-
19-09-2010 09:40 PM #41
Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội 'sức khỏe' Vinashin
Cập nhật lúc 18:11, Thứ Sáu, 17/09/2010 (GMT+7)
,
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc tán thành với đề xuất của Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh, theo đó, Chính phủ sẽ báo cáo các đại biểu QH tình hình Tập đoàn Vinashin.
"Đang tiếp tục tìm hiểu" là câu trả lời hồi tháng 6 của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng khi QH chất vấn ông về tình hình thua lỗ của Vinashin"Sức khỏe" Vinashin không có trong chương trình dự kiến kỳ họp Quốc hội sắp tới, song ở phiên họp chiều nay (17/9) của UBTVQH, Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình nói ông "mường tượng" sẽ có nhiều đại biểu đặt câu hỏi tại phiên chất vấn về tập đoàn "bê bối" này.
"Trước sau cũng phải báo cáo đại biểu, chi bằng Chính phủ chủ động. Báo chí nói rất nhiều về Vinashin, cả mặt được lẫn mặt trái, nếu không có thông tin chính thức từ Chính phủ thì đại biểu sẽ chỉ dựa vào báo chí", ông Bình nói.
Đề xuất này ngay lập tức được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tán thành. Ông Phúc cho hay Chính phủ sẽ có báo cáo gửi các đại biểu, nếu QH có thời gian thì sẽ trình bày trước QH.
Tính đến nay, đã có 5 cán bộ cao cấp của Vinashin bị bắt giữ, trong đó có cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị và cựu Tổng giám đốc. Tổng số nợ của tập đoàn lên tới 86.000 tỷ đồng.
Trong một công văn ký cách đây 2 hôm, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng giao Bộ Tài chính xử lý đề nghị của Vinashin về việc sử dụng một phần nguồn trái phiếu quốc tế năm 2010 (300 triệu USD) để trả nợ.
Đề nghị được thảo luận tình hình chống tham nhũng
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba đề nghị phải để đại biểu QH thảo luận 2 báo cáo: công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thay vì Chính phủ chỉ gửi và đại biểu "tự nghiên cứu".
Dự kiến, kỳ họp QH thứ 8 sẽ khai mạc ngày 20/10. Đến giờ này, điều làm các ủy viên UBTVQH lo nhất là các tài liệu Chính phủ gửi sang rất chậm. "Toàn bộ dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 cần được bàn vào thứ hai tới ở phiên họp mở rộng của UB Tài chính - Ngân sách, nhưng điện sang Bộ Tài chính, bên ấy nói chưa xong", Chủ nhiệm UB Phùng Quốc Hiển phàn nàn.
- V.Anh
- V.Anh
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
stockwizard (14-10-2010)
-
19-09-2010 10:18 PM #42
Đổ thêm 300 triệu đô-la vào Vinashin
Nguyễn Vạn Phú
image Hôm qua có tin quan trọng: Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giao Bộ Tài chính xử lý đề nghị của Vinashin về việc sử dụng một phần nguồn trái phiếu quốc tế năm 2010 (300 triệu USD) để trả nợ.
Nó quan trọng ở mấy điểm này:
Thứ nhất, trước nay, theo các thông tin chính thức thì các khoản nợ nước ngoài của Vinashin bao gồm 750 triệu đô-la tiền bán trái phiếu quốc tế của Chính phủ chuyển giao, 600 triệu đô-la vay của các tổ chức tín dụng quốc tế. Nay nảy sinh thêm khoản nợ 300 triệu đô-la phải trả cho Ngân hàng Natixis. Khoản 750 triệu đô-la đến năm 2015 mới đáo hạn, hiện nay chỉ trả lãi khoảng trên 50 triệu đô-la/năm. Khoản 600 triệu đô-la vay thương mại thì cũng đến năm 2015 mới trả xong. Như vậy 300 triệu này không nằm trong hai khoản kia. Ở đâu ra khoản nợ này?
Thứ hai, lúc phát hành trái phiếu 1 tỷ đô-la vào đầu năm 2010, tiền thu về theo kế hoạch là dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu vận tải, dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy thủy điện Hủa Na. Hoàn toàn không nói gì đến Vinashin. Nay chuyển 300 triệu đô-la cho Vinashin là làm sai Nghị quyết trước đó của Chính phủ.
Thứ ba, 1 tỷ đô-la tiền phát hành trái phiếu về đến Việt Nam từ tháng 1-2010. Tiền vay về sao không sử dụng, cứ để lãi mẹ đẻ lãi con và bây giờ lại chuyển cho Vinashin trả nợ?
Thứ tư, việc dùng 300 triệu đô-la tiền trái phiếu chuyển cho Vinashin trả nợ không làm thay đổi bản cân đối kế toán của tập đoàn này. Khoản nợ 86.000 tỷ đồng vẫn sẽ nằm nguyên đó vì trả được 300 triệu đô-la nợ của Natixis thì lại phải ghi thêm nợ của Bộ Tài chính 300 triệu đô-la. Có thay đổi chăng là nghĩa vụ trả lãi cho 300 triệu đô-la này xem như Bộ Tài chính phải gánh chịu, không thể trông chờ gì từ Vinashin.
Một lần nữa, cần phải nhanh chóng tập trung làm rõ bức tranh nợ nần của Vinashin, tính toán chi phí giải quyết để gom thành một khoản tiền cụ thể, công bố rõ và xin phép Quốc hội phê chuẩn nếu cần. Nếu không chúng ta sẽ cứ tiếp nhận như tin đau tim như thế này trong thời gian tới.
Mẩu tin trên, được nhiều báo đăng tải, nói là chỉ mới giao cho Bộ Tài chính xử lý đề nghị này. Có thể Bộ Tài chính sẽ bác đề nghị của Vinashin vì những lý do nói trên.
N. V. P.
-
14-10-2010 01:48 PM #43
SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN
Tập đoàn Kinh tế Vinashin được thành lập theo Quyết định số 103/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/5/2006 và Quyết định 104 QĐ - TTg thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Tập đoàn Kinh tế Vinashin là một Tập đoàn đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và có chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành Công nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai đào tạo, làm nòng cốt để ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả.
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY:
1. Về cơ cấu tổ chức:
a) Công ty mẹ:
Tập đoàn Kinh tế Vinashin được hình thành trên cơ sở Tổng công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Trong đó, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thành lập trên cơ sở Văn phòng tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và các đơn vị phụ thuộc: 03 Chi nhánh (Công ty xuất nhập khẩu Vinasshin; Trung tâm đào tạo và hợp tác lao đông với nước ngoài; Trung tâm Tư vấn quản lý đầu tư và Kiểm định xây dựng Vinashin) và các Ban chuyên môn nghiệp vụ, hiện nay Văn phòng tập đoàn có: 14 Ban chuyên môn nghiệp vụ và 32 Phòng thuộc các Ban nghiệp vụ.
Một số chi nhánh còn lại của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn đã chuyển thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Sau khi các dự án đầu tư này đi vào hoạt động có hiệu quả, tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, Tập đoàn sẽ nhượng lại một phần vốn điều lệ của các công ty này để chuyển thành các công ty cổ phần, thu hồi vốn đầu tư.
b) Số lượng và hình thức pháp lý các công ty con:
Theo Quyết định số 104/TTg ngày 15/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, hệ thống các công ty con thuộc Tập đoàn gồm có: Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con; các Công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty liên kết do Tập đoàn năm giữ dưới 50% vốn điều lệ và các đơn vị sự nghiệp.
+) Các Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.
Các Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ được hình thành trên cơ sở Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và tổ hợp Công ty con bao gồm từ việc sắp xếp các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, các công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty và các công ty cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Tại Quyết định số 104/TTg ngày 15/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tập đoàn thành lập 8 Tổng công ty và 7 công ty TNHH một thành viên khi có đủ điều kiện thì thành lập các Tổng công ty. Như vậy, khi thực hiện xong Quyết định 104/TTg của Thủ tướng Chính phủ Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam sẽ có 15 Tổng công ty là công ty con thuộc Tập đoàn.
Đến nay đã có 3 Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án để Tập đoàn ra quyết định thành lập là:
* Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (Công văn số 1726/VPCP - ĐMDN ngày 03/4/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty CNTT Nam Triệu)
* Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (Công văn số 963/TTg - ĐMDN ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty CNTT Bạch Đằng)
* Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng (Công văn số 893/TTg - ĐMDN ngày 9/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty CNTT Phà Rừng)
Tập đoàn đang chỉ đạo một số công ty TNHH một thành viên có quy mô về tổ chức và năng lực sản xuất kinh doanh, sắp xếp các công ty thuộc Tập đoàn dự kiến cho phép xây dựng Đề án thành lập các Tổng công ty tiếp theo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện
+) Các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.
+) Các Công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
+) Các công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
+) Các đơn vị sự nghiệp.
(có danh sách kèm theo).
2. Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh có liên quan của Tập đoàn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
- Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện nổi; Chế tạo kết cấu dàn khoan; Thiết kế thi công công trình thuỷ, nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ;
- Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công nghiệp tàu thuỷ; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các loại hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ;
- Lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Công nghiệp Tàu thuỷ; Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; Đào tạo, cung ứng xuất khẩu lao động trong ngành công nghiệp tàu thuỷ;
- Dịch vụ, khách sạn, cung ứng hàng hải; Dịch vụ Logistic, tàu mẫu, quảng cáo; Tổ chức, khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới sản xuất; Vận tải biển;
- Sản xuất, mua bán thép đóng tàu, thép cường độ cao; Sản xuất, lắp ráp động cơ Diezel, động cơ lắp đặt cho tàu thuỷ; Sản xuất, lắp ráp trang thiết bị nội thất tàu thuỷ; Mua, bán, vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí;
- Lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất nhập khẩu và mua bán vật tư, thiết bị giao thông vận tải (trừ vật tư thiết bị, phương tiện giao thông vận tải cấm xuất nhập khẩu do pháp luật quy định);
- Khảo sát, thiết kế, cung cấp lắp đặt các hệ thống tự động, phòng cháy, chữa cháy;
- Dịch vụ hoa tiêu hàng hải; Dịch vụ hàng hải: Đại lý cung ứng, lai dắt, sửa chữa, vệ sinh tàu biển, môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hoá; Đại lý hàng hoá và môi giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải; Dịch vụ cảng, bến cảng, bốc xếp hàng hoá, hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải;
- Kinh doanh nạo vét luồng lạch và san lấp, tạo bãi, mặt bằng xây dựng; Kinh doanh vật liệu xây dựng; Kinh doanh hạ tầng cơ sở khu công nghiệp;
3. Cơ cấu quản lý và điều hành:
Cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định gồm: Hội đồng quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Ban kiểm soát Tập đoàn, Tổng giám đốc điều hành, các Tổng giám đốc chức năng, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
Hội đồng quản trị Tập đoàn là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Chủ tịch Tập đoàn. Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam là đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Cơ cấu quản lý của các công ty con là các Tổng công ty gồm: chủ tịch Tổng công ty, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Công ty con là Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoạt động theo mô hình Chủ tịch Công ty.
Công ty con là Công ty cổ phần hoạt động theo mô hình Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn Cat Du :
blackhole (21-10-2010), stockwizard (14-10-2010)
-
20-10-2010 03:16 PM #44
Quý 1 năm nay, Vinashin vẫn còn... báo lãi
Phía trước trụ sở của Vinashin tại Hà Nội.
▪ NGUYÊN VŨ
Một báo cáo 18 trang, đề ngày 19/10/2010 của Chính phủ về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vừa được gửi đến Quốc hội
Năm 2009, Vinashin lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng. Trong thời gian dài các chức danh quan trọng của tập đoàn tập trung vào một người, mà "người này những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng"…
Đó là một vài dữ liệu từ bản báo cáo 18 trang, đề ngày 19/10/2010 của Chính phủ về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vừa được gửi đến Quốc hội.
Theo đánh giá của Chính phủ, gần 5 năm qua, nhất là từ 2008 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, tác động nặng nề đến nền kinh tế nước ta, hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
“Riêng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, do cả nguyên nhân chủ quan, khách quan, đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn”.
Điểm lại quá trình hình thành và phát triển của Vinashin, Chính phủ cho biết Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thành lập năm 1996 và “lên tập đoàn” vào tháng 5 năm 2006.
Tập đoàn đã có nhiều nỗ lực, tạo ra được cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng và khá đồng bộ của ngành công nghiệp tàu thủy với 110 cơ sở sản xuất, trong đó có 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động, 14 nhà máy đóng tàu đang đầu tư có trình độ công nghệ tiên tiến.
Cũng theo báo cáo, “tổng số đến hết năm 2009 Vinashin đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 3.300 tỷ đồng”, vốn chủ sở hữu đã tăng từ hơn 100 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng, giá trị tài sản 104.000 tỷ đồng.
-
20-10-2010 03:17 PM #45
Không phát hiện được tập đoàn "nói dối"
Phần những khó khăn, yếu kém và nguyên nhân, theo báo cáo, do công tác dự báo còn nhiều bất cập nên việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác. Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay, nhiều dự án chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi.
Đáng chú ý, “ khi tập đoàn kiến nghị cho mua tàu cũ vận chuyển hành khách Bắc - Nam, Thủ tướng Chính phủ không đồng ý và chỉ cho chủ trương là thực hiện đóng mới. Việc tập đoàn mua tàu cũ (Hoa Sen) là cố ý làm trái với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về đầu tư”, báo cáo nêu rõ.
Theo dự kiến của Chính phủ, năm 2010, Vinashin sẽ tiếp tục thua lỗ, trong bối cảnh đến tháng 6/2010, tống số nợ của tập đoàn đã là 86 nghìn tỷ đồng.
Những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo tập đoàn, theo Chính phủ, là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu của những khó khăn, yếu kém đã nêu trên.
Một trong nhiều biểu hiện đó là nhiều năm liền Vinashin báo cáo không trung thực về sử dụng vốn, về đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009 lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng.
“Khuyết điểm này của lãnh đạo tập đoàn làm cho cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ sở hữu cấp trên nắm không đúng thực trạng nên chỉ đạo không phù hợp, không kịp thời”, Chính phủ nhấn mạnh.
Nguyên nhân tiếp theo được chỉ ra là “việc quản lý Nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ với tập đoàn kinh tế nói chung và Vinashin nói riêng còn nhiều bất cập, lúng túng. Bộ Giao thông Vận tải chưa phát hiện kịp thời những yếu kém trong hoạt động và cố ý làm trái của tập đoàn để chủ động, đề nghị các cơ quan chức năng và báo cáo Thủ tướng ngăn chặn, xử lý.
Mặt khác, “các bộ chức năng được giao trách nhiệm đã không phát hiện được việc tập đoàn báo cáo không trung thực”, báo cáo nêu rõ.
Đồng tình với… sai trái
Vẫn nằm trong nguyên nhân của yếu kém, Chính phủ nhìn nhận mô hình tập đoàn đang triển khai thí điểm, nhưng ở Vinashin trong thời gian dài (từ khi còn là tổng công ty) tập trung các chức danh Bí thư **** ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Tổng giám đốc vào một người. “Mà người này, những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng”, Chính phủ đánh giá.
Trong khi đó, **** ủy, Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, các phó tổng giám đốc yếu kém, đấu tranh, không thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao về lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát, ngược lại còn đồng tình với những việc làm sai trái của người đứng đầu tập đoàn, báo cáo chỉ rõ.
Liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho Vinashin, Chính phủ báo cáo rõ với Quốc hội là “tuy khó khăn phức tạp rất lớn, nhưng vẫn còn đang kiểm soát được”.
Chính phủ cũng cho biết, trong tháng 10/2010 sẽ hoàn thành việc tái cơ cấu tổ chức, ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế quản lý tài chính của tập đoàn.
Phần “một số bài học kinh nghiệm”, theo Chính phủ, thì chủ trương tách bạch rõ chức năng quản lý sản xuất kinh doanh và giao cho doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn kinh tế quyền tự chủ, tự quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo toàn vốn, về hiệu quả sản xuất kinh doanh, về thực thi pháp luật, là phù hợp và cần thiết trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng phải đảm bảo được một số điều kiện. Như hoàn thiện khuôn khổ pháp luật trong sản xuất kinh doanh, bố trí đủ mạnh hội đồng quản trị, quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và đề cao trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu…
Sáng nay (20/10), tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ tám, trong phần báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011, Thủ tướng cũng đã dành ít phút nói về Vinashin. Ông đánh giá, tình trạng nghiêm trọng hiện nay của tập đoàn này chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnh đạo tập đoàn.
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn", Thủ tướng nói.
-
20-10-2010 03:40 PM #46
-
21-10-2010 02:06 PM #47
"Vinashin phá sản theo kiểu Việt Nam"
Trao đổi với báo chí sáng nay, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng về mặt khoa học Nhà nước đã cho Vinashin phá sản, có chăng chỉ chưa tuyên bố chính thức.
Những rối ren tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đang là chủ đề sau khi Chính phủ gửi báo cáo chi tiết tới các đại biểu Quốc hội chiều qua.
- Với khoản nợ lên tới hơn 85.000 tỷ đồng và không có khả năng chi trả, theo ông, tại sao không để Vinashin tuyên bố phá sản?
- Đứng về mặt khoa học kinh tế thì Nhà nước đã cho Vinashin phá sản rồi, có điều không tuyên bố thôi. Việc chuyển đổi một số ngành nghề kinh doanh sang doanh nghiệp khác, cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình quản lý, tính toán lại nợ… là những biểu hiện.
Tuy nhiên, Vinashin là một tập đoàn nhà nước mà Chính phủ là chủ sở hữu. Nên cách ứng xử phải khác. Tập đoàn ấy còn liên quan đến 7 vạn lao động đang làm việc tại đây. Thêm vào đó, phải đặt việc phá sản trong bối cảnh của năm 2010 khi mà quỹ bảo hiểm thất nghiệp mới hình thành năm 2009 và hiện giờ thì vẫn chưa đủ thời gian để hình thành nguồn để chi trả.
Khi tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp không chịu trách nhiệm về những khoản lỗ, cũng như các vấn đề gì nảy sinh tiếp theo với doanh nghiệp nhưng với Vinashin thì không thể làm thế. Với cách phá sản đặc thù của Vinashin, người lao động không bị đẩy ra đường, các khoản nợ ngân hàng vẫn được đảm bảo… và Chính phủ vẫn đảm bảo được sự ổn định vĩ mô.
- Trong quá trình tái cơ cấu, Vinashin chuyển một số khoản nợ sang Petrovietnam và Vinalines khiến nhiều người lo ngại đây là hình thức chuyển nợ cho doanh nghiệp nhà nước khác trả thay Chính phủ. Ông nghĩ sao?
- Cũng không hẳn thế. Việc chuyển nợ kèm theo nhiều việc khác là hình thức để chuyên môn hóa cho Vinashin. Trước đây, mọi người cứ phê phán Vinashin kinh doanh đa ngành, rời xa ngành chính thì bây giờ tách ra chỉ tập trung vào chuyên môn của họ thôi. Các ngành khác thì chuyển sang doanh nghiệp có lợi thế hơn trong kinh doanh.
- Nhưng khi chuyển như vậy thì bản thân các khoản nợ cũng chưa rõ ràng, tại sao không kiểm toán trước rồi mới chuyển?
- Giống như nhà có 3 người con, một người bị bệnh thận, ông bố bảo 2 người còn lại góp tiền để đưa đi thay thận. Lúc đó thì không nên hỏi kiểu: “Nếu con bỏ ra 10 triệu đồng nhỡ em không trả được thì sao?”. Cùng một chủ sở hữu cả nên cũng không cần thiết phải làm việc đó.
- Trong vụ việc tại Vinashin, báo cáo giám sát của Quốc hội đã có cảnh báo nhưng rồi những sự việc sai phạm vẫn tiếp diễn. Trách nhiệm của Quốc hội đến đâu?
- Trong báo cáo giám sát về quản lý vốn của tập đoàn năm 2009, tổ giám sát có nói rõ là phải tiến hành cơ cấu lại và ban hành luật quản lý vốn và tài sản nhà nước. Tuy nhiên, khi biểu quyết thì Quốc hội không thông qua. Ở đây, Quốc hội cũng có lỗi.
- Như vậy thì trách nhiệm của tổ giám sát ra sao?
- Việc đưa ra vấn đề đúng nhưng không thuyết phục được Quốc hội thì phải xem xét lại phương pháp thuyết phục của người được giao nhiệm vụ đó. Phương pháp thuyết phục có thể chưa đúng. Một ví dụ hiển nhiên là thấy đèn đỏ phải dừng lại theo luật để đảm bảo an toàn cho mình và nhiều người khác, nhưng nhiều người vẫn vượt qua đèn đỏ.
Hoàng Ly
Vnexpress
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
blackhole (21-10-2010)
-
21-10-2010 10:32 PM #48
Đúng là chỉ có ở Việt Nam. Cái gì cũng phát mình ra, phát mình ra đủ thứ mô hình trên đời rồi tự vỗ ngực khen hay.
Đẻ ra thứ quái thai VNS mà ai cũng biết là nó không sống sót được. Nhưng vẫn tiếp tục nuôi. Chẳng lẻ đây là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
-
22-10-2010 09:36 AM #49
- Ngày tham gia
- Oct 2010
- Bài viết
- 22
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền: Vinashin lấp liếm nhiều sai phạm
Sáng 21-10, bên hành lang kỳ họp Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền (ảnh) đã có cuộc trao đổi với báo chí về quá trình thanh tra Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) mà dư luận đang hết sức quan tâm.
PV: Quá trình thanh tra Vinashin hiện vẫn chưa kết thúc. Có ý kiến cho rằng nếu việc thanh tra được tiến hành sớm hơn thì hậu quả có thể không nghiêm trọng đến như vậy. Ý kiến của ông về bình luận này?
Ông TRẦN VĂN TRUYỀN: Từ năm 2005 đến nay có tất cả 13-14 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát... Những cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán này đã phát hiện rất nhiều nội dung sai phạm, trong đó thanh tra của Bộ Kế hoạch - Đầu tư phát hiện tập đoàn đầu tư ngoài ngành, đầu tư tràn lan và đã kiến nghị rất nhiều nội dung. Thanh tra tài chính cũng phát hiện việc sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả và cũng đã kiến nghị xử lý. Rồi một số hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ, giám sát của Quốc hội, kiểm tra của Trung ương về việc đổi mới doanh nghiệp... cũng đã chỉ ra rất nhiều nội dung sai phạm ở Vinashin.
Đáng tiếc là Vinashin đã tìm cách báo cáo không đúng sự thật để lấp liếm việc làm của mình, vẫn báo cáo có lãi và kết quả hạch toán vẫn là lãi. Tôi cho rằng dù có thanh tra toàn diện kịp thời từ ban đầu, chỉ ra hết những sai phạm nhưng nếu tập đoàn không tự giác chấp hành và không khắc phục thì khó tránh khỏi hậu quả như bây giờ.
Tuy nhiên, đúng là cơ chế giám sát thanh tra của chúng ta cũng đang có vấn đề. Nhiều cơ quan vào cuộc nhưng chưa có quy định rõ cơ quan nào làm toàn diện, cơ quan nào làm theo chuyên ngành nên có tình trạng thanh tra tài chính vào thì nói về vốn, thanh tra kế hoạch vào thì nói về quy hoạch, đầu tư... Từ đó dẫn đến có những nội dung bị chậm. Riêng Thanh tra Chính phủ từng 2 - 3 lần đề xuất đưa vào kế hoạch thanh tra toàn diện vì thấy tình hình ở đây có rất nhiều dấu hiệu không ổn. Nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, quan điểm chung cho rằng phải giảm bớt áp lực về thanh tra để đơn vị tập trung xử lý khó khăn. Chúng ta cố tránh thanh tra, kiểm tra chồng chéo nên nếu có kiểm toán thì thanh tra không làm và thanh tra làm thì kiểm toán không làm. Điều đó đúng nhưng cũng khiến một số việc bị chậm, tới đây phải rút kinh nghiệm để có sự phân công rành mạch. Tôi được biết Chính phủ hiện nay đang tính toán việc phân công này.
Thêm nữa, phải có cơ chế để bảo đảm đơn vị chấp hành nghiêm các kết luận thanh tra. Như hiện nay, ngay cả kết luận của Thủ tướng mà đơn vị không làm thì cũng không có việc phúc tra, không có chế tài xử lý.
- Trong lần thanh tra này có xem xét đến trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, nhất là cơ quan quản lý nhà nước trong việc không thực hiện những kiến nghị thanh tra?
Đương nhiên, khi tiến hành thanh tra toàn diện ở một đơn vị chúng tôi không chỉ xem xét trách nhiệm của đơn vị đó mà xem xét cả trách nhiệm của cơ quan chủ quản và kể cả những cơ quan đã vào thanh tra mà không có giải pháp gì để chấn chỉnh tình hình.
- Xin hỏi ông một cách thẳng thắn, trong quá trình thanh tra Vinashin, Thanh tra Chính phủ có bị sức ép nào không?
Không hề có sức ép nào. Hiện tại chúng tôi đã triển khai suôn sẻ nhiều nội dung trong kế hoạch thanh tra và đã phát hiện được thêm nhiều vấn đề cụ thể trong quá trình thanh tra.
- Xin cảm ơn ông.
-
22-10-2010 11:05 AM #50
- Ngày tham gia
- Oct 2010
- Bài viết
- 22
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Nguyên Chủ tịch Vinashin được nhìn nhận là “độc đoán, gia trưởng”
Một báo cáo 18 trang, đề ngày 19/10/2010 của Chính phủ về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vừa được gửi đến Quốc hội
[IMG]http://*********/images/stories/t10/22/0147_260.jpg[/IMG]Phía trước cổng Vinashin
Năm 2009, Vinashin lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng. Trong thời gian dài các chức danh quan trọng của tập đoàn tập trung vào một người, mà "người này những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng"…
Đó là một vài dữ liệu từ bản báo cáo 18 trang, đề ngày 19/10/2010 của Chính phủ về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vừa được gửi đến Quốc hội.
Xem tiếp
-
23-10-2010 05:53 PM #51Vinashin và nợ công
http://vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/170331-vinashin-va-no-cong.aspx
ĐB Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 22.10 Báo cáo của Chính phủ về Vinashin và sự trả lời của Thanh tra Chính phủ về chuyện xem xét trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm của Vinashin dường như chưa làm thỏa mãn ĐBQH.
Trong phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội sáng 22.10, rất nhiều câu hỏi tiếp tục được đặt ra xoay quanh chủ đề này và câu hỏi lớn nhất vẫn là chuyện trách nhiệm.
Cần có chế tài ngay cả đối với đoàn thanh tra
“Chúng tôi nhận được những thông tin, số liệu đáng tin cậy từ phía các ngân hàng liên quan đến Vinashin, khẳng định rằng số nợ của tập đoàn này lên tới 120 ngàn tỉ đồng, không chỉ là 86 ngàn tỉ đồng như báo cáo. ĐBQH sẽ đề nghị Chính phủ giải trình rõ ràng về sự chênh lệch số liệu này và khẳng định công khai trước QH” - ĐB Lê Quang Bình, Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh của QH.
Theo ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), việc quản lý vốn của Nhà nước qua vụ việc Vinashin rõ ràng có sự buông lỏng, quan liêu, cần thẩm định lại năng lực nghiệp vụ trong công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đối với những vấn đề về sai phạm được phản ánh từ cơ sở lên cấp trên, đồng thời, có chế tài rõ ràng ngay cả đối với đoàn thanh tra sau khi đã tiến hành xác minh mà vẫn xảy ra vụ việc tiêu cực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế, tạo dư luận xấu trong xã hội.
ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cũng lên tiếng: Tại sao Vinashin để xảy ra lỗ vốn lớn như vậy mà vẫn được rót thêm vốn? Ông Thuyết cho rằng: “Quyết định của Chính phủ đồng nghĩa với việc chúng ta tiếp tục bao cấp cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Điều đó thể hiện việc chúng ta đang mắc bệnh ngẫu hứng, và có thể dẫn tới những Vinashin khác trong tương lai”.
Đem đến phiên thảo luận những bức xúc của cử tri về sai phạm Vinashin, ĐB Ngô Minh Hồng (TP.HCM) cho rằng, vấn đề Vinashin có câu chuyện cơ chế cha chung không ai khóc, nhưng có vấn đề dư luận không hiểu và ĐBQH không thông là cách đây mấy năm, Chính phủ vay bảo lãnh 700 triệu USD cho Vinashin, cuối cùng, hậu quả ngân sách phải gánh chịu nhưng chúng ta chưa có giải trình rõ ràng với người đóng thuế. Nhân dân muốn biết rõ vì sao để nguồn lực Nhà nước rơi rớt như vậy? Ngoài tắc trách ra, có gì khuất tất trong đó không, có rút ruột không?
Vẫn cách phát biểu thẳng thắn thường thấy, Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh của QH, ông Lê Quang Bình không ngại đưa ra thông tin: “Chúng tôi nhận được những thông tin, số liệu đáng tin cậy từ phía các ngân hàng liên quan đến Vinashin, khẳng định rằng số nợ của tập đoàn này lên tới 120 ngàn tỉ đồng, không chỉ là 86 ngàn tỉ đồng như báo cáo. ĐBQH sẽ đề nghị Chính phủ giải trình rõ ràng về sự chênh lệch số liệu này và khẳng định công khai trước QH”.
“Tháng 11 sẽ có một Vinashin mới”
Trả lời phỏng vấn bên hành lang phiên thảo luận tổ sáng 22.10 về kết quả tái cơ cấu Vinashin cũng như mối lo lớn nhất hiện nay cần giải quyết về tập đoàn này, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho biết:
Với tiến độ này, trong tháng này, chậm lắm là đầu tháng 11.2010, chúng ta sẽ ra một Vinashin mới. Vinashin mới ngành nghề chính ngoài đóng tàu còn phát triển thêm ngành nghề phụ trợ, đi theo đó là hệ thống đào tạo đội ngũ đóng tàu chuyên nghiệp, để rồi mục tiêu cuối cùng là tạo ra một ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam. Khó khăn lớn nhất trong việc tái cơ cấu Vinashin hiện nay là tính mất cân đối của nó rất nghiêm trọng nên cùng lúc phải giải quyết ba việc: thứ nhất phải ổn định sản xuất, thứ hai thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý, thứ ba là nợ nần có cái đến hạn phải tính, phải đàm phán với chủ nợ không đơn giản. Ba yếu tố này phải giải quyết một cách đồng thời, chỉnh đốn lại đội ngũ, sửa đổi lại quản trị, thay đổi mô hình hoạt động của nó. Rồi cũng phải rút kinh nghiệm những vấn đề quản lý nhà nước, thanh tra thế nào, kiểm tra thế nào, giám sát thế nào, quản lý chủ sở hữu ra sao. Khi phân cấp quá rộng cho Vinashin thì đưa tay mình với xuống không chặt.
Bảo Cầm (ghi)
Cũng theo ông Bình, chúng ta đã có Luật Cán bộ công chức quy định về chức năng, thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, cách chức người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Vậy khi Thủ tướng không đồng ý cho Vinashin mua tàu Hoa Sen nhưng cấp dưới vẫn làm vì sao không kiểm điểm nghiêm túc, kỷ luật? “Trách nhiệm của bộ chủ quản (Bộ Giao thông vận tải) và cơ quan chuyên ngành (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong vấn đề này đến đâu?”, ông Bình đặt câu hỏi.
Bức xúc trước sai phạm của Vinashin, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) thậm chí còn đề nghị: “Những cá nhân liên quan đến vụ việc này phải từ chức và nên coi đây là một cơ hội để thể hiện văn hóa từ chức".
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khi phát biểu thừa nhận: “Bộ có trách nhiệm một phần trong vấn đề này khi không kiên quyết bảo vệ quan điểm trong việc tham mưu cho Chính phủ về việc không đồng tình với chủ trương mở rộng, hoạt động đa ngành, đa nghề của Vinashin”. Tuy nhiên, ông Phúc viện dẫn thêm lý do “sơ hở lớn trong Luật Doanh nghiệp nhà nước là có cơ chế cho phép HĐQT tập đoàn, tổng công ty nhà nước được quyền quyết định đầu tư dự án có giá trị bằng 50% tổng giá trị tài sản của tập đoàn, dẫn tới việc đầu tư lớn, ồ ạt, thiếu quy hoạch và không kiểm soát tốt nguồn vốn”.
Không thể khẳng định nợ công 56,7% trong ngưỡng an toàn
“Không thể so sánh Việt Nam với Mỹ hay Nhật Bản để khẳng định rằng nợ công của ta với 56,7% GDP vẫn trong ngưỡng an toàn”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) nói thẳng trong buổi thảo luận tổ chiều 22.10 về vấn đề ngân sách. Theo ĐB Thuyết, điều đáng nguy hiểm là: “Chúng ta đang mắc bệnh chạy theo tăng trưởng GDP, vốn bao gồm cả nợ công (trên 56% GDP) và đầu tư nước ngoài”. “Từ QH khóa XI, khi thông báo nợ công ở mức trên 30%, chúng ta cũng nói là an toàn; khi nào trên 50% mới là đáng báo động. Bây giờ 56,7% vẫn nói trong ngưỡng an toàn thì giới hạn nào là ngoài mức an toàn? Huống hồ, báo cáo của chính phủ không có đề cập phương án chi trả nợ như thế nào trong khi tới đây có thể tiếp tục đặt vấn đề vay nợ nước ngoài tiếp”, ông Thuyết không giấu được lo lắng. Ông Thuyết đề nghị Chính phủ cần thiết phải có báo cáo về vấn đề này, ngay trong kỳ họp hoặc ở kỳ họp cuối, trả lời rõ ràng: Vay ai? Vay làm gì? Trả nợ như thế nào? Trong thời hạn bao lâu?
Chia sẻ nỗi lo này, ĐB Nguyễn Thị Loan (Hà Nội) nhận xét: Rõ ràng vấn đề nợ công chưa được quan tâm đúng mức; cách tính bội chi chưa rõ ràng. Việc vay nợ của các tập đoàn có tính vào bội chi ngân sách hay không? “Vừa qua bài học của Vinashin cho thấy nếu tập đoàn này bị phá sản thì Chính phủ phải can thiệp và chịu trách nhiệm với các khoản vay của tập đoàn. Tôi cho rằng phải đưa các khoản nợ của các tập đoàn, các doanh nghiệp nhà nước khi tính toán bội chi ngân sách”, bà Loan đề xuất.
ĐB Ksor Phước (Gia Lai) còn đề xuất “đã đến lúc phải dừng lại việc phát triển mô hình tập đoàn để Chính phủ có một cuộc tổng kết, hoặc sơ kết toàn diện, đánh giá xem mô hình này hoạt động hiệu quả như thế nào, có phù hợp với nền kinh tế - xã hội Việt Nam hay không, nên xây dựng ở quy mô, phạm vi hoạt động ở những lĩnh vực nào cho hiệu quả”.
Nguyệt Minh - Thành Lương - Tuyết Mai
THANH NIÊN
-
23-10-2010 05:57 PM #52
23/10/2010
“Vụ Vinashin: Không lẽ không dám kỷ luật ai?”
Lê Nhung - Lan Anh - Thủy Chung
image
inashin nợ không phải 86 ngàn tỷ, mà là 120 ngàn tỷ! Đó có phải là con số cuối cùng hay không? Đến mức này mà đại biểu Quốc hội có người vẫn dè dặt nói “Không lẽ không dám kỷ luật ai?”, vẫn dè dặt khuyên như một vấn đề đạo đức: "Tôi cho rằng những cá nhân liên quan đến vụ việc này phải từ chức. Đây có lẽ là một cơ hội để thể hiện văn hoá từ chức". Không! Trước hết phải nhìn nhận vấn đề ở góc độ pháp lý. Lẽ ra, là cơ quan quyền lực cao nhất, Quốc hội phải ngay tức khắc nhóm họp để thảo luận về việc bất tín nhiệm Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Ở Đan Mạch, một lô dâu tây tung ra thị trường làm người dân ngộ độc, đã đủ buộc Bộ trưởng Thực phẩm phải từ chức cơ mà!
Bauxite Việt Nam
Thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội sáng nay (22/10), Phó Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Văn Hằng đặt câu hỏi: "Quan trọng nhất là tiếp sau Vinashin sẽ là ai?". Một số ĐBQH khác cho đây là cơ hội "thể hiện văn hóa từ chức".
Sai phạm ở Vinashin đã được một số đại biểu Quốc hội ở nhiều tổ nêu ra như một dẫn chứng cho những tồn tại trong quản lý kinh tế, yếu kém ở khu vực DNNN mà các báo cáo lâu nay mới chỉ nói theo kiểu chung chung "có nơi, có chỗ".
"Việc gì cũng giao hết lên Thủ tướng thì vất vả quá"
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình nhẹ nhàng dẫn bài học về thể chế dân chủ và bầu cử ở Đan Mạch mà vừa rồi QH cử cán bộ sang nghiên cứu.
clip_image002
Đại biểu QH tổ Thái Bình, Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục thảo luận thêm ở hành lang. Ảnh: Lê Nhung
Rằng, mỗi việc đều được giao cho một người chịu trách nhiệm.
Ông Bình kể, có 1 lô dâu tây tung ra thị trường. Người dân ăn và bị ngộ độc. Chuyện được cử tri phản ánh đến tai đại biểu và họ đã đem chất vấn Bộ trưởng Thực phẩm về trách nhiệm quản lý.
Phiên chất vấn dẫn đến một tình huống là Quốc hội ngày hôm sau có thể sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm ông bộ trưởng.
Để giữ uy tín cho **** cầm quyền và cho QH nên ngay đêm hôm đó, ông Bộ trưởng đã làm đơn xin từ chức trước.
Cầm trên tay báo cáo Chính phủ về Vinashin, Viện trưởng VKSND tỉnh Nguyễn Bá Thuyền cũng nói thẳng: "Tôi cho rằng những cá nhân liên quan đến vụ việc này phải từ chức. Đây có lẽ là một cơ hội để thể hiện văn hoá từ chức".
Chính những thông tin trong báo cáo về việc "Chính phủ nhiều lần thanh tra", rằng "mọi quyền lực tập trung vào lãnh đạo tập đoàn, đang ngày càng trở nên gia trưởng, độc đoán" cũng đã dấy lên tranh luận trong nhiều tổ QH về xác định trách nhiệm cá nhân để ngăn ngừa những "Vinashin" tương tự.
Nói như Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung: "Vinashin phá sản rồi. Chẳng qua không ai thừa nhận". Đáng quan ngại là không rõ ai chịu trách nhiệm quản lý chính.
Nói như Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Tạ Ngọc Tấn, nếu việc gì cũng giao hết quyền lên cho Thủ tướng thì "vất vả cho Thủ tướng quá".
ĐBQH Hà Minh Huệ bổ sung: "Những cá nhân sai phạm phải được xử lý trách nhiệm rõ, như các nước vẫn có văn hoá từ chức. Còn ở ta, có nhiều vụ việc đụng đến rồi cũng chưa chắc đã nhận trách nhiệm ngay".
Không lẽ không dám kỷ luật ai?
Tính nghiêm trọng của câu chuyện được làm rõ thêm khi nguyên Bí thư Nghệ An Trần Văn Hằng đưa ra con số, trận lũ lụt chưa từng có trong lịch sử Hà Tĩnh và Quảng Bình đã xóa sổ 20 xã, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Tương đương với "xóa sổ" cả một tỉnh.
Vậy nhưng, so với thiệt hại 86 nghìn tỷ đồng mà Vinashin gây ra thì chưa thấm vào đâu.
clip_image004
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Ủy ban Kiểm tra TƯ đã kiểm điểm trách nhiệm của chúng tôi là không kiên trì bảo vệ quan điểm đến cùng. Ảnh: LAD
Đáng lo ngại là dù Chính phủ lập nhiều đoàn thanh tra mà rồi "chỉ mỗi báo cáo của Bộ KH&ĐT là lên đến Ủy ban Kiểm tra TƯ", còn lại báo cáo của thanh tra các bộ ngành đều nằm gọn trong ngăn bàn các bộ chứ không lên được đến "trên".
Ông Hằng đặt câu hỏi: "Quan trọng nhất là sau đây xử lý thế nào? Tiếp sau Vinashin sẽ là ai?".
Ở tổ Thanh Hóa, ông Lê Quang Bình nêu vấn đề, với các bộ được cho là "phát hiện sai phạm" và đã gửi ý kiến, nhưng lại không chịu bảo vệ đến cùng những cảnh báo nhìn thấy trước thì cũng phải chịu trách nhiệm.
Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc "thanh minh" ngay: "Bộ Kế hoạch - Đầu tư có chức năng tham mưu Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch phát triển. Ủy ban Kiểm tra TƯ cũng đã kiểm điểm trách nhiệm của chúng tôi là không kiên trì bảo vệ quan điểm đến cùng". Câu trả lời của ông Phúc tiếp tục được các ĐBQH trong tổ bình luận.
Quốc hội cũng có phần trách nhiệm
Ở đoàn Thanh Hoá, sau khi chia sẻ những quan ngại về chuyện bùn đỏ, về biển đảo, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Quang Bình day dứt: "Từ lâu, ĐBQH chất vấn nhiều, cũng quyết liệt, rồi dư luận nói không phải ít nhưng hầu như những người có trách nhiệm bỏ ngoài tai. 11 cuộc thanh tra kiểm toán giám sát nhưng chỉ phát hiện cái "râu ria" nhẹ nhàng".
Đặt câu hỏi đầu tiên là về trách nhiệm Quốc hội, vì theo ông Bình, khi Quốc hội đi giám sát sử dụng vốn ở doanh nghiệp mà vẫn kết luận là không có gì, chỉ đưa lên để chất vấn.
Ông Bình băn khoăn, chính Thủ tướng phát hiện nhiều vấn đề, nêu ý kiến chấn chỉnh, thậm chí không cho mua tàu Hoa sen nhưng dưới tổng công ty cứ thực hiện. Nhưng kết quả cuối cùng, không ai bị xử lý cả.
"Pháp lệnh cán bộ, công chức cũ quy định rằng người nào, cấp nào có thẩm quyền đề bạt bổ nhiệm cũng có quyền cho thôi chức, kỉ luật. Thủ tướng đã có quyền đề bạt bổ nhiệm Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị thì tại sao ra lệnh, họ không chấp hành mà cũng không kỷ luật?", ông Bình nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh trăn trở, trong quân đội, không chấp hành mệnh lệnh là chỉ huy cách chức ngay.
Theo ông Bình, những việc trên đã gây bức xúc lo lắng trong nhân dân.
Chính phủ cũng thừa nhận, tồn tại lớn nhất hiện nay là tổ chức sắp xếp lại DNNN, đặc biệt là cổ phẩn hóa DNNN là triển khai chậm. Từ chuyện Vinashin, mong Chính phủ tổng kết sâu sắc rút kinh nghiệm, điều gì thuộc về chính sách, cơ chế, Quốc hội thì Chính phủ phải đề nghị Quốc hội lấp lỗ hổng bằng pháp luật. Điều nào thuộc cầm quyền của Chính phủ thì phải tự bịt lỗ hổng.
Theo báo cáo của Chính phủ, thất thoát, nợ nần của Vinashin là 86 ngàn tỉ nhưng tôi được biết sau khi Ủy ban Kiểm tra TƯ tuyên bố kết quả kiểm tra thì các ngân hàng cho Tập đoàn vay đã gửi phiếu đòi tập hợp lại khoảng 120 ngàn tỉ. Tôi muốn hỏi Chính phủ con số đó chính xác không?" (Ông Lê Quang Bình)
L. N. – L. A. – T. C.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Siết tín dụng có ảnh hưởng đến thị trường?
By stockwizard in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 9Bài viết cuối: 22-10-2010, 11:41 AM -
Xu hướng thị trường sắp tới sẽ ra sao?
By thanhstock in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 209Bài viết cuối: 19-08-2009, 08:47 AM -
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VN HIỆN NAY - ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TỚI TTCK
By tran_phuong in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 1Bài viết cuối: 08-06-2008, 10:34 PM -
Kiều hối cuối năm và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán
By PhungLong in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-09-2006, 12:57 AM -
Seagames co anh huong den thi truong chung khoan ?
By in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks