy thì phải làm sao ?
      Để cho CP đi ngang đi, không cho tăng giá ngay nhưng cũng không cho giảm sâu, để CP lùng bùng vậy
      Tại sao phải để lùng bùng và đi ngang
      - gà sẽ nhìn thấy: à, con cổ XXX có biểu hiện chạm đáy kỹ thuật rồi, phải theo dõi tín hiệu và cho vào watch list, cầu ở đấy chứ đâu.
      - Những người đã bán cổ XXX thế nào chả rình XXX giảm sâu hơn để mua lại, nhưng khi nó ko giảm sâu nữa thì chờ, đến khi nó tăng tốc thế nào cũng nhảy vào mua lại, cầu là ở đây chứ đâu nữa

      Nhưng gà không bán ra, cũng không có cầu vào vì CP chưa có dấu hiệu tăng giá, thanh khoản kém
      Dễ thôi, mua tay thuận, bán tay nghịch tạo thanh khoản cho gà yên tâm, CP mà không có thanh khoản ổn định ở mức an toàn thì gà nào dám vào? PN cứ trên 100k/phiên, Midcap khoảng 300k/phiên gì đấy là OK. Ngon rồi nhé

      Tạo thanh khoản cũng phải khéo và có kỹ thuật, qua rồi cái thời, tạo thanh khoản lộ liễu, 1 lệnh bán 30k hoặc 50k, ngay sau đó lệnh mua cũng tương ứng số đó, khớp hết lô đó luôn, nhỏ lẻ nhìn cái biết ngay bán tay phải mua tay trái, đừng làm thế, thô lắm
      Sau giai đoạn gom hàng và giữ giá tạo thanh khoản
      bước tiếp theo sẽ là bước:
      ...... loading.....

      TĂNG GIÁ THẦN CÔNG

      Giai đoạn này lái sẽ làm CÁI GÌ ĐÂY ?

      Việc đầu tiên khi đẩy giá là phải tạo ra 1 phiên Breakout, breakout cả về giá lẫn KLGD, vừa tạo ra sự chú ý, mọi con mắt của TT đổ dồn về cổ XXX (thu hút cầu mới), 1 phần tạo ra chart đẹp như mơ để những chú gà thạo PTKT nhảy vào đua lệnh...1 phấn vét nốt hàng còn lại trước khi đẩy giá

      Khi tạo 1 phiên break-out, tức là lái đã xác định: "hốt hết" tất cả mọi lệnh bán, bán bao nhiêu cũng mua. Lệnh mua giá trần và sát trần sẽ được nhồi vào liên tục, tạo cầu ảo và tạo tâm lý hưng phấn cho đám đông...Nếu có thằng nào láo bán ra quăng bom anh cũng sẽ mua hết...

      Khi đó gà sẽ đánh hơi thấy lái bắt đầu đẩy, sẽ nhảy vào, đặt lệnh giá trần đu theo, 1 số gà có thể mua được, nhưng đa số là không mua được, khớp làm sao được, khi mà 1 đống lệnh khủng giá trần của lái đặt trước còn chưa khớp nữa là...nói gì đến lệnh của gà đặt mua sau...Phiên này không mua được thì đương nhiên là phải đua tiếp ở các phiên tiếp theo rồi...hehe...cầu ở đấy chứ ở đâu...

      Việc chất cầu ảo khủng sẽ át vía bên bán, khiến bên bán chùn tay, không dám ra hàng mạnh.... vài 3 phiên đầu lái liên tục chất lệnh, khiến gà toát mồ hôi hột đua lệnh theo...

      Kết hợp với việc đánh lên, lái còn xua quân lên các diễn đàn tung tin, tạo sự chú ý của gà. Có lái còn thuê hẳn 1 vài anh em có số má trên các diễn đàn, hoặc 1 số đàn em chân rết, trước khi đẩy giá bắt đầu hô…ví dụ: X..miếng bánh quá ngon, giá còn quá rẻ, Y… tập đoàn siêu nhân, Z…hàng chạy phi nước, bất chấp TT….Nói chung là trong đánh ra, ngoài đánh vào, kết hơp tùm lum bát nháo …

      cao thủ võ lâm hơn, lái còn bắt tay với 1 số phóng viên của 1 số tờ báo điện tử thuê viết bài PR nhẹ nhàng và rất kín cho hàng của mình…

      Tuy nhiên, đâu phải đơn giản vậy, nếu thế thì lái dễ làm quá, cổ kiếm tiền ngon quá...
      ......... loading ....

      bi04.exchange, 23 Tháng tư 2015 lúc 13:00
      #1
      bi04.exchange
      bi04.exchange
      Thành viên tích cực

      Tham gia ngày:
      19 Tháng tám 2014

      Bài viết:
      390

      Đã được thích:
      58

      Điểm thành tích:
      38

      Giới tính:
      Nam

      Nơi ở:
      HN

      GIAI ĐOẠN: DAO ĐỘNG

      Tăng trần được đến hôm, thì không thấy gà theo nữa, trong 100% lệnh chất giá trần thì chỉ có 10% là của gà, còn lại đến 90% giá trần là lệnh....của mình.. Lũ gà khôn ranh, không còn đua theo lệnh bằng mọi giá, không có gà theo, cố gắng đẩy lên thì có thằng sẽ cho lái ngủ gầm cầu, không xong rồi, lái phải tính lại...
      Gà không theo là vì lái chất lệnh thô và lộ liễu quá chứ làm sao nữa, gà nó khôn lắm, không làm như vậy được, đễ biết quá mà. vậy thì phải làm gì bây giờ?
      Hủy lệnh mua chất giá trần từ Tài khoản ABC, rồi Tài khoản XYZ bán ra 1 ít, tạo sóng sánh nhẹ cho kịch tính tí. Chỉ sóng đến tham chiếu hoặc cho xuống đến dưới tham chiếu một chút thôi, không để xuống giá sàn, tạo cho gà tâm lý bất an là hỏng việc. Sau đó lái sẽ nhồi lệnh mua từ tham chiếu trở lên, cứ thế đánh ngược lên đến trần thì thôi, khi đó ắt sẽ có cầu mới theo...lái sẽ không chất giá trần ồ ạt đâu, dễ dàng bị bắt bài lắm, chia nhỏ lệnh ra, 3000, 5000, 7000, 10000....để gà thấy cầu vào giống như thật, là cầu thật...
      Chưa hết, sóng sánh phải nhanh một chút, làm thật nhanh, gà sẽ có tâm lý mua đuổi theo bằng được, vì nghĩ rằng sóng vậy sẽ có hàng nhả ra, không nhanh là thằng khác mua mất, khi đó gà sẽ đua lệnh nhiều hơn và nhiều hơn nữa
      ......... loading .....

      VÀ ĐIỀU CHỈNH....

      Đến ngày thứ 5 cầu lại cạn, gà lại không theo nữa, số lệnh hơn 70% chất giá trần ko hiểu bị thằng nào bán cho bung , bung cả trần, trong đó lệnh của mình khớp đã là hơn 20%, may mà nhanh tay tranh thủ ra trước được gần 15% giá trần...
      Tình hình lại không hay rồi,chúng nó cứ bán thế này thì dễ ra đi quá, toàn là gà rừng, bay nhảy lung tung
      Lái phải làm sao khi cầu mới không có, lệnh bán xả ra nhiều, hôm nay mua khớp mất hơn 10% giá trần rồi, nên xả hàng hay lên đẩy tiếp đây.
      Một thuyền trưởng kém cũng dễ dang hiểu được xả hàng lúc này thì sàn luôn, mà xả làm sao hết được,
      Phải điều chỉnh ngay mới được, trong chuỗi tăng giá phải có điều chỉnh mới bền,gà sẽ nghĩ là: à, thay máu cổ đông, thằng nào thích chốt, cho nó chốt, mấy thằng đu dây theo hôm trước đủ lời rôi thích ăn non, thế nào cũng không quay lại. Thứ 2, Lái sẽ phải cho điều chỉnh để kiểm tra lại cung cầu, xem cung cầu thằng nào mạnh hơn. Nếu cung hôm nay mạnh, đừng dại thò mặt nhồi lệnh vào mà đấy, tốn sức lắm, nếu cung mạnh, giật xuống tiếp, cho điều chỉnh 2 phiên. Còn nếu cung cầu ngang nhau, thì chỉ cần điều chỉnh 1 phiên, rồi lại đẩy tiếp. Lưu ý cho điều chỉnh nhẹ hoặc vừa vừa thôi. Điều chỉnh sàn là xong luôn. Sau điều chỉnh đẩy tiếp thì ắt sẽ có cầu theo, vì lúc đó gà sẽ ít sợ hơn
      Lái sẽ làm mấy cái lệnh lớn chặn ở dưới, cho điều chỉnh thôi, chứ ko cho gà bán tháo
      ....... LOADING ....

      BẮT … NHỐT… HỐT …
      Sau đó lái sẽ liên hệ với HĐQT tung thêm tin vịt ngan gà ngỗng: LN quý dự kiến tăng 45% kết hợp PR báo chí ì xèo, thập diện mai phục gà, bắt được nhốt luôn, không nuôi vỗ béo nữa
      siêu thuyền trưởng và HĐQT:
      - Tăng xấp xỉ 60%, bắt đầu ra được rồi, anh tính lại so với giá vốn , mình cũng chỉ lời được 30-35% thôi, nhưng chỉ nên ăn thế thôi, tham quá dễ vỡ mồm…. mà cũng không nên tham quá vì gà bây giờ rất cáo

      -Chú ra hàng phải khéo chút, kẻo đánh động bọn gà qué, chúng nó mà phi ra bán thì anh em mình chỉ có nước ngồi ôm bom…

      -Dạ, em hiểu, nhưng ra hàng khéo là thế nào ạ? Ý của đại ca là….?

      - Muốn gà ở trong hàng không bán, và gà ở ngoài sốt ruột muốn nhảy vào, thì các tốt nhất là phải làm cho gà tin là giá CP sẽ còn lên nữa, sẽ còn tăng mạnh nữa…
      Phải cho gà thấy: à, lái manh đây, phải cho gà thấy XXX của mình đang có siêu thuyền trưởng lái thì gà mới nhảy vào

      - Ra từng ít 1, cảm thấy lực cung yếu dần, bán chậm dần thì bắt đầu chất, đây là lúc cần chất lệnh khủng, tối thiểu cũng phải 500k chất trần, không thi chất 1tr cũng được, chú cứ táng cho anh, lúc đấy phải át vía không cho chúng bán ra nữa.
      - Còn nữa, chú phải xua quân lên khắp diễn đàn, hò hét PR mạnh vào cho anh, bơm thổi thật bốc vào, XXX siêu khủng, cơn điên XXX, ….XXX sẽ lên 6x, 7x, 8x…ngay trong tháng này, phải cho gà lạc vào mê hồn trận, lạc vào giữa rừng mơ…

      Nhưng nếu chất thế, thằng nào đâm sau lưng, nó giã vào đầu mình thì sao hả đại ca?
      ....... LOADING .....

      XÃ … HÚT …. XÃ ….
      - Phải dùng chiêu kích xả, hút xả, thì nó mới kịch tính hâp dẫn, gà mới vào rọ, chú muốn mua bán thế nào thì tùy, nhưng phải làm sao lượng bán phải gấp 3 lượng mua, bán 1 mà mua 1 là bỏ ***.

      - Tạo kịch tính hết trần rồi lại dư trần, rồi lại bung trần, rồi lại dư trần…lúc đó chú tranh thủ cứ có cầu vào là nhồi lệnh bán, bán vừa phải, bung trần…hết cầu…lại nhồi lệnh ảo của mình vào…gà thấy lệnh trần vào lại đua theo, âm thầm hủy dần lệnh nhồi vào, xả thẳng tưng vào cầu của các con gà cho anh.

      - Còn nếu là lực bán mạnh lệnh lớn, thì là của các bố Y, bố Z trong HĐQT bên XXX rồi, tranh thủ bán giá cao, phải hết sức đề phòng, nếu mấy bố ấy phang ra, thì hủy ngay lệnh đi, đừng có dại mà hốt hàng của mấy bố ấy, rồi cố gắng để cò cưa mấy hôm dùng dằng để tạo cảm giác đi ngang để mồi thêm cầu mới. Đấy là trường hợp xấu, còn theo quan sát của anh, thì mấy bố trong HĐQT cũng đã tranh thủ ra mấy hôm nay rồi, nhưng chưa dám ra mạnh, vì còn hy vọng nó tăng nữa, phải bán trước và bán hết mấy bố HĐQT.
      ...... loading ....

      GAME OVER !!!

      Nếu cầu mới vẫn tiếp tục không có, gà không chịu vào rọ thì làm sao

      Thì phải dùng kịch bản 2, giữ giá, kê lệnh lớn đỡ ở phía dưới, và dùng lệnh nhỏ rải đinh lên trước mồi cầu, kết hợp với tiết cung, rồi từ từ bắn tỉa, không thể ra mạnh được, khi đó phải ra trong nhiều phiên, và thời gian kéo dài lâu hơn

      Còn nếu TT chung xấu và đột ngột đảo chiều thì làm thế nào hả đại ca?

      - Thì hủy hết lệnh mua đi, cứ có cầu là bán, giá nào cũng sút, sàn cũng sút, đang chênh 35% so với giá vốn thì giá nào sút cũng có lời, phải linh hoạt, hiểu chưa?

      Nhưng mình sút nhiều quá, sổ ra mà bán, dư bán chất sàn cả đống, gà qué sợ khiếp vía cũng chạy theo, cả đống sàn thì ai dám mua, làm gì có cầu, thì làm thế nào hả đại ca?

      - Chú ếch thế, để sàn cả đống thì ma nó mua, bán cho ma à?

      - Phải chặn 1 cục mua giá sàn to đùng, để gà thấy lực cầu câu giá sàn mạnh, cũng lao theo mua, sẽ lon ton đặt lệnh mua giá giá sàn và trên giá sàn vài line, khi đó tay phải hủy lệnh mua giá sàn, tay trái xả cật lực, đến khi hết cầu, dư 1 đống giá sàn, lại dùng tay phải vợt chính số hàng giá sàn đó của mình…., rồi lại chất thêm dư mua sàn….lại lộ ra 1 cục dư mua sàn, gà lại lao theo…lại xả tiếp…
      Hút xả giá trần thế nào thì hút xả giá sàn cũng thế ấy, hiểu chưa? Phải làm ra vẻ lực cầu bắt đáy rất mạnh, cầu rất mạnh, để gà tham lam giá sàn, nhảy vào bắt đáy, hiểu chưa thằng em?

      OK, quá hay đại ca. Mai bán hết chứ đại ca? Cash out chứ đại ca?

      - Không, để lại khoảng 20% hàng còn lại, mai ra được trên 70% thì tốt, không thì lại dùng chiêu như anh nói, tỉa dần, phải linh hoạt

      Sao lại phải để lại hàng hả đại ca, sao không ra hết vậy?

      - Ây zà, thằng em chậm hiểu, đã bán xong là XXX phải giảm, anh em ta đã bán thì nó phải giảm, bán xong mà lại để cho nó lên à? Hiểu chưa? Hehe…

      - Dùng số hàng còn lại đó bán cật lực trong phiên kế tiếp, tạo nên sự hoảng loạn và XXX lao dốc rơi tự do, gà sẽ đua nhau bán theo….Cứ thế cứ thế, cho đến khi gần về vùng giá cũ thì anh em ta lại xem xét tinh hình rồi làm ván mới, chia bài ván mới… với lại phải cover lại gần 500k hàng mượn ban đầu mà trả người ta chứ.

      - OK đại ca, đệ làm ngay…
      ....... Loading ...

      COVER HÀNG
      2 ngày sau...:

      Alo đại ca, thật quyệt vời, đại ca tính toán như thần…

      - Anh em chơi với nhau lâu năm, chú cứ nịnh thối anh vớ vỉn . Đã làm xong hết như anh nói chưa?

      Dạ, ko sai 1 ly so với lời đại ca dặn, phiên hôm nay khớp khủng, em hút xả liên tục, sút hết 80% hàng rồi, còn 20% hàng thôi ạ, quả này cũng kha khá đại ca ạ

      - Ăn được 30% nhằm nhò đếch gì, nhưng thôi, an toàn là bạn, tai nạn là thù, ăn được phát nào chắc phát ấy đã.

      - Còn 20% hàng còn lại từ mai và tuần sau chú bán cật lực cho anh, nhớ là chỉ bán giá đỏ, từ tham chiếu trở xuống, bán nhanh mạnh, dứt khoát để gà lao ra bán theo, tạo tâm lý hoảng loạn…gà biết là lái buông thì chỉ có cắm đầu mà bán..

      Dạ vâng đại ca, cuối tuần gặp gỡ tại nhà hàng Tứ Khoái đại ca nhé, ăn nhậu xong sẽ là tăng 2, sẽ có vài em chân dài miên man hầu đại ca

      - Thôi…chú cho anh xin, anh già rồi, miên với chả man…gấu nhà anh nó dữ lắm, không được đâu, Chân dài miên man phần chú hết, của chú cả đấy…

    23. Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
      Eo Chang Hy (16-10-2015), hedgehog (11-08-2015)

    24. #39
      Ngày tham gia
      Mar 2015
      Đang ở
      thành phố mang tên bác
      Bài viết
      629
      Được cám ơn 48 lần trong 45 bài gởi

      Mặc định

      chà bài viết của bác tigeran tỉ mỉ và khá đầy đủ đấy đủ đấy. Thank bác vì những thông tin bổ ích này

    25. #40
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Từ nghèo đến rất giàu!!!



      Năm 1998 khi đang học lớp 12 tôi luôn mang theo mình một câu hỏi đó là làm sao "làm giàu NHANH NHẤT KHI MÌNH KHÔNG CÓ TIỀN?". Năm 1999 tôi từ quê bước vào đại học Kinh tế TP.HCM khóa 25 ngành quản trị kinh doanh.
      Cũng chiếc xe đạp, cũng một giỏ sách, lang thang khắp Sài Gòn. Nơi thường xuyên tôi ngủ qua đêm nhất đó là Việt Nam Quốc Tự ở đường 3/2. Vẫn câu hỏi đó cần phải trả lời qua một năm vẫn không có lời giải.
      Khi nghe tin tại Hong Kong, một nhà đầu tư mất trắng 2 triệu USD chỉ trong một đêm bởi một ngân hàng phá sản lúc bấy giờ (1999). Tôi bắt đầu đọc sách về đầu tư và tìm hiểu xem tại sao lại như vậy?.
      Đến năm 2000 tôi cũng thuê trọ được chung với những người bạn, vẫn đọc sách đầu tư và tiếp tục đại học. Để nuôi sống bản thân tôi nảy ra một ý tưởng viết một CD phần mềm tập hợp kiến thức đại học cho sinh viên truy cập, thay vì mua sách với số lượng quá lớn, lượng tiền cũng rất lớn đối với sinh viên. Thay vào đó họ chỉ mua 2CD với giá 20.000 đồng. Đó là nguồn sống để tôi đi tìm lời giải cho câu hỏi kia. Biết bị đuổi học khi mới hết năm nhất do điểm trung bình dưới 4, tôi làm đơn xin tạm nghỉ học mang đến tận tay Hiệu trưởng Tuyền (ĐH Kinh Tế TP.HCM) khi chưa có kết quả năm nhất với lý do đời sống quá cơ cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học và xin thầy cho cơ hội hoàn thành những môn không qua được khi vào học trở lại.
      Tôi vẫn tiếp tục đọc sách về đầu tư, cái khó là lúc bấy giờ tài liệu tiếng Việt rất ít, toàn tiếng anh nên rất khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức. Tôi tìm đến thạc sĩ về đầu tư tại Học Viện Ngân Hàng, theo các lớp học, tuy nhiên do không đủ tiền đóng nên thường xuyên bị đuổi ra ngoài. Một thời gian sau thầy cũng cho học vì tôi quá lì lợm (thầy Đặng Quang Gia). Trong giới đầu tư biết rất nhiều về thầy. Thời gian tạm nghỉ học đại học tôi tiếp tục theo đuổi các ngành khoa học khác như: tâm lý học 3 năm, suy nghĩ sáng tạo học, các ngành phát triển kỹ năng con người, kinh doanh…
      Khi thị trường chứng khoán mở ra, cộng với kiến thức đầu tư tôi đọc được và tôi đã xác định đây là con đường duy nhất theo đuổi đến cuối đời mình. Mặc dù tôi đọc rất kỹ các nhà thành đạt lỗi lạc, nhưng tôi xem trọng và quý giá nhất là William O’neil dù ông ấy chỉ kiếm vài triệu USD trong sự nghiệp của mình, xem ông như là thầy và những gì liên quan tôi nghiên cứu rất kỹ đến từng chi tiết.
      Lúc này tôi cân nặng chỉ còn 38kg, người chỉ còn xương với da chỉ vì một câu hỏi mà đến 3 năm mới trả lời được.
      Mỗi ngày đọc 50 trang sách và quyết chí không bao giờ từ bỏ nghề đầu tư. 15 triệu đồng và bắt đầu đầu tư từ 2001. Những gì thế giới trải qua thì Việt Nam sẽ trải qua, đó là chân lý đi theo tôi tạm trong giai đoạn này. Tìm tòi những công ty sẽ thành công trong tương lai và mua cổ phần của họ. Để cho họ tự làm ăn, mình chỉ có việc duy nhất là đi tìm người tài và đầu tư vào công ty của họ. Cơn khát vốn của tôi rất cao trong khi tìm ra rất nhiều công ty, tất cả chỉ với 15 triệu đồng. Tôi bắt đầu làm lính đánh thuê để có tiền đầu tư tiếp tục. Tư vấn cho bất cứ ai trên TTCK, chỉ cần họ trả vài % tiền lãi thu được.
      Cứ như vậy đến 2006 khi tổng thống Mỹ vào đánh chiêng khai trương phiên giao dịch tại HOSE tôi biết sẽ có làn sóng đầu tư rất lớn vào Việt Nam. Lúc này tài sản của tôi đã lên được 500 triệu, không phải tiền lời chênh lệch giá mà chủ yếu do tăng trưởng của các công ty đem lại. Tôi bán hết tài sản này và bắt đầu chuyển sang ngắn hạn, đó là tinh túy mà William O’neil đã chứng tỏ được mình với cú đánh kiếm 2 triệu USD.
      Lúc bây giờ ngân hàng cho vay thông qua số lượng cổ phiếu nắm giữ tại công ty chứng khoán, họ không biết và không kiểm soát được số chứng khoán đã vay rồi hay không. Tôi lập đi lập lại nhiều lần vay trong vòng mấy tháng vay được của một ngân hàng đến nhiều tỷ mà tài sản thực chỉ khoảng 600 triệu đồng.
      Đến 2007 tài sản mỗi ngày tăng từ 2-3 tỷ đồng.
      Nước ngoài đổ tiền nóng vào Việt Nam đến 2008 lên đến 17 tỷ USD mà với cái thị trường quá bé nhỏ, không có tài sản cổ phiếu để bán cho họ, chỉ có giá cao mới đáp ứng nổi nhu cầu quá lớn.
      Rồi hậu quả của margin cao đã cho tôi bài học đầu tiên!
      Thị trường giảm sàn hàng loạt trong 4 phiên liên tiếp làm tôi mất ăn mất ngủ. Sau đó thị trường tăng lại 3 phiên tôi bán hết những gì đang có, trả nợ ngân hàng và ghi nhớ margin trong đời. Cú giảm giá đó đã làm tôi tỉnh ngộ và sử dụng rất ít margin sau này.
      Rồi, tôi lập quỹ giải trí cuối tuần. Một nhóm nhà đầu tư chúng tôi gồm 5 người lập một quỹ mỗi người góp 100 triệu đồng vào 2007, mục đích chính là ăn uống, tiêu xài sau mỗi cuối tuần hoặc bất kỳ khi nào. Số tiền này thống nhất mua cổ phiếu BMC, không ngờ thời gian ngắn BMC mang lại khoản lợi nhuận hơn 10 tỷ đồng. Mọi người bàn đem chia 5 và tôi không đồng ý, vì 4 người kia có gia đình và lớn tuổi, trong khi tôi trẻ nhất và không muốn chia, vì vậy sau khi bán BMC tôi quyết định để dùng tiêu xài, ai vắng mặt thì mất phần. Có lẽ đây là thời gian ở trên chiến thắng và không tốt gì cho lắm khi biết đến cảm giác tiêu tiền như nước cho đến hết số tiền đó. (BMC tăng giá từ 50k đến hơn 2,2 triệu tính theo phương pháp không chia tách, khi chia 1:2 xong giá BMC hơn 700k). Có thể nói đây là đại diện cho thời kỳ chứng khoán vàng son, mà trên thực tế các nước đều xảy ra, không riêng gì Việt Nam. BMC là cổ phiếu lịch sử của Việt Nam về tăng giá.
      2007 thời kỳ của OTC, có ai đó nói rằng môi giới kiếm vài tỷ đồng trong một ngày chắc bạn sẽ không tin. Ngày nay môi giới sống nhờ lương và trung bình cũng chỉ và chục triệu tháng là cùng. Nhưng thời đó là có thật! Giá cổ phiếu OTC có lúc nóng hơn sàn niêm yết rất nhiều lần, ngân hàng Đông Á có lúc lên đến 220.000 đồng/CP, sự chênh lệch giá đến khủng khiếp hằng ngày và diễn biến theo rất sát với thị trường niêm yết. Một thị trường tràn ngập tiền mặt tại chỗ. Lý giải cho nó một lý do đó chính là thị trường niêm yết chưa làm cho nhà đầu tư thấy đã.
      Khi chỉ thị 03 ra đời vào 2008 của NHNN nhằm kiểm soát vốn vay, đã làm mọi giấc mơ làm giàu tan biến. Tôi cũng bắt đầu bán tài sản đi, trả hết nợ ngân hàng. Tài sản lúc này vơi đi 30% những gì còn lại là hơn 44 tỷ tương đương 2,5 triệu USD.
      Giai đoạn đầu tư này quá trình tìm hiểu đầu tư. Chỉ có một loại CTCP duy nhất dẫn tôi đến thành công đó chính là công ty tăng trưởng, chỉ có công ty tăng trưởng cao nhất mới bền vững và dẫn bạn đến đích mà không cần thiết trạng thái tâm lý của TTCK nói chung. Với xu thế thị trường nó thuộc về kỹ năng, kỹ xảo, sự nhạy bén, nếu có thêm yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư thành công nhanh hơn. Với quan niệm đầu tư không dựa vào nền tảng tăng trưởng của CTCP, đầu tư ngắn hạn mang tâm lý nhất thời của thị trường, đầu tư không mang yếu tố chắc chắn từ CTCP thì sớm hay muộn dòng tiền đó sẽ mất dần đến bằng 0. Đầu tư dựa vào tỷ lệ margin cao cũng tương tự với rủi ro thua lỗ, trắng tay.
      Quá trình từ 2002 đến 2007 là một quá trình dài, thời đó ít công ty và xu thế ngắn hạn thường một chiều, CE và FL là hai trạng thái liên tục. Nhờ vào kỹ năng ngắn hạn thông qua công ty tăng trưởng nuôi mục tiêu dài hạn. Những cổ phiếu lúc bấy giờ tôi quan tâm là REE, SSI, VNM, STB sau này có SJS, BMP.
      Mang dấu ấn duy nhất về cái ngày định mệnh Lehman Brothers sụp đổ lúc 8h tối theo CNN, tôi lập tức cá cược sàn OTC với CP MB (ngân hàng Quân Đội), hồi đó gọi là đánh bạc miệng. Sau này nhà nước dẹp bỏ. Tôi đã bán khống 50 tỷ MB chỉ một đêm, tỷ lệ thắng thua là 20%. Đúng sáng hôm sau dòng ngân hàng bắt đầu đổ dốc. Hôm đó tôi thu về 9,5 tỷ (môi giới 500 triệu). Đó là ngày bán khống duy nhất của tôi cho tới bây giờ. Đó cũng là cú đánh bạc mạo hiểm nhất của tôi. Nhà nước dẹp bỏ và có nhiều vụ nợ nần trên sòng MB này. Từ đó tôi cũng không quan tâm đến hình thức này nữa. Nếu nhà nước không dẹp bỏ chắc có cớ nào đó tôi cũng tham gia chớp nhoáng. Những ngày ấy mới thực sự là làm cho phố WALL của Việt Nam rất náo nhiệt. Sòng MB mang đến sự sôi động cả sáng đến chiều tối.
      Nếu đầu tư vào VNM 2002 là 100 triệu đồng, thu nhập thu được tái đầu tư liên tục thì đến 2015 tổng tài sản là 17 tỷ đồng, SSI, REE, STB... thì cũng tầm 5-10 tỷ. Ngược lại nếu đầu tư vào doanh nghiệp ổn định, lợi nhuận hàng ngang như KHP những gì thu được chỉ là mười mấy % cổ tức hằng năm, và mức tăng trưởng rất thấp không đáng kể. Tính ra cũng chỉ bằng 1,5 lần lãi suất ngân hàng. Điều này cho thấy công ty tăng trưởng là quan trọng như thế nào.
      Thị trường từ 2001 đến 2008 là thị trường một chiều, dễ đoán, dễ đầu tư, ít mã cổ phiếu và đa số là công ty chọn lọc, hơn nữa khi tăng giá thì đồng loạt và xuống giá cũng tương tự. Ngày ấy chỉ cần REE xanh là hầu hết các mã đều xanh, ngày nay không như vậy nữa. Một vài thông số có thể thay đổi rất lớn về giá trị, như NĐT nước ngoài họ đổ vào 18 tỷ USD thì thị trường tăng nóng thế nào? .
      Bài học lớn thực tế của tôi trong giai đoạn này chỉ duy nhất mà margin mà tôi còn nhớ mãi cho đến hôm nay.
      Với những ông chủ công ty họ đánh bóng giá trị doanh nghiệp chỉ trong nháy mắt. Nhờ vậy phát hành ra là bán sạch sẽ, cơn khát cổ phiếu dường như đẩy lên kịch tính vào 2007. Đổi giấy thành tiền với giá gấp 10 lần mệnh giá không phải là quá khó. Nhờ vậy có nhiều công ty niêm yết lớn ngày nay bắt nguồn từ nguồn vốn dồi dào đó. Cũng không ít công ty sụp đổ, kiệt quệ khi đi vào lĩnh vực đầu tư tài chính. Mà hậu quả của nó vẫn âm ĩ cho đến tận hôm nay.
      Last edited by tigeran; 16-09-2015 at 09:44 AM.
      Trade what you see, not what you think!!!

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Phân tích kỹ thuật - Thị trường chứng khoán thế giới
      By tigeran in forum CLB PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
      Trả lời: 37
      Bài viết cuối: 04-04-2016, 02:15 PM
    2. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 06-02-2013, 01:30 PM
    3. Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 04-08-2012, 10:23 PM
    4. Hà Nội - Offline CLB Phân tích Kỹ thuật: “Tương kế, tựu kế” trong Đầu tư Chứng khoán
      By KENDIZONE in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 27-06-2011, 02:08 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình