70. Tranh mua và lúc nào nên tranh mua
LHH:
Trên con đường đi lên thì thị trường vẫn còn vô số phiên điều chỉnh, thừa đủ thời gian để vào mà không cần tranh mua (không biết tôi đã nói câu này bao nhiêu lần)

Hãy để market makers kéo thị trường đi lên bằng những phiên tăng vọt (ai cần cơ cấu danh mục nên bán vào những phiên như vậy), còn những nhà đầu tư nhỏ nên mua vào những phiên điều chỉnh.

Nói lại cho rõ : Nếu bạn nhận định thị trường trong xu thế đi lên (còn nhận định của cá nhân tôi thì hiện nay: khó giảm sâu nhưng chẳng có lý do gì để tiếp tục tăng) thì trên con đường đi lên thị trường vẫn còn vô số phiên điều chỉnh, thừa đủ thời gian để vào mà không cần tranh mua (đây là lời nhắc mà các trader phải thuộc nằm lòng). Câu này tôi muốn nói với các bạn vẫn bị ám ảnh tâm lý luôn luôn sợ mua vào không kịp.

Còn việc tranh mua áp dụng trong tình huống nào ?

1. Tranh mua khi nhận định thời gian ngắn trước mắt giá cổ phiếu tiếp tục tăng, tranh mua để bán ngay sau đó
Lúc đó giá mua vào cao hay thấp không thành vấn đề, quan trọng là giá cổ phiếu có tăng tiếp hay không ?
Tranh mua theo kiểu này thì bất cần thị trường chung đang ra sao

Nhiều người bị thua lỗ trong trường hợp này vì không rõ mấy điều trên :

+ Phải bán ngay sau đó (tức là dù lãi hay lỗ đều phải bán)
+ Nhận định cá nhân là giá cổ phiếu sẽ tăng tiếp nên quyết định tranh mua, nhưng mua rồi thì cổ phiếu rớt giá, tức là nhận định sai, cách sửa sai tốt nhất là stop loss (nhưng xót của nên thường là giữ lại chờ giá hồi phục)

2. Tranh mua khi thị trường trong xu thế uptrend, thị giá một cổ phiếu đang chạy sideway một thời gian dài, bỗng nhiên tăng đột biến với khối lượng giao dịch lớn do có những thông tin hỗ trợ tích cực. Liệt kê trường hợp này thì cần có đủ các điều kiện :

+ Thị trường chung đang lên
+ Giá cổ phiếu đang chạy sideway bỗng tăng đột biến
+ Khối lượng giao dịch lớn
+ Thông tin hỗ trợ tích cực

Nếu quyết định tranh mua thì phải tranh mua ngay khi cổ phiếu đó bắt đầu đợt tăng giá ( khi cổ phiếu đó bắt đầu tăng 1 - 3 phiên là phải quyết định ngay có tranh mua hay không)

Trong trường hợp đủ các yếu tố trên thì có thể tranh mua và cứ yên tâm chờ thị trường đưa mình lên đỉnh
Nếu thiếu yếu tố thị trường hoặc thông tin hỗ trợ thì vẫn có thể tranh mua nhưng nên sẵn sàng tư thế xuống tàu.

71. Một cổ phiếu được phân phối mạnh trong một xu hướng đi lên gần như là chắc chắn bắt đầu cho một chu kỳ suy giảm

Khi một cổ phiếu đang lên mà được phân phối mạnh liên tiếp 2 - 3 phiên với giá trị giao dịch lớn gấp nhiều lần giao dịch trung bình thì gần như chắc chắn đó là sự bắt đầu cho một chu kỳ suy giảm (nếu thống kê tại HOSE thì chỉ có một trường hợp không theo quy luật này, đó là HAP khi bắt đầu tăng từ 35 lên 4x - còn lại các cổ phiếu khác đều không nằm ngoài quy luật này)

Cố gắng tránh đừng nhảy vào lúc đó.

72. Thông điệp của big boys


Tính đến ngày hôm nay là VNI Index đã tăng điểm 5 phiên liên tục (dù mỗi phiên tăng rất ít) - một hiện tượng chưa xuất hiện kể từ đầu tháng 5/2007
Tính chất của đợt tăng điểm này chủ yếu lợi dụng quy mô nhỏ của thị trường để tác động vào một số cổ phiếu chủ chốt

Có thể coi đó là một thông điệp của big boys : chúng tôi muốn thị trường tăng (để làm đẹp báo cáo quý, để cơ cấu lại danh mục được dễ dàng)

Những nhà đầu tư nhỏ hãy cân nhắc để hành động sao cho có lợi nhất

+ Stop loss
+ Cơ cấu danh mục
+ Nhập hàng
+ Lướt sóng

v.v...

73. Không tử thủ đến cùng

Khi thị trường đi xuống, có những người nghiến răng tử thủ
Cổ phiếu xuống giá đến mấy họ cũng đành cắn răng chịu đựng

Nhưng khi thị trường đi lên thì họ là những người dao động tinh thần đầu tiên
Chỉ cần qua điểm hòa vốn của giá là nhiều người đã muốn bán ra lắm rồi

Cái cảm giác bán ra và có lãi sau bao ngày chịu đựng, cảm giác được ăn ngon ngủ yên sau bao ngày lo lắng nó thôi thúc con người ta ghê lắm. Nhất là khi giá cổ phiếu sau khi vọt lên qua điểm hòa vốn thì lình xình khá lâu, càng làm thôi thúc tâm lý bán ra vì sợ giá lại giảm.
Những người đó sẽ bị thiệt hại nhiều nhất, bởi vì sau khi bán ra - có lãi chút ít, nếu cổ phiếu tiếp tục tăng giá thì cảm giác tiếc nuối, dằn vặt xuất hiện, tâm lý giằng co giữa có nên nhảy vào trở lại (lòng tham) hay ngồi im (sợ hãi) cứ tranh đấu hàng ngày - trong khi giá cổ phiếu vẫn tăng
Tới khi lòng tham chiến thắng sợ hãi thì đó lại là lúc nhảy vào đúng đỉnh

Nên: nếu đã tử thủ thì tử thủ đến cùng (nếu đã chịu đựng được đến đáy thì đừng sợ theo lên đến đỉnh).

74. Không cân bằng được nỗi sợ hãi và lòng tham
Nên tư duy theo luồng chảy của dòng tiền - đừng cố gắng đoán định một chiều theo kiểu thị trường sẽ lên hay xuống

Tại sao nhiều người hay bị mắc lại ở đỉnh ?
Bởi vì họ không cân bằng được nỗi sợ hãi và lòng tham

Khi thị trường bắt đầu đi lên thì nỗi sợ hãi làm họ do dự (thị trường càng lên thì họ càng do dự, vì ai cũng biết giá ngày càng cao, rủi ro ngày càng lớn)

Tới khi thị trường vận hành thật nhanh, thật mạnh, lợi nhuận tăng chóng mặt thì lòng tham trỗi dậy, mọi nỗi sợ tan biến hết, nhảy vào và - đúng đỉnh

Khi tôi viết bài lần trước, đặt câu hỏi cho các bạn về dòng tiền thường trực, thực ra là đã gợi ý rất rõ cổ phiếu sẽ dẫn dắt thị trường đi lên, nếu ai tận dụng cơ hội được thì tốt, không thì cũng không sao, cơ hội còn nhiều.

Thị trường hiện nay đang đi vào giai đoạn nhạy cảm : đi lên để break out hay đi xuống để hoàn thành nốt đỉnh thứ 3 của hình mẫu FW ?
Thực sự không ai trả lời được

Nhưng nếu tư duy theo luồng chảy của dòng tiền thì cơ hội vẫn xuất hiện
Dòng tiền thường trực vẫn luôn chảy theo quy luật (dù thị trường lên hay xuống thì nó vẫn chảy như vậy) :
BCs ++> cổ phiếu tốt, thị giá trung bình ++> PS tốt ++> những cổ phiếu chưa tăng giá ++> tất cả đều tăng

Tình hình hiện nay là BCs đã tăng hết rồi (có cổ phiếu tăng rất nhiều, có cổ phiếu tăng nhiều, có cổ phiếu tăng - nói chung là đã tăng hết)
Nhiều cổ phiếu tốt, thị giá trung bình cũng đã tăng

Trong vòng 1 tuần gần đây PS đã tăng theo đợt tăng của thị trường, nhưng hiện nay rất nhiều cổ phiếu nhỏ đang rơi vào những khuôn mẫu giảm giá (vai - đầu - vai, hình thành FW giai đoạn đầu)

Bạn hãy giả định thị trường :

+ Nếu thị trường đi lên thì BCs sẽ lên tiếp nhưng rồi cơ hội vẫn sẽ xuất hiện tại PS, một khi PS phải chờ đợi lâu như vậy thì sẽ tăng rất mãnh liệt, thậm chí xét về % tăng còn cao hơn BCs (nhiều bạn giữ PS hồi tháng 3/2007 được hưởng cảm giác này rồi)
+ Nếu thị trường đi xuống thì dòng tiền sẽ chuyển từ BCs sang PS (nhưng chu kỳ tăng sẽ rất ngắn ngủi và tăng không cao)

Như vậy trong bất kỳ trường hợp nào thì dòng tiền vẫn sẽ chảy về PS, Cơ hội đang nằm ở PS, nhưng chỉ nên quan sát, chưa nên giải ngân
Lúc này chính là lúc rèn luyện cách chế ngự lòng tham (BCs đang tăng, tâm lý : giá mà nhảy đại vào một BCs thì kiếm nhiều tiền rồi)

Chế ngự nỗi sợ hãi : giải ngân vào PS cụ thể khi cơ hội giá rẻ xuất hiện
Lưu ý các bạn : để giải ngân vào PS trong các khuôn mẫu giảm giá đòi hỏi sự chế ngự nỗi sợ hãi rất cao
Các bạn nên nghiên cứu kỹ lại giai đoạn giảm giá thê thảm trong tháng 8/2007 của những BCs hàng đầu, học hỏi kinh nghiệm của những người đủ can đảm để mua vào BCs lúc đó.

Chú ý:

1. Bài viết này không khuyên các bạn bán BCs hiện có để mua PS
2. Bài viết này chỉ giúp các bạn đang có ý định giải ngân một cách nhìn thị trường
3. Bài viết này không nên áp dụng nếu VNIindex vượt được 1050



75. Không cần phải cố thông minh hơn thị trường trong những giai đoạn tăng trưởng nóng

Khi thị trường bước vào giai đoạn tăng nóng thì không cần phải cố thông minh hơn thị trường.
Không cần cơ cấu nhiều vì lần lượt thì cổ phiếu nào cũng sẽ tăng.

76. Retest

Sau một thời kỳ tăng nóng, sẽ xuất hiện retest
Thông thường đợt retest sẽ xuất hiện sau một chu kỳ tăng nóng kéo dài 2 - 3 tuần
tức là sau 10 - 15 phiên giao dịch

Chu kỳ tăng nóng càng mạnh bao nhiêu thì retest cũng sẽ tạo đáy sâu bấy nhiêu
Ngày thứ hai tuần tới nếu thị trường tiếp tục tăng mạnh thì sẽ là phiên thứ 14 của chu kỳ tăng nóng, khả năng retest xuất hiện vào ngày thứ ba là rất cao, đợt retest này nếu bắt đầu vào thứ ba thì sẽ kéo dài tới thứ năm và có thể phục hồi nhẹ vào thứ sáu.

(Các bạn có thể xem lại dữ liệu của đợt retest khi VNIndex tăng từ 52x lên 65x trong tháng 11/2006 để hình dung vấn đề được rõ hơn)

Đây là cơ hội cho những bạn đang giải ngân, vì các bạn có thể giải ngân vào thứ ba và thứ tư tuần sau với mức giá của các cổ phiếu tương đương với giá của tuần này (các bạn nên bình tĩnh, chưa giải ngân vào thứ hai tuần tới, giải ngân chậm một chút sẽ tốt hơn)

Các bạn đang nắm cổ phiếu, nhất là các bạn mới mua vào thứ năm và thứ sáu vừa qua chớ nên hốt hoảng. Còn các bạn đã mua vào giai đoạn < 950, nếu lo sợ bán ra thì cũng không sao, chỉ có điều lợi nhuận sẽ ít đi, vậy thôi.

Các bạn pro trader, không cần nhắc thì các bạn cũng biết phải làm gì để tận dụng retest rồi.

76B. Nói thêm về retset

Nhiều bạn đọc bài viết của tôi nhưng dường như vẫn chưa hiểu bản chất của vấn đề
Bài viết về retest gồm có 3 ý chính

1. Thứ nhất về mặt lý thuyết và thực tế đã chứng minh : (điều này luôn đúng)

Sau một thời kỳ tăng nóng, sẽ xuất hiện retest
Chu kỳ tăng nóng càng mạnh bao nhiêu thì retest cũng sẽ tạo đáy sâu bấy nhiêu

2. Dựa vào kinh nghiệm của tôi : (Có thể sai lệch về thời điểm xảy ra - chuyện rất bình thường)

Ngày thứ hai tuần tới nếu thị trường tiếp tục tăng mạnh thì sẽ là phiên thứ 14 của chu kỳ tăng nóng, khả năng retest xuất hiện vào ngày thứ ba là rất cao, đợt retest này nếu bắt đầu vào thứ ba thì sẽ kéo dài tới thứ năm và có thể phục hồi nhẹ vào thứ sáu.

3. Lời khuyên :

+ Các bạn đang nắm cổ phiếu, nhất là các bạn mới mua vào thứ năm và thứ sáu vừa qua chớ nên hốt hoảng. (nếu xác định nắm chặt cổ phiếu thì retest xảy ra vào thứ ba hay thứ năm cũng đâu có quan trọng ?)
+ Đây là cơ hội cho những bạn đang giải ngân, vì các bạn có thể giải ngân vào thứ ba và thứ tư tuần sau với mức giá của các cổ phiếu tương đương với giá của tuần này (thực tế thì VNIindex khi retest sẽ bị ảnh hưởng bởi 6 cổ phiếu dẫn dắt thị trường, còn mức giá tại PS thì vẫn mua vào thứ ba và thứ tư là tốt nhất - nhiều bạn đã tận dụng cơ hội để cơ cấu từ BCs sang PS trong 2 ngày thứ ba và thứ tư, những bạn đó thực sự có tố chất rất giỏi <img alt="Yes"> vì đã hiểu bản chất của retest : những cổ phiếu làm cho thị trường tăng nóng thì sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thị trường xảy ra retest)


Hết sức bình tĩnh, đó vẫn luôn là lời khuyên của tôi
Chỉ khi nào VNIndex không thể vượt nổi 1113 thì mới cần suy nghĩ đến việc cash out.

Retest chắc chắn sẽ xảy ra - đó là mệnh đề thứ nhất
Thị trường vẫn trong uptrend - đó là mệnh đề thứ hai
Giải ngân khi retest xảy ra - đó là mệnh đề thứ ba

Nếu bạn tuân thủ nguyên tắc đó thì chỉ xảy ra retest bạn mới giải ngân (lúc đó thứ ba, thứ tư, hay thứ năm, thứ sáu đâu có quan trọng)
Pro trader không bao giờ bị bất ngờ

Còn việc giả định retest xảy ra vào thứ ba thì chỉ liên quan đến việc huy động tiền (dead line là thứ hai tiền phải sẵn sàng)
Không có nghĩa là thứ ba phải giải ngân hay phân phối cổ phiếu

Giống như bạn chuẩn bị đối phó với một cơn bão
Bạn dự kiến bão đến vào thứ ba, thì bạn phải chuẩn bị mọi công việc đối phó xong xuôi vào thứ hai
Nếu thứ ba bão chưa đến thì bạn chờ đợi tiếp hay bãi bỏ mọi việc chuẩn bị vì cho rằng bão không đến nữa <img alt="Big Smile">

Retest sẽ tạo đáy một cách mạnh mẽ và sâu
Cần bám sát tình hình thực tế chứ không nên tự cho trước một mốc đáy 1050 hay một con số nào đó.
Hãy giải mã một kỷ lục vừa được xác lập ngày hôm qua.