-
12-09-2012 08:30 AM #1
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
1 - Đầu tư là khó khăn, và đầu tư thật còn khó khăn hơn là lúc bạn mới tập đầu tư ảo, đó là lý do tại sao 95% các nhà đầu tư ngắn hạn thất bại.
2 - Bắt đầu với số tiền mà bạn có thể hòan toàn có đủ khả năng để mất , không phải là số tiền mà bạn phải dùng vào các việc cần thiết hơn vào tháng tới.
3 - Không có 1 bí quyết bách chiến bách thắng nào cả . Không có một hệ thống nào ở cả phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản đảm bảo 100% là chiến thắng . Không thể.
4 - Thị trường không quan tâm tới ý kiến của bạn . Thị trường luôn luôn đúng.
5 - Đừng cho là Đỉnh hay Đáy
6 - Đừng cho là một cổ phiếu là giá rẻ chỉ vì nó đã giảm 50% trong vài tháng qua.
7 - Không được nản lòng với thiệt hại . Tổn thất là là một phần tất yếu của cuộc chơi. Hãy nghiền ngẫm nó và học hỏi từ những thất bị đó
8 - Không được mua trung bình giá xuống . Đó là cách tốt nhất để loại bạn ra khỏi cuộc chơi.
9 - Mỗi ngày là một cơ hội hoàn toàn mới. Mỗi lần giao dịch là một cơ hội hoàn toàn mới. Đừng để các lần giao dịch cũ ảnh hưởng tới cái mới.
10 - Tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình . Bạn có thể tìm thấy cả triệu lý do để đổi lỗi cho sự thất bại nhưng bạn sẽ không thể thành công nếu không tự nhận trách nhiệm về mình.
11 - Chú ý đến nhửng rủi ro và thành quả trong các giao dịch
12 - Nghiệp dư thường nghĩ về các thành quả sau khi giao dịch, còn chuyên nghiệp thì thường nghĩ về các rủi ro sau các giao dịch.
13 - Dừng lỗ , dừng lỗ và dừng lỗ.
Có vẻ là quá khắc nghiệt nhưng đó là bức tranh tổng thể để có thể thành công trên TTCK . Đầu tư CK đó là một cơ hội và nhiều thử thách nhất trên thế giới
Last edited by tradingpro8x; 12-09-2012 at 10:57 AM.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn tradingpro8x :
boyfyjero (30-08-2013), tronghoangfi (19-09-2012)
-
13-09-2012 10:18 AM #2
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật - Kinh nghiệm phân tích đầu tư
Khác biệt chủ yếu giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới là gì?
Thật ra có rất nhiều sự khác biệt giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới, nhưng sự khác biệt chủ yếu là những Traders chuyên nghiệp luôn xem xét xác định & kiểm soát rủi ro cho từng lệnh vào ra thị trường, trong khi những Traders mới luôn nghĩ đến việc họ sẽ mong đợi kiếm được bao nhiêu tiền cho mỗi lệnh vào ra thị trường của mình. Thực tế này có lẽ các Traders chúng ta ai cũng biết & nghe nói, nhưng tại sao lúc nào khi vào ra lệnh đều khó mà thực hiện được điều này? Bởi vì nghe nói và biết thì hoàn toàn khác với ứng dụng thật sự, đó chính là lý do tại sao trong khi những Traders chuyên nghiệp đang KINH DOANH có lãi, thì những Traders mới lại đang ĐÁNH BÀI NGÀY CÀNG THUA. Nếu những Traders mới thay đổi được thói quen, không còn chỉ có nghĩ là cái này tôi nghe nói rồi, cái này tôi biết rồi, mà chuyển hóa những suy nghĩ này thành nhận thức thật sự ăn sâu vào máu khi thực hiện giao dịch, thì mọi chuyện tôi tin chắc là sẽ khác.
Cách đây không lâu, có dịp ngồi nói chuyện với một anh bạn trẻ, theo được biết là anh ta cũng đã chơi chứng khoán và mong muốn bắt đầu nhảy qua chơi FX. Anh ta cho biết anh sẽ gom tiền mở một tài khoản khoảng 5k và mục tiêu trước mắt của anh ta là mỗi ngày anh ta giao dịch 30 lot?! Tôi nghe mà thật sự giựt mình! Rõ ràng anh ta chỉ nghĩ tới khả năng kiếm lời chứ chưa lường trước được rủi ro. Mặc dù tôi & nhóm bạn có hết lời khuyên và mổ sẽ những rủi ro có thể xảy ra, nhưng tôi tin là anh chưa thể cảm nhận thực sự về vấn đề rủi ro đang rình rập trước mắt đó.
Nói vậy để thấy mức độ thu hút của thị trường này có sức hấp dẫn lòng tham con người như thế nào, và sự ảo tưởng về viễn cảnh làm giàu nhanh chóng của đa số các trader mới, kể cả một số trader vài năm kinh nghiệm. Đối với anh bạn trẻ đó, tôi có lời khuyên rất chân tình là khi nhảy vào thị trường này, thì điều trước tiên nên học là bài học quản lý tiền, vì nếu không quản lý tiền được thì cho dù tôi có nói trước cho anh ta giá sẽ đi hướng nào trong thời gian xắp tới, tôi đảm bảo anh ta cũng không thắng nổi nếu không có phương pháp quản lý tiền hiệu quả. Đồng thời nếu có phương pháp quản lý tiền tốt, tính kỷ luật và nguyên tắc luôn duy trì, tôi nói với anh ta số tiền 5k đó trong 2 năm có thể sẽ là hơn 100k! Mặc dù là tôi nói đùa với anh ta, nhưng đó là hoàn toàn sự thật.
Trước đây, thỉnh thoảng tôi có việc qua Campuchia công tác, ngoài giờ làm việc không có việc gì làm, thế là tôi ghé Casino Phnom Penh chơi giải trí. Casino bên đó thật sự là đẹp so với các Casino Mộc bài, và cảm giác khi vào đó không biết ngày và đêm, có lẽ do họ cố tình thiết kế như vậy để các con bạc khác máu không còn biết đến khái niệm thời gian? ban đầu tôi đổi 500 USD ra các đồng tiền nhựa mà thường gọi là phỉnh, khi cầm các phỉnh trong tay với đủ loại mệnh giá, tôi bắt đầu kiếm bàn còn trống để đặt phỉnh đánh bài. 10 phút đầu tiên, tôi còn biết giá trị của những phỉnh đang cầm trong tay là tiền, nhưng chừng 30 phút sau "khái niệm tiền" đã không còn và hầu như không nghĩ tới, cứ thế đặt giá trị ngày càng lớn hơn, thua lại tiếp tục lấy tiền mặt đổi ra tiền NHỰA chơi tiếp, nhưng tôi nghĩ nếu thật sự các sòng bài chỉ sử dụng tiền mặt thật sự đặt cược trực tiếp, thì đố mà tôi dám cầm tờ 20USD, 50USD hay thậm chí 100USD để đặt cược cho ván bài của mình.
Trở lại vấn đề trong trading cũng vậy, chúng ta kiếm tiền hay thua lỗ đều thông qua mỗi lần chúng ta đặt lệnh, do không trực tiếp cầm tiền trên tay, nên có lẽ khái niệm về tiền không còn quan trọng hay nói đúng hơn là chúng ta quên là những lệnh đó đều là tiền thật 100%, do đó mới có trường hợp đặt lệnh vô tội vạ, đặt lệnh tùy hứng, đặt lệnh vì tôi cho là thế này, tôi cho là thế kia....
Tôi giả sự có một người bạn mời bạn hợp tác làm ăn, sau khi trình bày phương án, bạn cảm thấy tính khả thi & khả năng thành công không cao, bạn lập tức từ chối. Hoặc khi bạn thấy dự án có tính khả thi cao, bạn sẽ quyết định thực hiện và bắt đầu suy nghĩ, tính toán chi tiết xem mình sẽ góp vốn với số tiền cụ thể bao nhiêu? nếu thua lỗ thì sao, số tiền đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình mình không? và mức độ chấp nhận rủi ro trong phi vụ làm ăn này như thế nào?......nói chung bạn tính toán đủ điều, mất rất nhiều thời gian để ra quyết định đầu tư.
Trong khi giao dịch trên thị trường Fx đầy rủi ro này, đa số các Traders mới thường không suy nghĩ kỹ lượng và cẩn thận cho mỗi lệnh giao dịch của mình, không tính toán mức độ rủi ro mình sẽ chấp nhận để đạt được kỳ vọng lợi nhuận nào đó, do đó sẵn có tiền trong tay khoản, và có phần mềm giao dịch sẵn trong tay, nên cứ thế mà ra vào lệnh tùy tiện, khi giá đi ngược hướng thì tiếc, không chịu cắt lỗ, cứ thế đã lỗ ngày càng thêm lỗ....thì chẳng khác nào đang đánh bạc bên Casino?!
Thật ra có rất nhiều cách khác nhau để giao dịch trên thị trường FX, như là trên thị trường có bao nhiêu Traders, thì có bấy nhiêu cách giao dịch. Có nhiều Traders có hệ thống giao dịch rất tốt nhưng vẫn thua lỗ, trong khi những Traders có khả năng tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường FX thì hiểu rất rõ về mức độ rủi ro và tầm quan trọng trong việc nhận ra rủi ro, trước khi xác định mức lợi nhuận cho từng lệnh giao dịch của mình.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
boyfyjero (30-08-2013), tronghoangfi (19-09-2012)
-
13-09-2012 10:21 AM #3
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật - Kinh nghiệm phân tích đầu tư
Khác biệt chủ yếu giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới là gì? - Phần 2
Có một chuyện rất thực tế như thế này, chỉ mới xảy ra cách đây không lâu. Thông thường trên những diễn đàn công cộng xuất hiện rất nhiều"chuyên gia" để post chiến lược cho mọi người tham khảo, nhất là những newbies, những người post chiến lược hàng ngày phải công tâm mà nói họ rất nhiệt huyết( Ở đây tôi không đề cập hay bàn đến đến vấn đề đánh bóng tên tuổi hay chiến lược đó đúng hay sai - vì cơ bản là không ai có thể ra chiến lược đúng 100% bất kể chuyên gia nào trên thế giới đi nữa) và là công việc rất đáng quý, những chiến lược họ đưa ra cũng là một trong số những nguồn để các traders tham khảo!
Trong khi đó tôi có biết một anh bạn trẻ, anh này tuy trẻ nhưng cũng có thể nói cũng kinh nghiệm xương máu về thị trường này rất nhiều, tính tình thì cương trực, thẳng thắng và kể cả sự bốc đồng của tuổi trẻ. Anh ta thường hỏi tôi và muốn tôi đưa chiến lược hàng ngày để anh ta giao dịch. Đối với tôi mà nói, đưa chiến lược mỗi ngày cho anh ta là chuyện hết sức đơn giản, nhưng sau những chiến lược đó là gi?
Tôi có cháu trai 8 tuổi, trước đây cháu thường hay ngồi cùng tôi mỗi khi tôi giao dịch hay phân tích biểu đồ, cháu cũng thường hỏi và tôi có giải thích, nhưng thật sự không ngờ là thời gian trôi qua vậy mà bây giờ mới 8 tuổi cháu có thể nói hay tự ra chiến lược nên mua tại đâu, chốt lỗ tại đâu, hay mỗi khi tôi có dịp ra ngoài là tôi thường điện thoại về hỏi cháu xem giá hiện tại như thế nào, khung 4H, 1H đang như thế nào, cháu hoàn toàn có thể trả lời cho tôi theo những gì cháu hiểu và tôi cũng có thể hình dung được giá lúc đó theo lời mô tả của cháu).
Trở lại vấn đề anh bạn trẻ đó, tôi nói khi nào muốn tôi ra chiến lược thì bắt buộc phải theo đúng kỷ luật và phương pháp quản lý tiền, thì lúc đó tôi mới đưa chiến lược cụ thể. Vì rỏ ràng là một khi những chiến lược đưa ra, chắc chắn là sẽ có chiến lược sai, không thể tránh khỏi...nhưng sợ do thói quen thấy chiến lược đúng thường xuyên mà vô tình ngày hôm đó ra chiến lược sai, trong khi đã hình thành thói quen, nhầm ngay lúc đó anh ta vào lệnh full tài khoản, thì....
Chính vì vậy, tôi nói anh ta mở thêm một tài khoản nhỏ thôi chừng 1k và chỉ cần áp dụng phương pháp quản lý tiền đúng như tôi hướng dẫn, rồi có thể chọn lựa bất cứ chiến lược nào có trên diễn đàn mà vào lệnh thử nghiệm phương pháp quản lý tiền. Nhưng chỉ được một vài ngày là tuân thủ kỷ luật về quản lý tiền, sau đó anh ta có nói là anh ta sẽ thử tuân thủ stoploss của người ra chiến lược mà không thử phương pháp quản lý tiền như ban đầu xem sao? và y như rằng ngày đó anh ta cháy tài khoản! Lý do? lại rơi vào vấn đề tâm lý!
Hôm đó anh ta theo một chiến lược bán vàng, cũng sử dụng stoploss hẳn hoi....nhưng có điều đánh khối lượng lớn hơn mức dự kiến ban đầu, đến khi giá đi hơi ngược hướng thi nhận được thông báo thay đổi dời stoploss, lúc này tâm lý của anh ta bắt đầu hơi dao động, tuy nhiên anh ta cũng dời stoploss theo. Đến khi giá đi gần hit stoploss của đợt dời vừa rồi, anh ta lại chao đảo trong suy nghĩ...và bắt đầu sợ hit stoploss giá sẽ đi xuống, anh ta lại tự tiếp tục dời lên mức cao hơn chút...giá lại tiếp tục rượt đuổi stoploss của anh ta, sau cùng anh ta bỏ hẵn stoploss không sử dụng, không đầy vài giờ sau....cháy tài khoản thử nghiệm"quản lý tiền" hơn 1.1k trong tic tac.
Nói như vậy để thấy vấn đề stoploss quan trọng như thế nào. Stoploss ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trong giao dịch, một khi anh đã không tin điểm stoploss của mình một lần, có nghĩa là anh nghi ngờ phân tích vừa rồi của mình, thì chắc chắn tâm lý anh sẽ bị dao động...và sau cùng bỏ luôn stoploss. Theo tôi được kể, những nghiệp vụ đầu tư của Ngân hàng lớn trên thế giới(không bàn đến đa dạng trương mục đầu tư của Ngân hàng), trong cũng có FX. Các tiêu chí đánh giá các trader của ngân hàng, trong đó có tiêu chí đánh giá điểm đặt stoploss của trader đó. Thường các trader của ngân hàng được ấn định cho mức chốt lỗ, chốt lời riêng theo từng trader và kế hoạch quản lý vốn(ở đây không bàn tới), nhưng nếu trader nào đặt stoploss mà tại đó giá khớp lệnh chốt lỗ xong quay xuống, hay những trader nào đặt chốt lỗ quá cao không phù hợp...thì cũng bị xét điểm kém cho tiêu chí đó.
Mặt khác, những Traders mới & non kinh nghiện thì luôn nghĩ tới số tiền mình phải kiếm được cho mỗi lệnh vào thị trường, và như vậy thường dẫn tới việc vào lệnh một cách hấp tấp, vội vã thiếu suy tính do sợ mất cơ hội kiếm tiền, dù là khả năng đạt lợi nhuận rất thấp. Không phải là không có việc các Traders mới vẫn có khả năng kiếm lời với tỷ lệ đạt trên 70% số lần vào lệnh, nhưng thực tế như chúng ta thấy, kết quả vẫn thua lỗ liên tục, thậm chí cháy tài khoản, phải vay mượn, hay bán bớt tài sản để nộp tiền vào tài khoản.
Những Traders có khả năng kiếm lợi nhuận từ thị trường này, có thể chỉ có 50% lệnh thắng trong thị trường, nhưng kết quả sau cùng họ vẫn có lợi nhuận, vẫn sống khỏe với nghề này mà không bị hao tổn công sức, tinh thần, thời gian, tiền bạc...như những Traders thua lỗ trong thị trường này.
Mục tiêu quản lý tiền một cách thành công trong giao dịch là mục tiêu và yếu tố then chốt, quan trọng nhất để tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường, đồng thời cũng là yếu tố chủ chốt của những Traders thành công trong thị trường này, ai cũng có trong người. Các kiểu quản lý tiền của họ có thể khác nhau, nhưng tất cả đều có chung phương pháp đã được kiểm chứng dựa vào chính kinh nghiệm của từng Trader.
Đó chính là vũ khí và nghệ thuật đạt tới mức độ ổn định trong người mỗi Trader thành công này, do đó tôi nghĩ các Trader mới chúng ta nên nghiêm túc học hỏi, trau dồi và nhận thức tầm quan trọng kinh nghiệm của các Trader dày dạn kinh nghiệm này. Không phải chỉ vài ba chỉ số trong PTKT là có thể vỗ ngực xưng tên, ta đây cao thủ, ta đây Pro...!?
Chính vì tầm quan trọng của nó, tôi muốn các bạn có cái nhìn nghiêm túc hơn, và chiều sâu hơn với nghề này, đồng thời tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách quản lý tiền & quản lý vốn một cách cụ thể. Nếu biết kết hợp quản lý tiền, và trau dồi TÂM LÝ trong giao dịch, tôi tin chắc các bạn sẽ thành công.
-
Có 3 thành viên đã cám ơn tigeran :
boyfyjero (30-08-2013), KT1969 (31-07-2017), tronghoangfi (19-09-2012)
-
13-09-2012 10:22 AM #4
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật - Kinh nghiệm phân tích đầu tư
Khác biệt chủ yếu giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới là gì? - Phần 3
Lòng tham
Trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại lòng tham được thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau, mức độ khác nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, long tham thể hiện ở chỗ chúng ta luôn muốn phần thắng về mình hay lợi ích về minh trong giao tiếp, nhưng do có tri thức nên chúng ta biết khắc chế lòng tham đúng mức, phù hợp với từng tình huống khác nhau.
Trong kinh doanh, lòng tham chúng ta thể hiện ở chỗ muốn chi phí hoạt động kinh doanh thấp nhất, nhưng lợi nhuận phải đạt ở mức cao nhất. Tuy nhiên do tri thức và sự hiểu biết, chúng ta thường chấp nhận thực tế, không đặt mục tiêu lợi nhuận bằng mọi giá, bất chấp chất lượng về mặt dịch vụ hay sản phẩm mà chúng ta cung cấp, để bỏ ra mức chi phí đầu tư không xứng tầm hay không đủ để đầu tư cho sản phẩm hay dịch vụ đó.
Trong trading, lòng tham được thể hiện bằng cách chúng ta chỉ nhắm tới lợi nhuận đạt được cho từng lệnh giao dịch, mà không chấp nhận mức rủi ro hay chi phí giao dịch chúng ta phải bỏ ra để đạt được lợi nhuận như mong muốn. Do vậy, một khi chúng ta vào lệnh sai hướng, thay vì nhận thấy vấn đề, chúng ta nên thoát khỏi thị trường càng sớm càng tốt, chờ cơ hội mới, nhưng do lòng tham…đa số trader chúng ta không muốn mất chi phí đầu tư đó thể hiện qua lệnh cắt lỗ, mà chỉ duy ý chí mong muốn thị trường sẽ quay đầu… và đạt được lợi nhuận như kỳ vọng ban đầu!?
Kết quả là thua lỗ ngày càng lỗ, xảy ra tình trạng cháy tài khoản và kẹp lệnh!
Nỗi sợ hãi
Nỗi sợ hãi lại là một góc độ khác trong mỗi chúng ta, đó là vấn đề tất cả chúng ta thường đối mặt và cố gắng vượt qua trong những thời điểm và tình huống nhất định. Giống như long tham, nỗi sợ hãi thường không bộc lộ ra bên ngoài, mặc dù sự thật là mỗi chúng ta đều trải qua. Nỗi sợ hãi chung phổ biến thường là sợ người khác nghĩ mình không biết, và sợ mình không làm được hay…sợ bị mất tiền, thua lỗ.
Đó hoàn toàn là lý do chính đáng…nhưng hoàn toàn khác biệt và trở thành vấn đề lớn khi xuất hiện trong trading.
Trước đây tôi có nói chuyện với một trader, anh ta bắt đầu chơi trong thị trường FX này khoảng hơn 1 năm. Khi nói chuyện với tôi anh ta tỏ ra biết rất nhiều, nào là chỉ số này như thế nào, chỉ số kia ra sao.. và cho tôi xem cả tài khoản đang giao dịch thật của anh ta. Quả thật trong 5 lệnh của anh ta, thì có đến 3 lệnh đang lời khoảng chừng hơn $30/lệnh, trong khi 2 lệnh lỗ kia, một lệnh lỗ khoảng $120 và một lệnh lỗ $340. Tôi có hỏi tại sao anh ta không cắt lỗ mà lại để lỗ nhiều vậy? anh ta cho biết không sao, thế nào giá nó cũng xuống lại và lúc đó chốt lời giống như lệnh này!?(một trong 3 lệnh lời anh ta chỉ cho tôi).
Rõ ràng tôi thấy anh ta muốn thể hiện mình là người biết nhiều và có kinh nghiệm trong giao dịch thị trường này, nhưng có điều anh ta không hiểu được tính chất của thị trường, đồng thời anh ta không nhất quán và sợ lỗ khi giao dịch, anh ta sẵn sàng nuôi lệnh lỗ băng mọi giá vớ niềm tin và hy vọng cao độ giá sẽ quay về theo đúng suy nghĩ (sử dụng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, tin tức...) của anh ta.
Mặc dù khi đặt lệnh, mà lệnh đó bị cắt lỗ hay thua lỗ là một mất mát, nhưng thực tế là trên thế giới hàng ngày có hàng tá người thua lỗ, kể cả những lệnh giao dịch của các Ngân hàng lớn, nhưng họ vẫn chấp nhận và xem đó là chi phí kinh doanh cho kỳ vọng đầu tư của họ. Nếu đầu tư thua lỗ, dư án phông khả thi…họ rút khỏi thị trường rất sớm.
Đôi lúc sai hướng trong giao dịch là chuyện không thể tránh, nhưng vấn đề là chúng ta phải biết và can đảm chấp nhận sự thua lỗ đó. Hãy thực hiện chuẩn xác và kỷ luật theo đúng kế hoạch giao dịch của bạn! Các bạn hãy tin đi, giao dịch hoàn toàn không khó! Mà chẳng qua là đấu tranh tâm lý giữa lòng tham và nỗi sợ hãi mỗi khi vào lệnh.
Sự thật là một khi đã vào lệnh, bạn không thể duy ý chí bảo thị trường sẽ chạy theo hướng của bạn mong đợi, bạn sẽ không thể kiểm soát thị trường. Thật đáng tiếc là đa số trader chúng ta đều kỳ vọng và mong đợi thị trường quay đầu lại khi sai hướng mà không chịu thoát từ lúc đầu. Lúc đó bặt đầu sợ hãi, lo lắng, rối tung lên…dẫn tới việc lại tiếp tục ra những quyết định vội vàng, thiếu cân nhắc, và ngày càng dính chặt và phụ thuộc vào lệnh ban đầu, không lối thoát.
Trong khi đó, những nhà đầu tư kinh nghiệm xem giao dịch là thú vui, đồng thời cũng là nghề, họ chấp nhận có rủi ro để đạt được kỳ vọng. Họ không ảo tưởng, duy ý chí và tất nhiên họ không bao giờ để mất đi niềm vui trong giao dịch khi bỏ tiền bạc và công sức nuôi những lệnh lỗ thảm hại.
Đôi khi vào lệnh sai hướng và bị cắt lỗ là điều không tránh khỏi. nếu tôi nói với bạn là tôi vào lệnh chưa bao giờ bị cắt lỗ, bạn tin không? Đương nhiên làm sao bạn tin được!
Do đó lòng tham và nỗi sợ thường có nguồn gốc từ cái tôi của bản thân, bạn cần phải biết cách vượt qua, vì nó không thể tồn tại trong trading. Bạn sợ thua lỗ, bạn muốn lợi nhuận nhiều…chắc chắn bạn sẽ trả giá cho điều đó.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
boyfyjero (30-08-2013), tronghoangfi (19-09-2012)
-
13-09-2012 10:24 AM #5
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Kinh nghiệm giao dịch quí báu của một trader thành công
Thị trường biết nhiều thứ hơn cả bạn và tôi, bạn cần phải kiên nhẫn và chờ đợi một thời cơ thích hợp – quy tắc vàng là: Không có thời cơ – Không có buôn bán...Có phải bạn đang tìm kiếm những câu trả lời làm sao để trở thành một chuyên gia về giao dịch? Hoặc bạn vẫn đang cố gắng để là một nhà giao dịch có lợi nhuận? Việc mua bán không dễ như nhiều người đã nghĩ, ngoài những người đã cố gắng thật sự thì có hơn 90% là bị lỗ.
Kinh nghiệm giao dịch của tôi trải qua suốt 2 thập kỷ, và cũng vừa là một nhà cố vấn giao dịch, tôi đã có những cuộc nói chuyện với nhiều nhà giao dịch, nhiều người trong số họ đã nỗ lực rất lớn để kiếm bất kì những khoản lợi nhuận nào sau nhiều năm giao dịch và họ tiếp tục tích góp thêm vào các tài khoản giao dịch của mình.
Hầu hết các nhà giao dịch không nhận ra rằng các giao dịch thành công đến từ sự tin tưởng và sự tự tin từ vào chính bản thân mình. Thật đơn giản. Một lối suy nghĩ của một kẻ đắc thắng! Giao dịch để thành công, chứ không giao dịch để thua lỗ. Thật sự thì giao dịch như tất cả các bạn biết, đó là một trò chơi có tổng số điểm là 0. Bạn cũng có thể là người chiến thắng hoặc là một kẻ thua cuộc. Taị sao một nhà giao dịch lại để thua lỗ chồng chất? Tại sao một nhà giao dịch khác lại chộp lấy ngay một khoảng lợi nhuận và không để tụt mất? Khi bạn mắc phải sai lầm, tại sao lại không thừa nhận? Tất cả những câu trả lời nằm ngay bên trong những câu hỏi này. Đó là tâm lý trong giao dịch chứ không phải là kiến thức chuyên môn. Vì bất kì ai lên một kế hoạch giao dịch, việc đầu tiên bạn phải làm là phải hiểu rõ chính bản thân bạn. Điều này có vẻ ngớ ngẩn, nhưng 95% các kế hoạch giao dịch mà tôi gặp qua đã không quan tâm đến khía cạnh quan trọng này.
Khi đó câu hỏi đặt ra là, ”Tại sao một vài người lại giao dịch có lời còn hầu hết thì không?”
Trước tiên, hãy suy nghĩ về điều này. Mỗi nhà giao dịch có phương tiện để tiếp cận những công cụ như nhau, tra cứu như nhau, những biểu đồ như nhau, những chú giải như nhau, những cách thức giao dịch đã được chứng minh như nhau, v.v… Vậy, tại sao với mọi người có phương tiện dẫn đến cùng một thứ, chỉ một vài người là có thể tạo ra lợi nhuận một cách chắc chắn mọi lúc?
Rõ ràng đặc điểm chung là con người. Vâng, chính là bạn đấy!
Vì vậy, nếu ai đó yêu cầu tôi hãy liệt kê một danh sách gồm 3 đặc điểm về tâm lý/cảm xúc nổi bật để chỉ ra phần lớn những nhà giao dịch ngoại hối thành công, tôi sẽ liệt kê rằng:
- Quy tắc và đam mê
- Tự tin và can đảm
- Kiên nhẫn và bền bỉ
Một người có thể có một phương pháp luận về giao dịch tốt và có hệ thống, nhưng tâm lý không vững thì cũng giống như là đã thất bại. Ngược lại một người chỉ có một phương pháp giao dịch tầm thường, nhưng có những quy tắc vững chắc với những kỹ năng tâm lý mang tính trí tuệ là người sẵn sàng để chiến thắng. Một nhà giao dịch mà tôi đã gặp gỡ gần đây không biết gì về Macd, hoặc stochastics hoặc RSI hoặc Elliott Wave. Ông ta có một phương pháp rất giao dịch rất đơn giản là xem xét các mô hình cơ bản và xu hướng – đó là tất cả những gì ông ta làm, và ông ta đã tạo ra một cách chắc chắn hơn 700 pip lợi nhuận trong giao dịch ngoại hối.
Ông ta có một phương pháp đơn giản, một bộ những quy tắc, đưa ra những mục đích có thể đạt được và mang tính thực tế – và tất cả những điều ông ta làm là làm theo những quy tắc đơn giản này! – Không có theo quy tắc cứng nhắc nào. Gần đây một nhà giao dịch nói với tôi rằng “Tôi thường đọc những quyển sách rất hay của Elder, Mark Douglas, Toni Turner, quá trình diễn biến về tỷ giá trong ngày của Nison, Edwin Lefevre v.v… Tuy nhiên, sau khi đọc những quyển sách này tôi vẫn cố tìm kiếm điều “bí mật” để giao dịch thành công và cũng không chắc về phương pháp của mình. Tôi đã nhận ra rằng điều “bí mật” để giao dịch thành công là không có điều bí mật! Và tôi cũng khai thác một phương pháp từ những kế hoạch có hiệu quả phù hợp với tâm lý và phong cách của tôi, và quan trong hơn là tôi đã đề ra một kế hoạch giao dịch”.
QUY TẮC VÀ ĐAM MÊ
Những quy tắc – Đa phần những nhà giao dịch không tuân thủ những quy tắc của mình, thêm vào đó họ cũng thường không thất bại. Những nhà giao dịch thất bại này dễ dàng căm ghét khi nghe nhắc đến chữ “quy tắc”! Giống như Jack Schwager đã nêu ra trong quyển sách của ông ta, quyển ‘The new market Wizards’ , “Quy tắc” có lẽ là một từ thông dụng nhất được dùng bởi nhiều nhà giao dịch cá biệt mà tôi đã gặp. Thông thường nó được đề cập với giọng điệu gần như mang sự hối tiếc: “Tôi biết là bạn đã nghe điều này hàng triệu lần trước đây, nhưng hãy tin tôi, nó thật sự rất quan trọng.”
Những quy tắc cho phép bạn lập kế hoạch hiệu quả hơn cho công việc cuả bạn (những giao dịch) và làm việc (giao dịch) theo kế hoạch của mình. Quy tắc – “thói quen và sự tuân thủ” – vâng từ khoá chính là thói quen, tức là có một kế hoạch giao dịch và một thói quen làm theo nó.
Quy tắc vàng nên là: Không có thời cơ – Không có buôn bán.
Đam mê – 1/3 cuộc đời của chúng ta là dành cho công việc, do vậy bạn đáng được hưởng thụ cái mà bạn làm, bạn làm điều đó bởi vì bạn yêu thích! – Vâng phần thưởng bằng hiện kim là kết quả phụ của sự thành công cho những việc mà bạn muốn làm.
Làm sao bạn có thể thành công một cách tự nhiên trong một việc gì đó, mà nó phù hợp với những kỹ năng giao dịch của bạn, tìm kiếm những lời khuyên từ các nhà cố vấn dày kinh nghiệm, chịu đựng những thăng trầm trong giao dịch và bạn cũng không biết tại sao bản thân lại đang làm việc này? Như Michael Jordan đã từng nói, “Nếu như bạn có sự yêu thích một cuộc chơi, thì với tài năng của mình, cuối cùng bạn cũng sẽ theo kịp cuộc chơi“. Như thế thì, nếu bạn không yêu thích giao dịch vậy bạn sẽ thành công chứ?
Tóm lại, kỹ năng mang tính trí tuệ này bao gồm cả hai là (quy tắc và đam mê): bạn phải có quy tắc của mình và không bị chi phối bởi những biến động nhạy cảm còn lại của thị trường.
TỰ TIN VÀ CAN ĐẢM
Điều đầu tiên trong những nét đặc trưng cơ bản của những nhà giao dịch thành công là tin tưởng vào chính bản thân mình. Họ có sự tự tin và lòng can đảm để gắn bó với kế hoạch của mình, không đi lệch hướng khỏi những quy luật cuả bản thân, và sẵn sàng đi ngược lại với đa số nếu cần thiết, và nhìn thấy được kết quả cuối cùng (một hình ảnh rõ ràng) trong đầu họ.
Thông thường, mỗi nhà giao dịch có được gì? Trong quyển sách “Bộ bài poke, tình dục, sự hấp hối” nói rằng: “Bài poke là một loại trò chơi dễ gây kích động bao gồm tiền bạc, nhận thức và những cảm xúc. Nó không đủ để biết, để có những thông tin và nhìn nhận thấu đáo về đối thủ của bạn (thị trường), bạn cần phải hiểu về chính bản thân bạn”. Vì thế, trong kế hoạch giao dịch của mình, bạn phải có một phần dành riêng cho bản thân – để biết về chính mình.
Trong những ngày đầu khởi nghiệp giao dịch của mình, tôi đã phải đối mặt với một tình huống là tôi “biết” rất rõ ràng nơi nào giá cả đang lên, đã có một kế hoạch giao dịch, nhưng tôi lại thất bại khi theo đuổi nó. Tất nhiên, tính tham lam, sự sợ hãi, và những cảm xúc khác nữa đã chiếm ngự trên mỗi định hướng của chúng ta. Khi mà bạn để điều đó xảy ra với bạn… tất cả kiến thức của bạn, kế hoạch và những thông tin nhanh chóng trở thành vô dụng.
Nói cách khác, bất chấp bạn giỏi giang như thế nào trong việc phân tích thị trường, nếu bạn không có sự tự tin, mọi việc bạn đang làm sẽ tạo ra những nếm trải lặp đi lặp lại làm cho bạn phải đối phó với những cái tương tự như nỗi thất vọng và sự giận dữ.
Làm thế nào để có được sự tự tin? Bạn hãy thu nhặt kiến thức, rèn luyện về nhân cách, và lớn lên như mọi người. Bạn nghiên cứu càng nhiều về thị trường, càng tiếp cận việc giao dịch trên thị trường, và quan trọng hơn là tiếp cận với chính bạn nhiều bao nhiêu, bạn sẽ càng trở thành một thương nhân có năng lực bấy nhiêu. Càng có năng lực bao nhiêu, bạn sẽ càng ít sợ sệt bấy nhiêu. Tự tin nghĩa là rất ít sợ sệt. Khi bạn tự tin, bạn có thể chiến thắng.
KIÊN NHẪN VÀ BỀN BỈ
Trong thời đại của sự tìm kiếm lợi nhuận chớp nhoáng như hiện nay, người ta muốn mạo hiểm nhưng không rủi ro, rượu không cồn, nhiều tiền mà không cần nỗ lực, uống bia không có cảm giác cồn cào, và tất nhiên, một thương vụ sinh nhiều lợi nhuận mà không cần phải làm thêm ở nhà.
Thị trường biết nhiều thứ hơn cả bạn và tôi, bạn cần phải kiên nhẫn và chờ đợi một thời cơ thích hợp – quy tắc vàng là: Không có thời cơ – Không có buôn bán.
Một trader thành đạt nhận thức rõ sự kiên nhẫn là rất đáng giá.! Mọi trader thành công đều có một khả năng đặc biệt để “trông đợi và chờ đợi” và chờ cho đến khi nào việc giao dịch là hợp thời để tiến vào thị trường. Một thương nhân giao dịch ngọai hối khôn ngoan đặc biệt sẽ biến sự kiên trì thành ưu điểm của anh ta/cô ta bằng cách:
Lắng nghe thị trường. Thị trường luôn luôn cung cấp những thông tin kinh tế đáng giá, và bạn phải nhận thức được nơi nào bạn nhận ra sự đòi hỏi gì của thị trường từ những động thái của nó hoặc tín hiệu của hệ thống giao dịch. Sự đánh giá của bạn sẽ trở nên nghèo nàn từ ngay lúc bạn quyết định sẽ biết nhiều hơn về thị trường hơn là những gì thị trường sẽ mách bảo với bạn, và bạn đánh mất lòng kiên trì thay vào đó là nỗi sợ sệt và niềm hy vọng.
Ngồi một chỗ trong khi chờ đợi một xu thế phát triển. Người ta thường nói rằng nhìn vào màn hình máy tính của một ai đó trong suốt những ngày buôn bán như thể ngồi trước một cái máy bán hàng tự động và cố gắng chịu đựng những trò mạo hiểm. Những nhà giao dịch thành công ở thị trường ngoại hối đã học được rằng họ không thể khoác lác về đa số xu hướng giá cả của những cặp tiền tệ riêng lẽ mà họ đang trao đổi. Bạn thì vẫn không muốn trở nên thiếu kiên nhẫn bởi vì bạn đang buôn bán chống lại xu hướng đó.
Trong khi kiên nhẫn không những quan trọng trong việc chờ đợi một cuộc làm ăn đúng đắn, nó còn quan trọng trong khi bạn đang thực hiện một cuộc làm ăn nào đó. Bạn phải biết làm thế nào để chờ đợi một cách kiên nhẫn cho thời gian tối ưu nhất để giao dịch. Một người đang lời bán quá sớm sẽ không cho bạn sự cân bằng tính toán để gia tăng thật nhanh ở một tỉ lệ lý tưởng. Vì thế, đây là nơi mà nhân tố bền bỉ cần có mặt. Bạn có thể “kiên trì” cho đến thị trường lên lại , nhưng bạn không thể bền bỉ tới mức có thể kiềm chế sự chịu đựng và không theo những quy tắc đóng lệnh khoa học, và lợi nhuận của bạn sẽ không cân bằng với sự tổn thất vượt thời gian.
“Kiên nhẫn với những cuộc làm ăn mà bạn có thể chiến thắng; thiếu kiên nhẫn đi với những cuộc làm ăn thất bại. Hãy nhớ rằng, có thể thực hiện được số lượng lớn các cuộc làm ăn/sự đầu tư nếu bạn “đúng” chỉ với 30% thời gian miễn là sự tổn thất nhỏ và lợi nhuận là lớn” – Dennis Gartman
Thành công trong giao dịch phụ thuộc vào kiến thức nghiên cứu về phân tích khủng hoảng công nghệ, công cụ thương mại, thói quen quản lý tiền bạc lành mạnh, và làm thế nào để chế ngự cảm xúc. Kiến thức đến từ nhiều giai đoạn: tự học, học nhóm, học ở lớp và sự luyện tập điều độ. Nó sẽ đưa bạn đến gần mức chuyên nghiệp. Sau đó, sẽ thêm một chiều hướng nữa là huấn luyện cá nhân cho đến khi vươn tới vị trí cao nhất và giữ vững vị trí đó trong suốt sự nghiệp chuyên nghiệp.
Bạn có thật sự cần một người cố vấn hay một người huấn luyện? Người chơi golf giỏi nhất thế giới thì nghĩ vậy! Tiger Woods chi trả cho sự huấn luyện hơn một triệu đôla mỗi năm! Trong khi đó, anh ta kiếm được 50 triệu đôla mỗi năm. Thực tế, tất cả các vận động viên chuyên nghiệp đều có chế độ huấn luyện riêng để giúp họ trở nên giỏi hơn. Nguyên nhân bạn chọn để chi trả tiền cho huấn luyện là để rút ngắn thời gian mà bất kì người thương nhân nào cũng phải trải qua, trong khi gia tăng khả năng thành công của bạn; nó là cái giá của việc làm giao dịch. Nên nhớ nếu bạn đang hoặc muốn trở thành một người giao dịch chuyên nghiệp, điều đó nghĩa là bạn đang giao dịch.
Ngày nay người giao dịch đang may mắn vì họ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiếp cận nhiều tài liệu. Khi mà tôi bắt đầu giao dịch cách đây 2 thập kỉ, có rất ít nguồn tài liệu cho một người giao dịch nhỏ lẻ, một số được nghe nói về khoá huấn luyện thương mại và người huấn luyện, không có Internet và vì thế, không có những sự chia sẻ cộng đồng như T2W – giao dịch thật đơn độc.
Sau 10 năm giao dịch, nhìn chung, tôi là kẻ thua cuộc. Giai đoạn đó bao gồm việc đa số thị trường chứng khoán sụp đổ, như là sự kiện năm 1987 và chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Giao dịch rất khó khăn. Việc làm ăn của tôi đã bước sang một giai đoạn mới khi tôi đến hội chợ Forex tại Mỹ và được giới thiệu một khóa học về giao dịch.
Tôi đã tìm kiếm các tiện ích của khóa học; tiêu điểm chính của khóa học của tôi là về tâm lý học, một lĩnh vực mà tôi đã từng từ chối những năm về trước. Cuộc đời doanh nhân của tôi thay đổi vĩnh viễn và tôi đã không hề nhìn lại, giao dịch trở nên dễ dàng và tôi có thể thực hiện những cuộc làm ăn với sự đơn giản hơn nhiều.
Như tôi đã thường nói, từ chối xu thế khi mà nó đầy nguy hiểm; ngày nay tôi nói thêm rằng nếu bạn chối bỏ tâm lý trong giao dịch, bạn có thể sẽ không thành công.
“Người thất bại là người chưa từng tìm hiểu những sai lầm của bản thân anh ta, nếu bạn có thể học hỏi từ những kinh nghiệm, bạn sẽ bước trên con đường dẫn đến thành công".
-
Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
boyfyjero (30-08-2013), tronghoangfi (19-09-2012)
-
13-09-2012 10:30 AM #6
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
13 kinh nghiệm phân tích xương máu của trader khi vào thị trường tài chính
Sau đây là những đúc rút của một trader trong quá trình trading (sau khi áp dụng và thử nghiệm gần như tất cả các phương pháp phân tích đầu tư như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật...), hy vọng sẽ là bài học để các trader khác cùng nghiền ngẫm và cùng thành công.
1. Trong thị trường, có những thế lực, không có thế lực nào mạnh hơn thế lực nào, sự mạnh hơn yếu thua, chỉ mang tính thời điểm,nhưng những thế lực đến sau thường mang sức nặng lớn hơn thế lực trước đó, do tính xác thực hơn so với thị trường hiện tại. Việc làm của trader là khi không có sự xung đột xứng tầm với thế lực ưu thế hiện tại, duy trì tư duy theo thế lực đó, và khi có sự xung đột ngang tầm, việc của trader đó chính là tìm ra cho được khi nào và ở chỗ nào thì biết được bên nào thắng
2. Người trader giỏi cũng giống như người phi công giỏi, cất cánh hạ cánh thì dễ, cái khó là ở xử lí tình huống.
3. Phải chấp nhận một sự thật rằng là thị trường luôn luôn thay đổi, và tương lai là điều không thể dự đoán được. Bạn có thể là người thuộc **** Bảo Thủ, tuy nhiên, nếu bạn đã là trader, duy ý chí sẽ giết chết bạn
4. Đã là trader, điều tiên quyết là phải có mục tiêu. Với những trader mới vào nghề, tôi chắc chắn rằng họ sẽ có cảm giác tìm điểm vào lệnh, điểm stop là khó nhất, nhưng khi trader đạt đến độ chín nhất định, họ sẽ cảm thấy rằng cản trở lớn nhất của chính mình là điểm chốt lời. Việc có cho mình 1 mục tiêu sẽ giải quyết gần như hầu hết bài toán đó.
5. Việc chăm chăm vào một khung thời gian sẽ giống như là ếch ngồi đáy giếng, nhìn trên đa khung thời gian sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Hãy tập thói quen xem xét trên nhiều khung thời gian trước mỗi lần vào lệnh, tôi chắc bạn sẽ tránh được một số lệnh thua lỗ đáng kể.
6. Trading system giống như một thanh gươm, không có võ sĩ nào ra trận mà không có một thanh gươm, gươm sắt nhọn đương nhiên là rất tốt, nhưng vấn đề nằm ở chỗ người cầm gươm là ai.
7. Tôi đã từng nghĩ rằng mình sẽ tìm một trading system và nó sẽ giúp tôi đánh thắng thị trường trong tư thế tắm nắng.Tuy nhiên, tôi đã nhận ra điều đó là không thể vì tất cả các system đều có điểm mù (blind spot) chết người.
8. Có kế hoạch giao dịch, không có nghĩa bạn sẽ thành công, nhưng nếu không có, bạn chắc chắn chuốc lấy thất bại.
9. Có người nói với tôi rằng, ngày xưa tôi day-trading, đánh không có stoploss và chỉ trong vòng 30 ngày là thua sạch. Giờ đây tôi cũng đánh không stoploss, nhưng đánh lệnh dài hạn trên khung thời gian dài 1 tháng, tôi ăn rất ngắn và khi nào bị kẹp thì giữ lệnh cho đến khi giá hồi lên lại, bây giờ ngày nào tôi cũng có lãi và cảm thấy rất thỏa mãn về mọi thứ. Tôi sẽ trả lời rằng, vậy thì vấn đề có khác gì nhau đâu, rồi anh cũng sẽ mất tất cả, điều khác nhau duy nhất là lúc trước là 30 ngày thì bây giờ 30 tháng mà thôi, và vì là 30 tháng để nhận ra một vấn đề nên bây giờ chưa phải là lúc biết kết quả mà thôi. Vậy thì 30 ngày rồi mất tất cả với 30 tháng để cũng …mất tất cả, xem ra cái đầu có vẻ lợi hơn. Nhưng tóm lại, không stoploss thì kết quả cuối cùng là mất
10. Đừng nên “ chưa đến chợ đã hết tiền”, hãy quản lí vốn. Có thể xác suất máy bay rơi chỉ là 0.01%, tuy nhiên, ai dám cá trong 10000 chuyến bay cất cánh, chiếc tai nạn không phải là chiếc đầu tiên.
11. Cùng một chiến lược, cùng một thời gian, cùng một loại hàng hóa, cũng do chính bạn giao dịch, nhưng một bên bạn giao dịch 2% equity, còn một bên bạn giao dịch 20% equity, có thể bạn sẽ có những hành động trái ngược nhau. Quản lí vốn chính là chìa khóa của vấn đề tâm lí trading. Câu high risk/ high return có vẻ lúc này không còn đúng lắm, có lẽ phải sửa lại thành là high risk/low return hoặc low risk/stable return.
12. Trong trading, cũng giống như tình yêu, đôi khi bạn ham tìm kiếm những thứ cao xa, lộng lẫy, mà đâu biết rằng giá trị đích thực lại ở chính bên cạnh mình, đôi khi những vấn đề mà bạn nghĩ phức tạp nhất, lại được giải quyết bằng những thứ đơn giản nhất.
13. Kỷ luật, kỷ luật và kỷ luật tuyệt đối!!!Last edited by tigeran; 13-09-2012 at 11:13 AM.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
boyfyjero (30-08-2013), tronghoangfi (19-09-2012)
-
19-09-2012 07:48 AM #7
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Phân tích kỹ thuật - Kinh nghiệm phân tích đầu tư
Tính kỷ luật bị phá vỡ do lòng tham trổi dậy của người sử dụng trường phái Phân tích kỹ thuật PTKT
Khó khăn lớn nhất và cũng là khó khắc phục nhất mà nhà đầu tư gặp phải là làm sao giữ cho đầu óc tỉnh tỉnh táo và khách quan khi anh ta thật sự tin vào xu hướng tăng hay giảm của thị trường. Nhưng vô tình anh ta lại cho phép quyết định của mình bị dao động, bởi chính những kỳ vọng của bản thân. Điều này được giới đầu tư gọi là hiện tượng "tự thuyết phục"
Có những nhà đầu tư giải ngân trên quan niệm phép thử với thị trường, họ cố tỏ ra thông minh và lý giải rằng để xem liệu việc thay đổi chiến lược hành động ngược với những gì mình đang theo đuổi có thể khiến anh ta tự thuyết phục mình thay đổi quan điểm bi quan hiện tại về thị trường hay không.
Đối với những giai đoạn từ tháng 3 năm 2011, 1 sự đánh thốc lên làm cho xu hướng giá đột ngột quay đầu và hình thành xu hướng tăng trong sự ngỡ ngàng đi lên từ đáy hình chữ V (theo góc nhìn PTKT). Người ta đi tìm bao nguyên nhân hợp lý để lý giải cho hiện tượng này mà cuối cùng đi đến 1 sự chấp thuận chung: thị trường luôn luôn đúng. Đó chỉ là hiện tượng mà giới chuyên môn phân tích kỹ thuật PTKT vẫn gọi là Dead Cat Bounce
Chỉ có một số ít người có khả năng tự xem xét bản thân họ và họ có thể biết được khi nào những chiều hướng có lợi cho bản thân xuất hiện và khi nào nó biến mất. Số người cố gắng làm bằng được điều này lại càng ít hơn. Phần lớn chúng ta đều hướng cách nhìn nhận của mình theo những quyền lợi ích kỷ của bản thân, mà cho rằng: “ mình đúng chứ không phải ai”
Đối với những nhà MG giỏi, vấn đề không phải là liệu cá nhân anh ta đã nhận thức đúng hay chưa mà là liệu anh ta có “vượt qua nó_cái tôi” để bảo toàn vốn cho nhà đầu tư, mặc cho chuyện doanh số ở các công ty chứng khoán có áp đặt thì lòng tin và tính kỷ luật, niềm tin yêu nghề vần thắp sáng.
Nếu 1 ngày nào đó người ta có thể tạm quên đi thị trường chứng khoán, hay đẩy nó ra khỏi suy nghĩ của mọi người thì ngày đó các nhà Môi giới của chúng ta sẽ có được tư duy sáng tỏ để nhìn nhận sự ngoan cố đến vô lý của chính họ. Tiếc thay hôm nay “mua con gi_bán con gì” trở thành câu cửa miện quen thuộc và ăn sâu vào máu của người nhìn bảng điện cứ ri rỉ bên tai làm cho tâm trí 1 người Mội giới bị phân tâm và dần dần bị lung lay. Đúng ra phải nhân tiện những cuộc sự kiện khi thị trường bán tháo. Chúng ta cần có 1 khoảng thời gian dài để bình tâm, tạm thời rút vốn và không nhìn bảng điện tử, để cho đầu óc được thư giãn, khách quan và điềm tĩnh như nước măt hồ 1 ngày lặng gió. Bất cứ thứ cảm xúc gì_hứng khởi, sơ hãi, giận dữ hay u buồn _ đều là những đám mây che mờ tâm trí.
Một nhà kinh doanh thành công sẽ dần học được những diễn biến tâm lý của bản thân và làm quen với những sai lầm mà anh ta thường gặp phải trong khi nhận định thị trường. Nếu cảm thấy bản thân đang quá vội vã đưa ra kết luận, anh ta sẽ học cách chờ đợi. Sau khi đã đưa ra quyết định, anh ta sẽ ngẫm ngợi quyết định đó trong 1 thời gian nhất định cho tới khi cảm thấy nó chín mùi (có dấu hiện giải ngân trên đồ thị).
Một sự nhận định vùng đáy tại 56-58 gọi là đáy cũng chưa có cở sở…bởi vì thiếu 1 hình ảnh cụ thể minh họa thực tế cho Hnxindex để minh chứng sự nhận định này. Đồng thời quá trình tạo đáy sau 1 đợt sau giảm mạnh cần phải thêm 1 thời gian đủ lâu. Ngoài trừ sự đánh thốc lên từ hình chữ V, nhưng tín hiệu này cá nhân người viết chưa thấy, ngoài sự độc diễn nhóm cổ phiếu do khối ngoại độc diễn.
“Đáy” cũng là thuật ngữ gây kích thích lòng tham cho nhà đầu tư. Mọi sự giải ngân ngay tại thời điểm này và vùng giá này có thể cũng gây rủi ro. Vì đó là cách chơi nghịch xu hướng. Một cổ phiếu A giá hiện tại 10.000 đồng có lúc 1 khoảng thời gian sau mua giá 12.000 vẫn có khả năng sinh lời và ít rủi ro hơn khi nó giảm về giá 8.000 đồng và mua tại thời điểm này. Điều này có thể gây hoang mang và thiếu căn cứ, nhưng nếu ai chịu khó tìm hiểu thêm về Phân tích kỹ thuật sẽ thấy nó hợp lý, nếu nó là 1 xu hướng đi lên.Last edited by tradingpro8x; 19-09-2012 at 07:51 AM.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn tradingpro8x :
boyfyjero (30-08-2013), tronghoangfi (19-09-2012)
-
20-09-2012 10:07 AM #8
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật PTKT - Kinh nghiệm phân tích đầu tư chứng khoán
Chia sẻ kinh nghiệm Phân tích kỹ thuật PTKT
1/ Xác định xu hướng trung và dài hạn
Quan sát chart Daily,weekly và monthly để nắm hình dung được bức tranh toàn cảnh,xác định các mức cản quan trọng,việc này rất cần thiết ngay cả khi bạn không sử dụng các khung thời gian này vào phân tích chiến lược trong ngày.Khi giao dịch lướt sóng Swing theo phiên nên phối hợp biểu đồ 1H và 4H.Không nên quan sát quá nhiều TimeFrame dẫn đến rối trí.
2/ Giao dịch theo xu hướng chủ đạo
Có thể nhận diện xu hướng qua các biểu đồ 4H,Daily để bắt sóng chính và các biểu đồ 30M,1H để tìm điểm vào lệnh. Lưu ý các thời điểm công bố dữ liệu quan trọng.Lúc thị trường biến động mạnh có thể phá thủng bất cứ mức cản kỹ thuật nào.Theo kinh nghiệm,tôi luôn xem xét rất kỹ lưỡng xu hướng và “thái độ” của Mr.Market khi tiếp xúc với các mức Hỗ trợ/Kháng cự. Khi nào giá chạm Stoploss# hoặc Take Profit$ mới xem xét lại xu hướng.
3/ Xác định các mức hỗ trợ/Kháng cự
Nguyên tắc: Mua gần Support và Bán gần Resistence.
Không nên mạo hiểm Buy/Sell ngày đáy/đỉnh. Ví dụ sau ( Ảnh minh họa ),chúng ta không nên vội Sell ngay tại kháng cự 78,6% khi giá hồi phục đến ngưỡng này. Cách tốt nhất nên đợi tín hiệu nến đảo chiều -Có thể là là các mô hình nến Evening Star,Dark-cloud Cover,..hay chỉ đơn thuần là các cây nến giảm giá <= Đây chính là dấu hiệu số đông đang ưu tiên các lệnh bán. Tóm lại, tôi rất tâm đắc với triết lý “Không là người dẫn đầu,hãy là người theo sau nhanh nhẹn”
Last edited by tigeran; 20-09-2012 at 03:53 PM.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
boyfyjero (30-08-2013), tronghoangfi (20-09-2012)
-
24-09-2012 08:15 AM #9
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật PTKT - Kinh nghiệm phân tích đầu tư
VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PTKT TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Phân tích kỹ thuật PTKT đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 3 chức năng chính:
* Báo động
_Với vai trò là công cụ báo động, Phân tích kỹ thuật PTKT cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an toàn (resistance và support: chúng ta sẽ tìm hiểu hai khái niệm này trong các bài viết khác) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh 1 mức giá cũ. Đối với nhà đầu tư việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời
* Xác nhận
_Với vai trò là công cụ xác nhận, mỗi phương pháp Phân tích kỹ thuật PTKT được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật (ví dụ: thống kê bao nhiêu cổ phiếu tăng/giảm/đứng giá, phân tích TB khối lượng mua/bán trong ngày giao dịch hoặc tuần, phân tích 20 cổ phiếu có vốn hóa ảnh hưởng đến VNI…) để xác nhận xu thế của giá. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.
* Dự đoán
Với vai trò là công cụ dự đoán, nhà đầu tư sử dụng các kết luận của Phân tích kỹ thuật PTKT để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán tốt hơn. Tuy nhiên, bản chất của Phân tích kỹ thuật PTKT không phải là dự báo tương lai mà chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với 1 độ trễ; đo đó nếu sử dụng như 1 công cụ dự đoán nhà đầu tư cần đến 1 xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán là không phù hợp. Không ai có thể nói trước tương lai chỉ bằng thông tin trong quá khứ. Tuy nhiên nhờ có PTKT, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a dua đám đông được hạn chế rất nhiều.Last edited by tigeran; 24-09-2012 at 09:47 AM.
-
Có 3 thành viên đã cám ơn tigeran :
boyfyjero (30-08-2013), knark (24-09-2012), tronghoangfi (24-09-2012)
-
01-11-2012 10:42 AM #10
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Mười điều răn không bao giờ được quên - Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT
1/ Không ai đặt lợi ích của bạn lên hàng đầu
Dân tài chính đầu tư có rất nhiều người là những sinh viên giỏi nhất ở các trường đại học. 1 phần rất nhỏ trong số họ làm việc vì muốn giúp đỡ nhà đầu tư phân bổ tài sản 1 cách tối ưu. Còn phần lớn làm tài chính-đầu tư vì họ muốn kiếm tiền, làm giàu. Và cách nhanh nhất và đáng tin cậy nhất để làm giàu từ chứng khoán không phải là luyện tập ngày đêm để trở thành 1 Warren Buffet thứ 2. Cách đơn giản hơn là tìm kiếm 1 lượng khách hàng dễ tin đến mức sẳn sàng trả phí định kì và hoa hồng cho sản phẩm với quảng cáo luôn chiến thắng thị trường bất chấp thời tiết. Nếu thật sự có họ sẽ cất kĩ như bảo bối, chẳng dại gì chia sẻ chén thánh cho mọi người. Dù biết ko có cái máy nào đảm bảo đánh đâu thắng đó nhưng rất nhiều nhà đầu tư vẫn bỏ nhiều tiền vào đó để test thử cho biết. Sự thật là khi thị trường uptrend mạnh như 5 tháng đầu năm, gọi là easy money thì máy nào đánh cũng thắng. Nhưng khi thị trường không cho ăn mà cố lao vào thì hoà vốn đã là may. Ai trading thường xuyên từ tháng 6 đến nay mà có lãi đều thì xứng danh cao thủ!
Lịch sử TTCK VN ko thiếu vụ “lùa gà”, bán máy trading rởm, hay các đại sư gom hàng xả lên đầu fan hâm mộ, chắc vẫn còn trong trí nhớ nhiều người. Vì vậy hãy nhớ nguyên tắc này, không có bữa ăn nào là miễn phí!
2/ Không nên cố dự đoán tương lai
5 năm trước:
-Việt Nam được đánh giá sẽ là 1 con hổ Châu Á trong tương lai gần, nhưng đến giờ vẫn là 1 chú mèo ngủ đông.
-Vnindex được Ts. QMH dự đoán chỉ có 0.1% thủng 960. Gia Các Dự là bình thường trong chứng khoán, bất kể là ai cũng có thể dự sai, quan trọng là cách giải quyết hậu quả, cắt lỗ ở 900, 600 hay 300
-Chẳng ai biết Masan hay Chinsu là gì, bây giờ đã là 1 tập đoàn hùng mạnh, vốn hoá trong top TTCK VN
-Giá xăng tăng đến 13.000đ đã được xem là quá cao.
-Vinashin vẫn là 1 tập đoàn lớn và chẳng ai nghĩ sẽ có ngày vỡ nợ.
Các bạn có muốn dự đoán 5 năm tới hay 5 tháng tới sẽ thế nào không? Ko ai, ko 1 ai có thể dự đoán đúng được tương lai. Vì vậy đưa ra các tình huống có xác suất sẽ xảy ra và chuẩn bị biện pháp giải quyết vấn đề là cần thiết hơn!
3/ Tiết kiệm quan trọng hơn đầu tư
Bạn có thể rất thông minh và có kĩ năng đầu tư giỏi, nhưng nếu không biết tiết kiệm bạn sẽ không có đủ vốn cho những vụ đầu tư lớn, rất khó làm giàu với số vốn ít. Vì vậy tiết kiệm mỗi tháng 1 ít, đến cuối năm bạn sẽ có 1 khoản tiền đủ lớn để bắt đầu đầu tư cho năm tới. Điều này rất đáng làm đối với những nhà đầu tư trẻ , vốn ko nhiều nên tâm lý cờ bạc cao, risk seeking và làm kết quả đầu tư không được như mong muốn.
4/ Bớt đọc tin tức hàng ngày
1 ngày có 24h với vô vàng tin tức tài chính, kinh tế xã hội nhưng chỉ có 1 số ít tin có giá trị cho đầu tư, phần còn lại toàn những tin vô thưởng vô phạt. Vì vậy hạn chế đọc tin tức, thay vào đó đọc sách về đầu tư nâng cao hiểu biết và đọc các bài viết hàng ngày ở Vietstock là đủ để ra quyết định đầu tư.
5/ Trí tuệ cảm xúc quan trọng hơn bằng cấp bạn có được
Chắc các bạn đã từng đọc bài “ đấu trí giữa chuyên gia kinh tế và người dân” của TS. Alan Phan, chuyên gia kinh tế dù có bao nhiêu bằng cấp Ph.D, MBA, CFA… khi tham gia vào TT tài chính chưa chắc đã hơn người dân thường.
Hay 1 ví dụ gần gũi hơn về gia đình tôi, bố mẹ e ở quê làm nông, chân lấm tay bùn, không có kiến thức tài chính, làm dư đồng nào làm vàng cất trong lọ, dư nhiều hơn thì mua 1 lô đất phòng thân phòng thế, 5 năm qua lô đất đã tăng gấp đôi giá trị, vàng còn tăng hơn nữa, tính ra suất sinh lời hơn 200%. Còn tôi lăn lộn từ PTCB, PTKT,bỏ công theo dõi TT thường xuyên, nhưng trong 5 năm đầu tư có lúc thắng, lúc thua lỗ nặng nề & không thể thắng được thị trường. Ngược lại, chỉ với logic đơn giản là người đông, giá đất chắc chắn sẽ lên, giá vàng thì ít khi nào giảm, đây là 2 tài sản rất an toàn, bố mẹ tôi đã chiến thắng được thị trường mặc dù họ ko hề có tí kiến thức về tài chính cũng như ko đầu tư công sức để beat the market.
6/ Thảo luận về cách đầu tư của bạn
Đầu tư không hề dễ dàng! Nó có thể làm bạn tức giận, lo lắng, sợ hãi hoặc kích động. Bất cứ khi nào bạn để cảm xúc lấn át vào, bạn rất dễ đưa ra 1 quyết định khiến mình phải hối tiếc.
Vì vậy, thảo luận thật kĩ với bạn bè, chuyên gia, 1 nhóm các nhà đầu tư khác…trước khi ra quyết định đầu tư. Bạn sẽ học được nhiều điều qua các cuộc thảo luận đó. Ít ra, nếu họ cho bạn lời khuyên ko hợp với ý kiến của bạn, bạn có thể lờ đi, cũng ko mất gì.
7/ Hầu hết các vấn đề nghiêm trọng trong tài chính đều đến từ nợ
Nợ đang là vấn đề nhức nhối ở TT tài chính Việt Nam nên ko cần diễn giải nhiều. Từ quốc gia lớn, quốc gia nhỏ, công ty top của thế giới hay đến nhà đầu tư cá nhân đều có thể phá sản bất cứ lúc nào vì tỉ lệ nợ quá cao. Hi Lạp, Lemon Brother, Vinashin là những ví dụ điển hình của trường hợp này. Có thể sắp tới sẽ thêm gia đình họ Đặng vào ví dụ này nữa cho nó cập nhật với diễn biến thị trường.
8/ Hãy quên kết quả bạn đã đạt được trong quá khứ đi
1 cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong quá khứ không thể nói lên được điều gì về khả năng nó tăng tiếp tục trong những năm tới. Tương tự, 1 chuyên gia hoặc 1 quỹ đầu tư dự đoán rất tốt thị trường trong quá khứ , nhưng ko có gì đảm bảo là họ sẽ chiến thắng thị trường trong tương lai vì TT thay đổi từng giây từng phút, áp dụng kinh nghiệm đã lỗi thời trong quá khứ để dự đoán tương lai chưa chắc đã thành công. (trong tài chính hành vi gọi là hindsight bias & overconfidence bias)
9/ Không bao giờ tồn tại một sự hoàn hảo trong đầu tư
Vàng được cho là 1 kênh đầu tư an toàn nhất nhưng đã từng rớt đến 70% từ những năm 1980 đến 2000. Chứng khoán VN từng là thiêng đường ở những năm 2007, nhắm mắt mua đại cũng thắng, nhưng rớt từ ~1100 đ đến 235đ chỉ trong 1 năm. Bất động sản cũng khiến nhiều người lên voi xuống trong chớp mắt.
Đầu tư luôn rủi ro. Các tin xấu hoặc sự có xảy ra thường xuyên cho bất cứ tài sản nào. Sử dụng các công cụ định giá và phân tích không thể giúp bạn tránh khỏi sự cố BK hồi tháng 8, các rủi ro chính trị hoặc các sự việc không mong đợi xảy đến như cơn bão Sandy ở Mỹ. Vì vậy, đa dạng hoá đầu tư là 1 cách tốt để phân tán rủi ro và giảm thiệt hại đáng kể nếu có 1 cú sốc xảy ra.
10/ Hãy ra quyết định đầu tư khi đang ở một mình
Last edited by tradingpro8x; 01-11-2012 at 10:45 AM.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
boyfyjero (30-08-2013)
-
03-11-2012 11:28 AM #11
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT
Các hình mẫu kỹ thuật (Chart Patterns)
Hình mẫu kĩ thuật hay còn gọi là các mô hình giá hoặc hình mẫu giá là các “bức tranh” hay các mô hình biến động nhất định của giá xuất hiện trên biều đồ giá thị trường. Trong Phân tích kỹ thuật, các hình mẫu kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng bởi mục tiêu sau cùng của các nhà phân tích là tìm ra được sự lặp lại của một dạng biến động nhất định của giá đã xuất hiện trong quá khứ ở hiện tại và tận dụng những kinh nghiệm có được trong quá khứ về mô hình này cũng như những kết quả đã thống kê được để có một phương án tốt nhất cho quyết định đầu tư trong hiện tại....
Hình mẫu kĩ thuật hay còn gọi là các mô hình giá hoặc hình mẫu giá là các “bức tranh” hay các mô hình biến động nhất định của giá xuất hiện trên biều đồ giá thị trường. Trong Phân tích kỹ thuật, các hình mẫu kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng bởi mục tiêu sau cùng của các nhà phân tích là tìm ra được sự lặp lại của một dạng biến động nhất định của giá đã xuất hiện trong quá khứ ở hiện tại và tận dụng những kinh nghiệm có được trong quá khứ về mô hình này cũng như những kết quả đã thống kê được để có một phương án tốt nhất cho quyết định đầu tư trong hiện tại.
Hình mẫu kỹ thuật dù được áp dụng khá rộng rãi với nhiều đối tượng chứ không chỉ riêng chứng khoán chẳng hạn như áp dụng trong các giao dịch ngoại hối, trong phân tích các thị trường Futures của các hàng hoá thông thường,… và còn áp dụng trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn, tuy nhiên ta có thể phân chia một cách tổng thể nhất thành hai loại là mô hình mang tính cung cố hay duy trì xu thế hiện tại của thị trường và mô hình làm đảo chiều xu thế hiện.
Dưới đây ta cũng chỉ nghiên cứu được những mô hình chủ yếu và quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật còn rất nhiều dạng khác đều là biến thể của các dạng cơ bản này.
Ascending triangle - Tam giác hướng lên
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/ascending-trianle.jpg[/IMG]
Mô hình tam giác hướng lên nhìn chung được coi là một dạng mô hình trung gian mang tính củng cố hay báo hiệu sự tiếp tục xu thế hiện tại của thị trường. Tuy nhiên đôi khi nó cũng mang tính đảo ngược. Thường thì mô hình này cần ít hơn ba tháng để hoàn thiện và khi xuất hiện thường kèm theo sự gia tăng của khối lượng giao dịch. Với mô hình này ta có thể nhận thấy sự hội tụ của hai đường kháng cự và hỗ trợ thể hiện bằng sự thu hẹp khoảng cách giữa các đỉnh và các đáy của thị trường, kéo dài hai đường kháng cự và hỗ trợ chúng sẽ cắt nhau ở đỉnh tam giác ở phía phải đồ thị. Đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ hướng lên cho thấy các mức giá cao có xu thế giữ nguyên còn các mức giá thấp nhất lại có xu thế tăng dần lên, điều này cũng có nghĩa là người mua có động cơ mạnh hơn người bán.
“Breakout” (break-out có nghĩa là điểm xuất hiện sự đảo chiều của xu thế thị trường, ở đây sẽ dùng nguyên văn tiếng Anh) sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/4 chiều ngang của mô hình (tính từ điểm bắt đầu mô hình đến điểm cắt nhau của hai đường kháng cự và hỗ trợ)."Breakout" phá vỡ đường kháng cự sẽ chứng tỏ mô hình mang tính củng cố còn nếu phá vỡ đường hỗ trợ sẽ chỉ ra rằng mô hình mang tính đảo chiều. Có một cách để ước lượng mức giá mục tiêu thấp nhất mà sự đột phá ra ngoài mô hình này có thể đạt tới là xác định mức giá của điểm giao nhau dự kiến của hai đường kháng cự và hỗ trợ kéo dài. Tiếp đó ta đo chiều cao của mô hình tam giác tức là khoảng cách (đo theo chiều thẳng đứng) giữa điểm cao nhất của đường kháng cự và điểm thấp nhất của đường hỗ trợ, rồi cộng khoảng này vào mức giá của giao điểm vừa đo ở trên nếu là "breakout" hướng lên và sẽ lấy mức giá của giao điểm trừ đi khoảng này nếu là "breakout" hướng xuống.
Cup and Handle - Mô hình cốc và Chuôi
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/cup-and-handle.jpg[/IMG]
Mô hình cốc và chuôi xuất hiện khi thị trường đang trong xu thế lên giá và nó củng cố xu thế đó của thị trường. Mô hình này gồm hai phần: phần “cốc” và phần cái “chuôi”, mô hình “cốc” kéo dài trong 1 đến 6 tháng còn mô hình chuôi kéo dài trong 1 đến 4 tuần. Phần cốc hình thành sau một đợt tăng giá của thị trường và có dạng đáy vòng xuống. Khi mô hình “cốc” hoàn thành một mô hình khung giao dịch sẽ tiếp tục hình thành ở phía bên phải và tạo nên cái “chuôi” (như hình vẽ).
Thường thì tính củng cố của mô hình sẽ được đảm bảo hơn nếu xu thế tăng giá ban đầu kéo dài trong vài tháng tức là đảm bảo nó không quá yếu. Cũng cần lưu ý với dạng của mô hình cốc: đáy của nó càng vòng càng tốt và nếu như nó quá nhọn và gần giống với chữ V thì rất dễ chuyển tính chất thành mô hình đảo chiều. Một mô hình cốc hoàn hảo sẽ có hai thành cốc cao ngang nhau, độ sâu của nó hoàn lại khoảng 1/3 hoặc ít hơn mức tăng giá trước đó, tất nhiên điều này ít khi xảy ra. Với thị trường có độ bất ổn lớn (volatile) thì mức hoàn lại có thể trong khoảng 1/3 đến ẵ, them chí có thể đạt đến 2/3.
Mô hình “chuôi” làm cho đợt gia tăng giá ở bên phải “cốc” ngừng lại và biến động nhỏ trong một khung giao dịch và có thể kéo lùi giá lại một chút so với thành “cốc”.Toàn bộ chiều cao của khung thường đạt mức 1/3 chiều cao “cốc”. "Breakout" xuất hiện sẽ phá vỡ mức kháng cự và tiếp tục xu thế tăng giá của thị trường.
Descending Triangles - Tam giác hướng xuống
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/descending-trianle.jpg[/IMG]
Mô hình tam giác thường xuất hiện trong thị trường xuống giá và cũng mang tính củng cố (hay duy trì) xu thế hiện tại. Thời gian tồn tại của mô hình này là khoảng 1 đến 3 tháng. Hai đường kháng cự và hỗ trợ có xu hướng hội tụ, đường kháng cự hướng xuống còn đường hỗ trợ nằm ngang.
Về điểm xuất hiện "breakout", điểm giá mục tiêu sau "breakout" cũng như mối quan hệ giữa điểm hội tụ hai đường kháng cự, hỗ trợ và độ dài của mô hình ta có thể xem ở phần mô hình tam giác hướng lên.
Mô hình này phản ánh tâm lý người mua cho rằng cổ phiếu đang vượt quá giá trị thực của nó và mức giá hợp lý phải thấp hơn do đó mà đường kháng cự đi xuống trong khi đường hỗ trợ nằm ngang.Rõ ràng nếu xuất hiện "breakout" thì giá sẽ tiếp tục giảm.Điểm khác biệt với mô hình tam giác hướng lên là ở chỗ khối lượng giao dịch sẽ ít dần đi và càng ít khi tiến gần đến điểm hội tụ.
Symmetrical triangle - Hình mẫu kỹ thuật tam giác cân
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/symmetrical-trianle.jpg[/IMG]
Nói chung một hình mẫu tam giác được xem xét như là một hình mẫu dạng tiếp tục xu thế của thị trường hoặc là một hình mẫu củng cố của xu thế. Tuy nhiên, đôi khi nó đánh dấu một sự đảo ngược của khuynh hướng. Nói chung hình mẫu kỹ thuật “tam giác cân” được xem xét như là những mẫu trung gian chuyển tiếp của xu thế biến động giá chứng khoán. Thông thường nó cần khoảng một tháng để hình thành, ít khi nó cần đến ba tháng để hình thành. Sự hội tụ của hai đường kháng cự và hỗ trợ đã mang lại cho chúng ta hình dáng của hình mẫu kỹ thuật “tam giác cân”. Trên thị trường chứng khoán dạng hình mẫu kỹ thuật này khá dễ dàng để nhận biết nó, ngoài ra hình mẫu kỹ thuật này cũng được các chuyên viên Phân tích dùng như một công cụ đáng tin cậy để giao dịch, nhưng các chuyên viên cũng cảnh báo rằng tín hiệu đáng tin cậy để giao dịch đó là sự xuyên chéo một trong hai đường trendline bởi đường biểu diễn sự biến động giá chứng khoán một cách rõ ràng.
Flags and Pennants - Mô hình cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/flags-and-pennants.jpg[/IMG]
Hình mẫu kỹ thuật Flags & Pennants là những mô hình continuation - tiếp tục xu thế của thị trường trong ngắn hạn, nó đánh dấu một bước củng cố để tiếp tục lấy lại xu thế của thị trường. Thông thường trước khi xảy ra những hình mẫu kỹ thuật này thì được xác nhận bằng sự tăng hoặc giảm giá mạnh kết hợp với khối lượng giao dịch lớn, nó đánh dấu điểm chính giữa của xu thế biến động giá (thực chất nó là những hình mẫu kỹ thuật mang tính chất củng cố của xu hướng biến động giá chứng khoán). Để được xem xét là một hình mẫu kỹ thuật mang tính continuation - tiếp tục xu thế của thị trường - nó cần được xác nhận bằng một khuynh hướng diễn ra trước đó.
Rectangle - Hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/rectangle.jpg[/IMG]
Hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật – Rectangle – là một dạng mô hình tiếp tục xu thế của thị trường, nó trông giống như trong một kênh giao dịch cho đến cuối của xu thế biến động giá chứng khoán. Hình mẫu kỹ thuật này có thể được nhận biết một cách rõ ràng thông qua hai đường nối các đỉnh và các đáy trong xu thế biến động giá chứng khoán. đường nối các đỉnh và các đáy của xu thế biến động giá chứng khoán tạo thành đỉnh và đáy của hình chữ nhật. Những hình chữ nhật đôi khi được xem như những khung giao dịch, những khu vực củng cố hoặc bế tắc trong sự biến động của giá chứng khoán. có nhiều sự tương đồng giữa mô hình “hình chữ nhật” – Rectangle và mô hình “tam giác cân” - Symmetrical triangle, trong khi cả hai đều là những hình mẫu kỹ thuật tiếp tục khuynh hướng của thị trường, chúng đều mang lại những thông tin khá quan trọng đó là dự báo những đỉnh và đáy của xu thế. Không như với hình mẫu kỹ thuật tam giác cân, hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật chỉ hoàn thiện cho tới khi "breakout" xuất hiện. thỉnh thoảng những tín hiệu sớm có thể được nhận biết, nhưng thường thì dấu hiệu "breakout" khó có thể xác định trước một cách sớm và chính xác. Rectangle có thể diễn ra trong một vài tuần hoặc trong vài tháng, thông thường thì hình mẫu này diễn ra trong khoảng ba tuần, trong trường hợp lý tưởng Rectangle có thể diễn ra trong khoảng ba tháng, nói chung những dấu hiệu "breakout" do những Rectangle diễn ra trong thời gian dài thường tin cậy hơn những dấu hiệu "breakout" được mang lại bởi những Rectangle diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn.
Double bottom - Mô hình hai đáy
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/double-bottom.jpg[/IMG]
Mô hình hai đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ hai). Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều. Có điều là mô hình này tương đối dễ nhận ra nên cũng rất dễ nhầm do đó nhà đầu tư nên cẩn thận khi quyết định tham gia trong thời kỳ này. Thực tế thống kê cho thấy nếu nhà đầu tư nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện "breakout" (đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ còn 3%.
Để có thể nhận diện chính xác mô hình, nhà đầu tư nên chú ý đến một số vấn đề: đáy thứ hai không nên xuống vượt quá đáy thứ nhất; khoảng thời gian giữa hai đáy cũng là một dấu hiệu quan trọng-thời gian càng dài thì độ chính xác càng cao-ít nhất phải là một tháng và có thể kéo dài nhiều tháng.
Double top - Mô hình hai đỉnh
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/double-top.jpg[/IMG]
Mô hình hai đỉnh hình thành khi đường biểu diễn sự biến động của giá chứng khoán hình thành hai đỉnh trên biểu đồ. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá chứng khoán rơi xuống dưới mức sàn đáy (điểm dưới cùng của đáy) của toàn mô hình. Mô hình hai dỉnh là mô hình thể hiện sự đảo ngược của xu hướng tăng giá chứng khoán – nó đánh dấu quá trình chuẩn bị cho xu hướng đi xuống của xu hướng tăng giá trong hiện tại (nó báo hiệu cho một thị trường giảm giá). Vì đây là mô hình rất hay thường gặp và rất dễ nhận ra nên khi nhận định về thị trường chúng ta nên xem xét một cách cẩn then. Bolkowski ước tính mức thất bại của mô hình này là 65% nếu nhà đầu tư đợi đến mức đột biến giá (Breakout) mới tiến hành giao dịch thì mức rủi ro giảm xuống còn 17%.
Falling wedge - Mô hình cái nêm hướng xuống
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/falling-wedge.jpg[/IMG]
Mô hình Falling wedge là một hình mẫu kỹ thuật dạng bullish (chỉ báo thị trường tăng giá), mô hình bắt đầu thì biên khoảng cách giữa hai đường xu thế rộng sau đó độ rộng giảm dần khi giá chứng khoán giảm. Sự biến động của giá hình thành một hình chóp nón hướng xuống dưới do các đỉnh và đáy dần hội tụ. Hình mẫu kỹ thuật Falling wedge trượt hướng xuống phía dưới và có dấu hiệu bullish (chỉ báo thị trường tăng giá), tuy nhiên dấu hiệu bullish (chỉ báo thị trường tăng giá) này sẽ không thể được nhận ra cho đến khi có "breakout" (đảo chiều xu thế ) khỏi đường kháng cự. Khi mô hình mang tính continuation (tiếp tục xu thế của thị trường), thì Falling wedge vẫn sẽ hướng xuống dưới và xu hướng này ngược với xu thế của thị trường hiện tại. Khi nó mang tính reversal (đảo ngược với xu thế của thị trường), thì Falling wedge hướng trượt xuống dưới cùng với xu thế của thị trường. Nhưng cho dù Falling wedge thuộc loại nào thì nó vẫn là hình mẫu kỹ thuật báo hiệu sự tăng giá!
Head and shoulders top - Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/head-and-shoulder-top.jpg[/IMG]
Đỉnh đầu vai là một hình mẫu kỹ thuật hết sức phổ biến đối với những nhà đầu tư vì nó là một hình mẫu kỹ thuật đáng tin cậy nhất trong tất cả những hình mẫu kỹ thuật được trình bày trong đề tài nghiên cứu này, đồng thời nó cũng thường được nhận ra một cách dễ dàng. Những nhà phân tích kỹ thuật ít kinh nghiệm thường mắc lỗi đối với hình mẫu kỹ thuật này vì họ nhận thấy nó xuất hiện khá phổ biến trên biểu đồ. Những nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp thường nhận biết hình mẫu kỹ thuật này thông qua những biến cố thực sự. Đỉnh đầu vai là loại hình mẫu kỹ thuật đảo ngược xu thế của thị trường. Nó là dấu hiệu quan trọng đánh dấu sự đảo chiều của xu thế biến động giá chứng khoán từ xu thế tăng giá chuyển thành xu thế giảm giá.
Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai thực ra là sự mô phỏng theo hình dáng đầu và hai vai của con người, hình mẫu gồm ba đỉnh cao nhọn được tạo bởi ba điểm khôi phục - tăng giá trở lại sau khi giá giảm trong sự biến động của giá chứng khoán. Đỉnh đầu tiên – vai trái – xuấn hiện khi giá chứng khoán tăng đạt tới đỉnh của nó và sau đó giảm xuống. Đỉnh thứ hai – cái đầu - xảy ra khi giá chứng khoán tăng lên đến một đỉnh cao mới cao hơn đỉnh của vai trái rồi sau đó lại giảm xuống. Đỉnh thứ ba – vai phải – xuất hiện khi giá chứng khoán tăng một lần nữa nhưng không cao bằng đỉnh thứ hai, rồi lại giảm xuống sau khi đã đạt được đỉnh của nó. Đỉnh của hai “vai” chắc chắn sẽ thấp hơn đỉnh của “đầu”. Trong mô hình phân tích cổ điển thì hai đỉnh của hai vai phải cân bằng với nhau nhưng điều quan trọng nhất quyết định của mô hình này đó chính là đường nối hai đáy của hai vai gọi là đường “vòng cổ” – neckline – mô hình sẽ bị phá vỡ khi đường vòng cổ bị xuyên chéo bởi giá chứng khoán và giá chứng khoán tiếp tục giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline – các chuyên viên Phân tích kỹ thuật cho rằng mô hình không được khẳng định là đúng cho tới khi giá chứng khoán giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline.
Rounding bottom - Hình mẫu kỹ thuật đáy vòng cung
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/rounding-bottom.jpg[/IMG]
Rounding bottom là một hình mẫu kỹ thuật đảo ngược xu hướng biến động thị trường – reversal – dài hạn, nó thường được dùng để phân tích với biểu đồ hàng tuần. Nó đại diện cho một thời kỳ củng cố dài hạn trong xu thế biến động của giá chứng khoán, nó là mô hình chuyển tiếp từ một khuynh hướng giảm giá liên tục – Bearish – sang một khuynh hướng tăng giá mạnh – bullish. Sự xác nhận của khuynh hướng tăng giá mới – bullish – khi khuynh hướng biến động giá chứng khoán vượt qua đường miệng của vòng cung, nó đánh dấu một khuynh hướng mới trong quá trình biến động của giá chứng khoán, như một mức hỗ trợ của sự đột biến giá chứng khoán, đường này cũng được coi là mức kháng cự của xu thế mới. Tuy nhiên, Rounding bottom đại diện cho sự đảo chiều của sự biến động giá chứng khoán trong dài hạn và mức hỗ trợ mới cũng trở thành không mấy quan trọng nữa.
Triple bottom - Hình mẫu kỹ thuật ba đáy
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/triple-bottom.jpg[/IMG]
Mô hình ba đáy được hình thành bởi ba đáy phụ riêng biệt với mức xấp xỉ bằng nhau. Mô hình ba đáy được xem như là mô hình cải tiến của mô hình đỉnh đầu vai ngược, mô hình ba đáy là hình mẫu dạng đảo ngược xu thế biến động của thị trường. Thứ duy nhất để phân biệt giữa mô hình ba đáy và mô hình đỉnh đầu vai ngược đó chính là đỉnh - “đầu” – nằm giữa hai “vai”. Mô hình ba đáy biểu diễn xu thế giảm xút trong quá trình nó trở thành một xu thế tăng giá. như vậy nó chỉ còn hợp lệ khi nó vẫn trong quá trình giảm xút so với hai đỉnh ở giữa hay là nó chưa đi xuyên chéo qua đường vòng cổ – neckline – vượt qua mức kháng cự của mô hình. Bởi vì hình mẫu kỹ thuật này rất dễ nhầm lẫn với nhiều hình mẫu kỹ thuật khác cho nên cach chuyên viên phân tích khuyên rằng để ứng dụng mô hình này một cách có hiệu quả cao nhất trong quá trình đầu tư, chúng ta nên chờ đợi một dấu hiệu "breakout" một cách rõ ràng thông qua sự xuyên chéo của đường biểu diễn giá chứng khoán với đường kháng cự của mô hình – neckline – trước khi nhận định đây có phải thực sự là hình mẫu kỹ thuật dạng “ba đáy” hay không
Triple top - Hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh
[IMG]http://learning.************/blogs/technicalanalysis/images/triple-top.jpg[/IMG]
Mô hình ba đỉnh được xem là mô hình cải tiến của mô hình đỉnh đầu vai. Tương tự như mô hình “ba đáy” thứ duy nhất để phân biệt một cách rõ ràng giữa mô hình này với mô hình đỉnh đầu vai đó chính là đỉnh “đầu” nằm giữa hai “vai”, trong mô hình “ba đỉnh” thì ba đỉnh xấp xỉ cao bằng nhau, nhưng trong mô hình “đỉnh đầu vai” thì hoàn toàn khác, đỉnh đầu cao hơn hẳn so với hai vai hai bên. Như hình minh hoạ ở bên dưới thì mô hình “ba đỉnh” được hình thành từ ba đỉnh sắc nhọn, cả ba đỉnh có độ cao gần bằng nhau. Một đỉnh trong bộ ba xuất hiệ khi giá chứng khoán đang ở trong giai đoạn tăng giá, sự tăng giá lên tới mức kháng cự của mô hình sau đó giá chứng khoán giảm xuống mức hỗ trợ của mô hình, sau đó xuất hiện sự tăng giá trở lại nhưng chỉ đạt đến mức kháng cự ngang bằng với mức kháng cự của mô hình và lại giảm xuống, sự tăng giá trở lại mức kháng cự thứ ba trước khi giá chứng khoán bị giảm một cách nhanh chóng xuống dưới mức hỗ trợ của mô hình. Hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh là một hình mẫu dạng đảo chiều của thị trường nó đánh dấu một thời kỳ chuyển tiếp giữa một xu thế tăng giá và một xu thế giảm giá. Điều kiện đầu tiên của mô hình đó là phải được bắt đầu băng một xu thế tăng giá. Các chuyên viên phân tích khuyên rằng nhà đầu tư nên đợi sự xuất hiện của sự xuyên chéo giữa đường biểu diễn giá chứng khoán với đường hỗ trợ của mô hình – neckline – một cách rõ ràng. nếu giá chứng khoán không giảm mạnh sau sự xuất hiện đỉnh thứ ba thì đó không phải là mô hình “ba đỉnh”. Đôi khi trong thực tế mô hình “ba đỉnh” không thực sự xảy ra một cách hoàn hảo ví dụ như ít khi ba đỉnh có độ cao xấp xỉ bằng nhau, mà sự bằng nhau chỉ mang tính chất có sự sai lệch có thể chấp nhận được.Last edited by tigeran; 03-11-2012 at 11:31 AM.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn tigeran :
boyfyjero (30-08-2013), tradingpro8x (07-08-2013)
-
31-01-2013 03:51 PM #12
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT chứng khoán
6 lời khuyên hữu ích của tỉ phú Warren Buffett
VỀ KIẾM TIỀN: đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai.
VỀ TIÊU TIỀN: nếu như bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần.
VỀ TIẾT KIỆM TIỀN: không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm.
VỀ MẠO HIỂM: đừng bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân.
VỀ ĐẦU TƯ: đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ.
VỀ SỰ KÌ VỌNG: Trung thực là một món quà vô cùng đắt giá và đừng mong chờ chúng từ những kẻ rẻ tiền.
-
Có 3 thành viên đã cám ơn tigeran :
boyfyjero (30-08-2013), dicoitt (31-01-2013), tradingpro8x (07-08-2013)
-
07-08-2013 08:18 AM #13
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán và phân tích kỹ thuật
Trong tài chính, phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích chứng khoán dự báo hướng của giá cả thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ, chủ yếu là giá cả và khối lượng.[1] Kinh tế học hành vi và phân tích định lượng sử dụng rất nhiều các công cụ tương tự của phân tích kỹ thuật, là một khía cạnh của quản lý tích cực, đứng trong mâu thuẫn với nhiều lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại. Hiệu quả của cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản còn gây tranh cãi bởi Giả thuyết thị trường hiệu quả nói rằng giá cả thị trường chứng khoán về cơ bản là không thể đoán trước.
Lịch sử
Các nguyên tắc của phân tích kỹ thuật xuất phát từ hàng trăm năm dữ liệu thị trường tài chính.[7] Một số khía cạnh của phân tích kỹ thuật đã bắt đầu xuất hiện trong các bản miêu tả của Joseph de la Vega về thị trường Hà Lan trong thế kỷ 17. Ở châu Á, phân tích kỹ thuật được cho là một phương pháp được Homma Munehisa phát triển vào đầu thế kỷ 18, biến hóa thành việc sử dụng các kỹ thuật nến, và ngày nay là một công cụ lập biểu đồ phân tích kỹ thuật.[8][9] Trong những năm 1920 và 1930, Richard W. Schabacker xuất bản một số cuốn sách, là sự tiếp nối công việc của Charles Dow và William Peter Hamilton trong các cuốn sách Lý thuyết và thực tiễn thị trường chứng khoán và Phân tích thị trường kỹ thuật của họ. Năm 1948, Robert D. Edwards và John Magee xuất bản Phân tích kỹ thuật các xu hướng cổ phiếu, được coi rộng khắp là một trong những công trình có ảnh hưởng sâu rộng của lĩnh vực kiến thức này. Nó chủ yếu liên quan tới phân tích xu hướng và các hình mẫu biểu đồ và vẫn còn được sử dụng cho đến nay. Gần như hiển nhiên, phân tích kỹ thuật ban đầu hầu như chỉ là phân tích các biểu đồ, vì sức mạnh xử lý của máy tính là không có sẵn để phân tích thống kê. Charles Dow được coi là đã khởi thủy một hình thức của phân tích biểu đồ điểm và số.
Lý thuyết Dow dựa trên tập hợp các bài viết của người đồng sáng lập Dow Jones kiêm biên tập viên là Charles Dow, và lấy cảm hứng từ việc sử dụng và phát triển của phân tích kỹ thuật hiện đại vào cuối thế kỷ 19. Những người tiên phong khác của các kỹ thuật phân tích bao gồm Ralph Nelson Elliott, William Delbert Gann và Richard Wyckoff, những người đã phát triển các kỹ thuật tương ứng của họ trong những năm đầu thế kỷ 20. Thêm nhiều công cụ kỹ thuật và lý thuyết đã được phát triển và mở rộng trong những thập kỷ gần đây, với sự nhấn mạnh ngày càng tăng về các kỹ thuật được máy tính hỗ trợ, sử dụng phần mềm máy tính được thiết kế chuyên biệt.
Mô tả tổng quát
Các nhà phân tích cơ bản kiểm tra thu nhập, cổ tức, sản phẩm mới, nghiên cứu mới và các thứ tương tự. Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều phương pháp, công cụ và kỹ thuật, một trong số đó là việc sử dụng các biểu đồ. Sử dụng biểu đồ, các nhà phân tích kỹ thuật tìm kiếm để xác định các mẫu hình giá cả và các xu hướng thị trường trong thị trường tài chính và cố gắng khai thác những hình mẫu này.[10]
Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các biểu đồ để tìm kiếm các mẫu hình biểu đồ giá cả nguyên mẫu, chẳng hạn các mẫu hình đảo ngược [xu hướng] như đầu và vai hay đỉnh/đáy kép nổi tiếng, nghiên cứu các chỉ báo kỹ thuật, trung bình động, và tìm kiếm các hình thức như ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự, các kênh, và nhiều mẫu hình mơ hồ hơn như cờ, cờ hiệu, các mẫu hình ngày cân bằng và cốc và quai.[11]
Các nhà phân tích kỹ thuật cũng sử dụng rộng rãi nhiều loại chỉ báo thị trường, một vài trong số đó là các biến đổi toán học của giá cả, thường bao gồm cả khối lượng lên xuống, dữ liệu tăng/giảm và các đầu vào khác. Những chỉ số này được sử dụng để giúp đánh giá liệu một tài sản có đang trong xu hướng không, và nếu nó là trong xu hướng, khả năng về hướng và sự tiếp diễn của nó là như thế nào. Nhà phân tích kỹ thuật cũng tìm kiếm các mối quan hệ giữa các chỉ số giá/khối lượng và các chỉ báo thị trường. Ví dụ như RSI và MACD. Các con đường nghiên cứu khác bao gồm các mối tương quan giữa các thay đổi trong các Quyền chọn (biến động mặc nhiên) và tỷ lệ đặt/gọi với giá. Cũng quan trọng là các chỉ báo cảm tính như tỷ lệ Đặt/Gọi, tỷ lệ bò/gấu, tỷ suất bán khống, biến động mặc nhiên v.v.
Có nhiều kỹ thuật trong phân tích kỹ thuật. Các tín đồ của các kỹ thuật khác nhau (ví dụ: phân tích biểu đồ nến, Lý thuyết Dow và lý thuyết sóng Elliott) có thể bỏ qua các phương pháp tiếp cận khác, nhưng nhiều thương nhân kết hợp các yếu tố từ nhiều kỹ thuật. Một số nhà phân tích kỹ thuật sử dụng đánh giá chủ quan để quyết định (những) mẫu hình mà một công cụ cụ thể phản ánh tại một thời điểm nhất định và diễn giải của mẫu hình đó sẽ là gì. Những người khác sử dụng cách tiếp cận hệ thống hoặc hoàn toàn máy móc để nhận dạng và diễn giải mẫu hình.
Phân tích kỹ thuật thường xuyên trái ngược với phân tích cơ bản, là nghiên cứu về các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến cách thức các nhà đầu tư đánh giá các thị trường tài chính. Phân tích kỹ thuật cho rằng giá cả đã phản ánh tất cả các xu hướng như vậy trước khi các nhà đầu tư nhận thức về chúng. Việc khám phá những xu hướng này là những gì các chỉ báo kỹ thuật được thiết kế để làm, không hoàn hảo như chúng có thể. Hoàn toàn tự nhiên, các chỉ báo cơ bản cũng chịu các hạn chế tương tự. Một số thương nhân chỉ sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản, trong khi những người khác sử dụng cả hai loại để đưa ra các quyết định mua bán.
Đặc điểm
Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình và quy tắc trao đổi dựa trên các biến đổi giá cả và khối lượng, chẳng hạn như chỉ số sức mạnh tương đối, trung bình động, hồi quy, mối tương quan giá cả liên thị trường và nội thị trường, chu kỳ kinh doanh, chu kỳ thị trường chứng khoán hoặc, theo cách cổ điển, thông qua sự công nhận của các mẫu hình biểu đồ.
Phân tích kỹ thuật là trái ngược với cách tiếp cận phân tích cơ bản đối với phân tích chứng khoán và cổ phiếu. Phân tích kỹ thuật phân tích giá cả, khối lượng và thông tin thị trường khác, trong khi phân tích cơ bản nhìn vào các sự kiện của công ty, thị trường, tiền tệ hoặc hàng hóa. Hầu hết các nhà môi giới lớn, nhóm hoạt động trao đổi, hoặc tổ chức tài chính thường sẽ có cả hai đội ngũ phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
Phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong các thương nhân và các chuyên gia tài chính và được sử dụng thường xuyên bởi các thương nhân trong ngày tích cực, các nhà tạo lập thị trường và các thương nhân trên sàn. Trong những năm 1960 và 1970 nó đã bị các học giả gạt bỏ rộng khắp. Trong một nghiên cứu gần đây, Irwin và Park[13] báo cáo rằng 56 trong tổng số 95 nghiên cứu hiện đại cho thấy nó tạo ra các kết quả tích cực nhưng lưu ý rằng nhiều kết quả tích cực đã được kết xuất không rõ ràng bởi các vấn đề như can thiệp vào dữ liệu, cho nên bằng chứng hỗ trợ của phân tích kỹ thuật là không thuyết phục; nó vẫn bị nhiều học giả coi là giả khoa học.[14] Các nhà nghiên cứu như Eugene Fama nói rằng bằng chứng cho phân tích kỹ thuật là thưa thớt và không phù hợp với dạng yếu của giả thuyết thị trường hiệu quả.[15][16] Những người sử dụng cho rằng ngay cả khi phân tích kỹ thuật không thể dự đoán tương lai, nó cũng giúp xác định các cơ hội trao đổi.[17]
Trong các thị trường ngoại hối, sử dụng của nó có thể rộng rãi hơn phân tích cơ bản.[18][19] Điều này không có nghĩa là phân tích kỹ thuật là thích hợp hơn tại các thị trường ngoại hối, mà là phân tích kỹ thuật được công nhận hơn do hiệu quả của nó có nhiều hơn tại đây so với những thị trường khác. Trong khi một số nghiên cứu độc lập đã chỉ ra rằng các quy tắc trao đổi kỹ thuật có thể dẫn đến hoàn vốn phù hợp trong giai đoạn trước năm 1987,[20][21][22][23] hầu hết công trình học thuật tập trung vào bản chất của vị trí bất thường của thị trường ngoại hối.[24] Có thể suy đoán rằng sự bất thường này là do sự can thiệp của ngân hàng trung ương, mà rõ ràng là phân tích kỹ thuật không được thiết kế để dự đoán.[25] Nghiên cứu gần đây cho thấy việc kết hợp các tín hiệu kinh doanh khác nhau thành cách tiếp cận tín hiệu tổ hợp có thể tăng khả năng lợi nhuận và giảm sự phụ thuộc vào một quy tắc duy nhất bất kỳ.
-
-
07-08-2013 08:21 AM #14
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán và phân tích kỹ thuật (tiếp theo)
Các nguyên lý
Một nguyên tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật là giá của thị trường phản ánh tất cả các thông tin có liên quan, do đó phân tích của họ nhìn vào lịch sử của hình mẫu trao đổi của chứng khoán chứ không phải là các điều khiển bên ngoài như sự kiện kinh tế, cơ bản và tin tức. Vì vậy, hoạt động của giá có xu hướng tự lặp lại do các nhà đầu tư có xu hướng chung đối với hành vi được hình mẫu hóa – do đó phân tích kỹ thuật tập trung vào các xu hướng và điều kiện có thể định danh.
Hành động thị trường giảm giá tất cả mọi thứ
Dựa trên tiền đề rằng tất cả các thông tin liên quan đã được phản ánh bởi giá cả, các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng điều quan trọng là phải hiểu các nhà đầu tư nghĩ gì, biết gì và cảm nhận những gì về thông tin đó.
Giá cả di chuyển theo xu hướng
Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng giá cả có xu hướng một cách trực tiếp, tức là, lên, xuống, hoặc ngang (phẳng) hay kết hợp. Định nghĩa cơ bản của một xu hướng giá ban đầu được đưa ra bởi Lý thuyết Dow.
Một ví dụ về một chứng khoán đã có một xu hướng rõ ràng là AOL từ tháng 11 năm 2001 đến tháng Tám năm 2002. Một nhà phân tích kỹ thuật hoặc người theo xu hướng ghi nhận xu hướng này sẽ có thể tìm kiếm cơ hội để bán chứng khoán này. AOL liên tục di chuyển xuống trong giá. Mỗi lần cổ phiếu này tăng, người bán sẽ gia nhập thị trường và bán cổ phiếu; vì vậy có các chuyển động "dích-dắc" trong giá cả. Các chuỗi "cao thấp hơn" và "thấp thấp hơn" là một dấu hiệu nói cho biết về một cổ phiếu trong một xu hướng giảm. [29] Nói cách khác, mỗi khi cổ phiếu di chuyển thấp hơn, nó giảm xuống dưới giá thấp tương đối trước đó của nó. Mỗi khi cổ phiếu di chuyển cao hơn, nó không thể đạt được mức giá cao tương đối trước đó của nó.
Lưu ý rằng chuỗi các mức thấp thấp hơn và các mức cao thấp hơn đã không bắt đầu cho đến tận tháng Tám. Sau đó, AOL làm một giá thấp mà không xuyên qua bộ thấp tương đối hồi đầu tháng. Sau đó trong cùng một tháng, cổ phiếu này làm một cao tương đối bằng cao tương đối gần nhất. Trong tình thế này một nhà phân tích kỹ thuật nhìn thấy các chỉ báo mạnh mẽ rằng xu hướng giảm giá ít nhất là đang tạm dừng và có thể kết thúc, và có thể sẽ dừng lại bằng cách tích cực bán cổ phiếu tại thời điểm đó.
Lịch sử có xu hướng tự lặp lại
Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng các nhà đầu tư lặp lại theo cách tập thể các hành vi của các nhà đầu tư trước đó. Đối với một nhà phân tích kỹ thuật, những cảm xúc trên thị trường có thể là không hợp lý, nhưng chúng tồn tại. Vì hành vi nhà đầu tư tự lặp lại thường xuyên, các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng các hình mẫu giá có thể nhận biết (và có thể dự đoán) sẽ phát triển trên một biểu đồ.[10] Sự công nhận các hình mẫu này có thể cho phép các nhà phân tích kỹ thuật chọn các trao đổi mà có một xác suất thành công cao hơn.[30]
Phân tích kỹ thuật là không giới hạn vào hoạt động biểu đồ, nhưng nó luôn luôn xem xét các xu hướng giá.[1] Ví dụ, nhiều nhà phân tích kỹ thuật theo dõi các cuộc điều tra tình cảm nhà đầu tư. Các cuộc điều tra này đánh giá thái độ của những người tham gia thị trường, một cách đặc biệt cho dù chúng là gấu hay bò. Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các cuộc điều tra để xác định xem liệu một xu hướng sẽ tiếp tục hay phát triển có thể đảo ngược; họ có nhiều khả năng dự đoán một sự thay đổi khi các điều tra báo cáo tình cảm nhà đầu tư cực đoan. [31] Các cuộc điều tra cho thấy xu hướng tăng giá áp đảo, ví dụ, là bằng chứng cho thấy một xu hướng tăng có thể đảo ngược; tiền đề này được rằng nếu hầu hết các nhà đầu tư đang "bò" họ đã mua xong thị trường (sự dự đoán giá cao hơn). Và bởi vì hầu hết các nhà đầu tư là bò và đã đầu tư, một giả định rằng vài người mua vẫn còn. Điều này khiến người bán tiềm năng hơn người mua, mặc dù tâm lý "bò". Điều này cho thấy giá sẽ có xu hướng giảm, và là một ví dụ trao đổi trái ngược.
Gần đây, Kim Man Lui, Lun Hu, và Keith C.C. Chan đã gợi ý rằng có bằng chứng thống kê của các mối quan hệ liên quan giữa một số các cổ phiếu chỉ số tổng hợp trong khi không có bằng chứng cho một mối quan hệ như vậy giữa một số cổ phiếu chỉ số tổng hợp khác. Họ cho rằng hành vi giá của các chứng khoán chỉ số tổng hợp Hang Seng là dễ hiểu hơn.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
boyfyjero (30-08-2013)
-
07-08-2013 08:24 AM #15
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán và phân tích kỹ thuật (tiếp theo)
Tổ chức chuyên môn về phân tích kỹ thuật
Ngành công nghiệp này được đại diện trên toàn cầu bởi Liên đoàn quốc tế các nhà phân tích kỹ thuật (IFTA), là một Liên đoàn của các tổ chức khu vực và quốc gia. Tại Hoa Kỳ, ngành công nghiệp này được đại diện bằng cả Hiệp hội các nhà kỹ thuật thị trường (MTA) lẫn Hiệp hội Các nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp (AAPTA). Hoa Kỳ cũng được đại diện bởi Hiệp hội các nhà phân tích chứng khoán kỹ thuật của San Francisco (TSAASF). Ở Vương quốc Anh, ngành công nghiệp được đại diện bởi Hội các nhà phân tích kỹ thuật (STA). Tại Canada ngành công nghiệp được đại diện bởi Hội Các nhà phân tích kỹ thuật Canada.[34] Tại Úc, ngành công nghiệp này được đại diện bởi Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật Úc (ATAA), [35] (hội viên của IFTA) và tổ chức Các nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp Australia[36].
Các hội phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp đã làm việc trong việc tạo ra một khối kiến thức mô tả lĩnh vực phân tích kỹ thuật. Một khối kiến thức là trung tâm của lĩnh vực này như một cách để xác định cách thức và lý do tại sao phân tích kỹ thuật có thể làm việc. Nó có thể được sử dụng bởi giới học thuật, cũng như các cơ quan quản lý, trong việc phát triển nghiên cứu thích hợp và các tiêu chuẩn cho lĩnh vực.[37] Hiệp hội các nhà kỹ thuật thị trường (MTA) đã xuất bản khối kiến thức, là một cấu trúc cho kỳ sát hạch Kỹ thuật viên thị trường được công nhận (CMT) của MTA.
Hoạt động trao đổi có tính hệ thống
Mạng thần kinh
Kể từ đầu những năm 1990 khi các loại có thể sử dụng thực tế đầu tiên xuất hiện, các mạng thần kinh nhân tạo (ANN) đã nhanh chóng phát triển về mức độ phổ biến. Chúng là các hệ thống phần mềm thích ứng trí tuệ nhân tạo lấy cảm hứng từ cách các mạng thần kinh sinh học làm việc. Chúng được sử dụng bởi vì chúng có thể học hỏi để phát hiện các hình mẫu phức tạp trong dữ liệu. Trong thuật ngữ toán học, chúng là các bộ xấp xỉ hàm phổ quát,[39][40] có nghĩa là được cấp cho các dữ liệu đúng và cấu hình chính xác, chúng có thể nắm bắt và mô hình hóa bất kỳ mối quan hệ đầu vào-đầu ra nào. Điều này không chỉ loại bỏ sự cần thiết của giải thích con người đối với các biểu đồ hoặc các chuỗi quy tắc để tạo ra các tín hiệu vào/ra, mà còn cung cấp một cầu nối với phân tích cơ bản, do các biến được sử dụng trong phân tích cơ bản có thể được sử dụng như là đầu vào.
Do các ANN về cơ bản là các mô hình thống kê phi tuyến tính, độ chính xác và khả năng dự đoán của chúng có thể được kiểm tra cả về mặt toán học và thực nghiệm. Trong các nghiên cứu khác nhau, các tác giả đã cho rằng các mạng thần kinh được sử dụng để tạo ra các tín hiệu trao đổi với các đầu vào kỹ thuật và cơ bản khác nhau đã tốt hơn đáng kể các chiến lược mua và giữ cũng như các phương pháp phân tích kỹ thuật tuyến tính truyền thống khi được kết hợp với các hệ thống chuyên gia dựa trên quy tắc.[41][42][43]
Trong khi bản chất toán học tiên tiến của các hệ thống thích nghi như vậy đã giữ các mạng thần kinh cho các phân tích tài chính chủ yếu trong giới nghiên cứu học thuật, trong những năm gần đây nhiều phần mềm mạng thần kinh thân thiện người dùng đã làm cho công nghệ này dễ tiếp cận hơn đối với các thương nhân. Tuy nhiên, ứng dụng quy mô lớn là có vấn đề vì vấn đề làm phù hợp cấu trúc liên kết mạng thần kinh chính xác với thị trường được nghiên cứu.
Thử nghiệm ngược
Trao đổi có hệ thống thường được sử dụng sau khi thử nghiệm một chiến lược đầu tư trên dữ liệu lịch sử. Điều này được gọi là thử nghiệm ngược (backtesting). Thử nghiệm ngược thường được thực hiện cho các chỉ số kỹ thuật, nhưng có thể được áp dụng cho hầu hết các chiến lược đầu tư (ví dụ như phân tích cơ bản). Trong khi thử nghiệm ngược truyền thống được thực hiện thủ công, điều này thường chỉ được thực hiện trên các cổ phiếu do con người lựa chọn, và như vậy dễ bị thiên về kiến thức đã biết trong lựa chọn cổ phiếu. Với sự ra đời của máy tính, thử nghiệm ngược có thể được thực hiện trên toàn bộ các trao đổi trong nhiều thập kỷ dữ liệu lịch sử trong một lượng thời gian rất ngắn.
Việc sử dụng các máy tính cũng có nhược điểm của nó, bị giới hạn đối với các thuật toán mà máy tính có thể thực hiện. Một số chiến lược trao đổi dựa vào diễn giải của con người,[44] và không thích hợp đối với xử lý máy tính. Chỉ có các chỉ báo kỹ thuật là thuật toán hoàn toàn có thể được lập trình trên máy tính cho thử nghiệm ngược tự động.
Kết hợp với các phương pháp dự báo thị trường khác
John Murphy nói rằng những nguồn thông tin sẵn có cho các nhà kỹ thuật là giá, khối lượng và hợp đồng mở. Các dữ liệu khác, chẳng hạn như các chỉ báo và phân tích cảm tính, được coi là thứ yếu.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích kỹ thuật vươn ra ngoài phân tích kỹ thuật thuần túy, bằng cách kết hợp các phương pháp dự báo thị trường khác với công việc kỹ thuật của họ. Một người ủng hộ cho cách tiếp cận này là John Bollinger, người đã đặt ra thuật ngữ phân tích hợp lý vào giữa những năm 1980 cho dường giao nhau của phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.[46] Một cách tiếp cận khác như vậy, phân tích hợp nhất,[47] che phủ phân tích cơ bản bằng phân tích kỹ thuật, trong nỗ lực nhằm cải thiện hiệu suất quản lý danh mục đầu tư.
Phân tích kỹ thuật cũng thường được kết hợp với phân tích định lượng và kinh tế học. Ví dụ, các mạng thần kinh có thể được sử dụng để giúp xác định các mối quan hệ liên thị trường.[48] Một vài nhà dự báo thị trường kết hợp chiêm tinh học tài chính với phân tích kỹ thuật. Bài viết của Chris Carolan "Hoảng loạn mùa thu và Hiện tượng lịch", giành được Giải thưởng Dow của Hiệp hội các nhà kỹ thuật thị trường cho bài báo phân tích kỹ thuật tốt nhất trong năm 1998, trình bày cách phân tích kỹ thuật và các chu kỳ trăng có thể được kết hợp.[49] Hiện tượng lịch, chẳng hạn như hiệu ứng tháng Một trong thị trường chứng khoán, thường được cho là gây ra bởi các nghiệp vụ liên quan đến thuế và kế toán, và không liên quan đến chủ đề của chiêm tinh học tài chính.
Các cuộc thăm dò nhà đầu tư và bản tin, và các chỉ báo cảm tính trên bìa tạp chí, cũng được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng.
Bằng chứng thực nghiệm
Liệu phân tích kỹ thuật có thực sự hoạt động hay không là một vấn đề tranh cãi. Các phương pháp khác nhau rất nhiều, và các nhà phân tích kỹ thuật khác nhau đôi khi có thể đưa ra các dự đoán trái ngược nhau từ cùng một dữ liệu. Nhiều nhà đầu tư cho rằng họ trải nghiệm hoàn vốn tích cực, nhưng việc đánh giá học thuật thường thấy rằng nó có rất ít sức mạnh dự đoán.[51] Trong 95 nghiên cứu hiện đại, 56 kết luận rằng phân tích kỹ thuật đã có kết quả tích cực, mặc dù thiên vị rình mò dữ liệu và các vấn đề khác làm cho các phân tích khó khăn.[13] Dự đoán phi tuyến sử dụng mạng thần kinh đôi khi tạo ra các kết quả dự đoán mang ý nghĩa thống kê.[52] Một bài báo của Cục Dự trữ Liên bang[21] liên quan đến các mức hỗ trợ và kháng cự tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn "cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng các mức này giúp dự đoán các gián đoạn xu hướng trong ngày," mặc dù "sức mạnh tiên đoán" của những ngưỡng này đã được "tìm thấy thay đổi theo tỷ giá hối đoái và được kiểm tra ngặt nghèo".
Các chiến lược trao đổi kỹ thuật đã được thấy có hiệu quả trong thị trường Trung Quốc bởi một nghiên cứu gần đây khẳng định, "Cuối cùng, chúng ta thấy hoàn vốn tích cực đáng kể đối với các trao đổi mua được tạo ra bởi các phiên bản trái ngược của quy luật cắt chéo trung bình động, quy tắc bùng nổ kênh, và quy tắc trao đổi dải Bollinger, sau khi hạch toán chi phí giao dịch 0,50 phần trăm."
Một nghiên cứu có ảnh hưởng năm 1992 bởi Brock et al. xuất hiện để tìm hỗ trợ cho các quy tắc trao đổi kỹ thuật đã được thử nghiệm đối với can thiệp dữ liệu và các vấn đề khác trong năm 1999;[54] việc lấy mẫu của Brock et al. là đủ mạnh đối với can thiệp dữ liệu.
Sau đó, một nghiên cứu toàn diện về câu hỏi này bởi nhà kinh tế trường phái Amsterdam Gerwin Griffioen kết luận rằng: "đối với các chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu hầu hết các thủ tục dự báo không-theo-mẫu đệ quy không cho thấy khả năng có lợi nhuận, sau khi thực hiện các chi phí giao dịch ít. Hơn nữa, đối với chi phí giao dịch đủ cao nó được tìm thấy, bằng cách ước tính các CAPM, mà trao đổi kỹ thuật cho thấy không có sức mạnh dự báo không-theo-mẫu được điều chỉnh rủi ro có ý nghĩa thống kê đối với gần như tất cả các chỉ số thị trường chứng khoán."[16] Chi phí giao dịch đặc biệt áp dụng đối với "các chiến lược xung lượng"; một đánh giá toàn diện năm 1996 của các dữ liệu và nghiên cứu kết luận rằng ngay cả chi phí giao dịch nhỏ sẽ có thể dẫn đến không có khả năng để nắm bắt bất kỳ dư thừa nào từ các chiến lược như vậy.[55]
Trong một bài báo được công bố trên Tạp chí Tài chính, Tiến sĩ Andrew W. Lo, giám đốc Phòng thí nghiệm Kỹ thuật tài chính của MIT, làm việc với Harry Mamaysky và Giang Wang phát hiện ra rằng "
Phân tích kỹ thuật, còn được gọi là "lập biểu đồ," đã là một phần của hoạt động tài chính trong nhiều thập kỷ, nhưng môn học này đã không nhận được cùng một mức độ giám sát và chấp nhận học thuật như các phương pháp tiếp cận truyền thống hơn chẳng hạn phân tích cơ bản. Một trong những trở ngại chính là bản chất rất chủ quan của phân tích kỹ thuật – sự hiện diện của các hình dạng hình học trong các biểu đồ giá lịch sử thường là trong mắt của khán giả. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một cách tiếp cận có hệ thống và tự động tới việc nhận dạng mẫu kỹ thuật bằng cách sử dụng hồi quy hạt nhân phi tham số, và áp dụng phương pháp này cho một số lượng lớn chứng khoán Mỹ từ năm 1962 đến năm 1996 để đánh giá hiệu quả của phân tích kỹ thuật. Bằng cách so sánh phân bố thực nghiệm vô điều kiện của hoàn vốn chứng khoán hàng ngày với phân phối có điều kiện – điều kiện trên các chỉ báo kỹ thuật cụ thể như đầu-và-vai hoặc đáy kép – chúng tôi thấy rằng qua 31 năm giai đoạn lấy mẫu, một số chỉ báo kỹ thuật cung cấp thông tin gia tăng và có thể có giá trị thực tế.[56]
Trong cùng bài báo đó Tiến sĩ Lo đã viết rằng "một số nghiên cứu học thuật cho thấy rằng ... phân tích kỹ thuật cũng có thể là một phương tiện hiệu quả để trích xuất thông tin hữu ích từ giá cả thị trường." Một số kỹ thuật như Hình học Drummond cố gắng khắc phục thiên vị dữ liệu quá khứ bằng cách dự phóng các mức hỗ trợ và kháng cự từ các khung thời gian khác nhau vào tương lai ngắn hạn và bằng cách kết hợp điều đó với đổi trở lại các kỹ thuật ý nghĩa.
-
-
07-08-2013 08:27 AM #16
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Kinh nghiệm phân tích kỹ thuật PTKT và đầu tư chứng khoán
Giả thuyết thị trường hiệu quả
Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) mâu thuẫn với các nguyên lý cơ bản của phân tích kỹ thuật bằng cách nói rằng giá quá khứ không thể được sử dụng để dự đoán giá trong tương lai theo cách có thể mang lại lợi nhuận. Do đó nó cho rằng phân tích kỹ thuật không thể có hiệu quả. Nhà kinh tế Eugene Fama đã xuất bản bài báo chuyên đề về EMH trên Journal of Finance trong năm 1970, và cho biết "Trong ngắn hạn, bằng chứng hỗ trợ của mô hình thị trường hiệu quả là rộng lớn, và (phần nào đó duy nhất trong kinh tế học) bằng chứng mâu thuẫn là thưa thớt."
Các nhà phân tích kỹ thuật nói rằng EMH bỏ qua cách thị trường làm việc, trong đó nhiều nhà đầu tư đặt cơ sở kỳ vọng của họ trên các thu nhập trong quá khứ hay hồ sơ theo dõi, ví dụ. Bởi vì giá cổ phiếu trong tương lai có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những kỳ vọng nhà đầu tư, các nhà kỹ thuật cho rằng nó chỉ theo sau các giá trong quá khứ đó ảnh hưởng đến giá trong tương lai.[60] Họ cũng chỉ tới nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính hành vi, đặc biệt là những người không phải là người tham gia hợp lý mà EMH đã loại họ ra. Các nhà phân tích kỹ thuật từ lâu đã cho rằng hành vi con người không hợp lý ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, và rằng hành vi này dẫn đến kết quả dự đoán được.[61] Tác giả David Aronson nói rằng lý thuyết tài chính hành vi pha trộn với sự thực hành phân tích kỹ thuật:
Bằng cách xem xét tác động của cảm xúc, lỗi nhận thức, ưu tiên không hợp lý, và sự năng động của hành vi nhóm, tài chính hành vi cung cấp các giải thích ngắn gọn của biến động thị trường dư thừa cũng như hoàn vốn vượt quá thu được của các chiến lược thông tin cũ .... lỗi nhận thức cũng có thể giải thích sự tồn tại của các không hiệu quả thị trường đẻ ra các chuyển động giá có tính hệ thống cho phép các phương pháp TA [phân tích kỹ thuật] khách quan làm việc.[60]
Những người ủng hộ EMH trả lời rằng trong khi những người tham gia thị trường cá nhân không phải lúc nào hành động hợp lý (hoặc có thông tin đầy đủ), các quyết định tổng hợp của họ cân bằng lẫn nhau, dẫn đến một kết quả hợp lý (người lạc quan, mua cổ phiếu và mời thầu giá cao hơn bị đối lập bởi những người bi quan, bán cổ phiếu của họ, mà giữ giá trong trạng thái cân bằng).[62] Tương tự như vậy, thông tin đầy đủ được phản ánh trong giá cả bởi vì tất cả người tham gia thị trường mang kiến thức cá nhân của mình, nhưng không đầy đủ, lại với nhau trên thị trường.
Giả thuyết bước đi ngẫu nhiên
Giả thuyết bước đi ngẫu nhiên có thể được bắt nguồn từ giả thuyết thị trường hiệu quả dưới hình thức yếu, mà dựa trên giả định rằng những người tham gia thị trường xem xét đầy đủ mọi thông tin chứa trong các biến động giá trong quá khứ (nhưng không nhất thiết là thông tin công cộng khác). Trong cuốn sách A Random Walk Down Wall Street, nhà kinh tế học Princeton Burton Malkiel nói rằng các công cụ dự báo kỹ thuật như phân tích hình mẫu cuối cùng phải tự đánh bại: "Vấn đề là một khi một quy luật như vậy được biết tới những người tham gia thị trường, mọi người sẽ hành động theo cách như vậy để có thể ngăn chặn nó xảy ra trong tương lai."[63] Malkiel đã tuyên bố rằng trong khi xung lượng có thể giải thích một số biến động giá cổ phiếu, không có đủ xung lượng để làm ra các lợi nhuận siêu ngạch. Malkiel đã so sánh phân tích kỹ thuật với "chiêm tinh học".
Trong cuối những năm 1980, giáo sư Andrew Lo và Craig McKinlay xuất bản một bài báo nghi ngờ về giả thuyết bước đi ngẫu nhiên. Trong một phản ứng năm 1999 đối với Malkiel, Lo và McKinlay đã thu thập các bài báo thực nghiệm đã hỏi khả năng ứng dụng của giả thuyết[65] mà đề nghị một thành phần không ngẫu nhiên và có thể tiên đoán cho chuyển động giá cổ phiếu, mặc dù họ đã cẩn thận chỉ ra rằng việc từ chối bước đi ngẫu nhiên không nhất thiết phải làm mất hiệu lực EMH, đó là một khái niệm hoàn toàn tách biệt với RWH. Trong một bài báo năm 2000, Andrew Lo phân tích lại dữ liệu của Hoa Kỳ từ 1962-1996 và thấy rằng "một số chỉ báo kỹ thuật cung cấp thông tin gia tăng và có thể có một số giá trị thực tiễn".[57] Burton Malkiel đã bác bỏ những bất thường được đề cập bởi Lo và McKinlay do là quá nhỏ để có lợi nhuận từ đó.[64]
Các nhà phân tích kỹ thuật nói rằng các lý thuyết EMH và bước đi ngẫu nhiên cả hai đều bỏ qua tính thực tế của thị trường, trong đó những người tham gia không phải là hoàn toàn hợp lý và các di chuyển giá hiện tại không là độc lập của các di chuyển trước đó.[29][66] Một số nhà nghiên cứu xử lý tín hiệu phủ nhận giả thuyết bước đi ngẫu nhiên mà giá cả thị trường chứng khoán tương tự như các quá trình Wiener, bởi vì những khoảnh khắc thống kê của các quá trình như vậy và dữ liệu chứng khoán thực tế thay đổi đáng kể với kích thước cửa sổ liên quan và biện pháp tương tự.[67] Họ cho rằng các biến đổi tính năng được sử dụng cho sự mô tả về âm thanh và các tín hiệu sinh học cũng có thể được sử dụng để dự đoán giá thị trường chứng khoán thành công đó sẽ mâu thuẫn với giả thuyết bước đi ngẫu nhiên.
Chỉ số bước đi ngẫu nhiên (RWI) là một chỉ báo kỹ thuật mà cố gắng để xác định xem liệu biến động giá của một cổ phiếu là ngẫu nhiên trong tự nhiên hay là kết quả của một xu hướng có ý nghĩa thống kê. Chỉ số bước đi ngẫu nhiên cố gắng để xác định khi nào thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh hay giảm mạnh bằng cách đo các dao động giá qua N và nó khác với những gì được mong đợi bởi một bước đi ngẫu nhiên (ngẫu nhiên đi lên hoặc xuống) như thế nào. Việc phạm vi lớn hơn cho thấy một xu hướng mạnh hơn.[68]
Phân tích kỹ thuật có tính khoa học[sửa]
Caginalp và Balenovich vào năm 1994[69] đã sử dụng mô hình các phương trình khác biệt dòng tài sản của họ để cho thấy rằng các hình mẫu chính của phân tích kỹ thuật có thể được tạo ra với một số giả định cơ bản. Một số hình mẫu như một sự tiếp nối tam giác hoặc hình mẫu đảo chiều có thể được tạo ra với giả định của hai nhóm riêng biệt các nhà đầu tư với những đánh giá khác nhau. Các giả thuyết chính của các mô hình này là tính hữu hạn của tài sản và việc sử dụng xu hướng cũng như định giá trong việc ra quyết định. Nhiều trong số các hình mẫu theo như những hậu quả hợp lý toán học của các giả định này.
Một trong những vấn đề với phân tích kỹ thuật thông thường là khó khăn trong việc xác định các hình mẫu trong một cách mà cho phép trắc nghiệm khách quan.
Các hình mẫu nến Nhật Bản liên quan đến các hình mẫu của một vài ngày mà trong một xu hướng tăng hay giảm. Caginalp và Laurent[70] là những người đầu tiên thực hiện một thử nghiệm quy mô lớn thành công của các hình mẫu. Một tập hợp toán học chính xác các tiêu chí đã được thử nghiệm bằng cách đầu tiên sử dụng một định nghĩa của một xu hướng ngắn hạn bằng cách làm mịn dữ liệu và cho phép một độ lệch trong xu hướng trơn. Sau đó, họ đã xem xét tám hình mẫu đảo ngược nến ba ngày chính một cách phi tham số và xác định các hình mẫu này như một tập hợp các bất phương trình. Kết quả là dương tính với một sự tự tin thống kê áp đảo cho mỗi hình mẫu bằng cách sử dụng bộ dữ liệu của tất cả 500 cổ phiếu S&P hàng ngày trong giai đoạn 5 năm 1992-1996.
Trong số những ý tưởng cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật thông thường là một xu hướng, một khi được thành lập, có xu hướng tiếp tục. Tuy nhiên, việc thử nghiệm cho xu hướng này thường dẫn các nhà nghiên cứu kết luận rằng cổ phiếu là một bước đi ngẫu nhiên. Một nghiên cứu, được thực hiện bởi Poterba và Summers, tìm thấy một hiệu ứng xu hướng nhỏ mà là quá nhỏ để có thể có giá trị giao dịch. Như Fisher Black lưu ý, "nhiễu" trong dữ liệu giá trao đổi làm cho nó khó khăn để kiểm tra giả thuyết.
Một phương pháp để tránh nhiễu này được phát hiện vào năm 1995 bởi Caginalp và Constantine[73] người sử dụng một tỷ lệ của hai quỹ đóng cơ bản giống nhau để loại bỏ bất kỳ thay đổi trong định giá. Một quỹ đóng (không giống như một quỹ mở) giao dịch độc lập với giá trị tài sản ròng của nó và cổ phần của nó không thể được mua lại, mà chỉ trao đổi giữa các nhà đầu tư như bất cứ cổ phiếu nào trên sàn giao dịch. Trong nghiên cứu này, các tác giả thấy rằng ước tính tốt nhất giá ngày mai không phải là giá của ngày hôm qua (như giả thuyết thị trường hiệu quả có thể cho thấy), cũng không phải là giá xung lượng thuần túy (cụ thể là, sự thay đổi giá tương đối giống nhau từ hôm qua đến hôm nay vẫn tiếp tục từ hôm nay tới ngày mai). Nhưng đúng hơn đó là gần như chính xác nằm giữa hai ngày.
Một cuộc khảo sát nghiên cứu hiện đại của Park và Irwin[74] cho thấy hầu hết tìm thấy một kết quả tích cực từ phân tích kỹ thuật.
Trong những năm gần đây, Caginalp và DeSantis[75] đã sử dụng các bộ dữ liệu lớn của các quỹ đóng, trong đó so sánh với định giá là có thể, để xác định một cách định lượng, liệu những khía cạnh quan trọng của phân tích kỹ thuật như xu hướng và kháng cự có giá trị khoa học hay không. Sử dụng bộ dữ liệu của hơn 100.000 điểm họ chứng minh xu hướng có tác động ít nhất là một nửa quan trọng như định giá. Những ảnh hưởng của khối lượng và biến động, đó là nhỏ hơn, cũng thấy rõ và có ý nghĩa thống kê.
Một khía cạnh quan trọng của công trình của họ liên quan đến hiệu ứng phi tuyến của xu hướng. Các xu hướng tích cực xảy ra trong khoảng độ lệch chuẩn 3,7 có tác động tích cực. Đối với các xu hướng lên mạnh hơn, có tác động tiêu cực trở lại, cho thấy việc chốt lời xảy ra như độ lớn của sự gia tăng xu hướng lên. Đối với các xu hướng xuống tình hình cũng tương tự ngoại trừ việc "mua trên thị trường yếu" không diễn ra cho đến khi xu hướng giảm là một sự kiện độ lệch chuẩn 4.6. Những phương pháp này có thể được sử dụng để kiểm tra hành vi của nhà đầu tư và so sánh các chiến lược cơ bản giữa các lớp tài sản khác nhau.
Đọc băng mã chứng khoán
Trong những thập kỷ gần đây với sự phổ biến của PC và sau đó là internet, và thông qua chúng, giao dịch điện tử, phân tích biểu đồ đã trở thành nhánh chính và phổ biến nhất của phân tích kỹ thuật. Nhưng nó không phải là một nhánh duy nhất của loại hình phân tích này.
Một hình thức rất phổ biến của phân tích kỹ thuật cho đến giữa những năm 1960 là "đọc băng". Nó đã được bao gồm trong việc đọc các thông tin thị trường như giá cả, khối lượng, kích thước đặt lệnh, tốc độ, điều kiện, mời thầu để mua và bán, vv; in trong một dải giấy mà chạy qua một máy được gọi là máy đọc mã chứng khoán (stock ticker). Nó đã được gửi đến các nhà môi giới và các ngôi nhà và văn phòng của hầu hết các nhà đầu cơ hoạt động. Một hệ thống như vậy đã bị bỏ đi với sự ra đời vào cuối những năm 60, của các bảng điện tử.
Bảng báo giá
Một dạng khác của phân tích kỹ thuật được sử dụng cho đến nay là thông qua giải thích của dữ liệu thị trường chứng khoán có trong bảng báo giá, mà trong thời gian trước khi màn hình điện tử, là các bảng phấn rất lớn đặt tại các sàn giao dịch chứng khoán, với dữ liệu của các tài sản tài chính chủ yếu niêm yết trên sàn giao dịch để phân tích các chuyển động của chúng.[76] Nó đã được cập nhật bằng tay với đá phấn, với những cập nhật liên quan đến một số dữ liệu được truyền tới môi trường bên ngoài của sàn giao dịch (chẳng hạn như nhà môi giới, các bucket shop, vv .) thông qua băng đã nói ở trên, điện báo, điện thoại và sau đó là telex.[77]
Công cụ phân tích này đã được sử dụng tại chỗ, chủ yếu là bởi các chuyên gia thị trường cho trao đổi trong ngày và scalping, cũng như cho công chúng thông qua các phiên bản in trên báo chí cho thấy dữ liệu các cuộc đàm phán của ngày hôm trước, cho trao đổi Swing và các trao đổi vị trí.[78]
Mặc dù tiếp tục xuất hiện trong in ấn trên báo chí, cũng như các phiên bản được vi tính hóa trong một số trang web, phân tích thông qua bảng báo giá là một dạng khác của phân tích kỹ thuật mà đã rơi vào tình trạng bị đa số mọi người bỏ đi.
Các thuật ngữ và chỉ báo biểu đồ
Các khái niệm
Phạm vi thực trung bình – biên độ giao dịch hàng ngày trung bình, được điều chỉnh cho các gián cách giá
Phá vỡ mức giá – khái niệm này là khi giá xuyên qua một cách mạnh mẽ một khu vực trước mức hỗ trợ hay mức kháng cự, thông thường, nhưng không phải luôn luôn, đi kèm với sự gia tăng về khối lượng.
Mẫu hình biểu đồ – mẫu hình đặc biệt được tạo ra bởi sự chuyển động của giá chứng khoán trên một biểu đồ
Chu kỳ – các mục tiêu thời gian cho sự thay đổi tiềm năng trong hoạt động của giá (giá chỉ di chuyển lên, xuống, hoặc ngang)
Trả lại con mèo chết – hiện tượng mà khi một sụt giảm ngoạn mục trong giá của một cổ phiếu bị theo sau ngay lập tức bởi một sự gia tăng vừa phải và tạm thời trước khi tiếp tục di chuyển xuống của nó
Nguyên lý sóng Elliott và tỷ lệ vàng – để tính toán biến động giá liên tiếp và các thoái lui
Tỷ lệ Fibonacci – được sử dụng như một hướng dẫn để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự
Xung lượng – tốc độ thay đổi giá
Phân tích điểm và số – Một cách tiếp cận phân tích dựa trên giá sử dụng các bộ lọc số có thể kết hợp các tham chiếu thời gian, mặc dù bỏ qua hoàn toàn thời gian trong cấu trúc của nó
Mức kháng cự – một mức giá có thể nhắc nhở một sự gia tăng của hoạt động bán ròng
Mức hỗ trợ – một mức giá có thể nhắc nhở một sự gia tăng của hoạt động mua ròng
Xu hướng – hiện tượng mà biến động giá có xu hướng tồn tại theo một hướng trong một thời kỳ kéo dài
Các loại biểu đồ
Biểu đồ nến – Có nguồn gốc Nhật Bản và tương tự như OHLC, các chân nến mở rộng và lấp đầy khoảng cách giữa giá mở và đóng để nhấn mạnh mối quan hệ mở/đóng. Ở phương Tây, các thân nến thường màu đen hoặc màu đỏ đại diện cho một giá đóng cửa thấp hơn so với giá mở cửa, trong khi thân nến trắng, xanh lục hoặc xanh lam đại diện cho một giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.
Biểu đồ đường – Kết nối các giá trị giá đóng cửa với đoạn đường thẳng.
Biểu đồ mở-cao-thấp-đóng – Biểu đồ OHLC, còn được gọi là biểu đồ thanh, hiển thị nhịp giữa giá cao và thấp của một thời kỳ trao đổi như một đoạn đường thẳng đứng ở thời gian trao đổi, và giá mở cửa và giá đóng cửa với điểm đánh dấu ngang trên đường nhiều, thường là một đánh dấu bên trái cho giá mở cửa và đánh dấu ở bên phải cho giá đóng cửa.
Biểu đồ điểm và con số – một loại biểu đồ sử dụng các bộ lọc số với chỉ đi qua các tham chiếu đối với thời gian, và bỏ qua thời gian hoàn toàn trong cấu trúc của nó.
Các chỉ báo cùng lớp
Các chỉ báo cùng lớp thường được đặt chồng lên biểu đồ giá chính.
Dải Bô-linh-gơ – một dải biến động giá
Kênh giá – một cặp đường xu hướng song song
Ichimoku kinko hyo – một hệ thống dựa trên trung bình di chuyển mà các yếu tố trong thời gian và điểm trung bình giữa cao và thấp của một nến
Trung bình động – n-thanh giá cuối cùng chia cho "n", trong đó "n" là số thanh được xác định bởi chiều dài trung bình. Trung bình động có thể được coi như một loại đường xu hướng động.
Parabolic SAR – kéo lê điểm dừng của Wilder dựa trên xu hướng giá để ở lại trên một đường cong parabol trong một xu hướng mạnh mẽ
Điểm Pivot – có nguồn gốc bằng cách tính toán trung bình số của các giá cao, thấp và đóng cửa một loại tiền tệ hoặc của chứng khoán cụ thể
Ngưỡng kháng cự – một mức giá mà có thể đóng vai trò như một trần bên trên giá
Ngưỡng hỗ trợ – một mức giá mà có thể đóng vai trò như một sàn bên dưới giá
Đường xu hướng – một đường dốc được mô tả bởi ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy
Các chỉ báo độ rộng
Những chỉ báo này được dựa trên số liệu thống kê từ thị trường rộng
Đường nâng-hạ – một chỉ báo quen thuộc của bề rộng thị trường
Dao động McClellan - một chỉ báo dạng đóng quen thuộc của bề rộng
Chỉ báo tổng thể McClellan - một chỉ báo dạng mở quen thuộc của bề rộng
Các chỉ báo dựa trên giá[sửa]
Những chỉ báo này thường được hiển thị bên dưới hoặc trên biểu đồ giá chính.
%C – biểu thị môi trường thị trường hiện tại như mở rộng phạm vi hay một thu hẹp phạm vi, nó cũng dự báo khi các cực đoan trong xu hướng hoặc đột biến đang được đạt tới, vì vậy các thương nhân có thể mong đợi sự thay đổi.
ADX – một chỉ báo được sử dụng rộng rãi của sức mạnh xu hướng
CCI – xác định các xu hướng có tính chu kỳ
MACD – hội tụ hoặc phân kỳ trung bình động
Momentum – tốc độ thay đổi giá
RSI – dao động cho thấy sức mạnh giá
RVI – được sử dụng để đo sự tin chắc về một hành động giá gần đây và khả năng nó sẽ tiếp tục.
Stochastic – vị trí gần trong phạm vi giao dịch gần đây
Trix – một bộ dao động cho thấy độ dốc của một trung bình động làm trơn mũ ba
Các chỉ báo dựa trên khối lượng
Chỉ số tích lũy/phân phối – dựa trên giá đóng cửa trong phạm vi của ngày
MFI – số lượng cổ phiếu giao dịch vào những ngày giá đi lên
Khối lượng cân bằng – xung lượng của các cổ phiếu bán và mua
-
Có 3 thành viên đã cám ơn tradingpro8x :
1nightdream (08-08-2013), boyfyjero (30-08-2013), tigeran (04-09-2013)
-
08-08-2013 11:40 AM #17
- Ngày tham gia
- Aug 2013
- Bài viết
- 10
- Được cám ơn 5 lần trong 3 bài gởi
Nguyên tắc lựa chọn cổ
Nguyên tắc lựa chọn cổ phiếu của Peter Lynch
Vào những năm đầu thập niên 80, tay quản lý danh mục đầu tư trẻ tuổi có cái tên
Peter Lynch đã trở thành một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới với
thành tích thật sự đáng nể.
Bắt đầu quản lý quỹ Fidelity Magellan từ năm 1978 với tài sản khiêm tốn vỏn vẹn
20 triệu đô la nhưng đến năm 1990 khi Peter Lynch về hưu- nghĩa là chỉ 12 năm
sau, tài sản của quỹ đã lên đến 14 tỷ đô la, tỷ suất sinh lợi hằng năm lên đến 29%.
Đặc biệt trong suốt 12 năm điều hành Magellan, ông chưa từng có một năm thua
lỗ. Quả là kỳ diệu!
Điều gì đã khiến Peter Lynch thành công đến như vậy? Thật bất ngờ khi biết thành
công vĩ đại ấy lại đến từ những nguyên tắc nền tảng rất cơ bản trong việc lựa chọn
cổ phiếu.
Nguyên tắc thứ nhất: Chỉ mua những cổ phiếu mà bạn hiểu rõ
Ngạc nhiên thay khi theo Lynch, công cụ nghiên cứu hữu ích nhất cho chúng ta đó
chính là đôi mắt, đôi tai và các giác quan. Rất nhiều ý tưởng đầu tư cổ phiếu xuất
hiện khi ông đang đi dạo quanh các cửa hàng bán rau quả hay trong lúc tán gẫu
cùng bạn bè và gia đình.
-
Có 3 thành viên đã cám ơn longcathay :
1nightdream (08-08-2013), boyfyjero (30-08-2013), hedgehog (18-08-2015)
-
08-08-2013 02:09 PM #18
Member- Ngày tham gia
- Oct 2003
- Bài viết
- 365
- Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi
Nhà bác học Issac Newton cũng thua lỗ… vì đầu tư chứng khoán
Không phải cứ mấy đại ca chuyên phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật bị lỗ chứng khoán, đến như Newton cũng không thoát
"Tôi có thể tính toán được sự chuyển động của các vì sao, nhưng chẳng thể nào đo được sự điên rồ của con người".
Sir Issac Newton là nhà toán học, vật lý học lỗi lạc, người đặt nền móng cho vật lý cổ điển, là một trong những tượng đài vĩ đại của khoa học thế giới.
Sau khi gặt hái những thành công khoa học rực rỡ, Issac Newton đầu tư tài sản của mình vào South Sea (Anh), một công ty cổ phần được độc quyền hoạt động giao thương với khu vực Nam Mỹ (vì vậy được đặt tên là South Sea) được thành lập năm 1711.
Thời điểm đầu năm 1720, South Sea là cổ phiếu “nóng” hàng đầu ở Anh và có giá 128 bảng. Cổ phiếu South Sea liên tục được mua vào do hoạt động đầu cơ trước triển vọng giao thương với Thế giới mới (New World), và giá được đẩy lên 175 bảng vào tháng 2, sau đó là 330 bảng vào tháng 3 và lên đến 550 vào cuối tháng 5.
Lúc này, mọi người đều đổ xô đi săn lùng cổ phiếu này. Giá cổ phiếu South Sea đạt mức khoảng 1.000 bảng vào tháng 8, nhưng sau đó đạt đỉnh và bong bóng bắt đầu vỡ. Đến tháng 12/1720, giá cổ phiếu này trượt dài về mức 128 bảng.
Isaac Newton khôn ngoan bán cổ phiếu South Sea vào tháng 4, lời gần như gấp đôi và kiếm được 7.000 bảng. Nhưng sau đó vài tháng, ông đã không thể cưỡng lại khi nhìn thấy bạn bè và đám đông giàu lên một cách khủng khiếp. Newton dồn tất cả vốn liếng kể cả tiền lời, tiền vay mượn thêm để mua lại cổ phiếu South Sea tại mức giá đỉnh.
Khi bong bóng cổ phiếu South Sea tan vỡ, Isaac Newton đã thua lỗ tổng cộng khoảng 20.000 bảng (tương đương với khoảng 3 triệu USD giá trị ngày nay). Sau khi mất gần hết gia sản, Isaac Newton cấm tất cả mọi người không được nhắc tới từ “South Sea” trước mặt ông.
Người ta còn ghi lại câu nói nổi tiếng của Isaac Newton về sự việc này: "Tôi có thể tính toán được sự chuyển động của các vì sao, nhưng chẳng thể nào đo được sự điên rồ của con người". (I can calculate the movement of stars, but not the madness of men).
Trong báo cáo GMO Quarterly Letter tháng 01/2011, Jeremy Grantham, Chủ tịch của công ty quản lý tài sản Grantham Mayo Van Otterloo (GMO), đã trích dẫn lại hình vẽ minh họa của Marc Faber về thương vụ đầu tư vào cổ phiếu South Sea của Isaac Newton.
Jeremy Grantham được xem là chuyên gia huyền thoại chuyên nghiên cứu về bong bóng tài sản và đang quản lý số vốn hơn 100 tỷ USD.
Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
Xã hội khốn nạn dạy anh khôn
-
-
04-09-2013 08:51 AM #19
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Phân tích kỹ thuật: Hội tụ và Phân kỳ
1. KHÁI NIỆM
Hội tụ và phân kỳ là những kiến thức quan trọng trong Phân tích kỹ thuật PTKT vì chúng có mặt ở hầu hết các chỉ số thông dụng: Chỉ số xung lượng (Momentum), chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), chỉ số trung bình động (MA), trung bình động hội tụ và phân kỳ (MACD), phương pháp phân tích khối lượng…
Nắm vững các khái niệm hội tụ và phân kỳ, chúng ta dễ dàng phát hiện được:
-Những tín hiệu cảnh báo khi thị trường thay đổi xu thế
-Các tín hiệu giao dịch, tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường
HÌNH THÁI
Khi đường biểu diễn các chỉ số (Momentum, RSI, MACD…) di chuyển cùng chiều (tăng, giảm) với đường giá: hiện tượng hội tụ.
Khi các đường chỉ số kể trên di chuyển ngược chiều với đường giá: hiện tượng phân kỳ.
Hiện tượng phân kỳ chia ra:
-Phân kỳ dương: đường chỉ số tăng – đường giá giảm
-Phân kỳ âm: đường chỉ số giảm – đường giá tăng
TỔNG QUÁT
Chúng ta hãy theo dõi và phân tích hiện tượng phân kỳ giữa chỉ số MACD và đường giá trong ví dụ dưới đây.
Hình 1: Hiện tượng phân kỳ giữa chỉ số MACD và đường giá
2. SỬ DỤNG
NGUYÊN LÍ:
Phát hiện được hiện tượng hội tụ, chúng ta sẽ: Duy trì được xu hướng tốt để thu lời bằng cách để cho tiền lãi tiếp tục tăng trưởng.
Phát hiện được hiện tượng phân kỳ, chúng ta sẽ: có những quyết định hợp lý (cắt lỗ, chốt lời) một cách kịp thời vì phân kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc:
-Phát sinh các tín hiệu mua bán
-Cảnh báo thị trường sẽ đổi chiều
Phân kỳ dương báo hiệu: thị trường sẽ đổi xu hướng sang tăng
Phân kỳ âm báo hiệu: thị trường sẽ đổi xu thế sang giảm
GIAO DỊCH VỚI HỘI TỤ
Đường chỉ số và khuynh hướng giá hội tụ xác nhận xu hướng thị trường không thay đổi. Khi đó, chúng ta sẽ duy trì được vị thế giao dịch (giữ cổ phiếu) để giá cổ phiếu tiếp tục tăng.
Ở trạng thái hội tụ, giá tăng đột ngột là hợp lý. Khi đó có thể bắt đầu tiến hành giao dịch. Cụ thể, bắt đầu mua vào mỗi khi có hiện tượng điều chỉnh giá.
Lưu ý: chỉ bắt đầu giao dịch khi cả hai đường chỉ số và đường giá đồng thời tạo ra các điểm cao mới. Dứt khoát không tham gia thị trường khi chỉ có một trong hai đường kể trên tạo nên các điểm cao mới vì nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm.
GIAO DỊCH VỚI PHÂN KỲ:
Thị trường trong xu hướng tăng:
Phân kỳ là tín hiệu thoát khỏi vị thế của các nhà đầu tư đã tồn tại khá lâu rồi. Khi đó hành động tốt nhất là chuẩn bị sẵn sàng mọi tư thế để kịp thời đối phó với xu hướng sắp xẩy ra.
Thị trường trong xu hướng giảm:
-Phân kỳ là dấu hiệu tiên đoán giá sẽ ổn định, điều chỉnh hoặc đảo chiều. Do đó, hành động tốt nhất lúc này là chốt lời khi đường giá phá vỡ mức ổn định hiện tại để mở đầu một xu hướng mới.
-Tóm lại, khi xuất hiện phân kỳ, giá cổ phiếu thường thay đổi. Nếu giá giảm cần hành động ngay (cắt lỗ hoặc chốt lời)Last edited by tigeran; 04-09-2013 at 08:57 AM.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
hedgehog (18-08-2015)
-
04-09-2013 10:11 AM #20
- Ngày tham gia
- Mar 2013
- Bài viết
- 1
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
cám ơn bạn đã chia sẻ
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Phân tích kỹ thuật - Thị trường chứng khoán thế giới
By tigeran in forum CLB PHÂN TÍCH KỸ THUẬTTrả lời: 37Bài viết cuối: 04-04-2016, 02:15 PM -
phần mền metatrade 4 phân tích kỉ thuật trong chứng khoán
By onlyheart in forum STOCKs TRADING IN HNXTrả lời: 1Bài viết cuối: 06-02-2013, 01:30 PM -
Phân tích kỹ thuật chứng khoán, giá vàng và dầu: Tuần 06 - 10/08
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 04-08-2012, 10:23 PM -
Hà Nội - Offline CLB Phân tích Kỹ thuật: “Tương kế, tựu kế” trong Đầu tư Chứng khoán
By KENDIZONE in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 0Bài viết cuối: 27-06-2011, 02:08 PM
Bookmarks