Chứng hóa tại sao không khả thi?
  • Thông báo


    + Reply to Article
    Kết quả 1 đến 1 của 1
    1. #1
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      105
      Được cám ơn 57 lần trong 30 bài gởi

      Mặc định Chứng hóa tại sao không khả thi?

      ---------------------------------------------------------
      Blogger: Hoàng Thạch Lân
      Thời gian đăng: 21/07/2012
      Blog:http://hoangthachlan.wordpress.com/
      ---------------------------------------------------------
      Chứng khoán hóa (xin gọi tắt là… chứng hóa), thứ nghiệp vụ vốn rất phổ biến của thế giới & được coi là tội đồ gây ra khủng hoảng cuối năm 2009 khiến 1 loạt chú như Lê-mân Bờ-rô-đơ, Phăn-nì Me hay Phờ-rét-đi Mác toi cơm, nhưng ở VN thì có lẽ vẫn là đề tài còn rất mới, có khi nhiều người sẽ nghĩ lộn sang cổ phần hóa. Tuy nhiên, có lẽ tui xin phép cầm đèn chạy trước ô tô khi tám sơ về cái này, bởi trong cái Top10 ý kiến của VAFI và Top4 đề xuất của bác Nghĩa bên ngân hàng về việc xử lý nợ xấu, có mấy ý kiến liên quan đến chứng hóa. Đặc biệt, trong bài viết “Chuyển hóa các khoản nợ xấu“, bác Nghĩa – cựu quan chức nhà nước nhưng hình như là đương-thời quan chức bên Sacombank, có nói rằng giải pháp chứng hóa nợ xấu là không khả thi. Tui thì nghĩ hơi khác, mong bác thông cảm cho.


      Tui nghĩ trước hết thế này, chứng hóa hiểu nôm là phát hành chứng dựa trên giá trị của 1 thứ tài sản (hay nghĩa vụ) ban đầu nào đó mà thu nhập của chứng đến từ dòng tiền của chính tài sản đó chứ không phải là khả năng thanh toán lãi và nợ gốc của con nợ. Theo Wikipedia, chính 2 bác Phăn-nì Me & Phờ-rét-đi Mác là người phát minh ra 2 loại chứng MBS và CDO, mở đầu cho thời kỳ chứng hóa đủ thứ sau này (dù gì 2 bác quả cũng có công rất lớn).


      Điều quan trọng nhất khi tiến hành chứng hóa tài sản nào đó là định giá tài sản đó. Theo tui hiểu thì khủng hoảng tài chính thế giới 2009 không hẳn vì 2 cái từ MBS và CDO, mà vì bản thân các vị phát hành đã định giá chúng cao hơn giá trị của tài sản đảm bảo. Việc này dễ xảy ra trong các khoảng thời kỳ thịnh vượng, tức là khi các vị đó, cũng như nhiều NĐT thứ cấp khác rất lạc quan vào nền ktế, vào chứng trường nói chung và vào thu nhập dự kiến mà các tài sản đó nói riêng sẽ mang lại (nghe nói thời kỳ thịnh vượng của MBS và CDO đã kéo dài hơn 20 năm trước khi xảy ra khủng hoảng). Đến khi đời thay đổi, dòng tiền không còn và bản thân tài sản đó cũng mất giá không hồi được thì giá trị cái chứng đó cũng phải giảm, mà nó còn giảm mạnh bởi 2 yếu tố: tâm lý và thanh khoản trên chứng trường. Có lẽ nhiều bác ở VN bây giờ nghe 2 mấy chữ chứng hóa chắc lại sợ xanh mặt.


      Tuy nhiên, ở VN thì tình hình lúc này chả ai dám nói là đang thịnh vượng. Báo chí đồng loạt hô hoán nào là nợ xấu ngập lụt ngân hàng, nào là doanh nghiệp cạp đất mà ăn, nào là dân chứng thường xuyên đi hát ka-rao (ô kê?) “phố nhỏ, ngõ nhỏ, nhà tôi (từng) ở đó…”. Nhưng có 1 điểm theo bản tin của Vneconomy thì “có khoảng 84% nợ xấu có tài sản bảo đảm, khoảng 16% không có tài sản bảo đảm. Nếu xét theo giá trị tài sản bảo đảm trên giá trị nợ xấu thì ở khoảng 135%“, theo tui là điểm rất đáng coi trọng nếu nó… thực sự có giá trị đến vậy. Nợ nó xấu bởi con nợ không có khả năng thanh toán nợ gốc, nhưng nếu giá trị tài sản còn cao đến thế thì tại sao không chuyển từ nghĩa vụ thanh toán sang chứng hóa nó?


      Lấy ví dụ BĐS, thứ được cầm cố rất nhiều ở ngân hàng. Giả sử ngân hàng đang cầm sổ đỏ 1 căn biệt thự có giá trị bằng 135% giá trị của khoản nợ xấu của chủ căn nhà. Tất nhiên nếu ngân hàng bán được căn đó = 135% V nói trên thì quá tốt (con nợ cũng cám ơn), nhưng nếu không bán được thì chả nhẽ ngồi không ah? Giờ nếu ngân hàng phát hành 1 loại trái phiếu được đảm bảo bằng 100% giá trị căn nhà, tức là ít hơn 35% mà họ đánh giá nhưng bằng đúng giá trị khoản nợ cho những người chuyên đầu tư BĐS thì có ai mua hay không?


      Ở đây phải nói đến 1 yếu tố: trái phiếu đem lại cho trái chủ sự lựa chọn an toàn. Nhiều người có tiền, vẫn muốn đầu tư vào BĐS nhưng lại muốn an toàn, chấp nhận chờ để khỏi hớ giá…, thì mua trái phiếu phát hành bởi chính ngân hàng là 1 sự bảo đảm rất đáng tin cậy. Nếu đến hạn mà thị trường BĐS hồi phục được thì thành mua nhà, nếu không, ngân hàng trả lại tiền. Theo tâm lý thường thấy ở VN thì độ tín nhiệm của các ngân hàng, nhất là ngân hàng có vốn của nhà nước rất lớn, tức là bạn mua trái phiếu của ngân hàng quốc doanh hay cỡ như VCB thì khả năng nhận được trái tức và tiền gốc rất cao.


      Trở lại ví dụ trên, nếu chênh lệch 35% còn ít, ngân hàng có thể chấp nhận mất 1 tí mà thu được tiền, phát hành trái phiếu = 80% giá trị căn nhà (lỗ 20%) thì có ai mua hay không? Cái này tui xin để bạn trả lời hộ. Quan điểm của tui là nếu không ai mua, hãy hạ giá xuống nữa. sẽ có người mua.






      Như vậy, chưa cần đến thị trường phái sinh (ở đây nên hiểu là thứ cấp: sàn chứng phái sinh), chứng hóa nợ xấu có tài sản đảm bảo có giá trị (thực) cao vẫn có thể là cách khả thi cho các bác ngân hàng.Tất nhiên, cái gì cũng có rủi ro, và rủi ro của các loại chứng hóa gắn liền với rủi ro của tài sản đảm bảo, nó không thể mất đi mà chỉ chuyền tay từ người này sang kẻ khác. Tuy nhiên, giống như cổ phiếu, không thể vì nó có rủi ro mà không chơi với nó nữa. Thế giới sau khủng hoảng 2009 đâu có từ bỏ MBS và CDO, chắc chắn họ cũng có cách định giá và quản trị rủi ro tốt hơn. Việc của các bác quản lý sàn chứng nhà mình chỉ đơn giản là học mà thôi, vậy có gì mà không khả thi?

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Đỗ tốt nghiệp 100%, tại sao không bỏ kỳ thi?
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 22-06-2012, 04:46 PM
    2. Đất không sổ đỏ được cấp phép xây dựng: Có khả thi?
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 30-10-2011, 10:12 AM
    3. Cấm bán khống - Liệu có khả thi?
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 08-09-2011, 09:09 PM
    4. Tại sao thị trường tài chính Mỹ không sợ trần nợ?
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 27-07-2011, 09:41 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 09-06-2006, 06:03 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình