Hybrid View
-
30-08-2012 02:28 PM #1
Tình hình Ngân hàng hiện nay.......
Chào các pác,
Em lập box ni để cả nhà mình thảo luận cho vui về các pác NH nhá. Hông có ý châm chọc ai nhưng e thấy tình hình rất ư là tình hình các pác ơi!!!!
Nào là chiếm đoạt công quỹ, nào là lừa gạt NH,...
Nên cuối cùng e cũng hem biết là xiền e cũng như pà con gởi gắm trong đấy có được các pác í dùng đúng mục đích hem nữa
Phát sốt với các pác í luôn
Hum ni lại lên 1 vụ mới nữa nà... http://vietstock.vn/2012/08/de-nghi-...351-237291.htm
Đọc chơi cho biết đá biết vàng nhaaaaaaaa
Hông lẽ đi ngược hướng với chủ trương của pác Bình là rút xiền mang về nhà cất chứ .......
-
31-08-2012 08:48 AM #2
Hum ni thì lại có 1 bác được khen nè
"Ngày 30/08, Standard & Poor's (S&P) thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ở mức “B+” với triển vọng “ổn định”. Đồng thời, S&P cũng giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ ngắn hạn của BIDV ở mức “B” với triển vọng “ổn định”.
Theo S&P, triển vọng “ổn định” phản ánh kỳ vọng BIDV sẽ duy trì được tình hình tài chính ổn định bất môi trường hoạt động khó khăn tại Việt Nam và cải thiện được hệ thống quản lý rủi ro...."
http://vietstock.vn/2012/08/bidv-sp-...757-237416.htm
-
28-09-2012 08:46 AM #3
Member- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 267
- Được cám ơn 55 lần trong 32 bài gởi
Quyền lợi Nhà đầu tư sẽ thế nào nếu những thông tin từ ACB vẫn là một dấu hỏi lớn?!
Công bố thông tin nhìn từ trường hợp của ACB
Không một NĐT nào có thể ước lượng được những tổn thất tiềm tàng mà ACB có thể gặp phải, và hàng loạt câu hỏi cần phải đặt ra. Đây là lúc cơ quan quản lý cần nhập cuộc để bảo vệ quyền lợi NĐT?
* Khởi tố ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang
* ACB có số dư với 6 cty được kiểm soát bởi Bầu Kiên
Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) vừa công bố BCTC hợp nhất đã soát xét giữa niên độ cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2012.
Trong đó, đơn vị kiểm toán PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC) lưu ý ACB có số dư với 6 công ty được kiểm soát bởi một cổ đông của ngân hàng. Cổ đông này đã bị bắt giữ vào ngày 20/08/2012. Mặc dù không nêu tên nhưng có thể suy luận đây là những công ty được kiểm soát bởi Bầu Kiên.
Theo công ty kiểm toán, các số dư liên quan bao gồm: các khoản cho vay khách hàng, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu khác.
Các số dư này được đảm bảo bằng tài sản thế chấp dưới hình thức chủ yếu là thư bảo lãnh ngân hàng, cổ phiếu, tiền gửi và bất động sản.
Hàng loạt câu hỏi về tổn thất tiềm tàng
Tuy vậy, không hề có thêm thông tin, số liệu cụ thể được công bố. Với các thông tin hiện tại, không một nhà đầu tư nào có thể ước lượng được những tổn thất tiềm tàng mà ACB có thể gặp phải, và hàng loạt câu hỏi cần phải đặt ra.
(1) 6 doanh nghiệp có số dư liên quan này là những doanh nghiệp nào? Hoạt động kinh doanh của các công ty này có bị đình trệ khi Bầu Kiên đã bị bắt giữ? Và liệu điều này có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản vay tại ACB?
(2) Các số dư cụ thể là bao nhiêu? Như đề cập ở trên, các số dư liên quan bao gồm các khoản cho vay khách hàng, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu khác. Theo BCTC soát xét, tính đến hết cuối quý 2/2012:
Tổng dư nợ cho vay khách hàng của ACB là 103,812 tỷ đồng; trong đó, dư nợ cho vay CTCP, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân là 64,843 tỷ đồng. Tổng dự phòng rủi ro tín dụng cho vay khách hàng gần 1,298 tỷ đồng.
Chứng khoán nợ do tổ chức do tổ chức kinh tế trong nước phát hành là 6,715 tỷ đồng.
Các khoản phải thu khác có tổng giá trị 49,016 tỷ đồng. Trong đó, một số khoản mục đáng chú ý gồm:
(i) Phải thu từ các đối tác trong nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng là 3,380 tỷ đồng, được đảm bảo bằng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi có kỳ hạn, cổ phiếu và thư bảo lãnh của ngân hàng;
(ii) Khoản ký quỹ cho các đối tác trong nước đảm bảo việc thực hiện giao dịch hợp đồng vàng kỳ hạn là 23,295 tỷ đồng, được đảm bảo bằng tiền gửi của khách hàng và các khoản đảm bảo khác.
(3) Tài sản đảm bảo cho các số dư ở trên chính xác là những gì và tổng giá trị tài sản là bao nhiêu, đặc biệt liên quan đến giá cổ phiếu và bất động sản – vốn đang bị tụt dốc và thanh khoản kém? Ngoài ra, các ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán là những ngân hàng nào, liệu trong bối cảnh hiện nay có khả năng từ chối bảo lãnh hay không?
Cơ quan quản lý cần nhập cuộc để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư?
...........
Duy Nam (Vietstock)
finfonet
http://vietstock.vn/2012/09/cong-bo-thong-tin-nhin-tu-truong-hop-cua-acb-737-241026.htm
-
31-08-2012 10:13 AM #4
Bác Giá đi Mĩ thăm cháu nội đoán nhá cả nhà :))
Ối giời ơiiii.......
Giờ mới để ý thấy là cử bác CT HĐQT đi ký kết cái hợp tác 1 tỷ vnđ
Sau khi đã sang Mĩ thăm cháu Nội trong lúc bác Hải 'dính chưởng'
Hem hiểu nổi bác ACB nì
Chiều ngày 29/08, ông Trần Xuân Giá - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (HNX: ACB) đã xuất hiện trong buổi ký kết tài trợ học bổng dài hạn giữa ACB và quỹ STF.
Tại buổi lễ, ông Trần Xuân Giá - Đại diện cho ACB cùng với bà Lê Ngọc Hồng Hà – Giám đốc Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn (STF) đã ký kế hợp tác tài trợ cấp học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng.
Hiện ACB không có nhà đầu tư trong nước nắm giữ từ 5% vốn trở lên. Ngân hàng có 4 cổ đông lớn đều là tổ chức nước ngoài:
- Standard Chartered APR Ltd. (82,263,883 cp)
- Connaught Investors Ltd. (68,114,834 cp)
- Dragon Financial Holdings Limited (63,899,631 cp)
- Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd. (58,395,142 cp)
Được biết, trong bối cảnh Nguyên Tổng giám đốc Lý Xuân Hải bị bắt vào tuần trước thì Chủ tịch Trần Xuân Giá cũng vắng mặt vì công tác nước ngoài.
Trao đổi nhanh cùng chúng tôi, ông Trần Xuân Giá cho biết, vừa qua ông đi công tác tại Hoa Kỳ và đây cũng là dịp để ông thăm cháu nội.
-
05-09-2012 03:37 PM #5
Được Nhà nước mua, còn gì vui hơn
PVF - Western Bank: Được Nhà nước mua, còn gì vui hơn
PVF mua lại Western Bank với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, các cổ đông hiện tại của ngân hàng này sẽ là người vui sướng nhất.
Cách đây không lâu, thị trường tài chính Việt nam có đưa tin Tổng Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVF) sẽ mua hay hợp nhất với Western Bank. Trong đó một số ý kiến cho rằng đây sẽ là thương vụ mang lại nhiều lợi ích cho cả 2 bên.
Khoan nói đến lợi ích của sự kết hợp này, mà hãy nói đến chuyện nếu Ngân hàng Nhà nước thông qua thương vụ thì dường như đã đi ngược lại với chính sách thoái vốn ngoài ngành của các tập đoàn nhà nước theo lộ trình từ đây đến năm 2015.
Cổ đông lớn nhất của PVF là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với tỉ lệ sở hữu 78%. Nghĩa là nếu kết duyên với Western Bank thì PVN sẽ tiếp tục rót vốn vào lĩnh vực ngân hàng trong những năm tiếp theo. Như thế, lộ trình thoái vốn ngoài ngành của PVN liệu có thực hiện được?
Lại thêm một câu hỏi nữa được đặt ra: Tại sao PVF muốn mua Western Bank mà không phải là ngân hàng nào khác? Trước hết, hãy xét đến kết quả hoạt động của Western Bank. Đây là một ngân hàng nhỏ, có vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng và lợi nhuận ròng năm 2011 chỉ 120 tỉ đồng. Lợi nhuận/tài sản (ROA) và lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) lần lượt là 0,59% và 3,82%. Những con số này cho thấy khả năng sinh lợi của Ngân hàng là rất thấp.
Western Bank cũng cho vay lớn đối với các công ty sở hữu nó như Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) và Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT, cũng như cung cấp tín dụng ưu đãi cho các dự án của ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI). Đáng nói là KBC và SGT đều là công ty thành viên của SGI và đang làm ăn thua lỗ.
Về phía PVF, công ty tài chính này cũng không khấm khá hơn. ROE đã giảm dần từ 9,36% vào năm 2009 xuống còn chỉ 5,74% năm 2011. Thậm chí quý II năm nay, PVF lãi chỉ 2,2 tỉ đồng, quá thấp nếu so với vốn điều lệ hơn 6.000 tỉ đồng. Các hoạt động chính như tín dụng, đầu tư chứng khoán đều bị lỗ nặng và phải nhờ đến nguồn thu từ các hoạt động khác, PVF mới thoát khỏi cảnh lỗ ròng.Như vậy, sự kết hợp giữa 2 đơn vị hoạt động thiếu hiệu quả liệu có làm nên chuyện?
Thương vụ này cũng có một điểm lạ lùng khác. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của Western Bank chỉ khoảng 400 đồng. Giả sử P/E (thị giá/thu nhập mỗi cổ phiếu) là 10 thì giá một cổ phiếu của Western Bank vào khoảng 4.000 đồng. Do đó, nếu PVF mua lại cổ phiếu Western Bank bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) như một số báo đã nêu thì các cổ đông hiện tại của ngân hàng này sẽ là người vui sướng nhất.
Một trường hợp khác là việc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa được Chính phủ đồng ý cho rót vốn tiếp vào PG Bank trong đợt nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng của ngân hàng này (Petrolimex hiện nắm 40% vốn). Một cổ đông lớn khác là Công ty Chứng khoán Sài gòn nắm giữ 9,98%. Nghĩa là PG Bank chỉ có thể tăng vốn điều lệ thành công nếu 2 cổ đông lớn này có khả năng tăng vốn. Và đó là câu chuyện đáng bàn.
Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước có gánh nặng nợ vay rất lớn (theo Bộ Tài chính, Petrolimex có tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu lên tới 6,29 lần). Ngoài ra, tính hiệu quả trong mảng xăng dầu - lĩnh vực cốt lõi của Petrolimex - cũng đang là dấu hỏi lớn. Bởi lẽ, tập đoàn này liên tục báo lỗ, trong khi các yêu cầu tăng giá bán hầu như luôn được Bộ Tài chính đồng ý.
Petrolimex cũng có tỉ lệ vốn đầu tư ngoài ngành khá lớn. Theo báo cáo của Bộ Tài chính cách đây 1 năm, các lĩnh vực ngoài ngành chiếm 12,5% vốn chủ sở hữu của đơn vị này.
Rõ ràng, với việc cho phép Petrolimex rót vốn tiếp vào PG Bank, câu chuyện thoái vốn của các tập đoàn nhà nước khỏi lĩnh vực ngoài ngành lại càng khó khả thi.
Sơn Thanh
nhịp cầu đầu tư
-
06-09-2012 08:38 AM #6
Ko biết có làm được ko mà lớn tiếng quá :(
Không có vùng cấm trong xử lý tội phạm thâu tóm ngân hàng
Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam khi trả lời câu hỏi liên quan đến vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 8/2012, chiều 5/9.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam khẳng định ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế và bất ổn kinh tế vĩ mô trong những năm vừa qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân hệ thống ngân hàng của chúng ta chưa thực sự vững mạnh. Chính vì vậy, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu hiện nay, không phải chỉ tới khi bắt ông Nguyễn Đức Kiên thì việc này mới được nêu ra.
Trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay không có tội danh cụ thể “thâu tóm ngân hàng trái pháp luật”, nhưng có thể đưa ra ví dụ cho hành vi phạm tội thao túng ngân hàng là, trong quy định theo pháp luật cá nhân không sở hữu quá 5% vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức không sở hữu quá 15%, nhưng bằng nhiều thủ đoạn người ta đã để cá nhân, tổ chức sở hữu nhiều hơn số vốn đó để tác động đến hoạt động của tổ chức tín dụng, vì vậy, các cơ quan chức năng đã tiến hành các công việc cần thiết, có những việc cơ quan báo chí đã được thông báo, có những việc chưa, nhưng nhất định chúng ta sẽ làm trong sạch hệ thống ngân hàng để đảm bảo mạch máu của nền kinh tế được thông suốt, lành mạnh. "Và bất kỳ ai vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh, không có bất kỳ vùng cấm nào", Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Về nội dung phóng viên Báo Tuổi trẻ hỏi khi các cơ quan chức năng tiến hành khởi tố và bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên, Chính phủ có lường được các tác động có liên quan đến hệ thống ngân hàng không, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho hay: Như chúng ta theo dõi vừa qua, một vài ngày sau khi bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên thì có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng ACB nhưng sau đó tình hình đã ổn định trở lại. Đương nhiên khi Chính phủ chỉ đạo thanh tra, điều tra, khởi tố vụ án này thì luôn luôn đi kèm phương án đánh giá tác động đến hệ thống ngân hàng, còn nếu không đánh giá được trước thì làm sao chúng ta giữ ổn định được như vụ việc vừa diễn ra.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam chia sẻ thêm: "Chúng ta đều biết ông Nguyễn Đức Kiên không giữ bất cứ chức vụ nào trong ngân hàng nhưng ngay sau khi bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên thì tâm lý của rất nhiều người cũng dao động, ở đây có một phần do chúng ta làm chưa tốt công tác truyền thông, chưa tuyên truyền, chưa giải thích cặn kẽ đến người dân. Đây chính là điểm mà những người làm công tác truyền thông hoàn toàn có thể đóng góp chung vào nhiệm vụ rất quan trọng này của Chính phủ.
Và chúng tôi tin rằng nếu tới đây còn những cá nhân nào, tổ chức nào vi phạm trong nhóm tội phạm này bị xử lý thì chúng ta sẽ làm tốt hơn công tác tuyên truyền để xã hội hưởng ứng và không để ảnh hưởng hoạt động của các tổ chức tín dụng không bị ảnh hưởng dù chỉ là trong thời gian ngắn".
Phương Nguyên
Chính phủ
-
14-10-2012 09:51 AM #7
- Ngày tham gia
- Oct 2012
- Bài viết
- 1
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
đầu tư vào lĩnh vực khác
rút tiền khỏi ngân hàng bỏ vào lĩnh vực khác thui.
-
14-11-2012 09:29 PM #8
Titan Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 1,241
- Được cám ơn 899 lần trong 498 bài gởi
Mấy hôm nay Thanh Tra NN vào làm việc tại các NH, rờ đâu cũng sai phạm, từ chi lãi huy động cao hơn quy định, hồ sơ ko hợp lệ,...các khoản sai nguyên tắc,...nhưng ko sao cả, mấy anh TT chỉ cần có gì dằn túi là xong hết
Sắp tới, chỉ có mấy anh TT là ăn tết to
-
19-11-2012 04:05 PM #9
tội nghiệp gia đình bác Thành Sacombank thôi, trước đây vốn đang tốt đẹp bỗng nhiên có thâu tóm rồi giờ bị mang vạ bị điều tra...
***
Đao phủ "trảm" bài không dấu. Rất là "hiền" nhưng bài viết "lăng quăng" là cho vào box dưỡng sức hết, gừ gừ
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
heoden (23-11-2012)
-
23-11-2012 08:30 AM #10
Hôm qua có tin mới nè bác
Báo Bảo vệ pháp luật nhận được đơn xin cứu xét của ông Đặng Văn Thành (SN 1960, hiện thường trú tại 32/89 Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TPHCM), nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (gọi tắt là Sacombank).
Cụ thể, theo đơn trình bày của ông Thành: Vào lúc 10h sáng ngày 01/11/2012, các thành viên trong gia đình ông gồm ông Thành, hai con Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My (trừ vợ ông là Huỳnh Bích Ngọc bận đi công tác không đến được) đã được Cơ quan CSĐT Bộ công an (C46B) “mời” đến trụ sở Bộ công an phía Nam tại số 258 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Đơn trình bày và nêu nguyện vọng khẩn thiết của ông Đặng Văn Thành.
Khi đến làm việc, ông Thành và hai con hoàn toàn bất ngờ và sửng sốt khi Cơ quan CSĐT đề nghị các thành viên trong gia đình ông giải trình một số vấn đề: Quá trình điều hành hoạt động của các thành viên trong gia đình ông với tư cách là các thành viên lãnh đạo trong Hội đồng quản trị của Sacombank; Việc mua bán tài sản của Sacombank với các đối tác khác của Sacombank; Làm rõ các khoản dư nợ của các Công ty mà Đoàn Thanh tra đánh giá là gia đình ông có tham gia góp vốn. Trong khi, cha con ông không hề được Cơ quan điều tra thông báo trước lý do phải giải trình.
Với ý thức tôn trọng pháp luật, ông Thành và các con đã tự nguyện ở lại từ 10h sáng ngày 01/11/2012 cho đến 17h ngày 03/11/2012, nghiêm túc trình bày những vấn đề được Cơ quan điều tra mong muốn xác minh làm rõ. Tuy nhiên, trong quá trình ở lại và làm việc tại Cơ quan điều tra, HĐQT Sacombank đã tổ chức họp và bãi miễn chức danh Chủ tịch HĐQT do ông Thành đảm nhiệm mà không có sự tham gia của ông, sau đó ông Thành mới viết đơn xin từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT Sacombank.
Theo phản ánh của ông Thành, sau khi được về nhà, bản thân vì quá sốc trước quá trình diễn biến tố tụng hết sức bất ngờ này, ông đã bị bệnh nặng phải cấp cứu tại Bệnh viện Pháp – Việt, con ông là Đặng Hồng Anh đã tiếp tục được mời lên làm việc tại Cơ quan điều tra.
Theo phán đoán của ông Thành, nguồn gốc của sự việc đang xảy ra có lẽ bắt đầu từ khi các nhóm cổ đông lớn thuộc Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Eximbank gửi công văn ngày 01/03/2012 về Biên bản họp nhóm cổ đông với tỷ lệ đã sở hữu 53,26% vốn điều lệ của Sacombank yêu cầu được tham gia HĐQT Sacombank. Sau khi tiến hành thương lượng, bản thảo về cơ cấu nhân sự HĐQT không đạt được kết quả như mong muốn, nhóm Ngân hàng Phương Nam đã thương lượng v/v chuyển nhượng thêm 15% vốn điều lệ mà Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đương nhiệm sở hữu. Việc đàm phán kết thúc và các bên đồng ý ghi nhận thành quả và những giá trị hữu hình và vô hình mà thương hiệu Sacombank có được và tôn trọng các giao dịch hiện có, cũng như cam kết không hồi tố bất cứ vấn đề gì nào do Hội đồng quản trị đương nhiệm đã phê duyệt.
Tuy nhiên, thật bất ngờ là sau khi thỏa thuận về việc bổ sung, thay đổi các vị trí chủ chốt trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành, Ban Kiểm soát, các cơ cấu, bộ phận có liên quan, trong đó cá nhân ông Thành (chiếm tỷ lệ cổ phần 3,976%) vẫn đảm nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và con trai ông Thành là Đặng Hồng Anh (chiếm tỷ lệ cổ phần 3,459%) đảm nhận chức danh Phó Chủ tịch HĐQT, thì được biết Thanh tra Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Đoàn Thanh tra để thanh tra Ngân hàng Sacombank. Đoàn Thanh tra đã tiến hành làm việc từ giữa tháng 7/2012 về nhiều nội dung, trong đó có biên bản làm việc ngày 05/10/2012 đề cập đến các vấn đề có liên quan đến việc cấp tín dụng của Sacombank cho nhóm khách hàng “bị coi” là có liên quan đến các thành viên gia đình chúng tôi.
Trong khi tôi bị bệnh phải điều trị, chưa có điều kiện trực tiếp làm việc và giải trình với Đoàn Thanh tra thì sự việc Cơ quan điều tra Bộ Công an triệu tập gia đình chúng tôi khiến cho gia đình chúng tôi hết sức băn khăn và cảm thấy lo lắng, vì:
Thứ nhất, liên quan đến hoạt động của Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các hoạt động của Sacombank, cho đến thời điểm hiện nay khi gia đình ông bị mời lên Cơ quan điều tra làm việc, Sacombank vẫn chưa hề nhận được dự thảo Kết luận thanh tra, chưa được thực hiện quyền giải trình của người bị coi là đối tượng thanh tra và hoàn toàn chưa nhận được bản Kết luận thanh tra chính thức để được giải trình, cung cấp tài liệu để được xem xét theo quy định.
Thứ hai, về một số vấn đề và cáo buộc đối với gia đình ông Thành bị coi là sai phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Sacombank mà Cơ quan điều tra đang tập trung làm rõ, ông Thành cho biết: các Bản Thỏa thuận hợp tác chiến lược ký ngày 27/3/2012; Bản Thỏa thuận của nhóm cổ đông lớn đã thể hiện quan điểm là “hai bên thống nhất tôn trọng các quyết sách về quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động của các cấp lãnh đạo đương nhiệm của Sacombank nếu các quyết sách này phù hợp với quy định của pháp luật”; “tôn trọng các giá trị, công sức của sáng lập viên Sacombank, tôn trọng các quyết sách về quản trị, kiểm soát điều hành hoạt động trước đây của lãnh đạo Sacombank”. Qua đó, các nhóm cổ đông lớn đã tiến cử các chức danh lãnh đạo mới trong Hội đồng quản trị, Ban điều hành đều thống nhất ghi nhận các thành quả mà Sacombank đã đạt được, tôn trọng và cam kết kế thừa các quyết sách mà Lãnh đạo Sacombank cũ đã thực thi trên cơ sở tìm kiếm các giải pháp hợp lí, hợp tình.
Thứ ba, những vấn đề, nội dung, con số xác định thiệt hại mà hiện nay nhóm cổ đông lớn, Ban lãnh đạo hiện hành của Sacombank đang quy buộc gia đình chúng tôi phải chịu trách nhiệm và cơ quan CSĐT đang làm rõ là chưa đảm bảo căn cứ, cơ sở pháp lý: bởi các vấn đề liên quan đến SBS, các khoản nợ tín dụng tại Sacombank của các Công ty bị coi là có liên quan đến gia đình chúng tôi, cũng như việc mua “lợi thế thương mại” của Công ty cổ phần thẩm định giá Thương Tín… là những vấn đề tồn đọng từ các quyết sách của HĐQT và Ban điều hành cũ trước đây. Những vấn đề tồn đọng này đã được các nhóm cổ đông lớn ghi nhận tại các Thỏa thuận, cam kết, Nghị quyết đã nêu trên, cần được xem xét, tìm kiếm các giải pháp hợp tình, hợp lý, trong đó cần xem xét đến thời gian, bối cảnh, nguyên nhân, các yếu tố khách quan tác động đến các xác định bản chất sự việc.
Tất cả các khoản dư nợ tín dụng nói trên đều nằm trong thời hạn của hợp đồng tín dụng, có tài sảm đảm bảo và được các tổ chức tín dung trong và ngoài nước xếp hạng bậc tín nhiệm cao. Gia đình ông Thành đã tập hợp đầy đủ các tài liệu liên quan để mong được giải trình về bản chất các khoản dư nợ này và các tài sản bảo đảm. Ngoài ra, các tài sản mua - bán - thuê bao gồm quyền sử dụng đất, quyền thuê đất tại Khu Công nghiệp Tân Kim (mở rộng); Khu công nghiệp Tân Kim; tại Khu phố 1 phường Quyết Thắng TP Biên Hòa; tại 40E đường Út Tịch, quận Tân Bình, tại phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa; tại thị trấn Dương Đông huyện Phú Quốc và việc bán tài sản tại các Kho tại Khu công nghiệp Sóng Thần…,đã được HĐQT mới, trong đó có tân Chủ tịch HĐQT - ông Phạm Hữu Phú (đại diện cho nhóm cổ đông lớn) đặt bút ký….
Sau khi trở thành nhóm cổ đông lớn chi phối tại Sacombank, HĐQT mới đã quyết định cho phép Ban điều hành triển khai thực hiện các giải pháp theo quy định của pháp luật, bởi còn liên quan đến các chủ thể tham gia ký kết các Thỏa thuận, hợp đồng nêu trên. Do vậy, trong trường hợp nếu có thiệt hại thì các chủ thể sẽ tự giải quyết với nhau thông qua đàm phán, thương lượng, nếu tranh chấp không giải quyết được thì có quyền đưa ra Tòa án, Trọng tài giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự - kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay, những vấn đề liên quan đến quyền được giải trình các nội dung mà Đoàn Thanh tra đặt ra chưa được Sacombank thực hiện. Các cam kết và thỏa thuận của các nhóm cổ đông lớn hiện đang nắm quyền điều hành Sacombank, cũng như các quyết sách mà họ đã long trọng đưa ra, đều là những vấn đề, nội dung đang trong lộ trình cần được xem xét, đánh giá một cách toàn diện, trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan, tính lịch sử của vấn đề, cũng như đánh giá bản chất và có căn cứ xem các khoản tiền bị coi là thiệt hại có xác thực hay không.
Ông Thành khẳng định, là người sáng lập và tận lực, tận tâm đổ biết bao mồ hôi, công sức, cùng bạn bè, cộng sự, tập thể cán bộ nhân viên gây dựng nên hệ thống Sacombank từ khi mới thành lập (1991 với vốn điều lệ chỉ có 3 tỷ đồng) đến sự phát triển như ngày nay: tổng tài sản hơn 160.000 tỷ đồng; 400 chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp nước cũng như sang cả thị trường của hai nước bạn Lào và Campuchia…10 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận trước thuế là 2.259 tỷ đồng, đặc biệt là thặng dư tiền mặt hơn 1.700 tỷ đồng. Tổng cộng tích sản đạt trên 7.000 tỷ đồng. Đồng thời Sacombank là một trong 20 đơn vị nộp ngân sách lớn nhất cả nước.
Niềm vui chưa trọn thì gia đình ông Thành bị Cơ quan CSĐT liên tục mời lên làm việc. Việc này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của gia đình ông, ảnh hưởng đến quyền lợi của chính gia đình ông (hiện tại, cổ phần của gia đình ông Thành còn tại ngân hàng là 8%); mà đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán và hoạt động tài chính - ngân hàng, khiến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải chuẩn bị các phương án đối phó, giải quyết tình trạng bất ổn tại Sacombank hiện nay.
Nguyện vọng của ông Thành và các con hiện nay là được tạo điều kiện giải trình với Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước về các vấn đề có liên quan quá trình thanh tra hoạt động của Sacombank và xin nghiêm túc chấp hành các quyết định có liên quan về việc giải quyết, khắc phục hậu quả (nếu có), như :Xin xem xét, đánh giá về các thỏa thuận, cam kết và kiến nghị mà đại diện nhóm cổ đông lớn, Hội đồng quản trị mới đã chấp thuận hoặc quyết định hiện vẫn còn nguyên giá trị pháp lý, đang trong quá trình triển khai thực hiện. Về bản chất các vấn đề nêu trong các thỏa thuận, quyết nghị nêu trên là các quan hệ dân sự - kinh doanh thương mại. Trong trường hợp phát sinh các tranh chấp về quyền lợi, tài sản, nêu không thỏa thuận, thương lượng được thì các bên có thể đưa ra giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự - kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật;…
Xin chuyển nội dung xin cứu xét của các thành viên trong gia đình ông Đặng Văn Thành tới cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho gia đình ông cũng như sự phát triển chung của Sacombank.
Theo Bảo vệ Pháp Luật
-
10-09-2012 11:16 AM #11
Xem chân dung đại gia nè :)
Tiềm lực đáng nể của các "đại gia" ngân hàng Việt
Doanh nhân vừa điều hành doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ vừa có chân trong ngân hàng đang trở nên phổ biến. Tuy vậy, chỉ sau một vài vụ việc đình đám, thị trường mới biết đến tiềm lực của các đại gia ngân hàng.
Doanh nhân - bầu bóng đá - chủ ngân hàng
Nói đến ông bầu bóng đá thì rõ ngay một số nhân vật đang nổi như cồn như bầu Hiển, bầu Đức, bầu Thắng…Nhưng trước khi nổi danh nhờ “bầu” bóng đá, nhiều đại gia cũng là những doanh nhân thành đạt sở hữu chuỗi các doanh nghiệp lớn, nhưng đổ vốn vào ngân hàng thì lại chỉ có số ít.
Người sớm nổi danh nhờ hai tiếng ông bầu phải kể đến bầu Hiển (Đỗ Quang Hiển). Theo hồ sơ nhà đầu tư, hiện ông Hiển đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn T&T; đồng thời ông Hiển còn là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và là Chủ tịch HĐQT một loạt công ty khác như Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội (SHS), Công ty CP Quản lý quỹ Sài Gòn – Hà Nội (SHF), Công ty CP Phát triển đô thị và khu công nghiệp SHB (SHB Land);…
Ông Hiển lập nghiệp bằng Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại T&T từ những năm 90. Kinh qua hết lĩnh vực điện tử, điện lạnh, sản xuất xe máy đến cả kinh doanh điện thoại di động nhưng thương hiệu T&T chưa thực sự được thị trường biết đến nhiều.
Bước vào những năm 2000, T&T tham gia góp vốn và trở thành cổ đông chính của Ngân hàng SHB, tiền thân là Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái hoạt động tại Cần Thơ. Ông Hiển chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của ngân hàng này, đồng thời giữ chức Chủ tịch HĐQT.
Ông Hiển cũng từng kể rằng, khi ông đến giao dịch mua lại cổ phần của Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái, đối tác khi đó còn chưa tin, vì thấy ông không hào nhoáng như các đại gia khác, cũng như họ vẫn chưa biết đến danh tiếng của ông.
Sau khi trở thành ông chủ của SHB, hàng loạt các công ty khác được thành lập như Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), Quản lý quỹ Sài Gòn-Hà Nội (SHF) và Bảo hiểm SHB-Vinacomin (SVIC).
Năm 2006, “đại gia” Hiển thành lập CLB bóng đá T&T Hà Nội (2006). Cũng từ đây, nhờ bóng đá mà thương hiệu SHB lẫn T&T mới được thị trường biết đến nhiều hơn. Điều này, chính bầu Hiển cũng đã có lần công nhận rằng, bóng đá mang lại hiệu quả vô hình rất lớn cho doanh nghiệp và qua bóng đá, thương hiệu của doanh nghiệp đến với xã hội rất nhanh, vừa sâu, vừa rộng.
Cũng từ sự kiện SHB chấp nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), một ngân hàng đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì nợ xấu, khiến thị trường càng biết đến độ giàu có của bầu Hiển. Theo điều lệ của SHB sau khi nhận sáp nhập Habubank, vốn điều lệ của SHB tăng lên hơn 8.865 tỷ đồng.
Cái “sân sau” giờ trở thành “sân” chính thức trong hoạt động kinh doanh của ông Hiển. Và hiện nhắc đến ông Hiển, người ta lại nhắc nhiều tới ông bầu bóng đá, hoặc chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB hơn là ông chủ của T&T.
Ông chủ mì tôm, nước tương - “đại gia” ngân hàng
Nhân vật mới đây bị tin đồn thất thiệt gây xôn xao trên thị trường tài chính chính là ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan Group-MSN), đồng thời cũng là Phó Chủ tịch thứ nhất ngân hàng Techcombank .
Masan Group hiện đang niêm yết với mã chứng khoán MSN, và đang có số vốn điều lệ khoảng gần 7.000 tỷ đồng.
Với ông Quang, thị trường lại biết đến ông từ những thương hiệu như nước tương Chinsu, mì tôm Omachi hơn là cổ đông lớn của Techcombank.
“Đại gia” này nổi tiếng từ những năm 90 nhờ bán mì tôm, nước tương cho người Nga. Năm 2002, khi ông Quang đưa thương hiệu Masan từ Nga về Việt Nam, những sản phẩm nổi tiếng như nước tương, nước mắm Chinsu, mì tôm Omachi, đã nhanh chóng thống lĩnh thị trường Việt.
Từ Trái qua phải, từ trên xuống dưới: ông Hồ Hùng Anh, ông Nguyễn Đăng Quang, ông Đỗ Quang Hiển và ông Trầm Bê.
Với lĩnh vực ngân hàng, cũng từ những năm 90, ông Quang đã bước chân vào ngân hàng Techcombank với chức danh Phó TGĐ (1995), sau đó trở thành Phó chủ tịch thứ nhất HĐQT Ngân hàng Techcombank cho tới thời điểm này.
Tuy ông không phải là cổ đông lớn nhất của Techcombank, (hiện ông Quang và gia đình đang nắm giữ khoảng 1,5% cổ phần tại ngân hàng này), nhưng ông vẫn được coi là người quyền lực của Techcombank. Bởi, ông sớm đến với Techcombank hơn nhiều người khác và xét ở góc độ doanh nghiệp, ông Quang còn đứng trên cả người có vị trị cao nhất hiện nay của Techcombank.
"Phó" cho doanh nghiệp nhưng là chủ ngân hàng
Người được nhắc đến tiếp theo đó là ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank, Chủ tịch Techcom Capital và Techcom Securites, đồng thời là Phó chủ tịch Tập đoàn Masan, Thành viên HĐQT Masan Consumer.
Ông Hùng Anh mới đây cũng dính tin đồn tương tự như ông Quang, khiến ai trong giới cũng tò mò muốn biết nhân vật "máu mặt" này như thế nào.
Nếu như ông Quang là người đứng đầu của Masan Group thì nhân vật này chỉ là Phó Chủ tịch HĐQT của Masan Group. Tuy vậy, ở Techcombank, ông Hùng Anh lại là người đứng trên ông Quang, khi nắm giữ hơn 5% cổ phần.
Cũng từ những năm 90, ông Hồ Hùng Anh đã là Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư Masan (nay là Công ty CP Tập đoàn Masan), TGĐ Công ty Masan-RUS Trading tại Cộng Hòa Liên bang Nga. Từ năm 2004 ông là Phó Chủ tịch CTCP Tập đoàn Masan, đồng thời cũng bước chân vào HĐQT của Techcombank.
Từ năm 2008 đến nay, ông Hùng Anh là Chủ tịch HĐQT Techcombank. Từ tháng 7/2012, ông Hùng Anh kiêm thêm Chủ tịch Techcom Capital và Chủ tịch Techcom Securities.
Đại gia gây bất ngờ nhất trên thị trường tài chính
Ông Trầm Bê được thị trường biết đến nhiều nhất từ sau sự kiện các ngân hàng thâu tóm Sacombank.
Hiện ông Trầm Bê và gia đình đang cùng tham gia Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam, ngân hàng Sacombank, Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam, Công ty Chứng khoán Phương Nam và nhiều công ty khác.
Trước khi tham gia đầu tư vào Ngân hàng Phương Nam (2004), ông Trầm Bê đã tạo dựng một chuối các doanh nghiệp làm ăn rất có hiệu quả như Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh, Công ty CP đàu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI), Bệnh viện Triều An, Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn.
Sau khi Ngân hàng Phương Nam ổn định đi vào phát triển, ông Trầm Bê lại tiếp tục cho “ra lò” Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS).
Gần đây, sau Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sacombank khoảng giữa năm 2012, ông Trầm Bê chính thức rời ghế Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam để giữ vị trí mới là Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank.
Đây là đại gia có nhiều bí ẩn nhất trên thị trường tài chính. Tuy từ lâu trong giới doanh nhân vẫn biết đến ông Trầm Bê là một trong những đại gia có tiềm lực trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, nhưng những thông tin liên quan tới doanh nhân này rất ít xuất hiện trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ đến khi vụ thâu tóm Sacombank, cái tên Trầm Bê mới nổi như cồn.
Đinh Bách
vnmedia
-
10-09-2012 03:05 PM #12
Làm cho có í mà
Công bố bảng xếp hạng 32 ngân hàng Việt Nam
32 ngân hàng thương mại được xếp thành 4 nhóm, ứng với các mức đánh giá năng lực cạnh tranh theo báo cáo công bố sáng nay (8/9).
Lễ công bố báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012 vừa diễn ra tại Phủ Chủ tịch, do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức.
Theo kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh công bố tại báo cáo, 32 ngân hàng thương mại Việt Nam được xếp thành 4 nhóm A, B, C, D; ứng với các mức độ:
A: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao, là các tổ chức với sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn.
B: Ngân hàng có khả năng cạnh tranh khá, là các ngân hàng có sức mạnh thị trường tốt, có năng lực tài chính hợp lý và hoạt động kinh doanh ổn định với tiềm năng phát triển tốt.
C: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh trung bình, có sức mạnh thị trường hạn chế nhưng đem lại giá trị cho ngân hàng. Ngân hàng có năng lực tài chính chấp nhận được và hoạt động kinh doanh ổn định, hoặc có năng lực tài chính tốt với hoạt động kinh doanh kém ổn định hơn.
D: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh hạn chế. Những ngân hàng này thường bị hạn chế bởi một hoặc nhiều hơn những yếu tố sau: mạng lưới kinh doanh yếu, sức mạnh thị trường yếu; năng lực tài chính chấp nhận được; và hoạt động kinh doanh kém ổn định.
Trong số 32 ngân hàng thương mại Việt Nam đánh giá, kết quả xếp hạng trên phân định 9 ngân hàng thuộc hạng A, 9 ngân hàng thuộc hạng B, 11 ngân hàng thuộc hạng C và có 3 ngân hàng thuộc hạng D.
Cụ thể, nhóm A gồm: ACB, BIDV, DongA Bank, Eximbank, MB, Sacombank, Techcombank, Vietcombank và VietinBank.
Nhóm B gồm: Bac A Bank, HDBank, Maritime Bank, OCB, Saigonbank, Southern Bank, PG Bank, VIB và VietABank.
Nhóm C gồm: ABBank, Baoviet Bank, DaiABank, Habubank (vừa sáp nhập vào SHB), Kienlong Bank, MHB, NamABank, Navibank, OceanBank, SHB, VPBank.
Nhóm D gồm: MDB, VietBank và Western Bank.
Báo cáo và kết quả xếp hạng chỉ đưa ra kết quả đối với 32 ngân hàng, một số thành viên khác như SCB, TienPhong Bank, LienVietPostBank, TrustBank, GP. Bank… không có tên trong danh sách.
Theo giới thiệu trong báo cáo, số liệu sử dụng để nghiên cứu và phân tích có từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo hoạt động tại đại hội đồng cổ đông.
Việc những ngân hàng còn thiếu trong danh sách như đề cập ở trên được giải thích là do thiếu một phần hoặc toàn bộ những thông tin cần thiết để tiến hành nghiên cứu.
Theo giới thiệu của Ban tổ chức, đây là kết quả đánh giá của một hội đồng gồm nhiều thành viên uy tín, dựa trên ba yếu tố chính là sức mạnh thị trường, hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính.
Nhật Nam - Vneconomy
-
10-09-2012 04:34 PM #13
- Ngày tham gia
- Sep 2012
- Bài viết
- 5
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
thấy các ngân hàng cạnh tranh nhau thế
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
heoden (10-09-2012)
-
10-09-2012 04:57 PM #14
BIDV: Nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 212 tỷ sau soát xét
Cạnh tranh để tăng nợ xấu thì có
BIDV: Nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 212 tỷ sau soát xét
Nợ có khả năng mất vốn tăng từ 3.330 tỷ đồng lên 3.542 tỷ sau soát xét báo cáo tài chính quý II/2012
BIDV vừa công bố BCTC sau xoát xét quý II/2012, kỳ kế toán được lập từ ngày 1/5/2012 đến hết 30/6/2012 (2 tháng).
Theo đó:- Thu nhập lãi thuần của BIDV trong 2 tháng báo cáo tăng thêm 30 tỷ, đạt 2.735 tỷ đồng.
- Trong đó, thu nhập lãi tăng từ 8.602 tỷ lên 9.909 tỷ đồng; chi phí lãi tăng từ 5.867 tỷ lên 7.205 tỷ.
- Lãi thuần từ dịch vụ tăng từ 384,7 tỷ đồng lên 411,1 tỷ đồng.
- Kinh doanh ngoại hối lãi thuần giảm từ 71,3 tỷ đồng xuống 66,8 tỷ đồng.
- Lãi lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán lỗ 29,7 tỷ đồng trong đó lỗ chứng khoán đầu tư 23,7 tỷ và lỗ chứng khoán kinh doanh 6 tỷ đồng.
- Hoạt động khác lãi thuần 180,5 tỷ đồng.
- Góp vốn cổ phần giảm lãi từ 124 tỷ đồng xuống còn 109 tỷ đồng.
LNTT đạt 1.823 tỷ đồng tăng thêm 156 tỷ đồng so với báo cáo trước soát xét. LNST thăng 119 tỷ lên 1.392 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng của BIDV tại thời điểm 30/6 đạt 325.7 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 3,07%, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng. Đáng chú ý nợ có khả năng mất vốn tăng từ 3.330 tỷ đồng lên 3.542 tỷ sau soát xét (tăng thêm 212 tỷ đồng).
Trước đó, trong thời gian từ 1/1/2012 – 30/4/2012, BIDV báo cáo LNTT đạt 521 tỷ đồng, lãi ròng đạt 384,3 tỷ đồng.
Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn từ 1/5 - 30/6 của BIDV sau soát xét
An Huy
Theo TTVN/BIDV
-
22-02-2013 09:56 AM #15
Tại sao là Trần Bắc Hà??
Vì sao là Trần Bắc Hà?
Lần này, rất có thể kịch bản Nguyễn Đức Kiên sẽ không lặp lại. Lần này, rất có thể thị trường vẫn tuân theo logic của nó là tiếp tục phục hồi, và đương nhiên không còn cách nào khác là phải phục hồi.
* BIDV: Chủ tịch Trần Bắc Hà bác tin đồn bị bắt
* Bộ Công An vào cuộc tìm thủ phạm tung tin Chủ tịch Trần Bắc Hà bị bắt
* Vietstock Daily 22/02: Chứng khoán “bốc hơi” 1.6 tỷ USD – Do đâu và nên làm gì?
* Chứng khoán Bản Việt nhận định về phiên tháo chạy 21/02
* Phiên hoảng loạn 21/02, chuyên gia nói gì?
* VN-Index mất 18 điểm, nhà đầu tư hoang mang và hoảng loạn
Ông Trần Bắc Hà
Mọi chuyện vẫn bình thường!
Trong nền kinh tế Việt Nam, thật khó có điều gì có thể được coi là bền vững. TTCK lại là một tiêu điểm cho tình cảnh thiếu bền vững như vậy. Càng mông muội, nó càng trở nên dã man. Càng hoang sơ hay còn được xem là “non trẻ”, nó càng biến thành nỗi tham lam vô độ, một lòng tham không có đường lùi.
Sẽ chẳng có gì đáng kinh ngạc với phiên rực lửa trên thị trường vào cuối phiên giao dịch ngày 21/02/2013. Những nhà đầu tư có kinh nghiệm thậm chí còn có thể đoán trước được một hậu quả cận kề có thể xảy ra vào bất cứ giờ phút nào.
Tại sao phiên cuối cùng của năm âm lịch đầy sắc xanh, trong khi hoàn toàn ngược lại, hai phiên đầu năm mới lại nhuốm đầy “máu’ trên sàn, bất chấp tiếng cồng khai trương của đích thân Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh?
Vào năm trước, mọi sự diễn ra ngược lại khi sau tiếng cồng khai trương sàn giao dịch của Bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệ, mọi chuyện đã trở nên suôn sẻ đến không ngờ. Thị trường được hâm nóng bởi một sức cầu lạc quan đến từ một nơi vô thức nào đó, nhà đầu tư không đến nỗi phải rước lấy nỗi thất vọng tột đỉnh như thời gian sau tết năm nay.
Năm nay, một mối hoài nghi ẩn giấu sự thán phục đối với nhóm lũng đoạn thị trường có lẽ đang dần lan tỏa trong giới đầu tư nhỏ lẻ. Sự tự tin, và có lẽ là tự tin quá mức của những ông chủ giấu mặt khi thẳng tay cho thị trường giảm liền hai phiên ngay sau tết âm lịch, thậm chí sau đó còn biến thị trường này thành một nơi “chém giết”, đã khiến cho những người có kinh nghiệm phải thành tâm liên tưởng đến một tương lai sáng lạn đến khó ngờ.
Cũng lại là tin đồn, cũng lại là một bài bản không mới, thậm chí rất cũ. Từ năm 2007 đến nay, không dưới năm lần nhà đầu tư được chứng kiến tận mắt hình ảnh xáo xào tại các sàn giao dịch. Đặc trưng tâm lý của giới đầu tư chứng khoán lại là sự cả tin quá dễ dãi – tâm trạng trái ngược hoàn toàn với thói quen đa nghi cố hữu, luôn khiến cho họ bị hút hồn bởi những thông tin “nhạy cảm”, chẳng hạn như vụ Nguyễn Đức Kiên hoặc “vụ” Trần Bắc Hà.
Vì sao là Trần Bắc Hà?
Không thể hoài nghi rằng vụ Bầu Kiên đã khởi đầu cho một làn sóng đổ vỡ mới của thị trường trong năm cũ. Nhưng còn với những gì liên quan đến ông chủ tịch Ngân hàng BIDV thì sao? Tất nhiên, thói quen hoài nghi của nhà đầu tư có thể làm đầu óc họ bật ra câu hỏi về khả năng kịch bản Nguyễn Đức Kiên một lần nữa lặp lại đối với TTCK Việt Nam. Mà nếu đúng như thế thì quả là một tai họa kinh hoàng, đặc biệt đối với số nhà đầu tư đã lỡ mua các cổ phiếu tăng nóng và đương nhiên phải chịu cảnh mất mát từ 15-17% ngay trong phiên giao dịch kinh hoàng vừa qua.
Nhưng cũng một lần nữa, biểu đồ lượng giao dịch lại chứng minh bất cứ động thái nào trên TTCK man dã này cũng đều có nguyên do sâu xa của nó. Trong một phiên mà cổ phiếu đua nhau nằm sàn với lượng bán tháo tràn ngập, giá trị giao dịch của cả hai sàn vẫn đội trên 2,500 tỷ đồng - một mức mơ ước của thị trường và cũng làm cho người ta không ngớt mơ màng về cận cảnh tiếp tục đi lên của chỉ số chứng khoán.
Quá đủ để những người bán tháo vỡ mộng khi Trần Bắc Hà đứng ra đính chính về việc ông bị bắt chỉ là tin đồn ác ý. Vào chiều muộn ngày 21/2, sự xuất hiện của ông Hà cùng với lời đề nghị Tổng cục An ninh của Bộ Công an vào cuộc điều tra hẳn đã làm cho giới đầu tư bình tâm trở lại.
Lần này, rất có thể kịch bản Nguyễn Đức Kiên sẽ không lặp lại. Lần này, rất có thể thị trường vẫn tuân theo logic của nó là tiếp tục phục hồi, và đương nhiên không còn cách nào khác là phải phục hồi.
Vào tháng 9/2009, những đồn đoán về tổ chức Indochina Capital thoái vốn cũng đã làm cho thị trường lao dốc liên tiếp ba phiên - một trạng thái được coi là kinh khiếp. Thế nhưng điều lạ lùng là TTCK lại là nơi đặc trưng cho lòng can đảm của nhà đầu tư. Lòng tham bất chấp tất cả. Chính vì thế mà một khi xuất hiệu tín hiệu đánh lên trở lại, nhà đầu tư nhỏ lẻ và trong đó có cả những người vừa bán tháo lại lao vào mua đuổi cổ phiếu giá cao như chưa từng có tai họa nào vừa xảy ra.
Nhìn về phía trước, mọi chuyện dường như vẫn tạm ổn. Thị trường vẫn sẽ chuyển động ngược chiều với nỗi sợ hãi. Nhưng khác với thái độ lầm lũi trước đây, hình như sự chuyển động sắp tới còn có thể mang nhiều kịch tính và tất nhiên nhiều bất ngờ hơn. Cơn bốc đồng cũng vì thế có thể tái hiện vào bất cứ thời điểm nào.
Cuộc chơi lớn đang tiến tới giai đoạn có thể được xem là hưng phấn nhất.
Vấn đề còn lại cần tìm hiểu chỉ là vì sao cái tin đồn kỳ quái kia lại liên quan đến ông Trần Bắc Hà mà không phải ai khác…
Việt Thắng (Vietstock)
FFN
-
12-09-2012 08:46 AM #16
Chứng khoán Phương Nam bán thỏa thuận 2 triệu cp STB
CTCP Chứng khoán Phương Nam (PNS) đã bán 2 triệu cp Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) theo phương thức thỏa thuận vào ngày 06/09/2012.
Sau giao dịch, Chứng khoán Phương Nam nắm 3,435,797 cp STB, chiếm tỷ lệ 0.35%.
Được biết, ông Trầm Khải Hòa, Thành viên HĐQT STB đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT tại PNS. Hiện ông Hòa đang nắm 20,820,000 cp STB.
--> Chắc bán bớt đi để trả nợ vay ngân hàng đóa
-
13-09-2012 11:55 AM #17
Lại bán STB nữa nè
Hôm nay nữa nà ---> Chắc bán để ko còn là cổ đông lớn và để ko buộc phải công bố thông tin quá...
Đầu tư Sài Gòn Exim đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu STB
Dự kiến sau giao dịch, lượng cổ phiếu Đầu tư Sài Gòn Exim sở hữu giảm xuống còn 47.36 triệu đơn vị và không còn là cổ đông lớn của STB.
CTCP Đầu tư Sài Gòn Exim đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (HOSE: STB) từ ngày 17/09 đến ngày 17/10.
Nếu giao dịch diễn ra thuận lợi, số lượng cổ phiếu Đầu tư Sài gòn Exim sở hữu giảm xuống còn 47,355,510 đơn vị, tỷ lệ nắm giữ giảm từ 5.17% xuống 4.86% cổ phiếu đang lưu hành. Với tỷ lệ này, Đầu tư Sài Gòn Exim không còn là cổ đông lớn Sacombank.
-
13-09-2012 06:16 PM #18
Titan Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 1,241
- Được cám ơn 899 lần trong 498 bài gởi
Hôm nay cô bạn làm ở BIDV đi làm về đem theo hộp bánh trung thu là quà tặng cho nhân viên, điều gây bất mãn nhất cho cô này là hộp bánh trung thu hàng chợ, ngoài bìa in toàn chữ Tàu, không xuất xứ, không nhãn mác, không hạn xử dụng với 6 cái bánh toàn nhân đậu xanh cỡ hơn cái bánh in tí đỉnh và được Phòng HC của BIDV định giá 550.000/hộp!
Tính ra mỗi phần quà như thế người đi mua bỏ túi ít nhất 350.000đ, trung thu của trẻ em mà cũng xơi cho bằng được thì thôi, hết nói!
Các NHNN đặc biệt là BIDV với NH Nông Nghiệp (nơi nhiều tai tiếng bê bối nhất) hay có trò thay vì trao tiền thưởng tết hay lễ trực tiếp cho nhân viên thì họ tự giành mua lấy quà tặng cho nhân viên và thường món quà họ mua sẽ đắt gấp hai hoặc ba lần giá trị thực tế ngoài thị trường.
Ăn bẩn đến thế thì thôi! Truyền thống ở VN ta chẳng chừa cái gì ra thì phải
-
-
14-09-2012 12:00 PM #19
-
24-10-2013 05:34 PM #20
Oceanbank được tăng vốn lên 5.350 tỷ đồng
Ngày 22/10/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 7861/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ năm 2013 của Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank).
Cụ thể, Oceanbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ năm 2013 từ 4.000 tỷ đồng lên 5.350 tỷ đồng theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên và Hội đồng quản trị OceanBank thông qua.
Tại văn bản này, Thống đốc yêu cầu Oceanbank có trách nhiệm: Thực hiện các thủ tục pháp lý, chế độ thông tin, báo cáo liên quan đến việc tăng vốn điều lệ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; Yêu cầu các cổ đông khi tham gia mua hoặc thực hiện quyền mua cổ phần của Ngân hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; Trường hợp dự kiến phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược là nhà đầu tư nước ngoài hoặc cổ đông chiến lược mua cổ phần dẫn đến cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên của Oceanbank, Oceanbank phải trình NHNN xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện; Sau khi hoàn tất các thủ tục tăng vốn, Oceanbank có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép cho NHNN (qua NHNN chi nhánh tỉnh Hải Dương).
Đồng thời, Thống đốc NHNN giao NHNN chi nhánh tỉnh Hải Dương hướng dẫn, giám sát, đôn đốc Oceanbank thực hiện các yêu cầu trên; Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép theo mức vốn điều lệ mới của Oceanbank, trình Thống đốc NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) sửa đổi nội dung Giấy phép.
Văn bản này có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký. Trường hợp việc tăng vốn điều lệ chưa hoàn tất trong thời hạn cho phép, nếu Đại hội đồng cổ đông Oceanbank thông qua việc thay đổi phương án tăng vốn điều lệ đã được NHNN chấp thuận, văn bản này hết hiệu lực pháp lý.
SBV
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Tình hình hiện nay?
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 8806Bài viết cuối: 11-07-2012, 08:53 AM -
Tình hình hiện nay: Không cẩn thận mất hàng
By Brainstorm in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-04-2012, 09:01 PM -
Tình hình hiện nay? Đến 31/05/11
By VN_BUFFET in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 23540Bài viết cuối: 31-05-2011, 06:32 PM -
Tinh Hinh Hien Nay
By tientrivietnam in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 2Bài viết cuối: 04-11-2010, 09:39 PM -
Tình hình hiện nay? 2009
By admin in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 54385Bài viết cuối: 01-01-2010, 10:17 AM
Bookmarks