AAA - Bảo hiểm AAA: Quyền được an tâm
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 1 2
    Kết quả 21 đến 34 của 34
    1. #21
      Ngày tham gia
      May 2010
      Bài viết
      843
      Được cám ơn 261 lần trong 202 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi CHƠI CHỨNG _ HỨNG TIỀN Xem bài viết
      Nghe nói BH AAA chào sàn trong năm nay, ai biết cụ thể vào thời điểm nào chỉ giùm? giá giao dịch OTC hiện tại là bao nhiêu?
      Giá của BH AAA là 20 mà không ai muốn bán...khà khà

      Trích dẫn Gửi bởi nghiemnt Xem bài viết
      Nghe đồn , sắp tới, chú AAA này sẽ có tin nóng lắm đấy. Các bác chờ xem nhé.
      Thứ 5, 16/06/2011, 10:54 Thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển nhanh hàng đầu thế giới




      Tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ đạt khoảng 22% trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014.
      Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Research and Markets vừa nhận định thị trường bảo hiểm của Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới và thị trường này dành nhiều cơ hội cho các hãng bảo hiểm quốc tế.
      Trong "Dự báo về ngành bảo hiểm của Việt Nam đến năm 2014" công bố trên trang mạng www.researchandmarkets.com ngày 15/6, công ty trên đánh giá trong vài năm qua, thị trường bảo hiểm của Việt Nam đã đạt tốc độ phát triển hai con số và xu hướng phát triển này có thể sẽ tiếp tục trong vài năm tới.
      Tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ đạt khoảng 22% trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014.
      Trong vài năm tới, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ sẽ chiếm thị phần lớn hơn trong toàn bộ thị trường bảo hiểm của Việt Nam vì nhu cầu đang tăng đối với các sản phẩm bảo hiểm liên quan tới ôtô, xe máy, nhà đất và sức khỏe con người - những tác nhân lớn đối với sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai.
      Theo Research and Markets, trong thời gian qua, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đã phát triển mạnh, chiếm hơn nửa thị phần bảo hiểm. Trong năm 2010, bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam tiếp tục phát triển tốt nhờ sự mở rộng của tầng lớp trung lưu và tốc độ phát triển kinh tế nhanh.
      Trong dự báo hồi đầu năm, Research and Markets cũng nhận định lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam đã phát triển nhanh trong vài năm qua và có sự tham gia của ngày càng nhiều công ty nước ngoài. Điều này giúp kích thích cạnh tranh thị trường và có lợi cho người tiêu dùng.
      Theo Vietnam+

    2. #22
      Ngày tham gia
      Jan 2009
      Bài viết
      935
      Được cám ơn 182 lần trong 132 bài gởi

      Mặc định

      DNSG: “Tôi không nghĩ đến thương hiệu cá nhân”

      Bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA, Lãnh sự Danh dự Cộng hòa Nam Phi tại TP.HCM

      Sáu năm tạo dựng, đưa con thuyền Bảo hiểm AAA vượt sóng thành công, trở thành thương hiệu có uy tín và tên tuổi trên thương trường, bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA đã được công nhận là nữ doanh nhân thành đạt, của một người làm kinh doanh. Song, ở người nữ thuyền trưởng này, còn có một “ưu thế” nữa, đó là năng khiếu ngoại giao, thế nên bà đã vinh dự được Tổng thống Nam Phi chọn làm Lãnh sự Danh dự của Nam Phi tại Việt Nam. Ngay tại buổi lễ nhậm chức, bà khẳng định: “Với vai trò mới phía trước sẽ có rất nhiều thách thức và khó khăn nhưng tôi tin mình đủ năng lực và đam mê để đảm nhiệm sứ mệnh này”. Và chỉ sau một năm, gặp lại bà vào dịp mừng Quốc khánh Nam Phi, bà vui vẻ cho biết:

      Ngay sau khi xác định nhiệm vụ của mình là làm đại diện cho Nam Phi để kết nối hoạt động thương mại, xúc tiến đầu tư, làm cầu nối giúp doanh nghiệp (DN) và người dân hai nước hiểu nhau hơn để tiến tới hợp tác bền vững, tôi đã nỗ lực đưa ra nhiều chương trình, kế hoạch hành động thiết thực. Chẳng hạn, trước đây cá nhân hoặc DN TP.HCM muốn qua Nam Phi đều phải ra Hà Nội xin cấp visa, nhưng bây giờ chúng tôi đã thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, đơn xin visa ở văn phòng Lãnh sự quán Cộng Hòa Nam Phi số 25 Phùng Khắc Khoan, quận 1, TPHCM. Tiếp theo đó, tôi được Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam hỗ trợ thành lập Hội đồng Hỗn hợp Doanh nghiệp Việt Nam - Nam Phi. Từ đây đã có nhiều DN Việt Nam sang Nam Phi khảo sát, tìm hiểu thông tin đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo để DN hai nước chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu các dự án đầu tư triển vọng của Việt Nam như: dự án nước sạch, hỗ trợ đào tạo tay nghề 21 chuyên gia và công nhân Nam Phi tại Công ty gỗ Trường Thành… Đặc biệt, trước đây DN hai nước thường phải mua bán qua website, hoặc làm việc qua khâu trung gian, không hề biết mặt nhau, nên rủi ro rất lớn, nay thì văn phòng chúng tôi đã thiết lập bộ phận tư vấn miễn phí, cung cấp thông tin, hướng dẫn các thủ tục, chính sách cho DN hai nước, nên các DN đã cảm thấy yên tâm và mạnh dạn hơn trong giao dịch. Một số hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa như mua bán gạo, đã và đang được ký kết với số lượng lớn sau khi được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ. Phó Tổng thống Nam Phi và đoàn quan chức Nam Phi sang Việt Nam, tỏ ra vui mừng và rất hài lòng về những việc mà Văn phòng lãnh sự tại TP.HCM đã làm được, còn ngài Đại sứ Nam Phi thì hãnh diện nói: “Không biết có phải tổ tiên bà thời xa xưa có nguồn gốc Nam Phi hay không mà bà am hiểu đất nước, con người Nam Phi đến vậy?” Tình cảm, niềm tin của ngài Đại sứ dành cho tôi là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn.
      Quốc Khánh Nam Phi

      Lần đầu tiên nhận nhiệm vụ làm cầu nối xúc tiến thương mại cho DN hai nước, vì sao bà lại cảm thấy tự tin và đam mê công việc mới này?

      Tôi tự thấy mình có khả năng giao tiếp, hơn nữa, tôi đã được tôi luyện qua sáu năm điều hành Công ty Bảo hiểm AAA nên cũng có ít nhiều kinh nghiệm, có thể hỗ trợ cho các DN cần tôi tư vấn. Vì vậy, khi được giao trọng trách này, tôi rất tự tin và nghĩ mình đang nhận một nhiệm vụ tuy có khó khăn nhưng cũng rất thú vị, đặc biệt, vai trò này sẽ bổ trợ cho vai trò điều hành Công ty Bảo hiểm AAA, khách hàng của tôi sẽ có được những giá trị cộng thêm khi cần tư vấn đầu tư qua Nam Phi.
      Tôi có một nguyên tắc “bất di bất dịch” là làm việc gì cũng vậy, không nhận thì thôi, còn đã nhận thì phải làm hết mình. Tôi đam mê công việc mới này vì nó không chỉ thuộc về sở thích mà thành quả đạt được còn mang ý nghĩa lớn cả về mặt kinh tế, chính trị lẫn ngoại giao. Vì vậy, để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, tôi đã dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu về đất nước, phong tục, tập quán của người dân Nam Phi. Và càng hiểu, tôi càng thấy gần gũi, yêu mến đất nước Nam Phi hơn.


      Trong số rất nhiều điều thiết thực đã làm được, bà tâm đắc nhất điều gì?
      Trước đây, khi nói đến Nam Phi, nhiều người Việt Nam nghĩ đó là một đất nước nghèo khổ, lạc hậu, hoang sơ. Ngay cả tôi trước đây cũng rất mơ hồ về quốc gia này. Nhưng giờ thì đã khác. Nam Phi nằm trong nhóm G20, là một trong 20 nước có nền kinh tế cao, người dân Nam Phi chịu khó, đa sắc tộc, có tới 11 ngôn ngữ. Nam Phi được thiên nhiên ưu đãi với nhiệt độ trung bình từ 16 độ đến 25 độ rất phù hợp với nghề trồng nho và làm rượu vang. Có thể nói, rượu vang Nam Phi không thua kém rượu vang Pháp, Chi Lê… chưa kể Nam Phi còn là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng thế giới về tính hoang sơ, thiên nhiên hùng vĩ, mỗi năm thu hút khoảng hơn 10 triệu lượt khách. Phụ nữ Nam Phi đang được đề cao và giữ vai trò lớn trong xã hội, Chính phủ Nam Phi hiện có rất nhiều chính sách ưu đãi, cởi mở với các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Nam Phi.
      Về phía Nam Phi, người dân cũng chưa hiểu nhiều về Việt Nam, cũng nghĩ Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu. Hầu hết các DN Nam Phi đều rất ngạc nhiên khi đến Việt Nam lần đầu, vì thấy không giống như họ nghĩ. Do vậy, điều tôi tâm đắc nhất là chỉ sau một năm thực hiện các chương trình khảo sát, tìm hiểu thực tế, nhiều DN Việt Nam đã hiểu rõ về đất nước Nam Phi và ngược lại.

      Bà có gặp khó khăn gì trong việc giao thương không? Nếu có, bà giải quyết như thế nào?

      Khó khăn nhất là các DN Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang Nam Phi vẫn còn gặp trở ngại trong vấn đề thanh toán, phụ thuộc vào khâu trung gian nhiều nên lợi nhuận không cao. Chưa có đường bay thẳng sang Nam Phi cũng là một trở ngại. Nếu DN hai nước mở rộng giao thương một cách hiệu quả thì có cơ sở đề nghị với hai Chính phủ mở đường bay thẳng.

      Theo bà, lĩnh vực nào ở Nam Phi đang là tiềm năng và triển vọng mà DN Việt Nam có thể đầu tư hoặc trao đổi, mua bán?
      Như tôi đã nói, khí hậu Nam Phi thích hợp với nghề trồng nho nên rượu vang Nam Phi có mùi vị rất riêng, đây là sản phẩm rất tiềm năng. Kim cương, vàng, dụng cụ trong y khoa Nam Phi nổi tiếng thế giới; hệ thống giáo dục, đào tạo ở Nam Phi có học phí rất hấp dẫn; bất động sản Nam Phi rất rẻ, là cơ hội cho những ai muốn đầu tư về bất động sản tại Nam Phi…. Hiện tại, Nam Phi đang có nhu cầu nhập gạo với số lượng rất lớn, đây cũng là dịp tốt cho các DN Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nam Phi.
      Cho phép tôi tò mò một chút, với kinh nghiệm và sự nhạy cảm của một người làm kinh doanh, bà định đầu tư vào lĩnh vực nào Nam Phi?
      Nam Phi có nhiều lợi thế như: khí hậu trong lành, mát mẻ, giá thuê nhân công rẻ và giá đất thấp, nên tôi dự định kiến sẽ mua một trang trại trồng nho và sản xuất rượu vang đem về bán ở Việt Nam. Trang trại đó cũng sẽ là điểm nghỉ dưỡng hàng năm của tôi và gia đình.
      Trong một lần tự bạch, bà tiết lộ nhược điểm của mình là hơi nóng tính, vậy nhược điểm đó có ảnh hưởng đến công việc ngoại giao cũng như lãnh đạo không, thưa bà?
      Con người ai cũng có điểm yếu, điểm mạnh, quan trọng là mình biết khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh. Tuy nóng tính, nhưng may mắn là tôi biết kìm chế, nên chưa phải trả giá cho khuyết điểm này trong công việc lãnh đạo cũng như ngoại giao.
      Theo bà, cương vị Lãnh sự Danh dự có làm Bảo hiểm AAA thuận lợi hơn trong kinh doanh?
      Khi nhận nhiệm vụ làm Lãnh sự Danh dự cho Nam Phi, tôi không nghĩ đến thương hiệu cá nhân hay qua đó sẽ đánh bóng cho tên tuổi của Bảo hiểm AAA, mà chỉ làm với cảm tình thật sự dành cho đất nước và con người Nam Phi. Dĩ nhiên, nếu làm tốt công việc của một lãnh sự, uy tín của tôi cũng sẽ được tăng lên và Bảo hiểm AAA cũng ngày càng được khách hàng tin cậy. Song, nội lực tự thân vẫn là yếu tố quan trọng và quyết định. Tuy hiện nay Bảo hiểm AAA đã có thương hiệu và có nhiều thành công vượt bậc nhưng tôi vẫn chưa hài lòng. Bởi hài lòng chính là đồng minh của thất bại.
      Tuy chưa hài lòng, nhưng có lẽ bà cũng phần nào an tâm với thành quả đạt được?
      Tính đến thời điểm này, Bảo hiểm AAA mới được sáu tuổi, tôi còn rất nhiều việc phải làm, nhất là khi lĩnh vực bảo hiểm hiện nay còn quá nhiều khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan. Một trong những khó khăn khách quan là nhân sự chưa đáp ứng kịp vì hiện tại chưa có trường đào tạo chuyên về ngành bảo hiểm. Cạnh tranh ở thị trường bảo biểm rất khốc liệt, cạnh tranh bằng mọi cách để có doanh số bán hàng cao, điều này dẫn đến thua lỗ của khá nhiều DN bảo hiểm trong thời gian gần đây. Chính vấn đề này khiến tôi trăn trở, lo âu, loay hoay tìm lối thoát vì “buôn có bạn bán có phường” Bảo hiểm AAA đâu thể họp chợ một mình.
      Ưu điểm của Bảo hiểm AAA là đào tạo nhân lực rất giỏi, nhưng cứ đào tạo xong lại mất người, bà có tìm được cách giải quyết?
      Một số người giỏi rời khỏi Bảo hiểm AAA là chuyện bình thường. Tôi tự hào vì đã góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho thị trường bảo hiểm. Hiện tại, Bảo hiểm AAA có 47 chi nhánh và đội ngũ cộng sự hơn 800 người tâm huyết, năng nổ. Chúng tôi sống với nhau như trong một gia đình, luôn tôn trọng và yêu thương nhau. Đặc biệt, nhân viên đối đãi với tôi bằng cái tình rất thật của người Việt Nam. Tôi cảm nhận được điều này từ cách mọi người cư xử với tôi, mặc dù có lúc chúng tôi cũng to tiếng la với nhau khi không hài lòng về công việc, nhưng trong sâu thẳm vẫn là tình người.

      Bà nói: “Làm dịch vụ bảo hiểm thì thỏa mãn khách hàng là việc khó nhất” , vậy Bảo hiểm AAA đã làm như thế nào để phục vụ khách hàng tốt nhất?
      Tôi không phải là người giáo điều, bảo hiểm là nghề làm dâu trăm họ nên chắc chắn không thể làm hài lòng hết mọi người, nhưng tôi cam kết sẽ làm hết sức mình để khách hàng hiện nay cũng như khách hàng trong tương lai của Bảo hiểm AAA được hài lòng “Quyền an tâm” cho khách hàng mà tôi lấy làm tôn chỉ sẽ hiểu theo đúng nghĩa và thời gian sẽ câu trả lời.

      Cũng như nhiều công ty bảo hiểm khác, ba năm qua, Bảo hiểm AAA rơi vào tình trạng lợi nhuận rất kém, bà có thấy mệt mỏi?
      Mệt mỏi là đương nhiên, nhưng tôi không quỵ ngã vì tôi nhìn thấy tương lai của Bảo hiểm AAA rất sáng ở phía trước. “Kinh doanh mà chỉ làm ra tiền bạc thì chưa phải là kinh doanh” tôi yêu thích câu nói này.
      Một kiến nghị của bà trong lĩnh vực bảo hiểm để lành mạnh hóa môi trường kinh doanh này?
      Vai trò Hiệp hội Bảo hiểm phải được phát huy triệt để và phải có chế tài các DN bảo hiểm vi phạm cam kết. Xóa bỏ cơ chế độc quyền ngành, tạo hành lang thông thoáng trong kinh doanh (kinh doanh sòng phẳng). Cục Giám sát cần mạnh tay hơn nữa trong việc xử lý vi phạm của các DN bảo hiểm không tuân thủ các quy định của Cục ban hành.
      Xin cảm ơn bà về buổi trò chuyện này.

      Ông Ratubatsi Super Moloi, Đại sứ đặc nhiệm toàn quyền Nam Phi tại Việt Nam

      Tiêu chí để chọn LSDD là gì thưa ông?
      Chưa có một tiêu chí cụ thể cho chức danh này.Tuy nhiên, do mục đích của việc chọn Lãnh sự Danh dự Nam Phi là để góp phần đẩy mạnh giao thương giữa Nam Phi và Việt Nam nên tôi nghĩ rằng, Lãnh sự Danh dự phải là một doanh nhân thành đạt, có tầm ảnh hưởng rộng, am hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Ngoài ra, cũng cần phải có tố chất của người làm công việc ngoại giao.

      Tại sao bà Bà Liên lại được chọn vào vị trí này?
      Vì bà Liên là người đáp ứng điều kiện chúng tôi đưa ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng đảm nhiệm vụ này. Do đó, chúng tôi rất muốn nói cảm ơn bà Liên.
      Nhiệm vụ của Lãnh sự Danh dự là gì, thưa ông?
      Cung cấp các dịch vụ về lãnh sự cho cộng đồng Nam Phi sinh sống tại Tp.HCM. Còn các công dân Việt Nam khi có nhu cầu sang Nam Phi, hoặc muốn tìm hiểu thông tin về Nam Phi thì có thể liên lạc với bà Liên. Ngoài ra, nhiệm vụ quan trọng của Lãnh sự danh dự là củng cố mối quan hệ giữa hai nước Nam Phi và Việt Nam, kết nối DN, xúc tiến hiệu quả cơ hội đầu tư, giao thương giữa hai quốc gia.

      http://www.aaa.com.vn/vn/index.php?option=com_content&view=article&id=301&c atid=35&Itemid=68&lang=vi
      Rứa là hết chiều ni em phi mãi
      Còn mong chi ngày vùng đáy VNI ơi?


    3. #23
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      27
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      ngành bảo hiểm dạo này ngon
      Không Spam quảng cáo tại chữ ký

    4. #24
      Ngày tham gia
      Apr 2010
      Bài viết
      908
      Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi nguyendeptrai Xem bài viết
      ngành bảo hiểm dạo này ngon
      Bảo hiểm phi nhân thọ: Sức ép từ nhiều phía
      29/07/2011 16:07:49
      [IMG]http://******************.vn/images/tintuc/20110729160830a-t28.jpg[/IMG]
      Cạnh tranh không lành mạnh cũng làm gia tăng chi phí của các doanh nghiệp bảo hiểm

      (ĐTCK-online) Trên thị trường bảo hiểm hiện nay, sự có mặt của gần 30 công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh về phí bảo hiểm trong thời buổi giá cả phụ tùng và chi phí nhân công ngày càng tăng đang khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi cân đối giữa chi phí và chất lượng dịch vụ. Thực tế, hoạt động bảo hiểm đang bị tác động mạnh mẽ trong giai đoạn cắt giảm chi phí hậu khủng hoảng toàn cầu và tình hình lạm phát cao ở trong nước từ đầu năm 2011. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác khai thác, bán các sản phẩm chính như bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu...
      Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cũng làm gia tăng chi phí khai thác dịch vụ, giảm giá các sản phẩm bảo hiểm xuống quá mức cho phép, đặc biệt là đối với các sản phẩm bảo hiểm có doanh thu lớn như bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt (có đơn bảo hiểm hạ phí xuống tới 0,03% chi phí bồi thường, dù dịch vụ bị đánh giá là có hệ số rủi ro cao), bảo hiểm xây dựng lắp đặt đang vào mùa mưa bão (phí bảo hiểm chỉ có 0,12 - 0,13%)...
      Mặc dù Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 góp phần làm cho tình hình kinh doanh bảo hiểm được quy chuẩn hơn trước, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tình hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và trục lợi bảo hiểm vẫn có chiều hướng gia tăng; tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài ngày một rõ nét. Vì thế, nếu không kịp thời đổi mới, thay đổi nhận thức thì sớm muộn các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ bị lép vế. Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang mất dần lợi thế sân nhà trong nhiều lĩnh vực bảo hiểm. Bảo hiểm ô tô, bảo hiểm cho các dự án có vốn ngân sách nhà nước, kể cả bảo hiểm cho người lao động cũng bị chia sẻ cho các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài. Việc bán các sản phẩm bảo hiểm qua biên giới dẫn tới phí bảo hiểm thấp hơn, điều kiện, điều khoản bảo hiểm khác hơn đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội thâm nhập thị trường sâu hơn, khiến các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt hơn.
      Cùng với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm còn đều phải đối mặt với một vấn nạn chung là trục lợi bảo hiểm. Vấn nạn này đã xảy ra trong nhiều năm qua, nay vẫn tiếp tục và ngày càng trở nên tinh vi hơn. Ví dụ như đối với bảo hiểm xe cơ giới, biết có dịch vụ bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe, có những trường hợp trèo cây ngã gẫy chân tay cũng xin được xác nhận của địa phương là bị tai nạn xe máy để đòi bảo hiểm bồi thường… Đối với các nghiệp vụ khác như bảo hiểm con người thì theo như lời một lãnh đạo trong ngành bảo hiểm là tình trạng trục lợi không đếm xuể.
      Trong tháng 7/2011, hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm đã hoàn tất việc sơ kết, đánh giá lại hoạt động 6 tháng đầu năm. Theo như các đánh giá, trong nửa chặng đường còn lại của năm, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải đối mặt với thách thức của lạm phát, kiềm chế tăng trưởng tín dụng dưới 20%, cắt giảm đầu tư công... Cùng với đó là sức ép mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam cho các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam và sức ép về cung cấp sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ qua biên giới của các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại nước ngoài…
      Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, để vượt qua những sức ép này, đòi hỏi từng doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam (bao gồm doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh) cần có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Thời kỳ cạnh tranh bằng giảm phí bảo hiểm, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm phi kỹ thuật không tương xứng với rủi ro chấp nhận bảo hiểm phải được đẩy vào quá khứ. Thay vào đó, phải cạnh tranh bằng sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm và kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm, tăng cường dịch vụ phục vụ chăm sóc khách hàng, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu quản lý bảo hiểm… Có như vậy mới đảm bảo hoạt động có lãi, đáp ứng yêu cầu của các cổ đông, yêu cầu đảm bảo thu nhập cho cán bộ nhân viên, giữ được nguồn nhân lực chất lượng cao.

    5. #25
      Ngày tham gia
      Apr 2010
      Bài viết
      908
      Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi

      Mặc định

      Bảo hiểm phi nhân thọ, “giảm cân, sống khỏe”!
      Thứ hai, 25/7/2011, 17:08 GMT+7

      Thị trường bảo hiểm hiện nay đã qua cái thời cứ ký hợp đồng còn tiểu sử khách hàng thì tính sau. Những bài học nhớ đời về cạnh tranh và hậu cạnh tranh là tỷ lệ bồi thường quá lớn đã khiến các công ty bảo hiểm có cái nhìn khác về cuộc đua tăng trưởng và thị phần. Trong công cuộc tái cơ cấu mà khá nhiều DN bảo hiểm phi nhân thọ đang thực hiện, giảm tỷ lệ bồi thường là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra.

      Theo thống kê của Cục Quản lý giám sát, bảo hiểm (Bộ Tài chính), tỷ lệ bồi thường trên doanh thu phí bảo hiểm gốc bình quân của thị trường 6 tháng đầu năm duy trì ở mức 32%, giảm 2% so với mức bồi thường cùng kỳ năm 2010 (tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ là 34%). Hai DN có mức tăng trưởng cao nhất thị trường là PVI với 28% và PTI với 48% đồng thời có mức tỷ lệ bồi thường thấp nhất thị trường, với PVI là 16%, còn PTI chỉ ở mức 10% doanh thu phí.
      Các DN bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc trên 40% trong 6 tháng qua là ABIC (86%), Phú Hưng (70%), Liberty (56%), Bảo Long (55%), BIC (48%), UIC (46%), Bảo Việt (46%) và PJICo (40%). Những đơn vị có tỷ lệ bồi thường gốc thấp như PTI (10%), QBE (10%), Groupama (11%), Cathay (0,8%) đều mới đi vào hoạt động.
      Xét theo cơ cấu nghiệp vụ, nghiệp vụ bảo hiểm hàng không có tỷ lệ thực bồi thường gốc cao nhất (50%), trong đó Bảo Việt có tỷ lệ thực bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng không cao nhất (109%). Đứng thứ hai là nghiệp vụ sức khỏe và tai nạn con người có tỷ lệ thực bồi thường gốc 44%, trong đó các DN bảo hiểm có tỷ lệ thực bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người cao gồm: Fubon (187%), Cathay (97%), Bảo Long (70%), PJICO (58%), Bảo Việt (54%), AAAVNI (51%), Bảo Minh (48%). Đứng thứ ba là bảo hiểm xe cơ giới với tỷ lệ thực bồi thường gốc 43%, chủ yếu là giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe. Các DN bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường cao ở nghiệp vụ này gồm: Phú Hưng (231%), ABIC (126%), Chartis (73%), Liberty (66%), Groupama (59%), Bảo Long và MIC (55%), Fubon (53%), Bảo Ngân (51%)…
      Để tỷ lệ bồi thường giảm xuống, các DN bảo hiểm đã và đang phải rà soát chặt chẽ và mạnh dạn từ chối những đơn hàng có nguy cơ bồi thường cao. Dù rằng, để có quyết tâm này là không hề đơn giản. Bởi bỏ một khách hàng là bỏ một cơ hội tăng doanh thu, doanh thu giảm một chút thì thị phần cũng giảm theo. Dù vậy, vì sự phát triển bền vững, nhiều DN đã hạ quyết tâm "giảm cân, sống khỏe". Bảo Minh chấp nhận giảm thị phần từ từ 22% những năm 2000, đến nay chỉ còn 12%. Trong chương trình tái cơ cấu, Công ty vẫn tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý bồi thường và khuyến khích khai thác nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường thấp. Dù vậy, tỷ lệ bồi thường trên doanh thu bảo hiểm gốc vẫn chưa giảm nhiều, với tỷ lệ bồi thường 6 tháng đầu năm 2011 là 33%, chỉ thấp hơn 1% so với cùng kỳ năm 2010 và cao hơn mức bình quân thị trường 1%.
      Các chuyên gia trong ngành cho biết, tỷ lệ bồi thường trên doanh thu phí bảo hiểm gốc bình quân của thị trường 6 tháng đầu năm 2011 là khá ổn. Bởi mức bồi thường trên doanh thu phí bảo hiểm thấp hơn 40% là mức an toàn cho các DN bảo hiểm. Trong chiến lược giảm tỷ lệ bồi thường xuống mức chuẩn, các DN bảo hiểm nhóm trên thường có nhiều ưu thế hơn, bởi các DN này có nhiều hợp đồng bảo hiểm tài sản bảo hiểm trách nhiệm, tỷ lệ tổn thất của những nghiệp vụ này thường thấp; trong khi đó, các DN nhóm dưới do chưa đủ lực nên vẫn tập trung khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm cơ giới và bảo hiểm con người với tỷ lệ bồi thường khá cao.
      Hơn nữa, do đã khai thác lâu và có chỗ đứng nhất định trên thị trường, nên các DN có tiềm lực mạnh cũng mạnh tay hơn trong việc sàng lọc khách hàng, cũng như dễ dàng hơn trong việc ra quyết định tăng phí bảo hiểm đối với những nghiệp vụ nhiều rủi ro. Trong khi đó, các DN mới gia nhập thị trường và có nội lực chưa vững, vì áp lực doanh thu và thị phần nên dễ dàng chấp nhận các đơn hàng bảo hiểm hơn. Chính vì vậy, không hiếm trường hợp khách hàng bảo hiểm bị DN bảo hiểm này từ chối lại là đối tác tiềm năng của một DN bảo hiểm khác… Và cũng không có gì khó hiểu khi tỷ lệ bồi thường của các DN nhóm trên ngày càng giảm, thì tỷ lệ bồi thường của các DN nhóm dưới vẫn tăng.(Nguồn: ĐTCK, 25/7)

    6. #26
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      766
      Được cám ơn 86 lần trong 71 bài gởi

      Mặc định

      Tái xuất cạnh tranh bảo hiểm bằng can thiệp hành chính
      03/08/2011 15:58:12

      [IMG]http://******************.vn/images/tintuc/20110803155902a-t25.jpg[/IMG]

      Do đặc thù nghề nghiệp nên hoạt động cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần giữa các DN trong ngành bảo hiểm khá gay gắt. Cạnh tranh trong ngành này được dự báo diễn ra khốc liệt hơn vào những năm tới khi các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

      Tuy nhiên, bên cạnh hoạt động cạnh tranh lành mạnh dựa vào tiềm lực của các đơn vị, điều đáng nói là có những DN trong ngành bảo hiểm lại sử dụng những chiêu thức cạnh tranh đã khá lạc hậu và cần phải loại bỏ trong nền kinh tế thị trường.
      Báo ĐTCK số 82 ra ngày 11/7/2011 đã từng đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong việc triển khai bảo hiểm học sinh trong mùa khai trường sắp tới. Câu chuyện cạnh tranh bằng văn bản hành chính từ cơ quan quản lý chỉ đạo xuống các trường nên mua bảo hiểm của DN này, DN kia tưởng chừng như đã "lùi vào dĩ vãng", nay bỗng dưng tái xuất. Chuyện là nhân viên của một số DN bảo hiểm phi nhân thọ đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định, khi triển khai bán bảo hiểm học sinh tới các trường học trong tỉnh (vẫn là khách hàng ruột mọi năm của DN này) bỗng dưng nhận được cái lắc đầu, lời từ chối tế nhị của các lãnh đạo trường. Hỏi ra mới biết, tất cả bắt nguồn từ Công văn số 533/SGDĐT ngày 6/6/2011 mà Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Nam Định ban hành và gửi cho phòng giáo dục - đào tạo các huyện, thành phố và các trường phổ thông trung học, trung tâm trực thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo. Công văn có đoạn: "Nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định, trên cơ sở tiềm năng lợi thế của tỉnh và thế mạnh về tiềm lực tài chính, tài sản cùng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi… của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, ngày 18/3/2011, UBND tỉnh Nam Định đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Để góp phần thực hiện chương trình hợp tác trên, Sở Giáo dục - Đào tạo yêu cầu: Phòng giáo dục - đào tạo tạo điều kiện để các công ty, tổng công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam triển khai cung cấp các dịch vụ liên quan đến giáo dục - đào tạo, trước mắt là bảo hiểm cho cán bộ, giáo viên, học sinh và bảo hiểm các công trình xây dựng trong ngành giáo dục - đào tạo…".
      Mặc dù trong công văn có nội dung cho rằng, sự hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng, hai bên cùng có lợi, nhưng rõ ràng, khi nhận được công văn của cơ quan quản lý cấp trên, lãnh đạo các trường thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Nam Định hẳn sẽ băn khoăn khi quyết định tham gia hay không tham gia ký tiếp chương trình bảo hiểm học sinh, giáo viên với những DN bảo hiểm mà họ đã từng hợp tác trước đây.
      Trao đổi với ĐTCK về vấn đề này, ông Phùng Đắc Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tỏ ra rất ngạc nhiên. Theo ông Lộc, trong giai đoạn hiện nay, kiểu cạnh tranh này là không hợp lý. Trên thực tế, với các DN trong ngành, những chiêu cạnh tranh trong bảo hiểm hầu như ai cũng biết. Ngoài các hình thức cạnh tranh thông qua hạ phí bảo hiểm trong nhiều nghiệp vụ, tăng chi phí hoa hồng không đúng với các quy định của Nhà nước, mở rộng quá mức quyền lợi bảo hiểm không tính đến hiệu quả kinh doanh…, một số DN trong lĩnh vực bảo hiểm còn sử dụng các biện pháp hành chính để gây sức ép, lôi kéo, ép buộc người tham gia bảo hiểm phải mua bảo hiểm hoặc sử dụng dịch vụ môi giới bảo hiểm tại một DN, trái với quyền tự do lựa chọn và giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, các DN đều hiểu những chiêu cạnh tranh lộ liễu như vậy trong thời buổi này rất phản tác dụng. Lãnh đạo một DN bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần trong Top 3 - 4 thừa nhận, kinh doanh bảo hiểm và một số loại hình dịch vụ nói chung, nếu không "lobby" với đối tác là chết ngay từ trong trứng nước, nhưng nếu quá "lộ thiên" như vậy thì không nên chút nào. Thực tế, trước đây một số DN bảo hiểm cũng đã có những kiểu cạnh tương tự, nhưng sau đó Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã cảnh báo, các DN cũng ngồi lại với nhau và cam kết "nói không" với những kiểu cạnh tranh như vậy.
      Các chuyên gia trong ngành cho rằng, việc cạnh tranh thông qua sự can thiệp hành chính thể hiện rất rõ trong nghiệp vụ bảo hiểm học sinh. Một vài DN bảo hiểm mới ra đời hoặc mới triển khai nghiệp vụ, vì muốn chiếm lĩnh thị trường nên đã chấp nhận hỗ trợ nhà trường với nguồn kinh phí lớn, thậm chí còn cao hơn cả phí bảo hiểm thu được. Tuy nhiên, cách hỗ trợ này cũng đã tạo điều kiện cho nhà trường gây sức ép với các DN bảo hiểm khác, làm xấu đi hình ảnh của nghiệp vụ bảo hiểm học sinh. Đồng thời, trong những năm học tới, việc thuyết phục người tham gia bảo hiểm chấp nhận phí bảo hiểm, mức khấu trừ hoặc điều kiện bảo hiểm bình thường sẽ rất khó khăn.

    7. #27
      Ngày tham gia
      Feb 2010
      Bài viết
      1,471
      Được cám ơn 307 lần trong 243 bài gởi

      Mặc định

      Bài học cay đắng cho nhân viên bảo hiểm chiếm dụng phí:

      Sẽ xử lý theo pháp luật vụ nhân viên bảo hiểm chiếm đoạt tiền của khách hàng


      Công ty của ông Sơn đã mua bảo hiểm cho xe ôtô BKS 30U-9602 tại Công ty Bảo Việt Đông Đô. Người bán bảo hiểm là Nguyễn Mạnh Cường. Nhưng sau khi nhận tiền của người mua bảo hiểm cho xe ôtô, Cường không nộp vào công ty. Sự vụ chỉ bị phát giác khi xe ôtô BKS 30U-9602 bị va quệt và hư hỏng nhiều lần...
      Ông Đỗ Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại và Kỹ thuật Việt Nam vừa có đơn tố giác anh Nguyễn Mạnh Cường, nhân viên Công ty Bảo Việt Đông Đô về hành vi chiếm đoạt phí bảo hiểm xe ôtô Lexus RX 350, BKS 30U-9602.
      Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm thứ nhất, Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại và Kỹ thuật Việt Nam mua phí bảo hiểm cho xe ôtô BKS 30U-9602 với số tiền 37.500.000 đồng, thể hiện tại "Bản xác nhận quyền thụ hưởng bảo hiểm số 2874 có hiệu lực từ ngày 5/11/2009 đến ngày 5/11/2010".
      Khi Bản xác nhận quyền thụ hưởng bảo hiểm số 2874 hết hiệu lực, Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại và Kỹ thuật Việt Nam tiếp tục mua phí bảo hiểm năm thứ hai cho xe ôtô BKS 30U-9602 với số tiền trên 30 triệu đồng. Số tiền này ông Sơn nộp trực tiếp cho anh Cường. Nhận đủ tiền nhưng anh Cường không cung cấp ngay hóa đơn thu phí bảo hiểm và bản xác nhận quyền thụ hưởng bảo hiểm xe ôtô mà chỉ hứa sẽ sớm chuyển cho ông Sơn. Từ khi mua bảo hiểm lần hai, xe ôtô của công ty ông Sơn đã ba lần bị va quệt và hư hỏng.
      Lần thứ nhất là vào tháng 1/2011, xe ôtô bị kẻ gian bẻ trộm chiếc gương bên trái. Ông Sơn thông báo với anh Cường và anh Cường đưa xe của công ty ông Sơn đi lắp gương và trực tiếp làm các thủ tục thanh toán mà không đưa giấy tờ liên quan cho chủ xe ký. Lần thứ hai vào tháng 2/2011, nhận được tin báo xe của ông Sơn bị tai nạn, anh Cường cũng đến nơi xảy ra tai nạn và đưa xe ôtô về Toyota Láng Hạ để làm thủ tục bảo hiểm và sửa chữa… Nhưng thấy cách làm việc của anh Cường có dấu hiệu không minh bạch nên ông Sơn đã nghi ngờ.
      "Sau khi tìm hiểu cụ thể, tôi mới được biết xe ôtô của công ty không được cấp phí bảo hiểm từ ngày 5/11/2010 và số tiền trên 30 triệu đồng mà tôi nộp tiền mua bảo hiểm năm thứ hai cho xe đã bị chiếm đoạt" - ông Sơn cho biết.
      Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Giám đốc Công ty Bảo Việt Đông Đô cho biết: Từ ngày 17/11/2010 đến ngày 29/4/2011, khách hàng (ông Đỗ Ngọc Sơn) đã có hai vụ tai nạn xảy ra với chiếc xe ôtô BKS 30U-9602 với thiệt hại ước tính khoảng 80 triệu đồng. Ngoài ra còn một vụ sửa xe với số tiền gần 30 triệu đồng anh Cường đã tự bồi thường cho khách hàng.

      Hiện trường xe ôtô BKS 30U-9602 bị tai nạn.


      Trước khi xe ôtô BKS 30U- 9602 xảy ra tai nạn, anh Cường đã thu phí bảo hiểm vật chất ôtô của chủ xe là ông Đỗ Ngọc Sơn với trên 30 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Cường đã không nộp tiền phí về công ty và photocopy cho khách hàng một bản giấy chứng nhận bảo hiểm (theo tường trình của anh Cường) rồi gạch chéo vào giấy chứng nhận bảo hiểm gốc và báo hủy giấy chứng nhận trên với công ty vì "khách hàng không tham gia bảo hiểm nữa".
      Biết được sự việc này, công ty đã yêu cầu anh Cường tạm nộp 80 triệu đồng vào quỹ công ty để công ty đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi đã làm rõ vụ việc trên.
      Ông Nghĩa khẳng định: Anh Cường đã lợi dụng danh nghĩa Công ty Bảo Việt Đông Đô để thu phí bảo hiểm xe ôtô của công ty ông Sơn, chiếm đoạt phí bảo hiểm và tự giải quyết quyền lợi cho khách hàng không qua công ty gây ảnh hưởng uy tín của công ty. Cũng theo ông Nghĩa, liên quan đến việc bồi thường bảo hiểm cho xe ôtô của công ty ông Sơn, Công ty Bảo Việt Đông Đô sẽ hợp tác để giúp đỡ bị hại. Cụ thể là công ty đã tạm giữ số phí bảo hiểm và số tiền ước tính phải bồi thường để trả lại chủ xe sau khi sự việc đã được làm rõ.
      Vụ việc đã rõ, anh Cường có hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm giữ tài sản là phí bảo hiểm xe ôtô của Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại và Kỹ thuật Việt Nam đã rõ ràng. Nhận thức được điều này nên anh Cường cũng đã tự giác nộp bồi thường phí bảo hiểm sửa chữa xe ôtô BKS 30U-9602 vào quỹ của Công ty Bảo Việt Đông Đô để chi trả cho khách hàng. Thiết nghĩ, để giữ danh dự và uy tín cho khách hàng nói chung và ông Đỗ Ngọc Sơn, Công ty Bảo Việt Đông Đô nên bồi thường cho khách hàng.
      Được biết hiện tại, cơ quan An ninh kinh tế Công an TP Hà Nội đang xác minh làm rõ hành vi của anh Cường trong việc chiếm giữ phí bảo hiểm ôtô của Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại và Kỹ thuật Việt Nam để có hình thức xử lý theo pháp luật

      http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2011/8/154917.cand


    8. #28
      Ngày tham gia
      Nov 2011
      Bài viết
      525
      Được cám ơn 285 lần trong 217 bài gởi

      Mặc định

      Bảo hiểm AAA độc quyền bảo hiểm mở rộng cho dòng xe Audi

      30/11/2011 11:07 (GMT+7)

      Theo thỏa thuận giữa hai bên, khách hàng khi tham gia gói sản phẩm bảo hiểm này sẽ được mở rộng thời hạn bảo hành thêm từ 1 hoặc 2 năm.

      Tại buổi ra mắt chính thức xe Audi A6 2.0 TFSI vừa qua, Bảo hiểm AAA và Audi Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền trong việc cung cấp cho chủ nhân xe Audi chính hãng gói sản phẩm bảo hiểm đặc biệt - bảo hiểm mở rộng thời hạn bảo hành cho dòng xe Audi.

      Theo đó, khách hàng khi tham gia gói sản phẩm bảo hiểm này sẽ được mở rộng thời hạn bảo hành thêm từ 1 hoặc 2 năm, sau thời gian bảo hành chính hãng, mà không bị giới hạn số km sử dụng theo chính sách của Audi toàn cầu.

      Gói bảo hiểm mở rộng thời hạn bảo hành này sẽ chi trả cho các chi phí sửa chữa hoặc thay thế các thành phần được trang bị, bị hư hại đột ngột do điện hoặc cơ học trong thời hạn bảo hiểm, theo tiêu chuẩn bảo hành 100% của nhà sản xuất tại các xưởng dịch vụ của Audi Việt Nam tại Hà Nội và Tp.HCM.

      Ngay sau khi ký kết thỏa thuận trên, Audi Việt Nam cho biết sẽ miễn phí gói bảo hiểm mở rộng thời hạn bảo hành, ước khoảng 600 USD, cho khách hàng tham gia mua ôtô Audi; mức giá này có thể thay đổi, tùy thuộc vào giá trị của mỗi dòng xe.

    9. #29
      VN_BUFFET
      Guest

      Mặc định

      Thứ ba, 14/2/2012
      Doanh nghiệp bảo hiểm: bao nhiêu là đủ?


      [IMG]http://******************.vn/images/tintuc/20120210101415bao%20hiem.jpg[/IMG]



      Hiện có 43 DN bảo hiểm, trong đó có 29 DN bảo hiểm phi nhân thọ, tăng mạnh sau trào lưu thành lập giai đoạn 2007 - 2008.

      Thu hẹp các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động yếu kém, không hiệu quả song song với việc kiện toàn mô hình hoạt động các tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo thông lệ quốc tế. Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài chính đề ra kể từ năm 2012.

      Theo Bộ Tài chính, do sự phát triển nhanh của thị trường, nhất là giai đoạn 2007 - 2008, nên đã xuất hiện “trào lưu” thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, làm gia tăng mạnh về số lượng của khối doanh nghiệp này, song năng lực tài chính và nguồn nhân lực chưa thực sự đảm bảo.

      Bà Đỗ Thị Kim Liên, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm AAA (AAA) cho biết, 3 năm gần đây, một số doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh thua lỗ và AAA cũng trong tình trạng ấy. Một trong những nguyên nhân thua lỗ có thể xuất phát từ việc có quá nhiều doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập trong thời gian ngắn.

      Bà Liên cho rằng, cơ quan quản lý nên có lộ trình về thành lập mới doanh nghiệp bảo hiểm. Thực tế, hầu như ngành nào cũng có doanh nghiệp bảo hiểm, nhiều ngân hàng cũng thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng không phải doanh nghiệp nào mở ra cũng thành công khi nghề bảo hiểm đòi hỏi nhiều yếu tố về kinh nghiệm, về chuyên môn. Nếu cứ mở tràn lan sẽ khó đạt chất lượng tốt.

      Lãnh đạo một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhận xét, việc khai sinh thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm làm cho cạnh tranh vốn đã gay gắt ngày càng trở nên cam go hơn. Sự chảy máu chất xám nguồn nhân lực chủ chốt sang doanh nghiệp mới cũng là điều đáng lo ngoại. Theo cam kết WTO, nếu đủ điều kiện theo luật định, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đều có quyền xin phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, trong văn bản hướng dẫn phù hợp với các cam kết WTO, cần tạo quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.

      Theo thống kê của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, hiện có 43 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 14 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

      Một trong những giải pháp về tái cấu trúc khối doanh nghiệp này được Bộ Tài chính đưa ra là từng bước nâng cao điều kiện thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm. Trước mắt, yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm có nguồn vốn chủ sở hữu thấp hơn mức vốn pháp định phải bổ sung vốn theo quy định.

      Tuy nhiên, nhìn vào lượng doanh nghiệp bảo hiểm hiện có trên thị trường, ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, đây không phải là con số lớn. Vấn đề nằm ở chỗ các doanh nghiệp bảo hiểm đang kinh doanh theo kiểu đổ xô “hớt váng” thị trường, trong khi việc đầu tư kinh doanh sản phẩm mới hầu như bỏ ngỏ. Sản phẩm chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng là các tổ chức sản xuất - kinh doanh và người dân có thu nhập khá tại các tỉnh, thành phố lớn, chứ chưa có nhiều sản phẩm phục vụ đối tượng có thu nhập thấp sinh sống ở các vùng nông thôn. Chưa kể, sản phẩm bảo hiểm nhiều nhưng chưa đa dạng, chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng tham gia bảo hiểm. Các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư được thực hiện trong một vài năm gần đây, song số lượng khách hàng tham gia còn hạn chế.

      Ông Lộc cho rằng, ngoài việc nâng chuẩn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần tập trung phát triển các sản phẩm mới, song song với việc nâng cao chất lượng dịch vụ.
      Lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nêu trên cho hay, đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ, về mặt sản phẩm, các doanh nghiệp khai thác những mảng tương đối giống nhau, tập trung vào các sản phẩm truyền thống như giáo dục, tiết kiệm và gần đây là sản phẩm đầu tư có cam kết. Mảng sản phẩm sức khỏe, bảo vệ còn khá nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác.
      Bà Tina Nguyễn
      Phó tổng giám đốc điều hành Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam
      Đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ thì con số 14 doanh nghiệp hiện nay là tương đối đủ. Điều quan trọng là các doanh nghiệp đã tạo nên một thị trường cạnh tranh để đem lại sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn cho khách hàng hay không.
      Prudential cho rằng, điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành là khá hợp lý. Đây là ngành kinh doanh tài chính phức tạp và ảnh hưởng đến cuộc sống của số đông dân số, do đó cần đảm bảo các doanh nghiệp ngành này cần có nhiều kinh nghiệm, vốn dồi dào, nhân lực chuyên nghiệp.

    10. #30
      VN_BUFFET
      Guest

      Mặc định

      Thứ ba, 14/2/2012
      Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm vẫn cao

      Trong khối DN bảo hiểm phi nhân thọ, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc năm 2011 ước chiếm 39% doanh thu bảo hiểm phí gốc.


      Dù đã có nhiều cố gắng để hạn chế tỷ lệ bồi thường, nhưng năm 2011, mục tiêu này của một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vẫn chưa đạt được. Thực tế, doanh thu tuy có tăng, nhưng tỷ lệ tổn thất của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa khống chế được như mong muốn.
      Đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chia sẻ, doanh thu của công ty năm 2011 tăng trưởng khá tốt, nghiệp vụ bảo hiểm không lỗ, thậm chí có lãi. Tuy nhiên, ban giám đốc vẫn không vui, vì tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc dù đã cố gắng kéo xuống nhưng vẫn ở mức cao. Tỷ lệ bồi thường cao khiến lợi nhuận không còn bao nhiêu và lương thưởng cũng vì thế bị hạn chế.
      Trong những năm qua, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đều chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh như tái cơ cấu, nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách triển khai áp dụng công nghệ thông tin và quản lý tập trung, đa dạng hoá sản phẩm và kênh phân phối, sàng lọc khách hàng để hạn chế tối đa tỷ lệ bồi thường, nhưng tỷ lệ bồi thường thống kê hàng năm vẫn chưa được như kỳ vọng.
      [IMG]http://******************.vn/images/upload/Image/Thang%202.2012/2012020613a-t26a.jpg[/IMG]
      Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc toàn thị trường năm 2011 ước chiếm 39% doanh thu bảo hiểm phí gốc
      Theo một thống kê sơ bộ, doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2011 của khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 20.723 tỷ đồng, tăng 20,73%. Tốc độ tăng trưởng năm 2011 đã giảm so với mức tăng 25,77% năm 2010. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc toàn thị trường năm 2011 là 8.041 tỷ đồng, chiếm 39% doanh thu bảo hiểm phí gốc. Tỷ lệ bồi thường tăng 4% so với năm 2010 (bồi thường bảo hiểm năm 2010 là 5.967 tỷ đồng, chiếm 35% doanh thu).
      Tăng 4% so với năm 2010, nhưng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc/doanh thu bảo hiểm phí gốc 39% toàn thị trường năm 2011 không phải là con số quá cao. Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc chấp nhận được là dưới 40%. Tuy nhiên, đây là tỷ lệ bồi thường trung bình của mấy chục công ty bảo hiểm phi nhân thọ cộng lại, còn tính riêng mỗi công ty thì số công ty bảo hiểm còn có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cao trên ngưỡng 40% không phải là ít. Thậm chí, tỷ lệ bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm trong báo cáo cuối năm 2011 của từng nghiệp vụ có nhiều nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường lên đến 80 - 100%.
      Bồi thường bảo hiểm cao có 3 nguyên nhân: thứ nhất, do nguồn tổn thất thật; thứ hai, do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai bão lũ; thứ ba là trục lợi bảo hiểm, với hai loại trục lợi là có tổn thất thật nhưng giá trị tổn thất bị nâng cao so với giá trị thật và tổn thất được tự tạo ra. Các chuyên gia trong ngành bảo hiểm cho rằng, hồ sơ trục lợi ngày càng tinh vi và được làm khá “sạch sẽ”, vì thế để lật tẩy được những vụ này không phải dễ dàng và mất khá nhiều thời gian.
      Năm 2011, thị trường bảo hiểm chứng kiến nhiều vụ bồi thường với giá trị lớn như vụ Vinalines Queen với số tiền bảo hiểm 27 triệu USD, chưa kể số tiền bồi thường bảo hiểm cho các thuyền viên ước tính khoảng 40.000 USD/người. Vụ Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) kiện Tổng CTCP Bảo Minh (BMI) liên quan đến việc từ chối bồi thường bảo hiểm con tàu chở dầu trọng tải 104.000 tấn cũng đang chờ phán quyết cuối cùng, đây cũng là vụ bồi thường có số tiền bồi thường khá lớn.
      Dù các vụ bảo hiểm có giá trị lớn như hai vụ nêu trên, các công ty bảo hiểm trong nước đã tái bảo hiểm hầu hết, nhưng giá trị giữ lại phải đền bù của mỗi công ty cũng không phải nhỏ. Ngoài ra, còn rất nhiều vụ bồi thường có giá trị mà các công ty bảo hiểm vì nhiều lý do khác nhau không muốn công bố.
      Báo cáo tổng kết cuối năm của một công ty bảo hiểm phi nhân thọ cho thấy, các chỉ tiêu kinh doanh năm 2011 như tổng doanh thu (doanh thu từ hoạt động), chỉ tiêu lợi nhuận…, đều được báo cáo đưa ra rất rõ nét. Tuy nhiên, trong báo cáo không hề đề cập đến tỷ lệ bồi thường/trên doanh thu bảo hiểm gốc. Thực tế, tỷ lệ bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm trong báo cáo cuối năm của từng nghiệp vụ sẽ phản ánh một phần khả năng kiểm soát rủi ro của công ty.
      Theo một thống kê sơ bộ, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc năm 2011 của công ty bảo hiểm nêu trên chiếm hơn 50% doanh thu phí bảo hiểm gốc. Trong đó, có một số nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường lên đến xấp xỉ 80%, quá cao so với ngưỡng chấp nhận được là 40%. Khống chế tỷ lệ bồi thường xuống chuẩn dưới 40% vẫn là bài toán đau đầu của các công ty bảo hiểm trong thời gian tới, nhất là đối với những công ty bảo hiểm mới gia nhập thị trường.

    11. #31
      Ngày tham gia
      Feb 2010
      Bài viết
      1,471
      Được cám ơn 307 lần trong 243 bài gởi

      Mặc định

      Thứ Tư, 18/04/2012

      Bảo hiểm AAA bán cổ phần 30% cho đối tác Australia


      Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA (AAAA) vừa nhất trí bán cổ phần 30% cho hãng bảo hiểm Insurance Australia Group (IAG), theo hãng tin tài chính Bloomberg.


      Bloomberg dẫn thông tin từ bà Đỗ Thị Kim Liên, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch AAA, cho biết, đối tác Australia sẽ nắm giữ 30% cổ phần của hãng bảo hiểm Việt Nam sau khi AAA phát hành cổ phiếu mới.
      Theo thông tin mà IAG công bố trên sàn giao dịch chứng khoán Australia, số cổ phần này được định giá ở mức xấp xỉ 20 triệu USD. Ngoài ra, nội dung của thương vụ còn bao gồm quyền chọn cho phép IAG nâng mức cổ phần nắm giữ trong AAA lên mức 49%.
      “Thị trường bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bắt đầu nên có rất nhiều cơ hội”, bà Liên nói.
      Trước IAG, một hãng bảo hiểm nước ngoài khác là Talanx AG của Đức cũng đã nhảy vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam. Hồi tháng 8 năm ngoái, Talanx đã mua lại cổ phần 25% trong Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí (PVI) với giá 1,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 91 triệu USD.
      “Một ưu tiên chiến lược của IAG là tăng cường sự hiện diện tại thị trường châu Á, trong đó Việt Nam được xem là một thị trường đích. IAG hiện đang xem xét các cơ hội ở Việt Nam và sẽ cập nhật các thông tin nếu đạt thỏa thuận”, ông Andrew Tubb, Giám đốc phụ trách quan hệ doanh nghiệp của IAG cho biết.
      IAG là hãng bảo hiểm được thành lập vào năm 1925 và có trụ sở ở Sydney. Công ty này cho biết, theo dự kiến, thương vụ với AAA sẽ hoàn tất trong thời gian từ nay tới tháng 6. IAG đặt mục tiêu đưa thị trường châu Á chiếm 10% tổng doanh thu vào năm 2016. Các thị trường mục tiêu của hãng này tại châu Á bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Malaysia.


      Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà bảo hiểm Việt Nam, doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam sẽ tăng 20% trong năm nay lên mức 24,2 nghìn tỷ đồng, so với mức tăng 15% của lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.
      Còn theo số liệu của hãng tái bảo hiểm Swiss Re, mật độ bảo hiểm phi nhận thọ tại Việt Nam vào năm 2010 chỉ là 10,3 USD phí bảo hiểm/người, so với mức 141,8 USD/người ở Malaysia, 77,6 USD/người ở Thái Lan.



    12. #32
      Ngày tham gia
      Jul 2010
      Bài viết
      2,287
      Được cám ơn 649 lần trong 518 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi STB phi 4x Xem bài viết
      Bảo hiểm AAA - Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2011

      Đúng 9h30 ngày 04/06/2011, tại văn phòng 4S Riverside Garden, P. Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA đã tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2011. Về tham dự Đại hội có 40/67 cổ đông, chiếm 96,11% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty. Trong đó, Ban Chủ tọa gồm có: Bà Đỗ Thị Kim Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, Ông Lê Toàn - Thành viên HĐQT, Ông Đinh Nam Thắng - Thành viên HĐQT, Ông Phạm Văn Thiệt - Thành viên HĐQT – Phó Chủ tịch và Ông Anirban Lahiri - Thành viên HĐQT - Đại diện Bank Invest.
      Mở đầu Đại hội, ông Phạm Văn Thiệt – Phó Chủ tịch HĐQT nhấn mạnh: Năm 2010 hoạt động còn nhiều khó khăn, nhưng AAA vẫn tạo được thương hiệu mạnh trên thị trường bảo hiểm với tốc độ tăng trưởng vốn tương đối nhanh và vững chắc. Đặc biệt là xây dựng mạng lưới Chi nhánh phủ sóng toàn quốc, AAA đã tập hợp được đội ngũ nhân viên kiến thức chuyên môn vững, năng động và đa dạng. Mặt khác, được sự hỗ trợ mạnh từ Bank Invest và hai Ngân hàng, tiềm lực của AAA vươn lên phát triển mạnh mẽ. Về công tác đầu tư, tập trung các dự án trung và dài hạn, nhằm giảm thiểu những rủi ro tài chính trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Linh hoạt và thống nhất điều chỉnh kịp thời các dự án không khả thi nhằm mục tiêu đảm bảo cho đồng vốn được An toàn – Hiệu quả - Gia tăng; Về công tác giám sát, thực hiện tính tuân thủ, giám sát chặt chẽ hoạt động của ban điều hành và các cán bộ quản lý, thường xuyên rà soát, phân tích các báo cáo tình hình hoạt động của công ty, tiến độ triển khai và thực hiện dự án, ngăn chặn và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh công ty. Tôi cho rằng đây là những đổi thay đúng hướng và phù hợp với xu thế kinh tế hiện nay.
      Tiếp sau đó là phần báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011 của ông Nguyễn Quang Vinh –Trợ lý Giám đốc Điều hành. Và Báo cáo của ông Ngô Quang Dũng – Trưởng Ban kiểm soát xác nhận số liệu về tình hình hoạt động của Bảo Hiểm AAA theo Báo cáo tài chính của Công ty là phản ánh trung thực và hợp lý trên các nội dung trọng yếu đã thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt của các cổ đông.


      Phần lớn những ý kiến đóng góp đều đánh giá cao những nỗ lực của HĐQT và Ban điều hành công ty trong giai đoạn phát triển mới.
      Cổ đông Nguyễn Nam Cường bày tỏ: Ban điều hành đã có cố gắng trong việc thay đổi chiến lược hoạt động và duy trì kế hoạch tăng doanh thu rất tốt, tuy nhiên công ty vẫn chưa thu lãi. Theo tôi, không lãi không phải do bồi thường vì công ty quản lý rủi ro rất tốt, nên chăng cần xem xét lại năng suất lao động, các khoản phí, nợ và các khoản phải thu quá cao,… dẫn đến nguồn tiền dành đầu tư cho các hạng mục khác sẽ ít đi và kém hiệu quả; Cổ đông Nguyễn Mạnh Tuân cho rằng: Mặc dù hiện tại thị trường chứng khoán đang diễn biến xấu, nhưng riêng tôi có thể biến tình hình này thành cơ hội tốt để Bảo hiểm AAA mua bán sáp nhập với các bảo hiểm yếu thế khác hoặc công ty tài chính, ngân hàng…
      Cùng đóng góp ý kiến với các cổ đông, ông Lê Toàn – Giám đốc Điều hành, cho biết: Thực trạng AAA vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn do tính chất khắc nghiệt của sự cạnh tranh không lành mạnh của thị trường bảo hiểm trong nước, do vậy công ty rất cần sự góp sức của tất cả các cổ đông. Nên hay không nên phát triển mạng lưới thì đây là bài toán về chiến lược, tạo hình ảnh rất tốt cho AAA nhưng chi phí tốn rất nhiều. Theo tôi, cổ đông nên nhìn thị phần của AAA đang nắm giữ hơn là hoạt động lãi/lỗ trong hiện tại. Có rất nhiều đối tác chiến lược nước ngoài mong muốn mua cổ phần AAA vì họ thấy được thị phần của AAA rất tiềm năng. Chúng tôi không ngừng hi vọng từ năm nay đến 2015 sẽ đưa thương hiệu AAA nằm trong Top 5 thị trường bảo hiểm và sẽ tập trung đầu tư vào một số ngành bổ trợ cho AAA để gia tăng doanh số chiếm lĩnh thị phần và tiết giảm chi phí bán hàng.

      Cuối cùng là phần biểu quyết của Hội đồng Cổ đông về 6 nội dung chính do HĐQT và Ban kiểm soát đưa ra trong hội nghị. Một điều vô cùng quan trọng là 100% số phiếu đồng ý với các báo cáo kinh doanh và việc sửa đổi bổ sung các điều lệ hoạt động của công ty. Đây là dấu hiệu cho sự đồng lòng chung sức của một tập thể biết vì mục đích chung xây dựng và phát triển bảo hiểm AAA trở thành thương hiệu mạnh về chiều sâu lẫn chiều rộng là niềm tin sự an tâm của cộng đồng.
      Kế hoạch 2011 đưa BH AAA lên sàn phá sản rồi nhể...hú hú

    13. #33
      VN_BUFFET
      Guest

      Mặc định

      ĐTCK: Khách hàng là thước đo giá trị của doanh nghiệp

      “Bảo hiểm là một nghề kinh doanh có điều kiện, không thể ăn xổi và chộp giật do vậy Bảo hiểm AAA chúng tôi phải có định hướng chiến lược rất rõ ràng, không nóng ruột chạy theo số đông, hào nhoáng thành tích mà quan trọng là sự tin dùng của cộng đồng đối với thương hiệu Bảo hiểm AAA”, bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc chia sẻ với ĐTCK về chiến lược phát triển AAA giai đoạn mới.

      Bảo hiểm AAA nhận Huân chương Lao động hạng Ba

      Để vượt qua biến động thị trường, nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay tìm cho mình lối thoát. Bảo hiểm AAA cũng không ngoại lệ?

      Thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung mới chỉ bắt đầu,vốn,kinh nghiệm,sự hiểu biết về bảo hiểm còn rất khiêm tốn. Bảo hiểm AAA, một thành viên của thị trường cũng vậy, còn khá non trẻ so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực.Tuy nhiên, trên con đường phát triển của mình bước sang tuổi thứ 7 AAA đã để lại nhiều dấu ấn trên thị trường. Với thông điệp “Quyền được an tâm” , Bảo hiểm AAA luôn chú trọng và nâng cao chất lượng dịch vụ qua việc phục vụ khách hàng, cải tiến sản phẩm; tập trung đầu tư và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức, trách nhiệm và tâm huyết với nghề. Đồng thời xây dựng và thiết lập hệ thống chi nhánh, trung tâm giao dịch và mạng lưới phục vụ khách hàng rộng rãi trên toàn quốc. Các sản phẩm của Bảo hiểm AAA đã trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp và người dân trên cả nước.
      Tuy nhiên, thị trường đang chuyển mình qua một giai đoạn mới và AAA cũng vậy. Phải có những bước đi mạnh mẽ hơn,nâng cao năng lực tài chính,kinh nghiệm nếu không muốn bị tụt hậu. Việc tăng vốn điều lệ mới bán cho IAG 30% cổ phần cũng nằm trong định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2 của Bảo hiểm AAA.
      Vậy những vấn đề trọng tâm trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2 của Bảo hiềm AAA là gì thưa bà?
      Với Bảo hiểm AAA, dịch vụ khách hàng sẽ là mối quan tâm số 1. Và tất nhiên để làm được điều này chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống CNTT và ứng dụng sâu CNTT vào quản trị. Bảo hiểm AAA là doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đi tiên phong trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh. Công ty đã chính thức chọn 3i INFOTECH và IBM làm đối tác cung cấp các giải pháp CNTT, triển khai giải pháp PREMIATM để quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm các khâu: khai thác bảo hiểm, giải quyết bồi thường, tái bảo hiểm và kế toán tài chính. Bảo hiểm AAA luôn chú trọng phát triển doanh nghiệp phải song song với chất lượng dịch vụ đặc biệt khâu chăm sóc khách hàng phải được đặt lên hàng đầu. Đối với Bảo hiểm AAA, sự thỏa mãn khách hàng là thước đo giá trị doanh nghiệp. Cùng với các chiến lược định hướng trên AAA sẽ tập trung đào tạo chuyên sâu và chuẩn hoá nhân sự trong tất cả các bộ phận nhằm đáp ứng được tất cả các hoạt động của AAA và chuẩn bị cho việc phát triển nhanh và mạnh của thị trường BH VN trong những năm tới.

      Bà Đỗ Thị Kim Liên, Tổng Giám đốc Bảo hiểm AAA nhận Huân chương Lao động Hạng Ba

      Bảo hiểm AAA được thị trường công nhận là DN có một chiến lược xây dựng thương hiệu khá thành công. Tuy nhiên, thị phần của AAA hiện tại dường như chưa tương xứng với thương hiệu?

      Điều này cũng dễ hiểu, bởi không thể cùng một lúc mà muốn nhiều thứ được. Một công ty bảo hiểm muốn phát triển bền vững, ổn định cần phải có thời gian tối thiểu là 7 năm mới định hình được nhóm khách hàng,phân cấp khách hàng,hệ thống bán hàng,chăm sóc khách hàng ….để đảm bảo "tiền nào chất lượng ấy".Bảo hiểm AAA hiện đang đứng ở vị trí thứ 8 trong tổng số 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
      Để phát huy vị thế cạnh tranh trên thị trường, Bảo hiểm AAA tự tin giữ vững tốc độ tăng trưởng và phấn đấu đứng trong “top 1” của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt nam bằng việc tái cấu trúc bộ máy nhân sự,cơ cấu lại các sản phẩm bảo hiểm,chọn hướng đi thông minh nhất để chiếm lĩnh thị phần nhanh nhất.Chú trọng vào thị trường bán lẻ,xây dựng Trung tâm chăm sóc khách hàng 24/24 (CALL CENTER); Cung cấp sản phẩm bảo hiểm và dịch vụ phụ trợ tiện ích đa dạng theo chuẩn mực quốc tế đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng….

      Một trong những chiến lược đã được AAA công bố là mở rộng thị phần bằng việc mở thêm nhiều kênh bán hàng để phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu này có khả thi không bởi hiện nay ý thức mua bảo hiểm của người dân ngay cả ở thành thị cũng còn rất thấp?
      Chúng tôi xác định, 90 triệu dân là khách hàng của Bảo hiểm AAA hiện tại và tương lai. Tính nhân văn trong bảo hiểm không cho phép Bảo hiểm AAA phân biệt đối xử khách hàng Thành phố khác với khách hàng vùng sâu vùng xa. Hiện tại, Bảo hiểm AAA đã phủ kín gần hết 63 tỉnh thành trong cả nước. Muốn thay đổi ý thức mua bảo hiểm của người dân tôi cho rằng trước hết là các công ty bảo hiểm phải đưa ra kế hoạch PR quảng bá sản phẩm, chất lượng dịch vụ, tư vấn làm sao để người dân thấy được quyền lợi khi mua bảo hiểm.

    14. #34
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      766
      Được cám ơn 86 lần trong 71 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi downdown235 Xem bài viết
      Kế hoạch 2011 đưa BH AAA lên sàn phá sản rồi nhể...hú hú
      CP bảo hiểm phi trần liên tục vì đang được BBs gom rất mạnh trên TT, chắc em này đang canh 3 chấm mới chào sàn.

      Thứ hai, 07/5/2012

      TB Kinh Tế Việt Nam: Mối nhân duyên của người khổng lồ 160 tuổi & 7 tuổi


      P/v bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm AAA

      Vui và hài lòng là những từ được Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty bảo hiểm AAA, bà Đỗ Thị Kim Liên nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần khi nói về mối nhân duyên AAA – IAG. Sau hơn một năm tìm hiểu và ngày 21-4 vừa qua IAG &AAA đã trở thành đối tác chiến lược của nhau.


      Công ty Bảo hiểm AAA đã quyết định chọn Tập đoàn IAG, một tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Úc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ với bề dày kinh nghiệm 160 năm, làm cổ đông chiến lược. Sự “bắt tay” với tập đoàn bảo hiểm lớn của AAA sẽ hứa hẹn một sự đổi thay mang tính quyết định trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà vốn và công nghệ đang là nhu cầu bức thiết không thể thiếu cho quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.

      Giá cả chỉ là thứ yếu

      Bỏ ra gần 20 triệu USD để sở hữu 30% vốn cổ phần của Bảo hiểm AAA trong đợt phát hành thêm trong năm 2012, Tập đoàn Bảo hiểm IAG đã hoàn tất hợp đồng mua cổ phần để trở thành đối tác chiến lược của Bảo hiểm AAA. Mức giá này liệu có làm Bảo hiểm AAA bị thiệt thòi không, thưa bà?

      Lần tăng vốn mới được thực hiện trong năm nay(2012), Bảo hiểm AAA đã dành 30% vốn điều lệ cho IAG. Tổng giá trị của hợp đồng mua cổ phần này trị giá gần 20 triệu USD. Trong hợp đồng mua cổ phần này, giá cả chỉ là một yếu tố, điều quan trọng hơn là những cam kết của hai bên trong việc đưa Bảo hiểm AAA trở thành công ty bảo hiểm được tôn trọng nhất không chỉ ở tại Việt Nam mà còn ở trong khu vực. Với bề dày kinh nghiệm hoạt động trên 160 năm trong lĩnh vực tài chính, tập đoàn Bảo hiểm IAG sẽ góp phần thúc đẩy cơ cấu doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần tư nhân, mở rộng cấu trúc doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trong nước cùng với cải thiện hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam.Hợp đồng này đã hoàn tất và IAG đã chuyển tiền vào tài khoản AAA, Thứ trưởng Bộ tài chính Trần Xuân Hà đã trao giấy phép bổ sung vốn điều lệ mới của Bảo hiểm AAA có tỷ lệ sở hữu của IAG là 30% .
      Vậy mức 30% có phải là tỷ lệ tối đa mà IAG có thể sở hữu tại Bảo hiểm AAA không, thưa bà?
      Bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và rất cần thời gian để định hình, gây dựng thương hiệu, xây dựng mạng lưới, công nghệ thông tin, quản trị khách hàng của mình và đánh giá khách hàng, xây dựng biểu phí cho phù hợp. Việc định hướng chiến lược của Bảo hiểm AAA và tìm được cổ đông chiến lược nước ngoài IAG vừa qua nằm trong chiến lược phát triển của Bảo hiểm AAA.
      IAG là một Tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Úc và đã đầu tư lớn tại khu vực châu Âu. Với tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, châu Á đang trở thành điểm đến hấp dẫn của tập đoàn này và những thị trường như Việt Nam, Malaysia, Thái lan… rất được chú trọng. Mong muốn của IAG khi đầu tư vào Bảo hiểm AAA là sở hữu tỷ lệ tối đa 49% bởi với việc sở hữu tỷ lệ phải đáng kể như vậy mới khiến họ dốc hết tâm sức vào xây dựng phát triển thị truờng và đưa Bảo hiểm AAA thực hiện các mục tiêu chiến lược đã định. Trong lần tăng vốn điều lệ này, Bảo hiểm AAA đã dành 30% vốn điều lệ cho IAG và đây là mức có thể tạo điều kiện cho nhà đầu tư được tham gia sâu hơn vào quá trình điều hành và quản trị của Bảo hiểm AAA. Phía IAG cũng cam kết đầu tư lâu dài và cử chuyên gia sang, tham gia vào vị trí trong ban điều hành để chuyển giao năng lực điều hành và điều này hoàn toàn có lợi cho Bảo hiểm AAA và cho cả thị trường bảo hiểm Việt Nam.
      Việc sở hữu tại Bảo hiểm AAA của IAG sẽ thực hiện theo lộ trình. Bảo hiểm AAA là công ty cổ phần 100% vốn tư nhân nên sẽ rất thuận lợi để các đối tác đầu tư vào với một tỷ lệ đủ để họ hết lòng. Việc tăng vốn điều lệ mới bán cho IAG 30% cổ phần cũng nằm trong định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2 của Bảo hiểm AAA.
      Bảo hiểm AAA và IAG đã trở thành người một nhà
      Tương đồng 160 năm và 7 năm?
      IAG đã phải vượt qua bao nhiêu ứng cử viên để được chọn là đối tác chiến lược của Bảo hiểm AAA trong đợt phát hành này?
      Thực ra, có rất nhiều đối tác nước ngoài đến với Bảo hiểm AAA đặt vấn đề trở thành cổ đông chiến lược. Tuy nhiên để lựa chọn, Bảo hiểm AAA phải chọn đối tác phù hợp với mình nhất, phải có tiếng nói chung và định hướng chiến lược chung và điều quan trọng là phải cần nhau, khát khao nhau, anh cần tôi và tôi cần anh.
      Trong chiến lược mở rộng mạng lưới ra khu vực châu Á, IAG cần tìm đối tác chiến lược ở các thị trường mới nổi như Việt Nam để đầu tư và chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, Bảo hiểm AAA, một thành viên khá non trẻ của thị trường bảo hiểm Việt Nam có hơn 6 năm hoạt động và đã để lại nhiều dấu ấn trên thị trường, lại đang rất cần tìm một đối tác chiến lược có kinh nghiệm lâu năm về bảo hiểm để có thể hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho mục tiêu chiến luợc phát triển giai đoạn 2. Với những tiêu chí như vậy, chúng tôi đã gặp nhau và đi đến quyết định cuối cùng là kết hôn. Tôi cũng tin rằng, với những tiêu chí của IAG đặt ra khi tìm đối tác tại Việt Nam, thì Bảo hiểm AAA không có đối thủ.
      IAG rất vui mừng khi chứng kiến những thành quả mà Bảo hiểm AAA đã làm được trong một thời gian ngắn. Họ nhìn thấy hình ảnh IAG trong Bảo hiểm AAA hiện tại. Họ nói với chúng tôi rằng: những gì mà Bảo hiểm AAA đang làm họ đã trải qua, họ thấu hiểu và họ sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với chúng tôi. Bảo hiểm AAA sẽ rút ngắn khoảng cách về thời gian mà thời gian là tiền !
      Bảo hiểm AAA kỳ vọng gì khi chọn IAG là đối tác chiến lược của mình?
      Mục tiêu của IAG khi đầu tư vào thị trường Việt Nam tìm kiếm đối tác có mạng lưới phân phối tốt và đội ngũ quản lý có năng lực. Thông qua đầu tư vốn mua cổ phần, IAG sẽ làm việc chặt chẽ với Bảo hiểm AAA thông qua “Chương trình chuyển giao năng lực” nhằm xây dựng năng lực cốt lõi cho các bộ phận quản lý bảo hiểm bao gồm: Đánh giá và quản lý rủi ro ,nghiệp vụ bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bồi thường, quản lý các danh mục đầu tư hiệu quả.
      Ngoài ra, IAG với thế mạnh là tập đoàn tài chính bảo hiểm có đội ngũ quản lý cấp cao trong ngành bảo hiểm, chiến lược đầu tư của công ty có tầm nhìn dài hạn, chắc chắn sẽ đưa Bảo hiểm AAA trở thành công ty có thị phần trong nhóm 1 của Việt nam. Ngay sau ngày ký hợp đồng IAG đã cử các chuyên gia sang Bảo hiểm AAA để chuyển giao năng lực và cam kết hỗ trợ Bảo hiểm AAA nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới, thông qua các mạng lưới hoạt động của IAG tại Úc và Châu Á; Hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin: bao gồm việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh hiệu quả; Hỗ trợ công ty về phát triển bộ phận định phí, xây dựng quy trình định phí…Việc hợp tác với Tập đoàn IAG là cổ đông chiến lược cùng ngành bảo hiểm sẽ giúp Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó sẽ có đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành bảo hiểm Việt Nam.
      Vậy những vấn đề trọng tâm trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2 của Bảo hiểm AAA là gì thưa bà?
      Với Bảo hiểm AAA, chất lượng dịch vụ là sự sống còn của doanh nghiệp.Và tất nhiên để làm được điều này chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng sâu CNTT vào quản trị. Bảo hiểm AAA là doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đi tiên phong trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh. Bảo hiểm AAA đã mua phần mềm 3i INFOTECH và chọn IBM làm đối tác cung cấp các giải pháp CNTT, triển khai giải pháp PREMIATM để quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm các khâu: khai thác bảo hiểm, giải quyết bồi thường, tái bảo hiểm và kế toán tài chính. Bảo hiểm AAA luôn chú trọng phát triển doanh nghiệp phải song song với chất lượng dịch vụ đặc biệt khâu chăm sóc khách hàng phải được đặt lên hàng đầu. Đối với Bảo hiểm AAA, sự thỏa mãn khách hàng là thước đo giá trị doanh nghiệp. Cùng với các chiến lược định hướng trên Bảo hiểm AAA sẽ tập trung đào tạo chuyên sâu và chuẩn hoá nhân sự trong tất cả các bộ phận nhằm đáp ứng được tất cả các hoạt động của Bảo hiểm AAA và chuẩn bị cho việc phát triển nhanh và mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm tới.
      Xin trân trọng cám ơn bà!

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. VC2 "con cưng của Vinaconex"
      By dixedap-choicophieu in forum Công ty chiến ở HNX
      Trả lời: 919
      Bài viết cuối: 07-08-2014, 03:59 AM
    2. VNR độc quyền tái bảo hiểm-niềm đam mê của khoai Tây
      By Mongtoi in forum Công ty chiến ở HNX
      Trả lời: 24
      Bài viết cuối: 13-05-2010, 12:26 AM
    3. Nearly 40% of listed companies get AAA credit rating
      By boiman in forum STOCKs LISTED IN HoSE
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 30-08-2008, 11:01 PM
    4. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-10-2007, 04:33 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình