Nên quan sát cổ phiếu dược SPMThứ tư, 2/6/2010, 08:59 GMT+7(ATPvietnam.com) - Theo cục quản lý Dược Việt Nam, mạng lưới cung ứng thuốc trên toàn quốc gồm 262 doanh nghiệp sản xuất thuốc, 89 doanh nghiệp nhập khẩu thuốc, 900 doanh nghiệp bán buôn và hơn 41,000 cơ sở bán lẻ tuy nhiên số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc (GPP) mới chỉ dừng lại ở con số 7.

* Chuyện trò trực tiếp cùng giới đầu tư
* Cập nhật Kết quả kinh doanh Quý I/2010

Công ty cổ phần S.P.M đạt cả ba tiêu chuẩn GMP, GLP và GSP vào năm 2002. Đến năm 2006, công ty nhận được chứng chỉ GMP—WHO theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới.


Ngoài ra, SPM còn là doanh nghiệp đầu tiên xây dựng được thương hiệu MyVita đứng đầu thị trường Việt Nam, vượt qua các doanh nghiệp hàng đầu nước ngoài. Đây có thể coi là lợi thế cạnh tranh của SPM trên thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao vị thế, thương hiệu của SPM trên thị trường dược phẩm.

Trong năm 2009, sản phẩm của SPM được phân phối rộng rãi cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, đặc biệt là dòng sản phẩm vitamin MyVita Multi. Sản phẩm được phân phối trực tiếp tại Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh và gián tiếp ở các tỉnh thông qua hệ thống phân phối của công ty TNHH Đô Thành.

Việc nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm bớt áp lực đầu tư chi phí TSCĐ từ 8—10 năm, công ty sẽ không phải gia tăng chi phí để xây dựng nhà máy mới trong vòng 8—10 năm tới khi công suất họat động mới chỉ chạy trên 35% công suất thiết kế.

Hiện công ty đang tiến hành mở rộng và xâm nhập vào thị trường các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Tại thị trường Châu Á, công ty đang ưu tiên phát triển thị phần ở các nước lân cận, trong khu vực Thái Bình Dương và các nước Đông Á.

CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) tiến hành định giá SPM theo phương pháp so sánh tương đối với chỉ tiêu P/E, P/B.

Theo đánh giá của TVSI thì hoạt động sản xuất, phân phối và gia công dược phẩm của SPM tăng cao khi nhà máy mới với công suất thiết kế gấp 7 lần nhà máy cũ được đưa vào sử dụng từ tháng 5/2009 góp phần tăng doanh thu lên khoảng 310 tỷ đồng, LNST đạt 85 tỷ đồng khi công suất thực tế đạt trên 35% công suất thiết kế.

SPM cũng không có kế hoạch tăng vốn trong năm nay do đó, số lượng cổ phiếu lưu hành là 14 triệu, LNST đạt khoảng 85 tỷ đồng. Khi đó EPS forward 2010 là 6,071 VNĐ, với P/E vào khoảng 12.2, giá cổ phiếu SPM vào khoảng 74,071 VNĐ.

Ngoài ra, SPM dự định sẽ hợp tác đầu tư với một công ty chuyên về lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội trong dự án Long Trường, Q.9, TP. HCM. Nếu việc hợp tác này thành công, sẽ đem về cho SPM một khoản lợi nhuận ước tính là 29 tỷ đồng. Giả sử nếu khoản lợi nhuận này được hạch toán ngay trong năm nay khi đó EPS forward cho năm 2010 sẽ đạt 8,143 VNĐ.

Vì thế, NĐT nên theo dõi chặt chẽ diễn biến từ mảng hợp tác này để đưa ra những quyết định hợp lý trong thời gian tới.

Tương tự, đối với phương pháp P/B, giá trị sổ sách 2010 là 26,234 VNĐ, P/B đạt 3.0 lần, giá cổ phiếu SPM theo phương pháp này là 78,702 VNĐ.

Trung bình 50:50 theo 2 phương pháp, giá trung bình của cổ phiếu SPM là 76,386 VNĐ.

TVSI khuyên NĐT nên quan sát diễn biến giá của SPM trong thời điểm hiện tại.