-
09-07-2010 09:46 PM #1
Vinashin ảnh hưởng ra sao đến thị trường
Trong những ngày vừa qua vụ còn tàu Vinashin chìm đã khiến cho thị trường chao đảo. Vậy VNS sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường.
Mong các cao thủ tham gia bình luận
-
Có 2 thành viên đã cám ơn blackhole :
stockwizard (23-08-2010), tinhhb (27-07-2010)
-
09-07-2010 09:47 PM #2
Ai chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ Vinashin?
Nguyễn Quang A
Thứ Năm, 8/7/2010, 07:08 (GMT+7)
Phóng to
Thu nhỏ
Add to Favorites
In bài
Gửi cho bạn bè
Ai chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ Vinashin?
Nguyễn Quang A
Một sản phẩm của Vinashin. Ảnh TL.
(TBKTSG) - Đến nay sự sai phạm ở Vinashin đã tương đối rõ. Bài viết này chỉ đưa ra vài nhận xét thuần túy về kinh tế liên quan đến các động lực, chính sách cũng như cách hành xử đã đẩy Vinashin đến đổ vỡ.
>> Cứu Vinashin không phải là cứu ngành đóng tàu
>> Chặn bình thông nhau
Vinashin đã vỡ nợ chưa?
Trả lời câu hỏi của một tờ báo về khả năng Vinashin có lâm vào tình trạng vỡ nợ nếu không được giải cứu, Tổng giám đốc điều hành của Vinashin ông Trần Quang Vũ khẳng định: “Chúng tôi gặp khó khăn nhưng chúng tôi không thể vỡ nợ được. Bởi thực ra, Vinashin không phải mất tài sản mà tài sản của chúng tôi vẫn ở các dự án, là đất, là những con tàu đóng dở” (người viết nhấn mạnh).
Thật buồn cho câu hỏi và càng đáng buồn hơn vì câu trả lời của “doanh nhân” lớn, CEO của một tập đoàn một thời lừng lẫy. Nếu lãnh đạo cấp cao vẫn tư duy theo kiểu đó, sau tái cơ cấu lần này Vinashin sẽ lại vỡ nợ trong tương lai không xa.
Vinashin đã thực sự vỡ nợ từ lâu rồi.
Một doanh nghiệp không có khả năng trả nợ gốc và lãi khi đến hạn là doanh nghiệp lâm vào trạng thái vỡ nợ, hay phá sản.
Điều 3 của Luật Phá sản quy định, “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Tài sản của doanh nghiệp có thể lớn hơn công nợ nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn có thể bị phá sản.
Theo báo cáo giám sát của Quốc hội “tổng số nợ quá hạn của Vinashin đến hết năm 2008 cũng lên tới 3.812 tỉ đồng, chiếm trên 91% tổng số nợ quá hạn của các tập đoàn năm 2008”. Nói cách khác năm 2008 Vinashin đã lâm vào tình trạng không trả được nợ đến hạn, tức là lâm vào tình trạng vỡ nợ hay phá sản (chỉ có điều chưa chủ nợ nào buộc Vinashin tuyên bố phá sản theo luật. Vinashin còn nợ Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí (PVFC) 1.835 tỉ đồng trong đó nợ quá hạn hơn 1.300 tỉ đồng).
Chỉ qua 2 con số trên cũng thấy Vinashin đã thực sự vỡ nợ sau hai năm thành lập. Chính vì thế mà năm 2009, đã có lúc Chính phủ phải can thiệp để tái cơ cấu Vinashin.
Chính phủ có ưu ái Vinashin?
Ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, phủ nhận: “Nói Chính phủ ưu ái Vinashin là không đúng. Phát triển công nghiệp chế tạo, trong đó có đóng tàu, là một trọng điểm của **** và Nhà nước để phát triển kinh tế biển. Đã là trọng điểm thì có hỗ trợ, và Chính phủ có cơ chế hỗ trợ”.
Theo từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học, 2009), ưu ái có nghĩa là “yêu thương và lo lắng cho”. Chẳng lẽ Chính phủ không yêu thương, không lo lắng cho Vinashin?
Chính phủ đi vay 750 triệu đô la Mỹ cho Vinashin dùng, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng khoanh nợ cho Vinashin từ gần một năm nay, nợ quá hạn của Vinashin không được coi là quá hạn và bất chấp những quy định về tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng tiếp tục cho Vinashin vay (đấy là sự can thiệp vi phạm các quy định hiện hành). Từ tháng 10-2009, Thủ tướng đã có Quyết định 1596/QĐ-TTg về các giải pháp thực hiện tái cơ cấu tài chính đối với Vinashin, Ngân hàng Nhà nước đã có Văn bản số 357/NHNN-TD.m ngày 17-7-2009 về khoanh và cơ cấu lại các khoản nợ cũ của Vinashin.
Nay lại tái cơ cấu một lần nữa và Chính phủ tiếp tục phát hành trái phiếu và cho tập đoàn này vay lại để thực hiện các dự án cấp thiết và cơ cấu lại nợ trong nước đã đến hạn.
Đấy mới chỉ là nói đến một phần vốn mà chính phủ lo cho Vinashin. Đấy chẳng lẽ không là sự ưu ái?
Vinashin có cơ man nào là đất từ Quảng Ninh đến Cà Mau, cứ đến tỉnh nào là đều “xin” được đất. Có công ty nào trong bốn năm trời làm được như vậy? Đấy chẳng lẽ không là sự ưu ái?
Còn có thể kể ra nhiều bằng chứng khác (như quyết định của Chính phủ bắt Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước “ôm” khoản đầu tư vào Bảo Việt của Vinashin giúp giảm cả ngàn tỉ đồng lỗ từ năm ngoái) về sự ưu ái mà Chính phủ dành cho Vinashin.
Có thể nói Chính phủ đã “quá ưu ái” Vinashin và chính sự nuông chiều này đã làm mềm ràng buộc ngân sách và là một trong vài nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Vinashin.
Ai chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ Vinashin?
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương **** Cộng sản Việt Nam, những sai phạm của ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT Vinashin “trong huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn của Nhà nước là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Các khoản nợ của Vinashin rất lớn, mất khả năng thanh toán”. Ông chủ tịch còn để xảy ra xung đột lợi ích khi bổ nhiệm người thân giữ các trọng trách lớn mà luật pháp nghiêm cấm. Các lãnh đạo khác của Vinashin cũng đang tiến hành kiểm điểm trách nhiệm và một số có thể bị truy cứu trách nhiệm. Sự thiếu hiểu biết của họ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng.
Nhưng ngoài những người trực tiếp này còn những ai cũng phải chịu trách nhiệm? Đấy mới là vấn đề chính.
Khi “bán lại” cổ phần Bảo Việt cho SCIC Vinashin lấy giá gốc (cao hơn khoảng 2 lần giá thị trường) và giảm được khoản lỗ cả ngàn tỉ đồng; còn tái cơ cấu lần này với việc “bán lại” các tài sản mà chủ yếu là đất kiếm được với giá rẻ nay chắc sẽ được chuyển nhượng với giá “quy định của Nhà nước mới đây” cao gấp nhiều lần, chắc chắn trên sổ sách Vinashin sẽ lấy lại được “cân đối”, thậm chí có lời và có thể khỏa lấp các khoản thất thoát khó ai có thể biết là bao nhiêu. (Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cứu Vinashin thực ra một phần cũng là để “siết nợ”).
Cách “cứu vớt” doanh nghiệp kiểu này sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu cho các doanh nghiệp nhà nước và càng làm cho ràng buộc ngân sách của chúng mềm hơn và sẽ có những hậu quả khôn lường.
Cần rút ra bài học nghiêm túc từ sự đổ vỡ của Vinashin và thay đổi tư duy một cách triệt để nhằm cải tổ các doanh nghiệp nhà nước.
Trong hai năm qua, TBKTSG liên tục có nhiều bài viết lên tiếng cảnh báo cho "con tàu" Vinashin (Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam) xung quanh những dự án chậm tiến độ, đầu tư ra ngoài ngành hay những ưu ái mà Vinashin có được.
“Hơn nữa, việc chuyển giao cổ phiếu theo giá gốc của Vinashin về SCIC còn có thể tạo ra tiền lệ không tích cực cho những doanh nghiệp nhà nước khác đã tham gia IPO Đạm Phú Mỹ, Vietcombank, Sabeco, Habeco. Họ có thể đề nghị chuyển nhượng lại cổ phiếu đã mua cho SCIC với giá IPO và SCIC có chấp nhận không? Mặt khác, nếu hai năm vừa qua giá cổ phiếu Bảo Việt tăng cao hơn giá IPO, thì Vinashin có đồng ý chuyển nhượng cho SCIC với giá gốc không? Những câu hỏi đó đang gợi lên nhiều thắc mắc cho thị trường tài chính!”. (Bài “Ước gì như Vinashin... ” đăng ngày 8/10/2009).
“Vinashin đang “mắc cạn” ở một số dự án không phải vì những khó khăn mang tính thời điểm và cũng không nằm ở vấn đề vốn hay công nghệ đóng tàu”, trong bài “Viết tiếp chuyện đóng tàu ở Vinashin” đăng ngày 22/10/2009.
“Không ai nghi ngờ việc Vinashin có đầy đủ ưu thế và kỹ năng để “làm ăn lớn” trên địa hạt công nghiệp đóng tàu vận tải thủy, nhưng nếu vẫn tư duy kinh doanh theo kiểu tự cung tự cấp, tự làm mọi thứ để phục vụ việc đóng tàu thì quả là... khó hiểu, nhất là trong thời buổi mà tiến trình phân công lao động thị trường ngày càng đi vào tinh vi và chuyên nghiệp hóa”. (Bài “Từ Vinashin, nghĩ về vai trò của doanh nghiệp lớn” đăng ngày 6/11/2009).
“Vấn đề là ở chỗ trong khi nợ của Vinashin được khoanh và cơ cấu lại, thì các khách hàng khác của PVFC, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, lại không được ưu đãi này? Liệu điều đó có công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước với nhau, chưa nói giữa doanh nghiệp quốc doanh và dân doanh? Hơn nữa việc khoanh nợ của Vinashin làm cho việc phân loại nợ của PVFC trở nên phức tạp”. (Bài “Vinashin: bài toán khó của PVFC”, TBKTSG đăng ngày 19/4/2010).
http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/37253/
-
-
10-07-2010 02:35 PM #3
Junior Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 131
- Được cám ơn 9 lần trong 8 bài gởi
-
10-07-2010 03:39 PM #4
Junior Member- Ngày tham gia
- Sep 2009
- Bài viết
- 90
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Chắc chắn là vụ Vinashine ảnh hưởng đến thị trường rồi, nhưng không biết ảnh hưởng đến đâu. Khoảng nợ 80 ngàn tỷ VND tức tương đương hơn 4 tỷ USD, tức khoảng 4% GDP của quốc gia. Trong số khoảng 1ty USD nợ chuyển cho Petro VN và Vinalines thì không biết PVX, PVS, và các công ty con trực thuộc khác... mỗi công ty lãnh bao nhiêu nợ. Về Ngân hàng thì không biết trong số 4 tỷ USD nợ Vietcombank, VietinBank mỗi ngân hàng là bao nhiêu. Rõ ràng nợ xấu của ngân hàng là quá nhiều chứ không như công bố của các NH là nợ xấu chì thấp hơn 1 hay 2% gì đó. Quan trọng hơn nữa là không biết còn có Vinashine thứ 2, thứ 3 nào mà chưa bị phanh phui hay chưa.
Tuy nhiên cũng có mặt tích cực. Đó là tình thần dám nhìn thẳng vào sự thật, mạnh dạn mổ xẻ con bệnh Vinashine. Và các Tập đoàn, Tổng công ty khã có 1 tấm gương Vinashine để trông vào đó xem lại cách thức quản lý của mình. Đầu tư ra ngoài ngha2nh, Đầu tư dàn trải... Các cơ quan Chính phủ cần rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc trong việc quản lý các tập đoàn lớn... và nói chugn rất nhiều bài học nữa....
-
10-07-2010 03:51 PM #5
Junior Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 131
- Được cám ơn 9 lần trong 8 bài gởi
-
10-07-2010 04:01 PM #6
Vinashin Ko hẳn đã ảnh hưởng đến toàn bộ TT. Tuần vừa rồi VSP cũng có 1 phiên tăng nhẹ. Các chuyên gia PT rằng cp Vinashin đang được nhiều ng quan tâm + quá khứ giao dịch trước đây của Vinashin dù Cty này có làm ăn thua lỗ nhưng vẫn tăng rất mạnh đặc biệt là tháng 4 và tháng 5 nên nhiều ng sẽ nghĩ cp này có khả năng bị làm giá nhưng nếu các bạn tìm hiểu kỹ về nó sẽ rõ. http://.vn/Thi-truong-niem-yet/Bieu-.../EPS-VSP-2.chn
Không có cổ phiếu xấu hay cổ phiếu tốt
Chỉ có cổ phiếu tăng giá hay cổ phiếu giảm giá.
(Nicolas Darvas)
-
11-07-2010 11:52 PM #7
Một toppic hay
Thất ra câu chuyện về Vinashin những người phân tích về kinh tế thì không còn xa lạ gì. Cách đây 4 năm hàng chục nhà kinh tế đã đưa ra cảnh báo về siêu tập đoàn này. Những bằng chứng, chứng minh thuyết phục đều cho thấy nó sẽ sụp đỗ.
Cái vô lí vẫn luôn tồn tại trong sự hợp lý của ai đó vậy
Chẳng có gì đáng lo ngại cả các nhà đầu tư cần mạnh mẻ lên
-
11-07-2010 11:53 PM #8
Dân phiêu tán kiếm việc vì dự án của Vinashin
11/07/2010 06:28:15
- Trước thông tin Vinashin bị chẻ làm 3, phóng viên Bee đã tìm hiểu hoạt động một số dự án Vinashin tại Nam Định. Trong đó Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (Vinashin nắm giữ 51% vốn điều lệ) là dự án trong tầm lớn nhất của Vinashin ở tỉnh này.
Hoàng Anh bao gồm 9 nhà máy đóng tàu tại Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng), Thịnh Long (Hải Hậu) và Xuân Ninh (Xuân Trường) dọc bờ sông Ninh Cơ và 5 dự án khác.
Theo chị Vũ Thị Vóc đang là công nhân sơn tại nhà máy đóng tàu Thịnh Long I (Công ty cổ phần Hoàng Anh 3) tiết lộ: "Tôi cũng chỉ là người làm thuê, không có bảo hiểm, không có chế độ tăng lương, ai có nhu cầu làm thời vụ như tôi thì làm. Thông tin về Vinashin vừa qua cũng được nghe nhưng trên ban lãnh đạo không đưa ra thông tin gì. Riêng tổ sơn, trước năm 2008 có 40 công nhân, giờ chỉ còn 1-2 công nhân".
Xã Hải Châu huyện Hải Hậu, năm 2008 có 200-300 công nhân làm việc cho Vinashin. Sau đó thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lương trả chậm thấp đi nên số công nhân bỏ nghề chỉ còn khoảng 1/4 số công nhân còn ở lại làm việc.
Anh Phạm Văn Hà (Hải Châu) cũng phải bỏ nghề đi làm ăn nơi khác để nuôi sống gia đình, anh vừa trở về thăm nhà vài ngày. Anh cho biết: “Công nhân phần nhiều quay sang nghề thợ xây, làm mộc hoặc bỏ đi làm ăn xa như tôi”.
Còn chị Vóc cho biết thêm, thời gian này chỉ làm việc cầm chừng, ít việc. Lương tháng vừa rồi chậm, tính theo hợp đồng thời vụ, mùa màng thì nghỉ. Không làm ở đấy biết làm ở đâu?.
Chị cho biết thời gian này công nhân vẫn làm cho xong con tàu 12.500 tấn, thời gian còn kéo dài khoảng 1 năm.
dd
Nhà máy đóng tàu Hoàng Anh 01 vắng công nhân
Chiều 9/7, chúng tôi đến cơ sở khu công nghiệp đóng tàu của Công ty Hoàng Anh 1 (Xuân Trường), tại đây hoang vắng chỉ có vài bóng người. Ông Bùi Trường Sinh (Giám đốc điều hành Hoàng Anh 1) cho biết công nhân không làm việc với lý do mất điện.
Cũng theo ông Sinh, hiện công ty đang kiểm kê để bàn giao trực tiếp cho Tập đoàn Dầu Khí.
Hiện tại Hoàng Anh 1 đang đi vào hoàn thành 2 con tàu 4300 tấn, đến cuối năm sẽ hạ thủy. Số công nhân làm việc để đóng 2 con tàu này là 40 người.
Giải thích về dự án Hoàng Anh 7 vẫn chỉ là bãi đất hoang, ông Nguyễn Cao Bằng (Cán bộ Phòng vật tư - Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) cho biết: “Dự án Hoàng Anh 7 (Nghĩa Phong - Nghĩa Hưng) không phải dự án treo mà chỉ do đầu tư kinh phí quá dàn trải nên chưa có vốn cho dự án đó. Hiện tại vốn đang tập trung vào dự án khác làm kinh tế”.
Chi Bảo
http://bee.net.vn/channel/1983/20100...ashin-1758641/
-
12-07-2010 12:06 AM #9
http://tuanvietnam.net/2010-07-08-ta...-cuu-vinashin-
Tái cơ cấu hay “giải cứu” Vinashin?
Tác giả: Phạm Thanh Sơn (DNSGCT)
Bài đã được xuất bản.: 11/07/2010 06:00 GMT+7
Red
* In
* Email
* Thảo luận
TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
* Chặn bình thông nhau
* Tái cơ cấu hay “giải cứu” Vinashin?
* Tái cấu trúc tiến trình xây dựng quyết sách
* Thăng Long mới có rồng chầu, chưa có rồng bay!
*
*
* 1
Dòng thời sự kinh tế được dư luận quan tâm hơn cả trong tuần qua là Chính phủ quyết định tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), mà nếu gọi đúng thực chất thì đây là cuộc giải cứu cho một tập đoàn lớn vốn là đứa con cưng của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Vậy là, chuyện phải đến nay đã đến, khi mà mấy năm nay tập đoàn này đã có nhiều tai tiếng chung quanh chuyện nợ nần, hoạt động kinh doanh bung ra quá nhiều lĩnh vực trái ngành nghề với hơn 200 công ty con, công ty cháu. Có thể nói Vinashin được xem là tiêu biểu cho một mô hình làm ăn chịu nhiều phê phán, là một trong số các doanh nghiệp nhà nước có tầm cỡ nằm trong danh sách thanh tra toàn diện mà theo dự kiến sẽ bắt đầu trong tháng 7/2010.
Việc tái cơ cấu diễn ra trước thời hạn cuối cùng (từ ngày 1/7/2010) các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình mới là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Sau thời điểm ấy việc tái cơ cấu theo mệnh lệnh hành chính sẽ không còn được thực hiện.
Ngày 13/6, tức năm ngày trước khi có quyết định tái cơ cấu tập đoàn này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì một cuộc họp với sự tham dự của các bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và nhiều bên liên quan để giải quyết các vấn đề của Vinashin.
Cuộc họp đi đến nhận định được thể hiện qua thông báo kết luận của thủ tướng, do phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký ngày 18/6, nói rõ: "Hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của tập đoàn rơi vào tình trạng rất khó khăn". Chính phủ cho rằng ngoài các yếu tố khách quan như suy thoái kinh tế tác động, nguyên nhân chủ quan là do Vinashin đầu tư dàn trải, việc quản lý dự án, công nợ, sử dụng đồng vốn còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Công ty đóng tàu Hạ Long (Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - VINASHIN) hạ thủy thành công tàu chở ôtô sức chứa 4.900 xe - HL01, lần đầu tiên được đóng mới tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Thật ra, tình hình nói trên đã được báo động từ lâu với những thông tin thống kê đáng tin cậy từ các cơ quan chức năng.
Trước tiên, về đầu tư dàn trải thì Vinashin đứng hàng đầu trong các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia quá nhiều dự án ở các lĩnh vực khác nhau từ đóng tàu đến vận tải biển, cảng biến tới sản xuất thép, xi măng, bia, dịch vụ hàng không, bảo hiểm, ngân hàng, nhập khẩu ôtô - xe máy... Tình trạng đầu tư dàn trải như vậy khiến hiệu quả sử dụng đồng vốn - mà chủ yếu là vay từ nhiều nguồn - không cao, nhiều dự án đến nay thiếu vốn trầm trọng phải dở dang, nợ nần ngày càng chồng chất.
Vinashin cũng nổi tiếng là doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay vào việc mua sắm tràn lan và đầu tư tài chính thất bại nặng nề. Điển hình là việc mua con tàu mang tên Hoa Sen với khoản tiền lên tới 60 triệu euro nhưng sau đó không khai thác được phải neo đậu tại Khánh Hòa. Ngoài ra Vinashin đã dùng vốn vay quốc tế mua chín tàu cũ tuổi đời hơn 15 năm với tổng chi gần 200 triệu USD.
Nổi bật là những thua lỗ khi đầu tư vào cổ phiếu. Cụ thể công ty "mẹ" đầu tư mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt là 1.462 tỉ đồng, mua với giá 71.918 đồng/cổ phần, sở hữu 3,56% vốn điều lệ của Bảo Việt. Nhưng vào thời điểm 7/9/2009, giá cổ phiếu của Bảo Việt trên sàn HoSE chỉ là 37.100 đồng. Tính ra thiệt hại của Vinashin vào vụ này khoảng gần 700 tỉ đồng và đã phải chính thức thoái vốn và xin rút khỏi Hội đồng Quản trị, thay vào đó là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
* THEO CHỈ ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ, CÁC DỰ ÁN CỦA VINASHIN SẼ ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CHO TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM BAO GỒM:
- Khu công nghiệp Tàu thủy Lai Vu (Hải Dương) bao gồm cả Công ty Công nghiệp Tàu thủy Lai Vu
- Khu công nghiệp Tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa) bao gồm cả Ban quản lý dự án Khu công nghiệp Nghi Sơn
- Nhà máy Đóng tàu đặc chủng và Sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai)
- Nhà máy Đóng tàu Dung Quất
- Khu công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang)
- Phần vốn góp của Vinashin trong Công ty cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Hoàng Anh (Nam Định) và trong các dự án do công ty này làm chủ đầu tư
* BẢY ĐƠN VỊ KHÁC CỦA VINASHIN ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CHO TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM BAO GỒM:
- Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh)
- Cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng)
- Khu công nghiệp và Nhà máy Đóng tàu Hậu Giang
- Cảng và Nhà máy Đóng tàu Năm Căn (Cà Mau)
- Công ty Vận tải Biển Đông
- Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin
- Và phần vốn góp của Vinashin trong các doanh nghiệp vận tải biển khác.
Nhiều công ty "con" cũng đi theo con đường này khi lăn xả vào đầu tư cổ phiếu. Chẳng hạn Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng dù nợ nần chồng chất nhưng cũng vay vốn ngắn hạn để mua cổ phần của các đơn vị trong tập đoàn số tiền trên 58 tỉ đồng.
Công ty Đóng tàu Phà Rừng góp vốn cổ phần và mua cổ phiếu số tiền 61 tỉ đồng. Công ty này còn góp 2 triệu USD (40% vốn pháp định) thành lập liên doanh Baican nhưng liên doanh này đã bị thua lỗ, tính đến cuối năm 2007 số lỗ lũy kế lên đến trên 5,1 triệu USD, tương đương 81 tỉ đồng.
Tính đến 31/12/2008, nợ các tổ chức tín dụng của Vinashin là 19.885 tỉ đồng, tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Vinashin là 10,9 lần. Nợ quá hạn của Vinashin đến 31/12/2008 là 3.812 tỉ đồng, chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của bảy tập đoàn kinh tế của Nhà nước. Theo nguyên tắc kinh doanh, một doanh nghiệp có số nợ quá ba lần vốn sở hữu là đứng bên bờ phá sản. Cũng tính đến 31/12/2008, số tiền đầu tư của Vinashin vào lĩnh vực tài chính là 3.308 tỉ đồng trong đó có 144 tỉ đồng đầu tư vào chứng khoán.
Theo quyết định tái cơ cấu đối với Vinashin, Chính phủ yêu cầu tập đoàn này nội trong quý II/2010 phải chuyển 12 công ty con về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) để trở thành công ty TNHH một thành viên từ ngày 1/7/2010.
Tuy Chính phủ nói rằng đây là cách giúp tập đoàn này tập trung vào các ngành nghề kinh doanh mũi nhọn như đóng - sửa chữa tàu thủy, nhưng thực tế một nửa số doanh nghiệp được chuyển sang cho hai tập đoàn PVN và Vinalines lại nằm trong lĩnh vực đóng tàu hoặc ngành kinh doanh chính của Vinashin. Đây là hình thức giải cứu cho con cưng bởi hai tập đoàn vừa nói không chỉ nhận tài sản, đất đai, nhân sự mà còn phải nhận luôn cả công nợ và các khoản tiền mà Vinashin đã đầu tư vào 12 công ty này. Như vậy là gánh nặng đã được chuyển giao sang các tập đoàn khác.
Ngoài ra, khi trở thành công ty TNHH một thành viên, Vinashin sẽ được Bộ Tài chính cấp bổ sung vốn điều lệ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp cũng như được Chính phủ hứa tiếp tục phát hành trái phiếu cho Vinashin vay để cơ cấu lại nợ đáo hạn và thực hiện một số dự án đang dở dang. Việc bơm thêm tiền vào Vinashin cũng nhằm cải thiện tỷ lệ nợ trên vốn quá cao, một biểu hiện của kinh doanh kém hiệu quả.
Về phía Nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn khẳng định không có việc ưu ái cho Vinashin, bằng chứng là đã yêu cầu kiểm điểm cá nhân, tập thể, ban giám đốc liên quan đến những yếu kém đến mức nếu duy trì hình thức tập đoàn thì sẽ không có vốn để đầu tư tiếp tục. Đó cũng là lý do chuyển một số doanh nghiệp thuộc ngành nghề chính của Vinashin qua các tập đoàn khác.
Thông tin từ Petro Vietnam cho biết, tập đoàn này sẽ thành lập một ban điều hành, định giá các tài sản được chuyển từ Vinashin. Sau khi tiếp nhận sẽ xem xét kỹ có tiếp tục triển khai ngành nghề hay lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp này hay không.
Công bằng mà nói, việc hình thành tập đoàn Vinashin bốn năm trước đây nằm trong mục tiêu công nghiệp hóa đất nước, đặc biệt là đẩy mạnh ngành công nghiệp đóng tàu vươn lên tầm cỡ quốc tế. Thời gian qua Vinashin cũng đã nâng cao được năng lực ngành này qua khả năng có thể đóng được tàu 100.000 tấn, nhưng điều đó vẫn không nói lên được điều gì khi mà những khoản đầu tư lớn của Nhà nước không phát huy được hiệu quả. Có phải lực bất tòng tâm hay là cách làm ăn vung tay quá trán, một căn bệnh phổ biến của các tập đoàn nhà nước từng được nhiều nhà phân tích trong cũng như ngoài nước cảnh báo từ lâu.
Vấn đề đặt ra là đừng để tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng". Câu chuyện của Vinashin không phải của riêng doanh nghiệp này vì đó là một tập đoàn lớn sử dụng vốn nhà nước tức là vốn của người dân.
Cần xem lại vai trò quản lý của cơ quan nhà nước, bởi những lo ngại về những khuyết tật của mô hình tập đoàn ở nước ta nói chung và của Vinashin đã được cảnh báo từ lâu nhưng dường như không được quan tâm một cách nghiêm túc. Đầu tư dàn trải của Vinashin ai cũng biết mà không có cách chấn chỉnh.
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
-
13-07-2010 09:46 PM #10
Chuyển vụ Vinashin sang cơ quan điều tra
Trong thông báo tiếp theo phát đi chiều 12/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng khuyết điểm của Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình và một số cá nhân trong tập đoàn có dấu hiệu vi phạm hình sự.
> Vinashin choáng váng với án kỷ luật chủ tịch
TTXVN chiều 12/7 trích thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về về việc tiếp tục xem xét, xử lý đối với ông Phạm Thanh Bình, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Theo đó, Ủy ban kết luận ông Bình đã có thiếu sót, khuyết điểm và sai phạm nghiêm trọng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động tập đoàn.
Vinashin còn định mở liên doanh hàng không giá rẻ tại Việt Nam.
Cụ thể, ông Bình đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước cấp, cho vay hoặc bảo lãnh cho vay khi thực hiện các dự án nâng cao năng lực, nâng cấp và xây dựng mới các khu công nghiệp, nhà máy đóng tàu. Ông Bình cũng chấp thuận đầu tư mua sắm nhiều tàu cũ, tàu không thích hợp trong vận tải biển dẫn đến thua lỗ, gây hậu quả nghiêm trọng khiến tập đoàn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn.
Cũng theo ủy ban, ông Bình đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước về lập, phê duyệt và tổ chức đấu thầu các dự án do tập đoàn và các đơn vị thành viên làm chủ đầu tư. Ông Bình đã cho thành lập nhiều đơn vị thành viên, công ty cổ phần không đủ năng lực tài chính, kinh doanh; bổ nhiệm, cử con trai và em trai làm đại diện phần vốn của Nhà nước và giữ nhiều cương vị trái quy định của **** và Nhà nước.
Theo dòng sự kiện:
Vinashin phải tái cơ cấu (12/07)
Thanh tra Vinashin trong 75 ngày (10/07)
Bộ Tài chính xử lý thuế cho Vinashin (09/07)
Vinashin giao nhà máy đóng tàu Dung Quất cho Petrovietnam (09/07)
Vinashin choáng váng với án kỷ luật chủ tịch (07/07)
Chủ tịch HĐQT Vinashin bị đề nghị kỷ luật (05/07)
"Những sai phạm của đồng chí Phạm Thanh Bình là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Trong nhiều năm qua, Tập đoàn đã báo cáo không trung thực với Chính phủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp; hậu quả của những khuyết điểm, vi phạm của đồng chí Phạm Thanh Bình dẫn đến Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam có nguy cơ phá sản, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước", TTXVN trích thông báo của Ủy ban.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm của ông Bình nghiêm trọng đến mức phải có hình thức kỷ luật. Ủy ban đang tiến hành xem xét hình thức kỷ luật theo quy trình. Tuy nhiên, do những khuyết điểm của ông Bình và một số cá nhân của tập đoàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, Ủy ban quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét xử lý.
Đây là lần thứ hai Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo về vụ việc tại Vinashin. Trong thông báo đầu tiên đưa ra hôm 5/7, Ủy ban chỉ đề nghị kỷ luật ông Bình. Tuy nhiên thông báo ngày 12/7 của Ủy ban phát đi tín hiệu xử lý nghiêm khắc hơn.
Trong cuộc trao đổi với VnExpress hôm 7/7, Tổng giám đốc điều hành Trần Quang Vũ thừa nhận những khó khăn hiện nay của tập đoàn xuất phát từ sai lầm trong quản lý và tham vọng bành trướng quy mô tập đoàn. Tuy nhiên, ông Vũ cho biết lãnh đạo tập đoàn thấy choáng váng trước đề nghị kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Từng được xem là quả đấm thép, con đầu đàn của ngành công nghiệp nặng Việt Nam, với kỳ vọng trở thành thương hiệu đóng tàu hàng đầu thế giới, Vinashin dần lún sâu vào nợ nần do những sai lầm trong quyết định đầu tư dàn trải, ngoài ngành. Số nợ của tập đoàn trước thời điểm tái cơ cấu lên đến 80.000 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản chỉ hơn 90.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng. Trong số nợ này, một phần là trái phiếu quốc tế (bao gồm 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ), nợ đối tác và các nhà thầu trong nước.
Song Linh
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
tinhhb (27-07-2010)
-
13-07-2010 09:47 PM #11
-
14-07-2010 11:44 PM #12
Nhớ lại bài viết các vấn đề tăng trưởng Việt Nam
Sau vụ Vinashin tôi lại nhớ một bài viết về các vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam mọi người cung tham khảo nhé
http://my.opera.com/smalldreams/blog/show.dml/3194719
http://www.youtemplates.com/show.asp?file=12930
5. Một số tiềm năng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Tuy có một số yếu kém ở trên nhưng kinh tế Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển.
1. Thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD bình quân năm 2008 là 1024 USD/người. Tuy vậy, thu nhập bình quân đầu người tính theo giá năm 1999 chỉ đạt 758 USD, tính theo sức mua tương đương (PPP) đạt khoảng 3,500 USD/người/năm, xếp thứ 120 trên 174 quốc gia trên thế giới. Như vậy Việt Nam vẫn còn là một nước có thu nhập thấp. Do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn có thể được duy trì ở mức cao trong nhiều năm tới [6].
2. Nguồn lao động trẻ, dồi dào, có nền tảng giáo dục khá tốt. Nếu nguồn lao động này được đào tạo bài bản thì có thể tiếp thu các kỹ năng và kiến thức tạo nên nguồn lực dồi dào giúp kinh tế Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.
3. Dân số Việt Nam chỉ có 1/3 sống ở khu vực thành thị, có hơn 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ vào cơ cấu GDP còn thấp đây chính là tiềm năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Những tiềm năng này thể hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu về dân số nông thôn lên thành thị, chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
4. Việt Nam đã gia nhập WTO từ năm 2007, quá trình mở cửa hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Đây chính là sức ép và động lực cho quá trình cải cách của Việt Nam diễn ra nhanh hơn. Việt Nam cũng nhận được quan tâm của nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn trên thế giới. Các dòng vốn đầu tư nước ngoài và mở cửa thương mại thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.
5. Trình độ công nghệ ứng dụng trong sản xuất của nhiều ngành còn lạc hậu. Chất lượng quản lý nhà nước và doanh nghiệp còn yếu kém, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam khi các những yếu kém đó được cải thiện.
6. Kết luận và nhận định tăng trưởng
Qua phân tích trên chúng ta thấy kinh tế Việt Nam có một số hạn chế trong hiệu quả đầu tư và cơ cấu nền kinh tế nhưng cũng có nhiều tiềm năng để duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.
Trong dài hạn để phát huy được điểm mạnh và duy trì tăng trưởng cao, ổn định, điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải khắc phục những yếu kém từ những yếu tố chủ quan trong nội tại nền kinh tế. Trong ngắn hạn, sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào những diễn biến của kinh tế toàn cầu và những chính sách hiện giải quyết của chính phủ.
Qua phân tích và thông tin trong bài viết này chúng tôi nhận định về tăng trưởng Việt Nam qua một số giai đoạn như sau:
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
stockwizard (27-07-2010)
-
17-07-2010 06:12 PM #13
Sau Vinashin kế tiếp là tập đoàn KT nào đây ? Dầu khí, Điện lực hay Xây dựng ..vv ....& vv....Làm sao tránh khỏi khi mà một tập đoàn kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng điều hành theo chế độ bao cấp !!!!!!!
Lo lắm thay !!!Lo lắm thay !!!!
-
17-07-2010 06:54 PM #14
Junior Member- Ngày tham gia
- Nov 2009
- Bài viết
- 88
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Vụ Vinashin các bác không cần phải quá lo như thế. Đã có phương án trả nợ cho khoản nợ hơn 80.000 tỷ rồi. Các khoản nợ khác dù lớn hơn thế nữa cũng sẽ được trả theo hình thức này. Thực ra từ trước đến nay, chúng ta đang thực hiện theo hình thức trả nợ này mà vẫn không biết đấy thôi. Mời các bác tham khảo theo đường link sau :
http://f319.com/tapilu/1296242
-
19-07-2010 02:22 PM #15
-
21-07-2010 11:27 PM #16
Vụ Vinashin có gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam?
Vụ việc Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam, Vinashin, nợ đến 80 ngàn tỷ đồng trên tổng vốn chừng 90 ngàn tỷ đồng đã được chính phủ Hà Nội đưa ra biện pháp cứu vớt.
Ngân sách bị ít đi
Tuy nhiên biện pháp chuyển nợ của Vinashin sang cho hai tập đoàn khác là PetroVietnam và Vinalines có thể giúp giải quyết tình hình Vinashin hay có thể gây ra những khó khăn khác cho nền kinh tế Việt Nam?
Gia Minh nêu vấn đề này ra với tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia Cục Thống Kê Liên hiệp quốc, người luôn theo dõi sát tình hình kinh tế Việt Nam. Trước hết tiến sĩ Vũ Quang Việt nói về biện pháp cứu nguy mà chính phủ Hà Nội đưa ra cho Vinsahin vừa qua.
TS Vũ Quang Việt: Đó là khả năng tình thế thôi cho trường hợp một ‘người’ nợ nhiều mà không có khả năng trả nợ; đặc biệt là nợ nước ngoài. Toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam sẽ bị đánh giá thấp đi. Vinashin mất khả năng trả nợ nên phải giao Vinashin cho người khác để người ta trả nợ cho. Cách giao là giao cho PetroVietnam và Vinalines. PetroVietnam không có khả năng đóng tàu nhưng được giao vì có tiền. Hậu quả là ngân sách của Việt Nam lâu nay phần lớn nhờ vào đóng góp của PetroVietnam, nay tiền đó mang đi trả nợ thì ngân sách bị ít đi.
Trước đây Vinashin mua chứng khoán của Công ty Bảo hiểm, đầu tư vào thị trường chứng khoán, nay bắt những công ty kia phải mua với giá ban đầu; tức phần lỗ của Vinashin đẩy cho các thành phần khác chịu.
Gia Minh: Đó là một vấn đề còn những vấn đề gì khác nữa?
Ts Vũ Quang Việt: Việc đẩy những hoạt động không phải chuyên môn cho những công ty khác về lâu về dài sẽ gây khó khăn cho chính những công ty đó. Vấn đề đóng những tàu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài chưa chắc thực hiện được. Vinashin không có khả năng cung, nên ‘cầu’ trở nên vấn đề; như vậy về dài lâu có thể phải phá sản cho hết những công ty kia thôi.
Một vấn đề nữa là nợ của Vinashin cũng có phần từ các ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng không lấy được nợ sẽ khiến cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Trừ phi chính phủ lại in tiền thêm, bơm tiền tín dụng cho các ngân hàng sống còn. Từ đó nền kinh tế bị ảnh hưởng khá lớn không phải nhỏ, không khéo có thể đến khủng hoảng kinh tế. Nhiều vấn đề khác nữa.
Gia Minh: Theo ông sau khi áp dụng giải pháp ‘tình thế’ thì còn có hướng nào khác nữa?
TS Vũ Quang Việt: Nhìn về dài lâu, nếu cái gì không giải quyết được thì nên cho ‘chết đi’ hay ‘bán đi’. ‘tư nhân hoá’ đi. Nếu tiếp tục sẽ gây thêm vấn đề. Ví dụ Vinashin được giao nhiều đất ở khắp nơi nhưng nay Vinashin không có khả năng trả tiền đất đai nữa; nhiều nơi nông dân không biết làm gì; đất đai không đuợc trả, tiền lại không đuợc trả. Đó là vấn đề xã hội lớn.
Cơ hội đã qua
Gia Minh: Lâu nay đã có kế hoạch cổ phần hoá các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước rồi, theo ông cách thức làm lâu nay có theo đúng huớng để các doanh nghiệp tiến đến hoạt động có hiệu quả ?
TS Vũ Quang Việt: Con đuờng của Nhà nước Việt Nam từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng lên mắn chức thủ tướng là tạo ra nhiều tập đoàn, xem đó như ‘quả đấm sắt’ để phát triển nền kinh tế; tuy nhiên hệ thống đó lập ra chỉ có lợi cho những cá nhân trong cả hệ thống chính quyền và **** vì thế hỏng. Vấn đề tư nhân hoá không phải dễ: cần phải tạo ra sản phẩm gì thì người ta mới mua; phải có lợi nhuận trong tương lai mới có giá trị; còn không tạo ra đuợc giá trị tương lai mà chỉ là những ‘thủ thuật’ như thế, cuối cùng sẽ sụp đổ.
Vinashin đâu có tạo ra sản phẩm. Nhiều tập đoàn nhà nước khác cũng như vậy thôi.
Gia Minh: Tình hình u ám như thế, không lẽ phải giải thể hết các tập đoàn đó?
TS Vũ Quang Việt: Cách giải quyết tùy mỗi tập đoàn: ví dụ như PetroVietnam có dầu, xăng để bán và trong trường hợp giá còn cao thì không có vấn đề. PetroVietnam có thể làm tốt hơn, nhưng nếu làm xấu đi cũng chưa có vấn đề. Tập đoàn Điện lực, EVN, nhu cầu điện vẫn có đó nên có lỗ bắt buộc nhà nước phải bù lổ. Vinashin thì không có khả năng cung, còn những tập đoàn khác thì ‘cầu’ vẫn có đó, vấn đề là họ độc quyền và định giá để có lợi cho họ thôi.
Gia Minh: Ông vừa đề cập đến vấn đề độc quyền, lâu nay nhà nước cũng nói nhiều về điều này, theo ông con đuờng cạnh tranh vẫn chưa thể thực hiện đuợc tại Việt Nam?
TS Vũ Quang Việt: Tôi không có đủ hiểu biết về Việt Nam để trả lời câu hỏi này. Chính lãnh đạo Việt Nam họ phải biết rõ tại sao họ không để chuyện đó xảy ra, không đẩy vấn đề đó. Nhiều người giải thích vì quyền lợi của tập đoàn quá lớn, ở khắp mọi nơi. Độc quyền họ mới thu lợi nhiều, có vốn để đẩy ra những lĩnh vực khác, thành lập nhữngdoanh nghiệp nhỏ , thu hồi đất của dân kiếm thêm lợi.
Cả hệ thống chính phủ có lợi, nay yêu cầu thay thế thì khó. Người ta có thể nói miệng nhưng chưa chắc muốn làm như vậy.
Gia Minh: Trong thời gian qua, Việt Nam vẫn tự hào về thành quả kinh tế đạt đuợc; điều gì giúp Việt Nam đạt đuợc thành quả đó?
TS Vũ Quang Việt: Sau khi vào WTO, lẽ ra Việt Nam có nhiều lợi thế để đi vào kinh tế thế giơí; đầu tư vào Việt Nam nhiều. Tuy nhiên những chính sách sai lầm về tài chính, về ngân hàng, và quá hồ hởi trong phát triển; đặc biệt như trong vấn đề Vinashin và nhiều tập đoàn khác nữa, đã tạo nên lạm phát đến 23- 24% hồi năm 2008. Điều đó làm cho tốc độ phát triển sau đó dừng lại, và đi xuống làm cho nhiều người mất niềm tin, làm cho thị trường chứng khoán tưởng có thể đi lên đuợc trở thàng bong bóng. Cả một hệ thống chính sách làm cho nền kinh tế trở thành bong bóng, thay vì phát triển một cách có hiệu quả và chất luợng. Chính vì vậy đã để cơ hội vuột qua; nay sau những vụ như Vinashin thì có ngân hàng , định chế thế giơí nào dám mua trái phiếu, cổ phiếu của Việt Nam với giá cao như vừa qua nữa hay không.
Gia Minh: Cám ơn ông về những ý kiến vừa rồi
-
Có 2 thành viên đã cám ơn blackhole :
stockwizard (27-07-2010), tinhhb (27-07-2010)
-
27-07-2010 12:40 AM #17
Vinashin – Chuyện bây giờ mới kể (Bài 1)
Lê Trung Thành [1]
image “Cần táo bạo hơn nữa” và khoản vay 750 triệu USD
Tổng công ty công nghiệp tầu thủy Việt Nam (VINASHIN) chính thức ra đời tháng 1.1996 [2] với các doanh nghiệp đóng tàu truyền thống như Bạch Đằng, Sông Cấm, Hạ Long, Cần Thơ,… Năng lực đóng mới rất hạn chế, trình độ sản xuất manh mún, lạc hậu nên ngay tại chiến lược phát triển ngành đóng tàu giai đoạn 2001-2010, Chính phủ phê duyệt tổng mức đầu tư chỉ ở mức “rất nhẹ nhàng”: 450 triệu USD. Trong khoảng 10 năm kể từ ngày ra đời, VINASHIN hầu như chỉ đóng tàu trọng tải nhỏ dưới 6.500DWT đồng thời tiến hành vay vốn cải tạo, nâng cấp Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Nam Triệu để có thể đóng mới tàu 50.000DWT. Cũng trong giai đoạn này, Liên doanh sửa chữa tàu Huyndai – Vinashin được thành lập tại khu vực Hòn Khói - Ninh Hồa, Khánh Hòa. Đây là cơ sở đóng và sửa tàu lớn nhất Đông Nam Á, với nhiều thiết bị hiện đại và có 2 ụ khô có thể sửa chữa được tàu 400.000 DWT và đóng tàu 100.000DWT.
Từ cuối năm 2003, Vinashin tiến hành đàm phán với đại diện của Công ty đầu tư Graig Investment LTD, Anh Quốc để nhận đóng mới 15 tàu loại Diamont 53 - trọng tải 53.000 DWT trong tổng số 27 tàu mà hãng này đang đặt mua tại Trung Quốc và Việt Nam. Tin tức Vinashin sẽ có bản hợp đồng “vĩ đại” nhất trong lịch sử đóng tàu Việt Nam được truyền khắp nơi và đến tai các vị lãnh đạo cao cấp. Ngày 14.2.2004, ông Trần Đức Lương - Chủ tịch nước đến thăm Nhà máy đóng tàu Hạ Long và tại đây, trong bài diễn văn khen ngợi nhà máy, ông khuyến khích Vinashin theo dạng bức điện văn nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975. Ông Trần Đức Lương chỉ đạo: “Các đồng chí đã táo bạo cần táo bạo hơn nữa, đã tăng tốc cần tăng tốc nhanh hơn nữa để đưa ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta ngang tầm với các nước tiên tiến” … Câu nói này mở ra cho Vinashin (VNS) một cánh cửa rộng thoáng nhất và kích thích những người quản trị Vinashin “táo bạo hơn nữa” mà cú đầu tiên là thò tay ký bản hợp đồng đóng tàu với Hãng Graig vào tháng 4.2004. Theo công bố của Vinashin vào năm 2005, mỗi con tàu 53.000DWT có giá 26,5 triệu USD và lợi nhuận thu được khoảng 0,33 triệu USD từ mỗi sản phẩm (khoảng 1,2% doanh thu). Thế nhưng, ngay lúc ký kết xong nhiều nhà kinh tế hàng hải đã hết sức ngỡ ngàng vì Vinashin đã nhận đóng mới với giá quá thấp so với thị trường thế giới lúc đó khoảng 32,6 triệu USD một chiếc. Điều đó có nghĩa là Vinashin “tự nguyện” mất 6,1 triệu USD mỗi con tàu. Nếu nhân với 15 con tàu, Vinashin đã “đánh rơi” 90 triệu USD! Hãng đặt mua tàu với giá hời nhưng lại rất an tâm khi có tới 3 ngân hàng lớn của Việt Nam đứng ra bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Vinashin đóng tàu là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Ngoại thương còn Quỹ hỗ trợ phát triển (DAF) cho Vinashin vay 1.200 tỷ đồng. Sau khi có bản hợp đồng này, Vinashin tiến hành dự thảo lại Chiến lược phát triển ngành đóng tàu và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án điều chỉnh giai đoạn 2005-2010, định hướng đến năm 2015” theo quyết định 1106TTg ngày 18.10.2005. Bản đề án điều chỉnh đưa ra các mục tiêu đầy tham vọng nhằm mau chóng đưa Việt Nam thành quốc gia đóng tàu mạnh trong khu vực và trên thế giới, nội địa hóa sản phẩm tới 60% và có khả năng đóng mới tàu chở hàng 80.000DWT, tàu chở container đến 3.000 TEU, đóng tàu chở dầu 300.000 DWT, sửa chữa tàu 400.000 DWT… Cuối cùng, đề án khẳng định quyết tâm sẽ đạt tổng sản lượng đóng mới vào năm 2010 là 3 triệu T/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD và đến năm 2015 đạt 5 triệu T/năm (chiếm xấp xỉ 10% thị phần đóng tàu thế giới). Muốn đạt các chỉ tiêu “vĩ cuồng” nêu trên, Vinashin cần vốn đầu tư 3 tỷ USD cho 5 năm (2005-2010). So với dự tính ban đầu cho giai đoạn 2001-2010 là 450 triệu USD, thì nó gấp … 7 lần để gấp gáp thực hiện hàng loạt dự án mới.
Thủ tướng đã duyệt, Vinashin cứ theo vậy mà đòi vốn nên phương án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường tài chính quốc tế lần đầu tiên mau chóng được sự “đồng thuận” cao từ Chính phủ tới Bộ Tài chính và bên thụ hưởng là Vinashin. Thông qua các nhà môi giới tại thị trường chứng khoán Singapore ngày 3.11.2005, Chính phủ quyết định phát hành 750 triệu USD trái phiếu với lãi suất 7,125%/năm. Trước đó, theo Quyết định 914 ngày 1.9.2005, Chính phủ cho Vinashin vay lại số tiền này. Bà Lê Thị Băng Tâm, Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn sang Singapore, Hồng Kông, London, NewYork từ ngày 20 đến 28.10.2005 đã nhận được số tiền cần vay vì lãi suất khá hấp dẫn các nhà đầu tư tài chính quốc tế. Đó cũng là một sự kiện lớn thể hiện sự hội nhập của Việt Nam vào thị trường, mở ra một kênh huy động vốn mới đầy tiềm năng.
Theo thời giá năm 2005, 750 triệu USD tương đương 12.085 tỷ đồng VN nhưng sau khi thanh toán phí phát hành trái phiếu, Vinasin thực nhận có 731,45 triệu USD. Khoản vay này phải trả nợ gốc một lần vào ngày 15.1.2016 và mỗi năm phải trả 51,56 triệu USD tiền lãi chia làm hai lần trong năm (ngày 15.1 và 15.7) thông qua tài khoản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN. Vinasihn đã lên một bản kế hoạch phân bổ nguồn vốn này cho… 180 dự án thuộc giai đoạn 2006-2010 với tỷ lệ 50% để nâng cấp, mở rộng đầu tư xây dựng mới các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu, 30% đầu tư vào các dự án nhằm nội địa hóa các sản phẩm tàu thủy, sản xuất thép tấm, sản xuất động cơ, sản xuất container… và 20% còn lại dành để phát triển đội tàu. Có tiền trong tay, VNS bỗng chốc trở thành “Thánh Gióng”, các vị lãnh đạo tràn trề hy vọng rằng Vinashin sẽ sử dụng số tiền này để đưa Việt Nam thành cường quốc đóng tàu đứng thứ 5 trên thế giới sau vài năm nữa! Tương lai của các cụm công nghiệp tàu thủy trải khắp bờ biển hiện ra thật rực rỡ. Nào là Khu công nghiệp An Hồng (Hải Phòng) sản xuất các loại động cơ, nồi hơi tàu thủy, trang trí nội thất, Khu công nghiệp Lai Vu – Hải Dương sản xuất container và hy vọng sau một năm sẽ có loại container mang nhãn “Made in Việt Nam” ra lò, Khu công nghiệp Cái Lân thì triển khai dự án cán nóng thép tấm 500.000T/năm và chỉ năm sau sẽ không còn phải nhập thép đóng tàu nữa! Còn Khu công nghiệp Dung Quất sẽ có Nhà máy đóng loại tàu 100.000-150.000 DWT rồi nâng lên thành 300.000 DWT, tiến tới sản xuất các giàn khoan dầu khí …
Kế hoạch rồng bay, phượng múa của Vinashin có vẻ hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển khiến các vị càng ủng hộ Vinashin hết mình nên khi ông Phạm Thanh Bình kêu rằng 750 triệu USD chỉ mới đáp ứng 49% số vốn cần có (23.000 tỷ đồng chia cho 180 dự án) thì họ đồng ý cho Vinashin vay nợ Ngân hàng Credit Suisse (Thuỵ Sỹ) thông qua chi nhánh của ngân hàng này tại Singapore 600 triệu USD và cho phát hành trái phiếu trong nước liên tục 5 đợt nữa. Đây là “thời cơ vàng” để Vinashin vung vít khắp nơi nhằm khoa trương thanh thế! Vì vậy, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin được thành lập tháng 5.2006 rất dễ dàng nhờ hai chữ “thí điểm” giống như thời chuyển Hợp tác xã cấp thấp lên Hợp tác xã cấp cao vào những năm bảy mươi của thế kỷ trước, ông Chủ tịch Phạm Thanh Bình ký quyết định thành lập hàng chục doanh nghiệp thành viên đồng thời tiếp nhận hơn một trăm doanh nghiệp khắp ba miền xin đổi mác Vinashin với đủ ngành nghề, từ sản xuất sơn, khung nhôm… đến nuôi cá giống, nấu bia “cỏ”. Một loại HTX cấp cao “hổ lốn” nhưng lại được bao biện dưới hình thức “Tập đoàn đa ngành nghề”. Kỹ sư vỏ tàu Bình “sếu” dễ thương, dễ mến ngày xưa không còn nữa mà thay vào đó là một ông Chủ tịch, Tổng giám đốc Vinashin khệnh khạng, kênh kiệu xuất hiện ở khắp mọi nơi kèm theo với thói hãnh tiến vì ông ta đã “nắm được thóp” của nhiều quan chức.
Chính lúc Vinashin đang có đà tiến thì cũng là lúc bắt đầu có những dấu hiệu tụt dốc, hư hỏng. Những lời cảnh báo đầu tiên về sự tha hóa của Vinashin xuất hiện nhưng chẳng có ai để ý tới!
LTT
Chú thích của BVN:
[1] Nguyễn Trung Thành là bút danh của một Kỹ sư GTVT đã từng tốt nghiệp ở trong nước và được cử đi học tiếp tại Liên Xô, về nước năm 1987. Nhiều tư liệu do anh cung cấp là tư liệu quý hiếm trong ngành, chưa mấy người biết.
[2] Tổng công ty Công nghiệp đóng tàu thành lập ngay 31-1-1996 theo Quyết định số 69/Ttg do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký. Đến ngày 7-2-1996, nghĩa là chỉ sau 7 ngày, ông Kiệt lại ký Quyết định số 94/Ttg đổi tên thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.Viet tat la Vinashin, trụ sở đóng tại 108 phố Quan Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Ngày 15-5-2006,Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 103/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế Vinashin và ký luôn quyết định số 104/Ttg thành lập Tập đoàn Vinashin trên cơ sở Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Vì vậy, cái tên Vinashin có từ khi thành lập Tổng công ty năm 1996.
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
tinhhb (27-07-2010)
-
09-08-2010 12:23 PM #18
Lúc đầu em nghĩ vụ Vinashin cũng bình thường. Mọi chuyện đã rồi tuy nhiên giờ này thì quả thật Vinashin là một điều khủng khiếp đối với thị trường chứng khoán
-
09-08-2010 10:23 PM #19
Vinashin chuyện bây giờ mới kể (Bài 4)[*]: NGƯỢC SÔNG HỒNG BẤT THÀNH TÀU “CỬU LONG – VINASHIN” GÃY LÁI
Lê Trung Thành
Từ khi Tập đoàn kinh tế Vinashin (VNS) thành lập tháng 5/2006, họ đã mau mắn kết nạp khoảng 200 doanh nghiệp lớn nhỏ để trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề lạ lùng nhất từ trước tới nay.
Những ông, bà “con nuôi” trải rộng từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến vùng núi cao xa lắc, xa lơ đều được ân huệ gắn tên Vinashin ở phần cuối tên doanh nghiệp. Chẳng biết cách quản lý đàn con này ra sao nhưng thoạt nhìn, ai cũng biết nếu ông Chủ tịch Tập đoàn Phạm Thanh Bình dù có chỉ số IQ cao hết cỡ và có ba đầu sáu tay cũng không nhớ nổi tên và có chăm chỉ “đến thăm và làm việc” thì ông cũng chẳng bao giờ giáp mặt hết đống “con cái” sinh sôi mau mắn của mình! Tuy nhiên, vẫn có vài doanh nghiệp được ông đặc biệt “quan tâm, chăm sóc, hồ hởi mở rộng vòng tay đón chúng về với “mẹ” Vinashin. Nói một cách ví von, ông cho con tàu mang tên “Cửu Long – Vinashin” xuất bến từ km 9 – Quán Toan thuộc quận Hồng Bàng – Hải Phòng (Trụ sở Công ty Cổ phần Thép Cửu Long – Vinashin) ngược lên Hà Nội theo đường sông Hồng lên tận Yên Bái làm cuộc giải cứu ngoạn mục nhất, ly kỳ nhất chưa từng xảy ra trên đất Việt Nam!
Diễn biến câu chuyện này hơi dài dòng bởi sự việc xảy ra từ giữa những năm cuối thế kỷ hai mươi sang đầu thế kỷ hai mươi mốt, lúc các ông Vũ Tiến Chiến(1), Hoàng Quốc Hiển(2) còn đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Vào thời đó, Yên Bái còn nghèo lắm, các nhà lãnh đạo lo dân nghèo, dân đói nên nghe có cây gì, con gì chăn trồng mang lại ấm no là sẵn sàng du nhập. Trước tất cả là cây trẩu, cây sở, cây lai được trồng khắp nơi nhưng ít năm sau lại đốn bỏ, người dân nghèo vẫn hoàn nghèo, cụm từ “khổ sở lai” hình thành từ đó. Tới năm 1994, 1995 lãnh đạo Yên Bái quyết định chọn cây cà phê Catimo làm cây xóa đói giảm nghèo. Vào cuối những năm 2.000 đã có gần 1.800ha cà phê được trồng hầu hết các huyện, có năm cao nhất đạt gần 3.000ha! Cây cà phê Catimo xanh tốt được chạy vào thơ ca, nhạc họa, chạy vào các bài diễn văn đầy hào hùng của thời đại! Lúc đó, Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái – một doanh nghiệp nhà nước có hạng chuyên kinh doanh phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật… được lãnh đạo tỉnh tin tưởng nên ngân hàng cho Công ty vay vốn, đầu tư hơn 41 tỷ đồng mua giống, phân bón cùng nhiều loại vật tư cần thiết đưa xuống tận các thôn các xã vùng sâu vùng xa để cung cấp cho các hộ trồng cà phê. Vật tư sẵn trong kho, bà con cần bao nhiêu cứ tới lấy về. Lãnh đạo các xã đứng ra nhận nợ thay, chờ khi có sản phẩm bán ra sẽ trừ vào số tiền đã nợ. Để chuẩn bị cho công tác thu mua, chế biến, Công ty cà phê Yên Bái ra đời và ông Tiến sỹ Nông học – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Yên Bái được tỉnh ra quyết định giữ chức Giám đốc Công ty này.
Nhưng… Khi cà phê đến tuổi ra hoa, người ta chẳng thấy mấy cây kết trái! Cây nào có quả thì lưa thưa, năng suất cực thấp. Dân chúng hoang mang, chán ngán, lo lắng vì bao công sức, tiền của bỏ ra trồng cà phê nay chẳng thu lại được 5% - 10%. Thế là bà con bảo nhau chặt cà phê làm… củi. Đến năm 2004, diện tích chỉ còn lại 360ha. Catimo… về… mo! Kế sách tưởng như chắc ăn bị đổ vỡ hoàn toàn đã đẩy nhiều gia đình vào diện thiếu đói, mất đất, mất nhà, người ta đành gom góp chút sức tàn mua giống tre Bát Độ của Đài Loan về trồng lấy măng, lấy lá đắp đổi qua ngày. Còn Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái mất trắng vài chục tỷ đồng cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên vẫn có nhiều vị Chủ tịch xã (đứng nhận nợ thay dân) phải ra hầu Tòa án Nhân dân huyện sở tại!
Dư âm về cái chết tức tưởi của “Công chúa Catimo” chưa dứt thì kế hoạch trồng giống dứa Cayen ra đời. Sau khi điều tra thổ nhưỡng , người ta chọn ra 5 xã phía Bắc huyện Văn Yên gồm Châu Quế thượng, Châu Quế hạ, Đông An , Lâm Giang và Lang Thíp thành vùng chuyên canh trồng dứa với diện tích 2.400ha. Dựa vào phép tính mỗi ha dứa cho 50 tấn quả, nếu bán mỗi cân một ngàn đồng thì chẳng mấy chốc người nông dân sẽ có trong tay vài ba trăm triệu. Dứa nhiều như vậy, chắc phải xây ngay một nhà máy chế biến dứa và hoa quả xuất khẩu nên cái lễ khởi công xây dựng Nhà máy chế biến dứa, hoa quả xuất khẩu Đông An diễn ra khá rình rang. Lần này, Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái lại được vay hơn 41 tỷ đồng để thực hiện dự án hoành tráng với ước mong cây dứa Cayen mang đến vị ngọt ngào xóa nỗi chát đắng của cây cà phê catimo. Ngoài ra Công ty Vật tư Nông nghiệp còn đầu tư thêm 18,5 tỷ đồng xây dựng và mở rộng Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Bình Sơn với thiết bị hiện đại mua từ CHLB Đức và 8,5 tỷ đồng triển khai xây dựng Trung tâm nuôi lợn công nghệ cao. Vậy mà, trời chẳng có mắt, lại gây “họa vô đơn chí” cho Yên Bái lần nữa. Cây dứa Cayen tàn lụi rất nhanh sau 3 năm thử nghiệm. Công ty Vật tư Nông nghiệp mất hơn 32 tỷ đồng vốn trồng gần 500 ha dứa, mất 6,7 tỷ đồng ở dự án xây Nhà máy chế biến thức ăn gia súc và mất hơn 3 tỷ đồng ở dự án chăn nuôi lợn. Tổng cộng họ bị lỗ và mất vốn khoảng 42 tỷ đồng.
Với một tỉnh nông nghiệp, thu nhập thấp thì con số thất thoát 42 tỷ là quá lớn nên cơ quan thanh tra, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Yên Bái vào cuộc sau khi nhận được nhiều thư tố cáo có quá nhiều sai phạm ở Công ty Vật tư Nông nghiệp. Sau khi làm rõ, Thanh tra tỉnh yêu cầu Ban giám đốc Công ty Vật tư Nông nghiệp kiểm điểm và đề nghị tỉnh ủy, UBND tỉnh có hình thức kỷ luật nghiêm khắc với các cá nhân sai phạm, đồng thời ra quyết định thu hồi số tiền thất thoát nộp vào ngân sách. Hơn thế nữa, các cơ quan chức năng đã chuẩn bị chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra Sở công an Yên Bái nghiên cứu, điều tra làm sáng tỏ thêm sự vi phạm pháp luật của các cá nhân liên quan…
***
Chính trong thời gian này, công ty Cổ phần Thép Cửu Long – Vinashin đang tiến hành các bước cuối cùng để triển khai dự án xây dựng Nhà máy luyện gang thép đặt tại khu công nghiệp phía nam thuộc xã Văn Tiến huyện Trấn Yên trên diện tích 28ha với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 594 tỷ đồng. Ngày 29/01/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh yên bái cấp giấy chứng nhận đầu tư số 119/ UBND-CNDT cho Công ty Cổ phần Thép Cửu Long - Vinashin xây dựng Nhà máy luyện gang thép có quy mô đầu tư: dây chuyền thiêu kết công suất 150.000t/năm, lò cao luyện gang lỏng 180m3/giờ, dây chuyền luyện phôi thép 200.000 tấn/ năm, dây chuyền sản xuất ô xy 3.000 m3/ giờ, tiến độ thực hiện là 18 tháng. Ngày 07-03-2007, lễ khởi công xây dựng Nhà máy được tổ chức khá lớn với sự có mặt của các ông Hoàng Quốc Hiển - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, ông Hoàng Xuân Lộc - Chủ tịch UBND tỉnh, ông Dương Anh Điền Phó bí thư Thành ủy Hải Phòng và tất nhiên có mặt ông Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình. Trong bối cảnh Yên Bái đang trống vắng các doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì dự án xây dựng cơ sở sản xuất thép có suất đầu tư lớn của Vinashin được lãnh đạo tỉnh Yên Bái hết lòng giúp đỡ. Thông qua dự án đầu tiên thành hiện thực, Yên Bái ngỏ lời hợp tác toàn diện, lâu dài với Tập đoàn Vinashin đang “bừng bừng khí thế” và một biên bản chính thức ra đời ghi nhận rằng Vinashin sẽ sẵn sàng mở rộng đầu tư vào Yên Bái trên các lĩnh vực như công nghiệp, du lịch, thương mại và sẵn sàng giúp đỡ các huyện vùng cao giảm nghèo và phát triển bền vững. Có lẽ xuất phát từ mối quan hệ thân thiết này nên UBND tỉnh đã bàn bạc với lãnh đạo Vinashin cứu cho tỉnh một bàn thua trông thấy, ấy là tiếp nhận nguyên trạng Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái đang thua lỗ kéo dài và đầy bê bối. Sau khi nhất trí cao, UBND tỉnh Yên Bái phát ngay Công văn số 704/UBND-TH ngày 27/04/2007 gửi Thủ tướng Chính phủ xin chuyển giao Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái cho Vinashin quản lý. Hơn 6 tháng sau, ngày 30/11/2007 văn phòng Chính phủ gửi thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ tới UBND tỉnh Yên Bái và Vinashin “đồng ý chuyển Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái thuộc UBND tỉnh Yên Bái về làm đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam”.
Còn nữa
-
09-08-2010 10:23 PM #20
(Tiếp theo)
Trước khi kết thúc năm 2007 sáu ngày, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức lễ bàn giao nguyên trạng Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên Bái cho Vinashin nhưng đến lúc này, người ta mới biết doanh nghiệp Nhà nước “hàng đầu” của tỉnh sẽ về làm “công ty con” dưới quyền quản lý của ông Nguyễn Tuấn Dương - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thép Cửu Long - Vinashin. Dẫu có chút thắc mắc tại sao Công ty cổ phần lại có quyền quản lý doanh nghiệp Nhà nước (?) nhưng vẫn là một kết thúc có hậu. Cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy… ngậm ngùi tạm xếp lại hồ sơ đang thụ lý dở dang. Mấy vị lãnh đạo cao cấp của tỉnh thở phào nhẹ nhõm và sung sướng nhất chính là các cá nhân đang bị đưa vào tầm ngắm của pháp luật. Họ đã “bơi từ sông ra biển”, đã trở thành “con” được cấp giấy khai sinh với tên gọi “Công ty Vật tư Tổng hợp Cửu Long-Vinashin”. “Thừa thắng xông lên”, Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái lại trao đổi với lãnh đạo Vinashin đề nghị mau chóng tiếp nhận thêm 2 doanh nghiệp nữa là Công ty Cổ phần Sứ Kỹ thuật Hoàng Liên Sơn và Công ty Cổ phần Khoáng sản Yên Bái. Thế là ngay tại vùng cao xa tắp vinashin có ba Công ty con được gắn tên Cửu Long-Vinashin. Tên tuổi của ông Phạm Thanh Bình và ông Tổng Giám đốc Nguyễn Tuấn Dương nổi lên như cồn. Người ta dành không ít lời ngợi ca hai ông đã mang lại sự ổn định tình hình chính trị, kinh tế cho tỉnh Yên bái đầy sóng gió… Biết tin Vinashin tiếp nhận doanh nghiệp khá dễ dàng nên có vài ba công ty khác ở Yên Bái muốn được gia nhập nhưng họ bị từ chối bởi không có sự “giới thiệu”của các cơ quan đầu tỉnh.
***
Những tháng đầu tiên mang nhãn mác “Cửu Long - Vinashin” Công ty Vật tư Tổng hợp được Vinashin ưu đãi cho vay 6.7 tỷ đồng để có vốn kinh doanh vật tư nông nghiệp và trả mấy khoản nợ quá hạn nhưng vì đang lún sâu vào thua lỗ triền miên, số tiền còm cõi này không cứu nổi doanh nghiệp và hơn 500 người lao động. Con số nợ 80 tỷ đồng không có nguồn thanh toán đẩy Công ty vào đường cùng không lối thoát nhưng khốn khổ nhất là các cán bộ, công nhân vốn gắn bó với công ty hàng chục năm trời không có tiền lương, không có tiền bảo hiểm xã hội (là không có bảo hiểm y tế) nhiều người đành rời bỏ công việc quen thuộc để tìm kiếm nghề khác mưu sinh. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái, năm 2009 có năm doanh nghiệp trong tỉnh nợ 5,321 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội thì riêng Công ty Vật tư Tổng hợp Cửu Long – Vinashin nợ 32 tháng với số tiền 3,441 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Khoáng sản Cửu Long – Vinashin nợ 228 triệu. Cho đến nay, chỉ còn khoảng 200 cán bộ công nhân cố gắng “bám trụ” nhưng tương lai khá mịt mù.
Thiếu tiền kinh doanh, không tiền trả nợ và tập đoàn “mẹ” cùng “ông bố nuôi” Nguyễn Tuấn Dương đã cạn túi từ lâu nên Công ty Vật tư Tổng hợp lại nghĩ tới chuyện vay vốn ngân hàng có sự bảo lãnh của Tập đoàn. Tuy nhiên, dù đã hai lần ông Phạm Thanh Bình ký vào thư bảo lãnh tín dụng ngắn hạn cho Công ty Vật tư Tổng hợp vay số tiền 56 tỷ đồng (mỗi lần 28 tỷ) nhưng chẳng ngân hàng nào chịu mở hầu bao cấp tiền cho Công ty Vật tư Tổng hợp dù ông Bình cam kết Vinashin chịu trách nhiệm trả toàn bộ gốc và lãi thay trong trường hợp Công ty Vật Tư Tổng hợp không trả đúng hạn cho ngân hàng. điều đó cho thấy uy danh Vinashin đã tụt dốc thảm hại đến nhường nào!
Không vay được tiền, Công ty VTTH đành nhắm mắt đưa chân, lập hội đồng đánh giá thực trạng, lập hội đồng thanh lý bán công khai nhiều tài sản cố định của các cửa hàng, kho vật tư nông nghiệp, thu được gần hai tỷ đồng nhưng thanh tra tỉnh Yên Bái đã phát hiện ra nhiều sai phạm về công tác quản lý đất đai trong quá trình tiến hành thanh lý, nâng giá bán quá cao so với giá trị tài sản còn lại.
Mặc cho Công ty Vật tư Tổng hợp Cửu Long – VNS ở bên bờ vực phá sản, Tập đoàn VNS chưa có phương thức nào cứu vãn “đứa con bị ruồng bỏ” này. Bằng chứng xác thực nhất là vào ngày 11/12/2009 tại thành phố Yên Bái trong Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 30A/2008 Nđ – CP, Chính phủ giao trách nhiệm cho các tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước hỗ trợ các huyện nghèo nhất nước. VNS nhận giúp hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, ông Bình khoe rằng, năm 2009, VNS đã chi 2 tỷ đồng xóa nhà dột nát cho hơn 830 gia đình ở hai huyện trên. Ông cũng dõng dạc tuyên bố một kế hoạch gây xúc động lòng người là từ năm 2010 đến năm 2020, VNS sẽ hỗ trợ 200 tỷ đồng giúp Trạm Tấu và Mù Cang Chải phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, giáo dục, đào tạo nghề, y tế và văn hóa xã hội. Nhiều cán bộ, công nhân còn lại ở Công ty Vật tư Tổng hợp Cửu Long – Vinasin tự hỏi nhau “ông Chủ tịch hứa bỏ ra 200 tỷ đồng vậy tại sao không bỏ ra vài chục tỷ cứu doanh nghiệp của mình đang sống dở, chết dở???” Còn các nhà thầu đang xây dựng Nhà máy luyện gang thép thì buồn ra mặt bởi từ tháng 8/2009, công trình “trọng điểm ngành cơ khí” mang tên Cửu Long – VNS không còn tồn tại nữa mà thay bằng tên khác “Nhà máy luyện gang thép Cửu Long – Yên Bái” mất hẳn cái tên VNS kiêu hãnh một thời! Họ hứng khởi bao nhiêu khi tham gia thi công dự án sản xuất thép xốp từ hạt quặng sắt Yên Bái để chế biến thành phôi thép đưa vào lò cán nóng thành thép tấm đóng tàu như ông Phạm Thanh Bình, ông Nguyễn Tuấn Dương lên giọng vào tháng 3/2007 thì bây giờ đây, họ ngán ngẩm vì vốn liếng không đủ, thanh toán chậm chạp dẫn đến dự án kéo dài tới tận bây giờ chưa sản xuất được sản phẩm nào. Quặng sắt chất đầy sân bãi vài chục tháng nay đã ngả mầu, cỏ mọc ngập đầu…
***
Đến lúc này, các vị lãnh đạo tỉnh Yên Bái và ông chủ Vinashin cay đắng nhìn thảm cảnh suy sụp của Công ty Vật tư Tổng hợp không phương cứu chữa. Ông Phạm Thanh Bình rơi vào cảnh… “tiến thoái lưỡng nan”, hy vọng giải cứu Công ty Vật tư Tổng hợp Cửu Long VNS bất thành lại tiền mất, tật mang. Nhưng điều an ủi cho các vị lãnh đạo Tập đoàn là ở triển lãm Vietship - một triển lãm về ngành đóng tàu, công nghiệp phụ trợ và vận tải biển do VNS đứng ra tổ chức thu hút ba, bốn trăm các hãng tàu lớn, các tập đoàn từ khắp nơi thế giới tới dự, thì trong gian hàng của VNS người ta thấy trưng bày cả… dứa, làm khách quan nước ngoài hết sức… thích thú và lạ lẫm!
Cuộc giải cứu có một không hai có vẻ như đã xong từ ba năm trước, những người trong cuộc liên quan tới sự kiện này tưởng được yên thân nhưng họ không ngờ đến việc vẫn có rất nhiều cán bộ, công nhân đã viết đơn tố cáo, kiên trì đấu tranh đòi đưa ra ánh sáng công lý những vi phạm pháp luật của Ban lãnh đạo Công ty Vật tư Nông nghiệp Yên bái trước kia và Công ty Vật tư tổng hợp Cửu long – VNS hiện tại. Họ cũng dũng cảm quy kết Ban thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã tiếp tay che giấu cho một nhóm người… Chính vì vậy sau khi tiến hành kiểm tra các dấu hiệu vị phạm, tại kỳ họp lần thứ 32 ngày 5/7/2010, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã ra kết luận như sau: “Ban thường vụ tỉnh Yên Bái đã buông lỏng lãnh đạo, chưa chỉ đạo xử lý dứt điểm, triệt để các vụ việc nổi cộm để nhiều cán bộ, **** viên vi phạm, trong đó có một số cán bộ diện Ban thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái quản lý chưa được xem xét, xử lý kịp thời, gây dư luận bất bình… Qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm, phát hiện ba doanh nghiệp thực hiện ba dự án sử dụng vốn Nhà nước đang bị thua lỗ, mất vốn, chưa được xem xét xử lý đã bàn giao cho VNS do Chính phủ quyết định”.
Kết luận đã quá rõ ràng!
Con tàu “Cửu Long – VNS” do ông Phạm Thanh Bình phát lệnh ngược sông Hồng “cứu bạn” đã thất bại hoàn toàn. Liên minh “hợp tác toàn diện, lâu dài” giữa các vị lãnh đạo Yên Bái và VNS ẩn chứa âm mưu xóa bỏ dấu vết vi phạm pháp luật của mấy doanh nghiệp bước đầu đã bị phanh phui.
Ủy ban kiểm tra Trung ương quyết định tiếp tục xem xét vụ việc trên và sẽ thông báo vào kỳ họp thứ 33 sắp tới.
Chúng ta hãy chờ xem những ông nào, bà nào tham gia cuộc giải cứu này phải lộ mặt nguyên hình???
Chú thích:[*] Xem từ Bài 1, BVN ngày 21-7-2010
(1) Ông Vũ Tiến Chiến – Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nay là Chánh văn phòng Ban chỉ đạo TW chống tham nhũng.
(2) Ông Phùng Quốc Hiển – Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nay là Chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách và tài chính Quốc hội.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Siết tín dụng có ảnh hưởng đến thị trường?
By stockwizard in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 9Bài viết cuối: 22-10-2010, 11:41 AM -
Xu hướng thị trường sắp tới sẽ ra sao?
By thanhstock in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 209Bài viết cuối: 19-08-2009, 08:47 AM -
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VN HIỆN NAY - ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TỚI TTCK
By tran_phuong in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 1Bài viết cuối: 08-06-2008, 10:34 PM -
Kiều hối cuối năm và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán
By PhungLong in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-09-2006, 12:57 AM -
Seagames co anh huong den thi truong chung khoan ?
By in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks