Trích dẫn Gửi bởi CHƠI CHỨNG _ HỨNG TIỀN Xem bài viết
Giá thực phẩm tăng chóng mặt vì thương nhân Trung Quốc?


Nhiều loại thực phẩm trong nước tăng giá chóng mặt.


10:26 (GMT+7) - Thứ Ba, 12/7/2011
Doanh nghiệp đang “phát sốt” vì thiếu nguyên liệu sản xuất, người dân thì “chóng mặt” với giá thực phẩm ngày càng cao…, và không ít ý kiến cho rằng việc tiểu thương và doanh nghiệp Trung Quốc sang thu mua nông sản của Việt Nam là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Trích dẫn Gửi bởi downdown235 Xem bài viết
6 tháng cuối năm lạm phát còn bốc hỏa hơn nhiều...hố hố hố...

Thứ 3, 12/07/2011, 15:04 6 yếu tố gây sức ép lạm phát 6 tháng cuối năm




Các chuyên gia tham dự Hội thảo đều cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục kiên trì với chính sách tiền tệ thắt chặt, ít nhất là cho đến cuối năm 2011, để lạm phát không bùng phát trở lại.
Sáng nay (ngày12/7/2011) Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Viện Kinh tế – Tài chính đã tổ chức Hội thảo khoa học “Diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm 2011”.
Theo đánh giá của Cục quản lý giá, 6 tháng đầu năm nay giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường có xu hướng tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2011 tăng 16,03% so với cùng kỳ năm 2010 và so với tháng 12 tăng 13,29%.
Ông Nguyễn Lộc An – Phó vụ trưởng – Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) phân tích, trong cơ cấu chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay thì 2 nhóm có mức tăng cao nhất và đóng góp vào mức tăng chung khá lớn là nhóm hàng ăn và dịch vụ đồ uống (chiếm tỷ trọng 39,93%) và nhóm giao thông (chiếm 8,87%), với mức tăng lần lượt là 18,68% và 18,74%. Tiếp đến là nhóm vật liệu xây dựng, các nhóm hàng còn lại có mức tăng không cao so với mức tăng chung.
Từ đó có thể thấy rằng, giá nhiều loại hàng hóa nguyên nhiên liệu chủ chốt như: Xăng dầu, phôi thép, khí dầu mỏ... trên thị trường thế giới tăng cao chính là nguyên nhân tác động đến giá các mặt hàng này trong nước.
Để đạt được các mục tiêu mà Chính phủ đề ra cho năm nay là: Tăng trưởng GDP khoảng 6%, nhập siêu/xuất khẩu dưới 16%, tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dưới 15%, cắt giảm chi ngân sách 10%... các diễn giả tham gia Hội thảo cho rằng, Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều các yếu tố gây sức ép làm tăng giá trong những tháng còn lại của năm 2011.
Cụ thể, (1) giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng vào dịp cuối năm, cùng với tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng tại nhiều nước sẽ gây tình trạng tăng giá lan tỏa của hàng hóa qua biên giới.
(2) Nguồn cung thực phẩm chưa thể nhanh chóng phục hồi do cần có độ trễ nhất định để tái sản xuất sau dịch bệnh. Ngoài ra, dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi, lãi suất vay vốn ngân hàng tăng cao cũng đang hạn chế người dân tái đàn, mở rộng chăn nuôi.
(3) Giá điện tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng tăng để bù đắp chi phí tăng.
(4) Lãi suất cho vay hiện nay vẫn ở mức cao, tỷ giá sau một thời gian ổn định có thể tăng nhẹ vào cuối năm khi mà nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng.
(5) Cùng với chu kỳ tăng giá hàng hóa vào cuối năm thì hiện tượng mưa bão có thể gây đứt nguồn cung hàng hóa và làm tăng giá cục bộ tại một số địa phương.
Đặc biệt, nhiều mặt hàng, nhất là (6) các mặt hàng lương thực, xăng dầu, thực phẩm như thịt lợn, thủy sản đã bị gom và xuất khẩu qua biên giới với khối lượng khá lớn đã gây mất cân đối nguồn cung hàng hóa trong nước trong thời gian qua nếu không có giải pháp thích hợp sẽ tiếp tục tái diễn trong thời gian tới.
Bổ sung thêm ý kiến, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đến từ ĐHKTQD chỉ ra rằng, việc thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa chắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô có thể đạt được mục tiêu trong ngắn hạn song không thể giữ nguyên các biện pháp đó trong dài hạn vì nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu tăng trưởng, việc làm của dân cư; do đó giai đoạn 6 tháng cuối năm sự thắt chặt đó có thể sẽ được nới lỏng từng bước.
Đây là điều kiện để đẩy giá cả trong nước tăng lên khi tương quan và cân đối cung – cầu chưa được duy trì ổn định và bền vững.
Tuy nhiên, theo T.S Lạng, vẫn có khả năng các biện pháp thắt chặt tín dụng và tài khóa vẫn còn tiếp tục áp dụng kéo dài trong thời gian tới để giảm thiểu các tác động bất lợi từ bên ngoài.
Hậu quả là sản xuất – kinh doanh của các DN trong nước có thể bị thu hẹp thậm chí bị đóng cửa vì tình trạng thiếu vốn, khả năng tạo lợi nhuận khó khăn và dòng chảy của các giao dịch kinh tế bị chậm lại. Điều đó vô hình dung lại tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước thông qua mở rộng đầu tư, tăng thị phần và tăng khả năng cạnh tranh.
Các chuyên gia tham dự Hội thảo đều cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục kiên trì với chính sách tiền tệ thắt chặt, ít nhất là cho đến cuối năm 2011, để lạm phát không bùng phát trở lại.
Ngoài ra, cũng cần cân nhắc việc xóa bỏ trần lãi suất huy động để tăng tiết kiệm nhằm tăng nguồn cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, giảm tiêu dùng của dân cư, minh bạch hóa thị trường tín dụng để giúp lãi suất cho vay và lãi suất huy động gần nhau hơn điều đó vừa có lợi cho người gửi tiền vừa có lợi cho doanh nghiệp.
Thứ ba, 12/7/2011, 16:09 GMT+7
Nhiều loại thực phẩm tăng giá 100% trong vòng 12 tháng

Sau nhiều đợt biến động giá, người tiêu dùng không khỏi giật mình khi thấy từ hè năm ngoái đến nay, nhiều loại thực phẩm thiết yếu cho bữa cơm hằng ngày đã đắt gấp đôi.
> Điêu đứng vì Trung Quốc thu gom nguyên liệu
> Thực phẩm vào đợt tăng giá mới



Giá nhiều loại thịt lợn tăng gấp đôi trong vòng một năm trở lại đây. Ảnh: Xuân Ngọc

Theo số liệu tiêu dùng tháng 7 năm 2010 của Cục thống kê Hà Nội, giá các loại thịt lợn chỉ 45.000-70.000 đồng mỗi kg. Đến tháng 12 năm 2010, giá thịt lợn tại Hà Nội đã lên ngưỡng 70.000-90.000 đồng, tăng từ 25-50% mỗi kg thịt. Không dừng lại, tính đến tháng 6 năm 2011, mức giá này bị đẩy lên đến 110.000-130.000. Như vậy, trong vòng một năm, giá thịt lợn tại các chợ ở Hà Nội đã tăng khoảng 100%.
Cụ thể, vào tháng 7/2010, theo đơn vị mỗi kg, thịt ba chỉ có giá 45.000-50.000, thịt mông sấn là 55.000-60.000 đồng, thịt nạc thăn đắt nhất với 68.000-70.000 đồng. Còn tại thời điểm hiện nay, giá thịt mông sấn và ba chỉ đã lên tới 100.000-110.000 đồng, thịt nạc thăn là 130.000 đồng cho một cân.
Không chỉ thịt lợn, các loại thịt bò, , cá cũng tăng giá đến 50% trong vòng một năm qua. Tháng 6 năm 2011, giá mỗi cân thịt ta làm sẵn là 140.000 đồng, bò thăn là 200.000-220.000 đồng, cá chép loại to có giá 75.000 đồng. Trong khi đó, thời điểm này một năm về trước, giá thịt chỉ là 100.000 đồng, bò thăn được bán với 150.000 đồng và cá chép cũng chỉ 55.000 đồng cho mỗi kg.
Thậm chí, nhiều loại rau, củ quả còn tăng giá gấp vài lần như rau thơm, mùi, rau muống, đậu đỗ, chuối tây… Cô Kim Huệ (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, tuy chỉ tăng vài nghìn đồng mỗi mớ rau nhưng nếu xét trên tổng giá trị thì mức tăng lên tới 50-70%. “Sau vài đợt tăng giá, nhìn lại đã thấy mớ rau đang ăn gấp 3-4 lần giá cũ, dù từ năm ngoái đến năm nay, lương chỉ được tăng thêm 10%”, cô Huệ nói.
Việc tăng giá mạnh của các mặt hàng lương thực, thực phẩm góp phần khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Hà Nội tăng 1,21% so với tháng trước và tăng 20,27% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong nửa đầu năm nay, CPI bình quân của Hà Nội tăng 15,7% so với sáu tháng đầu năm ngoái, riêng hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất, tới 27,5%.
Giá các mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày tăng vù vù trong 12 tháng qua khiến đại bộ phận người tiêu dùng đau đầu tính toán chi tiêu. Chị Hạnh (Đê La Thành, Hà Nội) than thở, mỗi đợt giá biến động đều thấy lên chứ hiếm khi giảm. Kéo theo đó, hàng quán, dịch vụ rồi chi phí học hành của con cái cũng tăng, trong khi lương tăng chẳng đáng là bao.
“Từ nhiều năm nay, giá tăng như luật bất thành văn buộc mình phải thường xuyên đọc báo và lui tới các diễn đàn để học hỏi kinh nghiệm sống chung với lũ”, chị Hạnh mách nước.

Nhiều loại rau xanh cũng tăng gấp đôi, gấp ba. Ảnh: Xuân Ngọc

Ngay đến tiểu thương, những người trực tiếp “leo thang” cùng giá thực phẩm cũng không sung sướng gì. Cô Thy (Mê Linh, Hà Nội) bán thịt lợn tại chợ Nghĩa Tân cho biết, vì nhập cao nên phải tăng giá, chứ lãi vẫn vậy, thậm chí còn ít hơn trước vì số lượng bán ra giảm, mà chi phí bỏ ra lại cao.
Theo cô Thy, giá rẻ, người đi buôn cũng dễ nhập, người mua thoải mái. Còn khi giá cao, khách ỉ ôi chê đắt rẻ, nhiều người còn hạn chế thịt cá nên việc kinh doanh ế ẩm, doanh thu giảm sút.
Khi được hỏi về lý do tăng giá, các tiểu thương cho hay, mỗi đợt tăng là mỗi lý do. Cô Thy còn nhớ, từ vụ đông năm ngoái tới giờ, giá tăng liên tục. "Rét quá, rau cỏ không sống được. Tết đến, tất cả mặt hàng đều lên giá như quy luật. Rồi giờ thì bão, mưa, rau chết, gia súc dịch bệnh. Nhìn chung, cứ khan hàng là tăng giá”, cô nói.
Ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết nguyên nhân khiến giá thịt lợn tăng cao như vậy là do nguồn cung ít. "80% thức ăn chăn nuôi đều là nhập khẩu nên chi phí cao, dịch bệnh khiến người nông dân không dám nuôi gia súc. Khi chỉ một con nhiễm virus, sẽ phải hủy cả đàn. Giá cả lại đắt lên", ông An giải thích.
Ông Nguyễn Lộc An cho biết các bộ ngành đang tính tới phương án tăng đàn, hy vọng nguồn cung sẽ dồi dào hơn, đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong 6 tháng cuối năm và dịp Tết sắp tới.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế-Xã hội Hà Nội cho rằng, thời tiết bất ổn, thói quen sử dụng thịt lợn là thực phẩm chính trong các bữa ăn của người tiêu dùng Việt, kèm với việc thương lái Trung Quốc sang thu mua nông sản góp phần khiến nguồn cung trở nên hạn chế hơn.
Chuyên gia này đưa ra giải pháp cần áp dụng hiện nay là tăng cung, giảm cầu và kiếm soát khâu phân phối để giá thu mua của thương lái và giá bán đến tay người tiêu dùng không bị chênh quá lớn. Tức là tăng nguồn cung tự nhiên từ các trại nuôi gia súc trong nước và mở rộng nhập khẩu khi cần, giảm xuất khẩu.
"Xuất khẩu thực phẩm giúp điều kiện phát triển kinh tế, nhưng trong tình hình nguồn cung trong nước còn chưa đáp ứng đủ thì chúng ta chưa nên đẩy mạnh hoạt động này", Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nói.

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2...vong-12-thang/