Chết rồi đơn đặt hàng nhiều làm không kịp , lại phải đi máy bay. Cuối năm lấy đây ra chỗ mà vận chuyển đây. Thế này thì mấy bác phụ trách Cagro của Airlines tha hồ mà chảnh đây :
================================================== ====================================
TIN TỨC

Việt Nam

Sản xuất - Thương mại
Chứng khoán
Thị trường KQ - Kế hoạch kinh doanh Cổ tức Thay đổi vốn - M&A Niêm yết - Đăng ký giao dịch Giao dịch CĐ lớn - CĐ nội bộ IPO - Cổ phần hóa Nhân sự
Tài chính
Ngân hàng - Bảo hiểm Thuế - Ngân sách Vàng - Ngoại tệ Trái phiếu
Việt Nam
Vĩ mô - Đầu tư Bất động sản Sản xuất - Thương mại Doanh nghiệp
Thế giới
Vĩ mô Tài chính - Chứng khoán Vàng - Tiền tệ Sản xuất - Thương mại

VN-Index: 445.21 0.16 +0.04%

HNX-Index: 111.32 -1.23 -1.09%

UPCoM-Index: 00.00 0.00 0.00%

Thứ Sáu, 22/10/2010 | 14:11

Phản hồi: 0 | A A A

Da giày Việt Nam bội thu đơn hàng

Từ đầu năm 2010 đến nay, các nhà máy da giày Việt Nam phải chạy hết công suất vẫn không làm hết việc, thậm chí phải từ chối nhiều đơn đặt hàng.

Kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại. Đó là lý do dẫn đến sự gia tăng đơn hàng da giày tại Việt Nam. Nhưng theo các chuyên gia trong và ngoài nước, đó không phải là lý do chính.

Công ty giày Đông Hưng tại Bình Dương với 100% sản lượng được xuất khẩu. Khoảng 3.000 lao động và 11 dây chuyền hoạt động hết công suất trong nhiều tháng nay, nhưng vẫn không làm hết đơn hàng. Theo lãnh đạo công ty, nhu cầu mua hàng tăng mạnh như từ đầu năm đến nay là điều ít gặp trong 20 năm kinh nghiệm làm giày của ông.

Ông Hà Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT - TGĐ Công ty giày Đông Hưng cho biết: “Năm ngoái chúng tôi sản xuất khoảng 3,5 triệu đôi, năm nay dự kiến 4 triệu. Đơn hàng về VN năm nay rất nhiều, mà chúng tôi phải từ chối bớt vì năng lực sản xuất chỉ có vậy”.

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), đơn hàng xuất khẩu da giày Việt Nam trong năm nay tăng khoảng 16% so với năm ngoái. Đến thời điểm hiện tại, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu đã có đủ đơn hàng cho cả năm.

Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam phát biểu: “Năm 2010, tình hình đơn hàng rất thuận lợi, cả về khách hàng đến số lượng đơn hàng. Khả năng hoàn thành mục tiêu hơn 5 tỷ USD xuất khẩu là hoàn toàn có thể”.

Theo các nhà sản xuất da giày lớn, đơn hàng tăng mạnh trong năm 2010 không chỉ do kinh tế thế giới đã phục hồi, nhu cầu tiêu dùng tăng. Lý do chính là nhiều đơn hàng nhập khẩu gặp khó khăn tại Trung Quốc nên đã chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Điều này cũng được chính các nhà nhập khẩu da giày hàng đầu thế giới khẳng định tại Hội nghị da giày quốc tế 2010 mới diễn ra tại TP.HCM.

Ông Peter T.Mangione, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội phân phối và bán lẻ da giày Mỹ cho rằng: “Tình hình tại Trung Quốc đã đến giai đoạn cực kỳ khó khăn. Thiếu nhân công, chi phí sản xuất tăng cao và vấn đề sẽ còn trầm trọng hơn nữa nếu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá thêm so với đồng USD. Giải pháp cho các nhà nhập khẩu vì thế phải chuyển đơn hàng, nhà máy từ các vùng ven biển của TQ sang các địa phương khác và các nước khác”.

Ông David Jiang, Tổng thư ký Hiệp hội sản xuất da giày Đài Loan: “Trung Quốc đã yêu cầu chuyển các nhà máy vào sâu trong lục địa, đây là điều mà các doanh nghiệp nước ngoài không muốn. Nhiều doanh nghiệp Đài Loan vì thế đã chuyển đơn hàng đáng ra sản xuất ở Trung Quốc về Việt Nam, và một số nước khác như Indonesia, Ấn Độ, Myanmar và Campuchia.

Kinh tế thế giới phục hồi, những biến động của ngành công nghiệp da giày ở Trung Quốc, lợi thế về chi phí sản xuất, nhân công giá rẻ của VN… Đây là những lý do khiến đang ngày càng có nhiều đơn hàng da giày được chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Câu hỏi được đặt ra là ngành da giày Việt Nam nên đón nhận những đơn hàng đó như thế nào, và có nên tiếp tục lấy nhân công giá rẻ làm lợi thế để phát triển trong thời gian tới?
================================================== =======================================

P/S: mời các bác Vào room Logistics and Forwarder Stock Group trên skype add nick thaothunguyen07 và nhắn Logistics Group.