Chủ đề: Tài liệu học chứng khoán
Threaded View
-
20-08-2012 02:30 PM #3
Tiếp Tục nữa này mấy bác:
4) P/B - PRICE/BOOKVALUE - GIÁ HIỆN TẠI/GIÁ SỔ SÁCH
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Công thức tính như sau:
P/B = Giá cổ phiếu / (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)
Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ VND, tổng nợ 150 tỷ VND, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ . Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau: P/B = 75.000/25.000 = 3
Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.
Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.
Nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật.
Còn nếu điều thứ hai đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.
Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.
Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.
5) BETA - HỆ SỐ BETA
Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và bạn có thể nghĩ về beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường.
Một chứng khoán có beta bằng 1, muốn ám chỉ rằng giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường. Một chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường. Và ngược lại, beta lớn hơn 1 sẽ chúng ra biết giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường.
Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
6) HỆ SỐ THANH KHOẢN
Hệ số thanh khoản được tính dựa trên khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của 1 cổ phiếu so với khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu đó, và khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của cố phiếu đó so với giao dịch của những cổ phiếu còn khác.
Công thức
A = (Khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần)/khối lượng đang lưu hành
B = So sách Khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của tất cả các cổ phiếu và sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Hệ số thanh khoản = (A + Bx2)/3
7) ĐÁY CỔ PHIẾU
Đáy cổ phiếu: tìm ra những cổ phiếu giảm nhiều nhất (hoặc tăng ít nhất trong giai đoạn toàn thị trường đều tăng) trong 1 khoảng thời gian xác định. Những cổ phiếu có mức giảm phần trăm nhiều nhất sẽ được ưu tiên hiển thị trước.
Chọn khoảng thời gian thích hợp (6 tháng trước, 9 tháng, 3 tháng, 1 tháng...) để tìm ra những cổ phiếu có giá đóng cửa(bình quân) giảm nhiều nhất (tăng ít nhất).
Ví dụ: để tìm ra cổ phiếu có mức giảm % nhiều nhất từ 6 tháng trở lại đây bạn hãy thực hiện như sau "chọn 6 tháng trước" sau đó bạn sẽ xem thấy danh sách những mã cổ phiếu có mức giảm nhiều nhất được sắp xếp theo thứ tự. Ví dụ cổ phiếu STB đứng vị trí thứ 1 nghĩa là cổ phiếu STB có mức giá giảm nhiều nhất trong tất cả các mã cổ phiếu được niêm yết.
Giá hiện tại: giá đang giao dịch trên thị trường
Giá thấp nhất trong 6 tháng(ví dụ bạn đang chọn 6 tháng): mức giá thấp nhất trong 6 tháng trở lại đây và ngày thấp nhất cũng được hiển thị.
Giá cao nhất trong 6 tháng(ví dụ bạn đang chọn 6 tháng): mức giá cao nhất trong 6 tháng trở lại đây và ngày cao nhất cũng được hiển thị.Last edited by lesino; 20-08-2012 at 05:17 PM.
-
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Xin tài liêu về phân tích chứng khoán
By johanncruyf in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 11-04-2012, 12:10 PM -
Ai có tài liệu về phân tích chứng khoán mới mới không?
By angle1088 in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 4Bài viết cuối: 18-09-2009, 04:02 PM -
Tài khoản chứng khoán tại BSC - Liệu có bị lợi dụng không?
By crazycoder in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 22-06-2007, 02:02 PM -
co bac nao co tai lieu ve kinh doanh chung khoan gui cho em nha
By xuannamox in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-05-2007, 08:34 PM
Bookmarks