Hybrid View
-
09-07-2010 09:46 PM #1
Vinashin ảnh hưởng ra sao đến thị trường
Trong những ngày vừa qua vụ còn tàu Vinashin chìm đã khiến cho thị trường chao đảo. Vậy VNS sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường.
Mong các cao thủ tham gia bình luận
-
Có 2 thành viên đã cám ơn blackhole :
stockwizard (23-08-2010), tinhhb (27-07-2010)
-
09-07-2010 09:47 PM #2
Ai chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ Vinashin?
Nguyễn Quang A
Thứ Năm, 8/7/2010, 07:08 (GMT+7)
Phóng to
Thu nhỏ
Add to Favorites
In bài
Gửi cho bạn bè
Ai chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ Vinashin?
Nguyễn Quang A
Một sản phẩm của Vinashin. Ảnh TL.
(TBKTSG) - Đến nay sự sai phạm ở Vinashin đã tương đối rõ. Bài viết này chỉ đưa ra vài nhận xét thuần túy về kinh tế liên quan đến các động lực, chính sách cũng như cách hành xử đã đẩy Vinashin đến đổ vỡ.
>> Cứu Vinashin không phải là cứu ngành đóng tàu
>> Chặn bình thông nhau
Vinashin đã vỡ nợ chưa?
Trả lời câu hỏi của một tờ báo về khả năng Vinashin có lâm vào tình trạng vỡ nợ nếu không được giải cứu, Tổng giám đốc điều hành của Vinashin ông Trần Quang Vũ khẳng định: “Chúng tôi gặp khó khăn nhưng chúng tôi không thể vỡ nợ được. Bởi thực ra, Vinashin không phải mất tài sản mà tài sản của chúng tôi vẫn ở các dự án, là đất, là những con tàu đóng dở” (người viết nhấn mạnh).
Thật buồn cho câu hỏi và càng đáng buồn hơn vì câu trả lời của “doanh nhân” lớn, CEO của một tập đoàn một thời lừng lẫy. Nếu lãnh đạo cấp cao vẫn tư duy theo kiểu đó, sau tái cơ cấu lần này Vinashin sẽ lại vỡ nợ trong tương lai không xa.
Vinashin đã thực sự vỡ nợ từ lâu rồi.
Một doanh nghiệp không có khả năng trả nợ gốc và lãi khi đến hạn là doanh nghiệp lâm vào trạng thái vỡ nợ, hay phá sản.
Điều 3 của Luật Phá sản quy định, “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Tài sản của doanh nghiệp có thể lớn hơn công nợ nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn có thể bị phá sản.
Theo báo cáo giám sát của Quốc hội “tổng số nợ quá hạn của Vinashin đến hết năm 2008 cũng lên tới 3.812 tỉ đồng, chiếm trên 91% tổng số nợ quá hạn của các tập đoàn năm 2008”. Nói cách khác năm 2008 Vinashin đã lâm vào tình trạng không trả được nợ đến hạn, tức là lâm vào tình trạng vỡ nợ hay phá sản (chỉ có điều chưa chủ nợ nào buộc Vinashin tuyên bố phá sản theo luật. Vinashin còn nợ Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí (PVFC) 1.835 tỉ đồng trong đó nợ quá hạn hơn 1.300 tỉ đồng).
Chỉ qua 2 con số trên cũng thấy Vinashin đã thực sự vỡ nợ sau hai năm thành lập. Chính vì thế mà năm 2009, đã có lúc Chính phủ phải can thiệp để tái cơ cấu Vinashin.
Chính phủ có ưu ái Vinashin?
Ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, phủ nhận: “Nói Chính phủ ưu ái Vinashin là không đúng. Phát triển công nghiệp chế tạo, trong đó có đóng tàu, là một trọng điểm của **** và Nhà nước để phát triển kinh tế biển. Đã là trọng điểm thì có hỗ trợ, và Chính phủ có cơ chế hỗ trợ”.
Theo từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học, 2009), ưu ái có nghĩa là “yêu thương và lo lắng cho”. Chẳng lẽ Chính phủ không yêu thương, không lo lắng cho Vinashin?
Chính phủ đi vay 750 triệu đô la Mỹ cho Vinashin dùng, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng khoanh nợ cho Vinashin từ gần một năm nay, nợ quá hạn của Vinashin không được coi là quá hạn và bất chấp những quy định về tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng tiếp tục cho Vinashin vay (đấy là sự can thiệp vi phạm các quy định hiện hành). Từ tháng 10-2009, Thủ tướng đã có Quyết định 1596/QĐ-TTg về các giải pháp thực hiện tái cơ cấu tài chính đối với Vinashin, Ngân hàng Nhà nước đã có Văn bản số 357/NHNN-TD.m ngày 17-7-2009 về khoanh và cơ cấu lại các khoản nợ cũ của Vinashin.
Nay lại tái cơ cấu một lần nữa và Chính phủ tiếp tục phát hành trái phiếu và cho tập đoàn này vay lại để thực hiện các dự án cấp thiết và cơ cấu lại nợ trong nước đã đến hạn.
Đấy mới chỉ là nói đến một phần vốn mà chính phủ lo cho Vinashin. Đấy chẳng lẽ không là sự ưu ái?
Vinashin có cơ man nào là đất từ Quảng Ninh đến Cà Mau, cứ đến tỉnh nào là đều “xin” được đất. Có công ty nào trong bốn năm trời làm được như vậy? Đấy chẳng lẽ không là sự ưu ái?
Còn có thể kể ra nhiều bằng chứng khác (như quyết định của Chính phủ bắt Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước “ôm” khoản đầu tư vào Bảo Việt của Vinashin giúp giảm cả ngàn tỉ đồng lỗ từ năm ngoái) về sự ưu ái mà Chính phủ dành cho Vinashin.
Có thể nói Chính phủ đã “quá ưu ái” Vinashin và chính sự nuông chiều này đã làm mềm ràng buộc ngân sách và là một trong vài nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Vinashin.
Ai chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ Vinashin?
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương **** Cộng sản Việt Nam, những sai phạm của ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT Vinashin “trong huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn của Nhà nước là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Các khoản nợ của Vinashin rất lớn, mất khả năng thanh toán”. Ông chủ tịch còn để xảy ra xung đột lợi ích khi bổ nhiệm người thân giữ các trọng trách lớn mà luật pháp nghiêm cấm. Các lãnh đạo khác của Vinashin cũng đang tiến hành kiểm điểm trách nhiệm và một số có thể bị truy cứu trách nhiệm. Sự thiếu hiểu biết của họ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng.
Nhưng ngoài những người trực tiếp này còn những ai cũng phải chịu trách nhiệm? Đấy mới là vấn đề chính.
Khi “bán lại” cổ phần Bảo Việt cho SCIC Vinashin lấy giá gốc (cao hơn khoảng 2 lần giá thị trường) và giảm được khoản lỗ cả ngàn tỉ đồng; còn tái cơ cấu lần này với việc “bán lại” các tài sản mà chủ yếu là đất kiếm được với giá rẻ nay chắc sẽ được chuyển nhượng với giá “quy định của Nhà nước mới đây” cao gấp nhiều lần, chắc chắn trên sổ sách Vinashin sẽ lấy lại được “cân đối”, thậm chí có lời và có thể khỏa lấp các khoản thất thoát khó ai có thể biết là bao nhiêu. (Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cứu Vinashin thực ra một phần cũng là để “siết nợ”).
Cách “cứu vớt” doanh nghiệp kiểu này sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu cho các doanh nghiệp nhà nước và càng làm cho ràng buộc ngân sách của chúng mềm hơn và sẽ có những hậu quả khôn lường.
Cần rút ra bài học nghiêm túc từ sự đổ vỡ của Vinashin và thay đổi tư duy một cách triệt để nhằm cải tổ các doanh nghiệp nhà nước.
Trong hai năm qua, TBKTSG liên tục có nhiều bài viết lên tiếng cảnh báo cho "con tàu" Vinashin (Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam) xung quanh những dự án chậm tiến độ, đầu tư ra ngoài ngành hay những ưu ái mà Vinashin có được.
“Hơn nữa, việc chuyển giao cổ phiếu theo giá gốc của Vinashin về SCIC còn có thể tạo ra tiền lệ không tích cực cho những doanh nghiệp nhà nước khác đã tham gia IPO Đạm Phú Mỹ, Vietcombank, Sabeco, Habeco. Họ có thể đề nghị chuyển nhượng lại cổ phiếu đã mua cho SCIC với giá IPO và SCIC có chấp nhận không? Mặt khác, nếu hai năm vừa qua giá cổ phiếu Bảo Việt tăng cao hơn giá IPO, thì Vinashin có đồng ý chuyển nhượng cho SCIC với giá gốc không? Những câu hỏi đó đang gợi lên nhiều thắc mắc cho thị trường tài chính!”. (Bài “Ước gì như Vinashin... ” đăng ngày 8/10/2009).
“Vinashin đang “mắc cạn” ở một số dự án không phải vì những khó khăn mang tính thời điểm và cũng không nằm ở vấn đề vốn hay công nghệ đóng tàu”, trong bài “Viết tiếp chuyện đóng tàu ở Vinashin” đăng ngày 22/10/2009.
“Không ai nghi ngờ việc Vinashin có đầy đủ ưu thế và kỹ năng để “làm ăn lớn” trên địa hạt công nghiệp đóng tàu vận tải thủy, nhưng nếu vẫn tư duy kinh doanh theo kiểu tự cung tự cấp, tự làm mọi thứ để phục vụ việc đóng tàu thì quả là... khó hiểu, nhất là trong thời buổi mà tiến trình phân công lao động thị trường ngày càng đi vào tinh vi và chuyên nghiệp hóa”. (Bài “Từ Vinashin, nghĩ về vai trò của doanh nghiệp lớn” đăng ngày 6/11/2009).
“Vấn đề là ở chỗ trong khi nợ của Vinashin được khoanh và cơ cấu lại, thì các khách hàng khác của PVFC, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, lại không được ưu đãi này? Liệu điều đó có công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước với nhau, chưa nói giữa doanh nghiệp quốc doanh và dân doanh? Hơn nữa việc khoanh nợ của Vinashin làm cho việc phân loại nợ của PVFC trở nên phức tạp”. (Bài “Vinashin: bài toán khó của PVFC”, TBKTSG đăng ngày 19/4/2010).
http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/37253/
-
-
14-10-2010 01:48 PM #3
SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN
Tập đoàn Kinh tế Vinashin được thành lập theo Quyết định số 103/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/5/2006 và Quyết định 104 QĐ - TTg thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Tập đoàn Kinh tế Vinashin là một Tập đoàn đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và có chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành Công nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai đào tạo, làm nòng cốt để ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả.
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY:
1. Về cơ cấu tổ chức:
a) Công ty mẹ:
Tập đoàn Kinh tế Vinashin được hình thành trên cơ sở Tổng công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Trong đó, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thành lập trên cơ sở Văn phòng tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và các đơn vị phụ thuộc: 03 Chi nhánh (Công ty xuất nhập khẩu Vinasshin; Trung tâm đào tạo và hợp tác lao đông với nước ngoài; Trung tâm Tư vấn quản lý đầu tư và Kiểm định xây dựng Vinashin) và các Ban chuyên môn nghiệp vụ, hiện nay Văn phòng tập đoàn có: 14 Ban chuyên môn nghiệp vụ và 32 Phòng thuộc các Ban nghiệp vụ.
Một số chi nhánh còn lại của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn đã chuyển thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Sau khi các dự án đầu tư này đi vào hoạt động có hiệu quả, tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, Tập đoàn sẽ nhượng lại một phần vốn điều lệ của các công ty này để chuyển thành các công ty cổ phần, thu hồi vốn đầu tư.
b) Số lượng và hình thức pháp lý các công ty con:
Theo Quyết định số 104/TTg ngày 15/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, hệ thống các công ty con thuộc Tập đoàn gồm có: Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con; các Công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty liên kết do Tập đoàn năm giữ dưới 50% vốn điều lệ và các đơn vị sự nghiệp.
+) Các Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.
Các Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ được hình thành trên cơ sở Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và tổ hợp Công ty con bao gồm từ việc sắp xếp các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, các công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty và các công ty cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Tại Quyết định số 104/TTg ngày 15/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tập đoàn thành lập 8 Tổng công ty và 7 công ty TNHH một thành viên khi có đủ điều kiện thì thành lập các Tổng công ty. Như vậy, khi thực hiện xong Quyết định 104/TTg của Thủ tướng Chính phủ Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam sẽ có 15 Tổng công ty là công ty con thuộc Tập đoàn.
Đến nay đã có 3 Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án để Tập đoàn ra quyết định thành lập là:
* Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (Công văn số 1726/VPCP - ĐMDN ngày 03/4/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty CNTT Nam Triệu)
* Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (Công văn số 963/TTg - ĐMDN ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty CNTT Bạch Đằng)
* Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng (Công văn số 893/TTg - ĐMDN ngày 9/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty CNTT Phà Rừng)
Tập đoàn đang chỉ đạo một số công ty TNHH một thành viên có quy mô về tổ chức và năng lực sản xuất kinh doanh, sắp xếp các công ty thuộc Tập đoàn dự kiến cho phép xây dựng Đề án thành lập các Tổng công ty tiếp theo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện
+) Các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.
+) Các Công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
+) Các công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
+) Các đơn vị sự nghiệp.
(có danh sách kèm theo).
2. Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh có liên quan của Tập đoàn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
- Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện nổi; Chế tạo kết cấu dàn khoan; Thiết kế thi công công trình thuỷ, nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ;
- Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công nghiệp tàu thuỷ; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các loại hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ;
- Lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Công nghiệp Tàu thuỷ; Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; Đào tạo, cung ứng xuất khẩu lao động trong ngành công nghiệp tàu thuỷ;
- Dịch vụ, khách sạn, cung ứng hàng hải; Dịch vụ Logistic, tàu mẫu, quảng cáo; Tổ chức, khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới sản xuất; Vận tải biển;
- Sản xuất, mua bán thép đóng tàu, thép cường độ cao; Sản xuất, lắp ráp động cơ Diezel, động cơ lắp đặt cho tàu thuỷ; Sản xuất, lắp ráp trang thiết bị nội thất tàu thuỷ; Mua, bán, vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí;
- Lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất nhập khẩu và mua bán vật tư, thiết bị giao thông vận tải (trừ vật tư thiết bị, phương tiện giao thông vận tải cấm xuất nhập khẩu do pháp luật quy định);
- Khảo sát, thiết kế, cung cấp lắp đặt các hệ thống tự động, phòng cháy, chữa cháy;
- Dịch vụ hoa tiêu hàng hải; Dịch vụ hàng hải: Đại lý cung ứng, lai dắt, sửa chữa, vệ sinh tàu biển, môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hoá; Đại lý hàng hoá và môi giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải; Dịch vụ cảng, bến cảng, bốc xếp hàng hoá, hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải;
- Kinh doanh nạo vét luồng lạch và san lấp, tạo bãi, mặt bằng xây dựng; Kinh doanh vật liệu xây dựng; Kinh doanh hạ tầng cơ sở khu công nghiệp;
3. Cơ cấu quản lý và điều hành:
Cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định gồm: Hội đồng quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Ban kiểm soát Tập đoàn, Tổng giám đốc điều hành, các Tổng giám đốc chức năng, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
Hội đồng quản trị Tập đoàn là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Chủ tịch Tập đoàn. Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam là đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Cơ cấu quản lý của các công ty con là các Tổng công ty gồm: chủ tịch Tổng công ty, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Công ty con là Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoạt động theo mô hình Chủ tịch Công ty.
Công ty con là Công ty cổ phần hoạt động theo mô hình Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn Cat Du :
blackhole (21-10-2010), stockwizard (14-10-2010)
-
20-10-2010 03:16 PM #4
Quý 1 năm nay, Vinashin vẫn còn... báo lãi
Phía trước trụ sở của Vinashin tại Hà Nội.
▪ NGUYÊN VŨ
Một báo cáo 18 trang, đề ngày 19/10/2010 của Chính phủ về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vừa được gửi đến Quốc hội
Năm 2009, Vinashin lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng. Trong thời gian dài các chức danh quan trọng của tập đoàn tập trung vào một người, mà "người này những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng"…
Đó là một vài dữ liệu từ bản báo cáo 18 trang, đề ngày 19/10/2010 của Chính phủ về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vừa được gửi đến Quốc hội.
Theo đánh giá của Chính phủ, gần 5 năm qua, nhất là từ 2008 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, tác động nặng nề đến nền kinh tế nước ta, hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
“Riêng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, do cả nguyên nhân chủ quan, khách quan, đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn”.
Điểm lại quá trình hình thành và phát triển của Vinashin, Chính phủ cho biết Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thành lập năm 1996 và “lên tập đoàn” vào tháng 5 năm 2006.
Tập đoàn đã có nhiều nỗ lực, tạo ra được cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng và khá đồng bộ của ngành công nghiệp tàu thủy với 110 cơ sở sản xuất, trong đó có 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động, 14 nhà máy đóng tàu đang đầu tư có trình độ công nghệ tiên tiến.
Cũng theo báo cáo, “tổng số đến hết năm 2009 Vinashin đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 3.300 tỷ đồng”, vốn chủ sở hữu đã tăng từ hơn 100 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng, giá trị tài sản 104.000 tỷ đồng.
-
20-10-2010 03:17 PM #5
Không phát hiện được tập đoàn "nói dối"
Phần những khó khăn, yếu kém và nguyên nhân, theo báo cáo, do công tác dự báo còn nhiều bất cập nên việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác. Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay, nhiều dự án chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi.
Đáng chú ý, “ khi tập đoàn kiến nghị cho mua tàu cũ vận chuyển hành khách Bắc - Nam, Thủ tướng Chính phủ không đồng ý và chỉ cho chủ trương là thực hiện đóng mới. Việc tập đoàn mua tàu cũ (Hoa Sen) là cố ý làm trái với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về đầu tư”, báo cáo nêu rõ.
Theo dự kiến của Chính phủ, năm 2010, Vinashin sẽ tiếp tục thua lỗ, trong bối cảnh đến tháng 6/2010, tống số nợ của tập đoàn đã là 86 nghìn tỷ đồng.
Những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo tập đoàn, theo Chính phủ, là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu của những khó khăn, yếu kém đã nêu trên.
Một trong nhiều biểu hiện đó là nhiều năm liền Vinashin báo cáo không trung thực về sử dụng vốn, về đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009 lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng.
“Khuyết điểm này của lãnh đạo tập đoàn làm cho cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ sở hữu cấp trên nắm không đúng thực trạng nên chỉ đạo không phù hợp, không kịp thời”, Chính phủ nhấn mạnh.
Nguyên nhân tiếp theo được chỉ ra là “việc quản lý Nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ với tập đoàn kinh tế nói chung và Vinashin nói riêng còn nhiều bất cập, lúng túng. Bộ Giao thông Vận tải chưa phát hiện kịp thời những yếu kém trong hoạt động và cố ý làm trái của tập đoàn để chủ động, đề nghị các cơ quan chức năng và báo cáo Thủ tướng ngăn chặn, xử lý.
Mặt khác, “các bộ chức năng được giao trách nhiệm đã không phát hiện được việc tập đoàn báo cáo không trung thực”, báo cáo nêu rõ.
Đồng tình với… sai trái
Vẫn nằm trong nguyên nhân của yếu kém, Chính phủ nhìn nhận mô hình tập đoàn đang triển khai thí điểm, nhưng ở Vinashin trong thời gian dài (từ khi còn là tổng công ty) tập trung các chức danh Bí thư **** ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Tổng giám đốc vào một người. “Mà người này, những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng”, Chính phủ đánh giá.
Trong khi đó, **** ủy, Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, các phó tổng giám đốc yếu kém, đấu tranh, không thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao về lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát, ngược lại còn đồng tình với những việc làm sai trái của người đứng đầu tập đoàn, báo cáo chỉ rõ.
Liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho Vinashin, Chính phủ báo cáo rõ với Quốc hội là “tuy khó khăn phức tạp rất lớn, nhưng vẫn còn đang kiểm soát được”.
Chính phủ cũng cho biết, trong tháng 10/2010 sẽ hoàn thành việc tái cơ cấu tổ chức, ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế quản lý tài chính của tập đoàn.
Phần “một số bài học kinh nghiệm”, theo Chính phủ, thì chủ trương tách bạch rõ chức năng quản lý sản xuất kinh doanh và giao cho doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn kinh tế quyền tự chủ, tự quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo toàn vốn, về hiệu quả sản xuất kinh doanh, về thực thi pháp luật, là phù hợp và cần thiết trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng phải đảm bảo được một số điều kiện. Như hoàn thiện khuôn khổ pháp luật trong sản xuất kinh doanh, bố trí đủ mạnh hội đồng quản trị, quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và đề cao trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu…
Sáng nay (20/10), tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ tám, trong phần báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011, Thủ tướng cũng đã dành ít phút nói về Vinashin. Ông đánh giá, tình trạng nghiêm trọng hiện nay của tập đoàn này chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnh đạo tập đoàn.
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn", Thủ tướng nói.
-
20-10-2010 03:40 PM #6
-
21-10-2010 02:06 PM #7
"Vinashin phá sản theo kiểu Việt Nam"
Trao đổi với báo chí sáng nay, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng về mặt khoa học Nhà nước đã cho Vinashin phá sản, có chăng chỉ chưa tuyên bố chính thức.
Những rối ren tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đang là chủ đề sau khi Chính phủ gửi báo cáo chi tiết tới các đại biểu Quốc hội chiều qua.
- Với khoản nợ lên tới hơn 85.000 tỷ đồng và không có khả năng chi trả, theo ông, tại sao không để Vinashin tuyên bố phá sản?
- Đứng về mặt khoa học kinh tế thì Nhà nước đã cho Vinashin phá sản rồi, có điều không tuyên bố thôi. Việc chuyển đổi một số ngành nghề kinh doanh sang doanh nghiệp khác, cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình quản lý, tính toán lại nợ… là những biểu hiện.
Tuy nhiên, Vinashin là một tập đoàn nhà nước mà Chính phủ là chủ sở hữu. Nên cách ứng xử phải khác. Tập đoàn ấy còn liên quan đến 7 vạn lao động đang làm việc tại đây. Thêm vào đó, phải đặt việc phá sản trong bối cảnh của năm 2010 khi mà quỹ bảo hiểm thất nghiệp mới hình thành năm 2009 và hiện giờ thì vẫn chưa đủ thời gian để hình thành nguồn để chi trả.
Khi tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp không chịu trách nhiệm về những khoản lỗ, cũng như các vấn đề gì nảy sinh tiếp theo với doanh nghiệp nhưng với Vinashin thì không thể làm thế. Với cách phá sản đặc thù của Vinashin, người lao động không bị đẩy ra đường, các khoản nợ ngân hàng vẫn được đảm bảo… và Chính phủ vẫn đảm bảo được sự ổn định vĩ mô.
- Trong quá trình tái cơ cấu, Vinashin chuyển một số khoản nợ sang Petrovietnam và Vinalines khiến nhiều người lo ngại đây là hình thức chuyển nợ cho doanh nghiệp nhà nước khác trả thay Chính phủ. Ông nghĩ sao?
- Cũng không hẳn thế. Việc chuyển nợ kèm theo nhiều việc khác là hình thức để chuyên môn hóa cho Vinashin. Trước đây, mọi người cứ phê phán Vinashin kinh doanh đa ngành, rời xa ngành chính thì bây giờ tách ra chỉ tập trung vào chuyên môn của họ thôi. Các ngành khác thì chuyển sang doanh nghiệp có lợi thế hơn trong kinh doanh.
- Nhưng khi chuyển như vậy thì bản thân các khoản nợ cũng chưa rõ ràng, tại sao không kiểm toán trước rồi mới chuyển?
- Giống như nhà có 3 người con, một người bị bệnh thận, ông bố bảo 2 người còn lại góp tiền để đưa đi thay thận. Lúc đó thì không nên hỏi kiểu: “Nếu con bỏ ra 10 triệu đồng nhỡ em không trả được thì sao?”. Cùng một chủ sở hữu cả nên cũng không cần thiết phải làm việc đó.
- Trong vụ việc tại Vinashin, báo cáo giám sát của Quốc hội đã có cảnh báo nhưng rồi những sự việc sai phạm vẫn tiếp diễn. Trách nhiệm của Quốc hội đến đâu?
- Trong báo cáo giám sát về quản lý vốn của tập đoàn năm 2009, tổ giám sát có nói rõ là phải tiến hành cơ cấu lại và ban hành luật quản lý vốn và tài sản nhà nước. Tuy nhiên, khi biểu quyết thì Quốc hội không thông qua. Ở đây, Quốc hội cũng có lỗi.
- Như vậy thì trách nhiệm của tổ giám sát ra sao?
- Việc đưa ra vấn đề đúng nhưng không thuyết phục được Quốc hội thì phải xem xét lại phương pháp thuyết phục của người được giao nhiệm vụ đó. Phương pháp thuyết phục có thể chưa đúng. Một ví dụ hiển nhiên là thấy đèn đỏ phải dừng lại theo luật để đảm bảo an toàn cho mình và nhiều người khác, nhưng nhiều người vẫn vượt qua đèn đỏ.
Hoàng Ly
Vnexpress
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
blackhole (21-10-2010)
-
10-07-2010 02:35 PM #8
Junior Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 131
- Được cám ơn 9 lần trong 8 bài gởi
-
10-07-2010 03:39 PM #9
Junior Member- Ngày tham gia
- Sep 2009
- Bài viết
- 90
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Chắc chắn là vụ Vinashine ảnh hưởng đến thị trường rồi, nhưng không biết ảnh hưởng đến đâu. Khoảng nợ 80 ngàn tỷ VND tức tương đương hơn 4 tỷ USD, tức khoảng 4% GDP của quốc gia. Trong số khoảng 1ty USD nợ chuyển cho Petro VN và Vinalines thì không biết PVX, PVS, và các công ty con trực thuộc khác... mỗi công ty lãnh bao nhiêu nợ. Về Ngân hàng thì không biết trong số 4 tỷ USD nợ Vietcombank, VietinBank mỗi ngân hàng là bao nhiêu. Rõ ràng nợ xấu của ngân hàng là quá nhiều chứ không như công bố của các NH là nợ xấu chì thấp hơn 1 hay 2% gì đó. Quan trọng hơn nữa là không biết còn có Vinashine thứ 2, thứ 3 nào mà chưa bị phanh phui hay chưa.
Tuy nhiên cũng có mặt tích cực. Đó là tình thần dám nhìn thẳng vào sự thật, mạnh dạn mổ xẻ con bệnh Vinashine. Và các Tập đoàn, Tổng công ty khã có 1 tấm gương Vinashine để trông vào đó xem lại cách thức quản lý của mình. Đầu tư ra ngoài ngha2nh, Đầu tư dàn trải... Các cơ quan Chính phủ cần rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc trong việc quản lý các tập đoàn lớn... và nói chugn rất nhiều bài học nữa....
-
10-07-2010 03:51 PM #10
Junior Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 131
- Được cám ơn 9 lần trong 8 bài gởi
-
10-07-2010 04:01 PM #11
Vinashin Ko hẳn đã ảnh hưởng đến toàn bộ TT. Tuần vừa rồi VSP cũng có 1 phiên tăng nhẹ. Các chuyên gia PT rằng cp Vinashin đang được nhiều ng quan tâm + quá khứ giao dịch trước đây của Vinashin dù Cty này có làm ăn thua lỗ nhưng vẫn tăng rất mạnh đặc biệt là tháng 4 và tháng 5 nên nhiều ng sẽ nghĩ cp này có khả năng bị làm giá nhưng nếu các bạn tìm hiểu kỹ về nó sẽ rõ. http://.vn/Thi-truong-niem-yet/Bieu-.../EPS-VSP-2.chn
Không có cổ phiếu xấu hay cổ phiếu tốt
Chỉ có cổ phiếu tăng giá hay cổ phiếu giảm giá.
(Nicolas Darvas)
-
11-07-2010 11:52 PM #12
Một toppic hay
Thất ra câu chuyện về Vinashin những người phân tích về kinh tế thì không còn xa lạ gì. Cách đây 4 năm hàng chục nhà kinh tế đã đưa ra cảnh báo về siêu tập đoàn này. Những bằng chứng, chứng minh thuyết phục đều cho thấy nó sẽ sụp đỗ.
Cái vô lí vẫn luôn tồn tại trong sự hợp lý của ai đó vậy
Chẳng có gì đáng lo ngại cả các nhà đầu tư cần mạnh mẻ lên
-
11-07-2010 11:53 PM #13
Dân phiêu tán kiếm việc vì dự án của Vinashin
11/07/2010 06:28:15
- Trước thông tin Vinashin bị chẻ làm 3, phóng viên Bee đã tìm hiểu hoạt động một số dự án Vinashin tại Nam Định. Trong đó Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (Vinashin nắm giữ 51% vốn điều lệ) là dự án trong tầm lớn nhất của Vinashin ở tỉnh này.
Hoàng Anh bao gồm 9 nhà máy đóng tàu tại Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng), Thịnh Long (Hải Hậu) và Xuân Ninh (Xuân Trường) dọc bờ sông Ninh Cơ và 5 dự án khác.
Theo chị Vũ Thị Vóc đang là công nhân sơn tại nhà máy đóng tàu Thịnh Long I (Công ty cổ phần Hoàng Anh 3) tiết lộ: "Tôi cũng chỉ là người làm thuê, không có bảo hiểm, không có chế độ tăng lương, ai có nhu cầu làm thời vụ như tôi thì làm. Thông tin về Vinashin vừa qua cũng được nghe nhưng trên ban lãnh đạo không đưa ra thông tin gì. Riêng tổ sơn, trước năm 2008 có 40 công nhân, giờ chỉ còn 1-2 công nhân".
Xã Hải Châu huyện Hải Hậu, năm 2008 có 200-300 công nhân làm việc cho Vinashin. Sau đó thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lương trả chậm thấp đi nên số công nhân bỏ nghề chỉ còn khoảng 1/4 số công nhân còn ở lại làm việc.
Anh Phạm Văn Hà (Hải Châu) cũng phải bỏ nghề đi làm ăn nơi khác để nuôi sống gia đình, anh vừa trở về thăm nhà vài ngày. Anh cho biết: “Công nhân phần nhiều quay sang nghề thợ xây, làm mộc hoặc bỏ đi làm ăn xa như tôi”.
Còn chị Vóc cho biết thêm, thời gian này chỉ làm việc cầm chừng, ít việc. Lương tháng vừa rồi chậm, tính theo hợp đồng thời vụ, mùa màng thì nghỉ. Không làm ở đấy biết làm ở đâu?.
Chị cho biết thời gian này công nhân vẫn làm cho xong con tàu 12.500 tấn, thời gian còn kéo dài khoảng 1 năm.
dd
Nhà máy đóng tàu Hoàng Anh 01 vắng công nhân
Chiều 9/7, chúng tôi đến cơ sở khu công nghiệp đóng tàu của Công ty Hoàng Anh 1 (Xuân Trường), tại đây hoang vắng chỉ có vài bóng người. Ông Bùi Trường Sinh (Giám đốc điều hành Hoàng Anh 1) cho biết công nhân không làm việc với lý do mất điện.
Cũng theo ông Sinh, hiện công ty đang kiểm kê để bàn giao trực tiếp cho Tập đoàn Dầu Khí.
Hiện tại Hoàng Anh 1 đang đi vào hoàn thành 2 con tàu 4300 tấn, đến cuối năm sẽ hạ thủy. Số công nhân làm việc để đóng 2 con tàu này là 40 người.
Giải thích về dự án Hoàng Anh 7 vẫn chỉ là bãi đất hoang, ông Nguyễn Cao Bằng (Cán bộ Phòng vật tư - Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) cho biết: “Dự án Hoàng Anh 7 (Nghĩa Phong - Nghĩa Hưng) không phải dự án treo mà chỉ do đầu tư kinh phí quá dàn trải nên chưa có vốn cho dự án đó. Hiện tại vốn đang tập trung vào dự án khác làm kinh tế”.
Chi Bảo
http://bee.net.vn/channel/1983/20100...ashin-1758641/
-
12-07-2010 12:06 AM #14
http://tuanvietnam.net/2010-07-08-ta...-cuu-vinashin-
Tái cơ cấu hay “giải cứu” Vinashin?
Tác giả: Phạm Thanh Sơn (DNSGCT)
Bài đã được xuất bản.: 11/07/2010 06:00 GMT+7
Red
* In
* Email
* Thảo luận
TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
* Chặn bình thông nhau
* Tái cơ cấu hay “giải cứu” Vinashin?
* Tái cấu trúc tiến trình xây dựng quyết sách
* Thăng Long mới có rồng chầu, chưa có rồng bay!
*
*
* 1
Dòng thời sự kinh tế được dư luận quan tâm hơn cả trong tuần qua là Chính phủ quyết định tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), mà nếu gọi đúng thực chất thì đây là cuộc giải cứu cho một tập đoàn lớn vốn là đứa con cưng của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Vậy là, chuyện phải đến nay đã đến, khi mà mấy năm nay tập đoàn này đã có nhiều tai tiếng chung quanh chuyện nợ nần, hoạt động kinh doanh bung ra quá nhiều lĩnh vực trái ngành nghề với hơn 200 công ty con, công ty cháu. Có thể nói Vinashin được xem là tiêu biểu cho một mô hình làm ăn chịu nhiều phê phán, là một trong số các doanh nghiệp nhà nước có tầm cỡ nằm trong danh sách thanh tra toàn diện mà theo dự kiến sẽ bắt đầu trong tháng 7/2010.
Việc tái cơ cấu diễn ra trước thời hạn cuối cùng (từ ngày 1/7/2010) các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình mới là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Sau thời điểm ấy việc tái cơ cấu theo mệnh lệnh hành chính sẽ không còn được thực hiện.
Ngày 13/6, tức năm ngày trước khi có quyết định tái cơ cấu tập đoàn này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì một cuộc họp với sự tham dự của các bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và nhiều bên liên quan để giải quyết các vấn đề của Vinashin.
Cuộc họp đi đến nhận định được thể hiện qua thông báo kết luận của thủ tướng, do phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký ngày 18/6, nói rõ: "Hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của tập đoàn rơi vào tình trạng rất khó khăn". Chính phủ cho rằng ngoài các yếu tố khách quan như suy thoái kinh tế tác động, nguyên nhân chủ quan là do Vinashin đầu tư dàn trải, việc quản lý dự án, công nợ, sử dụng đồng vốn còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Công ty đóng tàu Hạ Long (Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - VINASHIN) hạ thủy thành công tàu chở ôtô sức chứa 4.900 xe - HL01, lần đầu tiên được đóng mới tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Thật ra, tình hình nói trên đã được báo động từ lâu với những thông tin thống kê đáng tin cậy từ các cơ quan chức năng.
Trước tiên, về đầu tư dàn trải thì Vinashin đứng hàng đầu trong các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia quá nhiều dự án ở các lĩnh vực khác nhau từ đóng tàu đến vận tải biển, cảng biến tới sản xuất thép, xi măng, bia, dịch vụ hàng không, bảo hiểm, ngân hàng, nhập khẩu ôtô - xe máy... Tình trạng đầu tư dàn trải như vậy khiến hiệu quả sử dụng đồng vốn - mà chủ yếu là vay từ nhiều nguồn - không cao, nhiều dự án đến nay thiếu vốn trầm trọng phải dở dang, nợ nần ngày càng chồng chất.
Vinashin cũng nổi tiếng là doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay vào việc mua sắm tràn lan và đầu tư tài chính thất bại nặng nề. Điển hình là việc mua con tàu mang tên Hoa Sen với khoản tiền lên tới 60 triệu euro nhưng sau đó không khai thác được phải neo đậu tại Khánh Hòa. Ngoài ra Vinashin đã dùng vốn vay quốc tế mua chín tàu cũ tuổi đời hơn 15 năm với tổng chi gần 200 triệu USD.
Nổi bật là những thua lỗ khi đầu tư vào cổ phiếu. Cụ thể công ty "mẹ" đầu tư mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt là 1.462 tỉ đồng, mua với giá 71.918 đồng/cổ phần, sở hữu 3,56% vốn điều lệ của Bảo Việt. Nhưng vào thời điểm 7/9/2009, giá cổ phiếu của Bảo Việt trên sàn HoSE chỉ là 37.100 đồng. Tính ra thiệt hại của Vinashin vào vụ này khoảng gần 700 tỉ đồng và đã phải chính thức thoái vốn và xin rút khỏi Hội đồng Quản trị, thay vào đó là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
* THEO CHỈ ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ, CÁC DỰ ÁN CỦA VINASHIN SẼ ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CHO TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM BAO GỒM:
- Khu công nghiệp Tàu thủy Lai Vu (Hải Dương) bao gồm cả Công ty Công nghiệp Tàu thủy Lai Vu
- Khu công nghiệp Tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa) bao gồm cả Ban quản lý dự án Khu công nghiệp Nghi Sơn
- Nhà máy Đóng tàu đặc chủng và Sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai)
- Nhà máy Đóng tàu Dung Quất
- Khu công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang)
- Phần vốn góp của Vinashin trong Công ty cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Hoàng Anh (Nam Định) và trong các dự án do công ty này làm chủ đầu tư
* BẢY ĐƠN VỊ KHÁC CỦA VINASHIN ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CHO TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM BAO GỒM:
- Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh)
- Cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng)
- Khu công nghiệp và Nhà máy Đóng tàu Hậu Giang
- Cảng và Nhà máy Đóng tàu Năm Căn (Cà Mau)
- Công ty Vận tải Biển Đông
- Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin
- Và phần vốn góp của Vinashin trong các doanh nghiệp vận tải biển khác.
Nhiều công ty "con" cũng đi theo con đường này khi lăn xả vào đầu tư cổ phiếu. Chẳng hạn Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng dù nợ nần chồng chất nhưng cũng vay vốn ngắn hạn để mua cổ phần của các đơn vị trong tập đoàn số tiền trên 58 tỉ đồng.
Công ty Đóng tàu Phà Rừng góp vốn cổ phần và mua cổ phiếu số tiền 61 tỉ đồng. Công ty này còn góp 2 triệu USD (40% vốn pháp định) thành lập liên doanh Baican nhưng liên doanh này đã bị thua lỗ, tính đến cuối năm 2007 số lỗ lũy kế lên đến trên 5,1 triệu USD, tương đương 81 tỉ đồng.
Tính đến 31/12/2008, nợ các tổ chức tín dụng của Vinashin là 19.885 tỉ đồng, tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Vinashin là 10,9 lần. Nợ quá hạn của Vinashin đến 31/12/2008 là 3.812 tỉ đồng, chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của bảy tập đoàn kinh tế của Nhà nước. Theo nguyên tắc kinh doanh, một doanh nghiệp có số nợ quá ba lần vốn sở hữu là đứng bên bờ phá sản. Cũng tính đến 31/12/2008, số tiền đầu tư của Vinashin vào lĩnh vực tài chính là 3.308 tỉ đồng trong đó có 144 tỉ đồng đầu tư vào chứng khoán.
Theo quyết định tái cơ cấu đối với Vinashin, Chính phủ yêu cầu tập đoàn này nội trong quý II/2010 phải chuyển 12 công ty con về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) để trở thành công ty TNHH một thành viên từ ngày 1/7/2010.
Tuy Chính phủ nói rằng đây là cách giúp tập đoàn này tập trung vào các ngành nghề kinh doanh mũi nhọn như đóng - sửa chữa tàu thủy, nhưng thực tế một nửa số doanh nghiệp được chuyển sang cho hai tập đoàn PVN và Vinalines lại nằm trong lĩnh vực đóng tàu hoặc ngành kinh doanh chính của Vinashin. Đây là hình thức giải cứu cho con cưng bởi hai tập đoàn vừa nói không chỉ nhận tài sản, đất đai, nhân sự mà còn phải nhận luôn cả công nợ và các khoản tiền mà Vinashin đã đầu tư vào 12 công ty này. Như vậy là gánh nặng đã được chuyển giao sang các tập đoàn khác.
Ngoài ra, khi trở thành công ty TNHH một thành viên, Vinashin sẽ được Bộ Tài chính cấp bổ sung vốn điều lệ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp cũng như được Chính phủ hứa tiếp tục phát hành trái phiếu cho Vinashin vay để cơ cấu lại nợ đáo hạn và thực hiện một số dự án đang dở dang. Việc bơm thêm tiền vào Vinashin cũng nhằm cải thiện tỷ lệ nợ trên vốn quá cao, một biểu hiện của kinh doanh kém hiệu quả.
Về phía Nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn khẳng định không có việc ưu ái cho Vinashin, bằng chứng là đã yêu cầu kiểm điểm cá nhân, tập thể, ban giám đốc liên quan đến những yếu kém đến mức nếu duy trì hình thức tập đoàn thì sẽ không có vốn để đầu tư tiếp tục. Đó cũng là lý do chuyển một số doanh nghiệp thuộc ngành nghề chính của Vinashin qua các tập đoàn khác.
Thông tin từ Petro Vietnam cho biết, tập đoàn này sẽ thành lập một ban điều hành, định giá các tài sản được chuyển từ Vinashin. Sau khi tiếp nhận sẽ xem xét kỹ có tiếp tục triển khai ngành nghề hay lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp này hay không.
Công bằng mà nói, việc hình thành tập đoàn Vinashin bốn năm trước đây nằm trong mục tiêu công nghiệp hóa đất nước, đặc biệt là đẩy mạnh ngành công nghiệp đóng tàu vươn lên tầm cỡ quốc tế. Thời gian qua Vinashin cũng đã nâng cao được năng lực ngành này qua khả năng có thể đóng được tàu 100.000 tấn, nhưng điều đó vẫn không nói lên được điều gì khi mà những khoản đầu tư lớn của Nhà nước không phát huy được hiệu quả. Có phải lực bất tòng tâm hay là cách làm ăn vung tay quá trán, một căn bệnh phổ biến của các tập đoàn nhà nước từng được nhiều nhà phân tích trong cũng như ngoài nước cảnh báo từ lâu.
Vấn đề đặt ra là đừng để tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng". Câu chuyện của Vinashin không phải của riêng doanh nghiệp này vì đó là một tập đoàn lớn sử dụng vốn nhà nước tức là vốn của người dân.
Cần xem lại vai trò quản lý của cơ quan nhà nước, bởi những lo ngại về những khuyết tật của mô hình tập đoàn ở nước ta nói chung và của Vinashin đã được cảnh báo từ lâu nhưng dường như không được quan tâm một cách nghiêm túc. Đầu tư dàn trải của Vinashin ai cũng biết mà không có cách chấn chỉnh.
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
-
13-07-2010 09:46 PM #15
Chuyển vụ Vinashin sang cơ quan điều tra
Trong thông báo tiếp theo phát đi chiều 12/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng khuyết điểm của Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình và một số cá nhân trong tập đoàn có dấu hiệu vi phạm hình sự.
> Vinashin choáng váng với án kỷ luật chủ tịch
TTXVN chiều 12/7 trích thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về về việc tiếp tục xem xét, xử lý đối với ông Phạm Thanh Bình, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Theo đó, Ủy ban kết luận ông Bình đã có thiếu sót, khuyết điểm và sai phạm nghiêm trọng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động tập đoàn.
Vinashin còn định mở liên doanh hàng không giá rẻ tại Việt Nam.
Cụ thể, ông Bình đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước cấp, cho vay hoặc bảo lãnh cho vay khi thực hiện các dự án nâng cao năng lực, nâng cấp và xây dựng mới các khu công nghiệp, nhà máy đóng tàu. Ông Bình cũng chấp thuận đầu tư mua sắm nhiều tàu cũ, tàu không thích hợp trong vận tải biển dẫn đến thua lỗ, gây hậu quả nghiêm trọng khiến tập đoàn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn.
Cũng theo ủy ban, ông Bình đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước về lập, phê duyệt và tổ chức đấu thầu các dự án do tập đoàn và các đơn vị thành viên làm chủ đầu tư. Ông Bình đã cho thành lập nhiều đơn vị thành viên, công ty cổ phần không đủ năng lực tài chính, kinh doanh; bổ nhiệm, cử con trai và em trai làm đại diện phần vốn của Nhà nước và giữ nhiều cương vị trái quy định của **** và Nhà nước.
Theo dòng sự kiện:
Vinashin phải tái cơ cấu (12/07)
Thanh tra Vinashin trong 75 ngày (10/07)
Bộ Tài chính xử lý thuế cho Vinashin (09/07)
Vinashin giao nhà máy đóng tàu Dung Quất cho Petrovietnam (09/07)
Vinashin choáng váng với án kỷ luật chủ tịch (07/07)
Chủ tịch HĐQT Vinashin bị đề nghị kỷ luật (05/07)
"Những sai phạm của đồng chí Phạm Thanh Bình là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Trong nhiều năm qua, Tập đoàn đã báo cáo không trung thực với Chính phủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp; hậu quả của những khuyết điểm, vi phạm của đồng chí Phạm Thanh Bình dẫn đến Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam có nguy cơ phá sản, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước", TTXVN trích thông báo của Ủy ban.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm của ông Bình nghiêm trọng đến mức phải có hình thức kỷ luật. Ủy ban đang tiến hành xem xét hình thức kỷ luật theo quy trình. Tuy nhiên, do những khuyết điểm của ông Bình và một số cá nhân của tập đoàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, Ủy ban quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét xử lý.
Đây là lần thứ hai Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo về vụ việc tại Vinashin. Trong thông báo đầu tiên đưa ra hôm 5/7, Ủy ban chỉ đề nghị kỷ luật ông Bình. Tuy nhiên thông báo ngày 12/7 của Ủy ban phát đi tín hiệu xử lý nghiêm khắc hơn.
Trong cuộc trao đổi với VnExpress hôm 7/7, Tổng giám đốc điều hành Trần Quang Vũ thừa nhận những khó khăn hiện nay của tập đoàn xuất phát từ sai lầm trong quản lý và tham vọng bành trướng quy mô tập đoàn. Tuy nhiên, ông Vũ cho biết lãnh đạo tập đoàn thấy choáng váng trước đề nghị kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Từng được xem là quả đấm thép, con đầu đàn của ngành công nghiệp nặng Việt Nam, với kỳ vọng trở thành thương hiệu đóng tàu hàng đầu thế giới, Vinashin dần lún sâu vào nợ nần do những sai lầm trong quyết định đầu tư dàn trải, ngoài ngành. Số nợ của tập đoàn trước thời điểm tái cơ cấu lên đến 80.000 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản chỉ hơn 90.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng. Trong số nợ này, một phần là trái phiếu quốc tế (bao gồm 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ), nợ đối tác và các nhà thầu trong nước.
Song Linh
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
tinhhb (27-07-2010)
-
13-07-2010 09:47 PM #16
-
22-10-2010 09:36 AM #17
- Ngày tham gia
- Oct 2010
- Bài viết
- 22
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền: Vinashin lấp liếm nhiều sai phạm
Sáng 21-10, bên hành lang kỳ họp Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền (ảnh) đã có cuộc trao đổi với báo chí về quá trình thanh tra Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) mà dư luận đang hết sức quan tâm.
PV: Quá trình thanh tra Vinashin hiện vẫn chưa kết thúc. Có ý kiến cho rằng nếu việc thanh tra được tiến hành sớm hơn thì hậu quả có thể không nghiêm trọng đến như vậy. Ý kiến của ông về bình luận này?
Ông TRẦN VĂN TRUYỀN: Từ năm 2005 đến nay có tất cả 13-14 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát... Những cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán này đã phát hiện rất nhiều nội dung sai phạm, trong đó thanh tra của Bộ Kế hoạch - Đầu tư phát hiện tập đoàn đầu tư ngoài ngành, đầu tư tràn lan và đã kiến nghị rất nhiều nội dung. Thanh tra tài chính cũng phát hiện việc sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả và cũng đã kiến nghị xử lý. Rồi một số hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ, giám sát của Quốc hội, kiểm tra của Trung ương về việc đổi mới doanh nghiệp... cũng đã chỉ ra rất nhiều nội dung sai phạm ở Vinashin.
Đáng tiếc là Vinashin đã tìm cách báo cáo không đúng sự thật để lấp liếm việc làm của mình, vẫn báo cáo có lãi và kết quả hạch toán vẫn là lãi. Tôi cho rằng dù có thanh tra toàn diện kịp thời từ ban đầu, chỉ ra hết những sai phạm nhưng nếu tập đoàn không tự giác chấp hành và không khắc phục thì khó tránh khỏi hậu quả như bây giờ.
Tuy nhiên, đúng là cơ chế giám sát thanh tra của chúng ta cũng đang có vấn đề. Nhiều cơ quan vào cuộc nhưng chưa có quy định rõ cơ quan nào làm toàn diện, cơ quan nào làm theo chuyên ngành nên có tình trạng thanh tra tài chính vào thì nói về vốn, thanh tra kế hoạch vào thì nói về quy hoạch, đầu tư... Từ đó dẫn đến có những nội dung bị chậm. Riêng Thanh tra Chính phủ từng 2 - 3 lần đề xuất đưa vào kế hoạch thanh tra toàn diện vì thấy tình hình ở đây có rất nhiều dấu hiệu không ổn. Nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, quan điểm chung cho rằng phải giảm bớt áp lực về thanh tra để đơn vị tập trung xử lý khó khăn. Chúng ta cố tránh thanh tra, kiểm tra chồng chéo nên nếu có kiểm toán thì thanh tra không làm và thanh tra làm thì kiểm toán không làm. Điều đó đúng nhưng cũng khiến một số việc bị chậm, tới đây phải rút kinh nghiệm để có sự phân công rành mạch. Tôi được biết Chính phủ hiện nay đang tính toán việc phân công này.
Thêm nữa, phải có cơ chế để bảo đảm đơn vị chấp hành nghiêm các kết luận thanh tra. Như hiện nay, ngay cả kết luận của Thủ tướng mà đơn vị không làm thì cũng không có việc phúc tra, không có chế tài xử lý.
- Trong lần thanh tra này có xem xét đến trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, nhất là cơ quan quản lý nhà nước trong việc không thực hiện những kiến nghị thanh tra?
Đương nhiên, khi tiến hành thanh tra toàn diện ở một đơn vị chúng tôi không chỉ xem xét trách nhiệm của đơn vị đó mà xem xét cả trách nhiệm của cơ quan chủ quản và kể cả những cơ quan đã vào thanh tra mà không có giải pháp gì để chấn chỉnh tình hình.
- Xin hỏi ông một cách thẳng thắn, trong quá trình thanh tra Vinashin, Thanh tra Chính phủ có bị sức ép nào không?
Không hề có sức ép nào. Hiện tại chúng tôi đã triển khai suôn sẻ nhiều nội dung trong kế hoạch thanh tra và đã phát hiện được thêm nhiều vấn đề cụ thể trong quá trình thanh tra.
- Xin cảm ơn ông.
-
17-07-2010 06:12 PM #18
Sau Vinashin kế tiếp là tập đoàn KT nào đây ? Dầu khí, Điện lực hay Xây dựng ..vv ....& vv....Làm sao tránh khỏi khi mà một tập đoàn kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng điều hành theo chế độ bao cấp !!!!!!!
Lo lắm thay !!!Lo lắm thay !!!!
-
17-07-2010 06:54 PM #19
Junior Member- Ngày tham gia
- Nov 2009
- Bài viết
- 88
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Vụ Vinashin các bác không cần phải quá lo như thế. Đã có phương án trả nợ cho khoản nợ hơn 80.000 tỷ rồi. Các khoản nợ khác dù lớn hơn thế nữa cũng sẽ được trả theo hình thức này. Thực ra từ trước đến nay, chúng ta đang thực hiện theo hình thức trả nợ này mà vẫn không biết đấy thôi. Mời các bác tham khảo theo đường link sau :
http://f319.com/tapilu/1296242
-
19-07-2010 02:22 PM #20
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Siết tín dụng có ảnh hưởng đến thị trường?
By stockwizard in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 9Bài viết cuối: 22-10-2010, 11:41 AM -
Xu hướng thị trường sắp tới sẽ ra sao?
By thanhstock in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 209Bài viết cuối: 19-08-2009, 08:47 AM -
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VN HIỆN NAY - ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TỚI TTCK
By tran_phuong in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 1Bài viết cuối: 08-06-2008, 10:34 PM -
Kiều hối cuối năm và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán
By PhungLong in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-09-2006, 12:57 AM -
Seagames co anh huong den thi truong chung khoan ?
By in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks