Báo Đầu tư chứng khoán đăng tin
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      May 2012
      Bài viết
      16
      Được cám ơn 3 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định Báo Đầu tư chứng khoán đăng tin

      http://******************.vn/GL/N/CH...-dat-vang.html

      Mâu thuẫn ở các công ty có “đất vàng”

      24-05-2012 08:04:11

      (ĐTCK) Vốn điều lệ thấp, hiệu quả kinh doanh kém nhưng sở hữu hàng nghìn m2 đất vàng ở trung tâm Hà Nội, đây là đặc điểm chung của một số CTCP đang có mâu thuẫn gay gắt giữa các cổ đông bên ngoài với ban lãnh đạo công ty.


      ĐHCĐ thường niên mới đây của CTCP Phát triển kỹ thuật và đầu tư ITD-IMI đã khép lại mà không có lá phiếu nào của cổ đông bên ngoài chấp thuận các nội dung HĐQT trình bày tại đại hội.

      Nửa tháng sau ngày ĐHCĐ, HĐQT Công ty tiếp tục triệu tập ĐHCĐ bất thường để thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, nhưng một số cổ đông phản đối phương án này.

      Tại cả hai ĐHCĐ, các cổ đông bên ngoài đã thể hiện thái độ cứng rắn khi khẳng định, họ sẽ liên kết lại để khởi kiện, yêu cầu Tòa án hủy bỏ Nghị quyết ĐHCĐ Công ty, bởi trình tự, thủ tục tổ chức ĐHCĐ chưa đúng luật.

      Vì sao ITD-IMI, một công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, với vốn điều lệ vỏn vẹn 5 tỷ đồng lại có sự mâu thuẫn gay gắt giữa các “ông chủ” đến vậy? Bỏ qua vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh còn kém, cổ tức thấp (7 - 8%/năm) thì nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp là phương án tăng vốn và quyền lợi của cổ đông nhỏ.

      Phương án tăng vốn được đưa ra vào thời điểm Công ty đang chuẩn bị thực hiện dự án nhà cao tầng trên mảnh “đất vàng” 2.948 m2 tại số 4 Vũ Ngọc Phan và 46 Láng Hạ, Hà Nội, nằm trong dự án khu phức hợp của Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI), với tổng diện tích khoảng 20.000 m2.

      Tại ĐHCĐ thường niên, HĐQT của ITD-IMI trình phương án phát hành tăng vốn từ 5 tỷ đồng lên 7,5 tỷ đồng, bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:0,25, bán cho đối tác chiến lược 30%, còn lại bán cho các thành viên Ban điều hành.

      Sau khi phương án này bị phản đối, ITD-IMI đưa ra phương án mới, phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1, không bán cho nhà đầu tư chiến lược và Ban điều hành nữa. Tuy nhiên, cả 2 phương án đều bị cổ đông bên ngoài bác bỏ.

      Liệu có phải cổ đông bên ngoài “không biết điều” và muốn “phá đám”? Một cổ đông cho biết, nếu bỏ qua các chi tiết của phương án phát hành, điều cổ đông quan tâm nhất là sau khi tăng vốn, cơ cấu sở hữu sẽ ra sao, ai sẽ trở thành “ông chủ lớn” của ITD-IMI? Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các cổ đông còn lại.

      Hiện Nhà nước đang là cổ đông lớn, chiếm 65% vốn điều lệ, do IMI - DN hoạt động theo mô hình công ty TNHH Nhà nước một thành viên làm đại diện và có thể sẽ không thực hiện quyền mua. Cổ đông bên ngoài thắc mắc là nếu cổ đông Nhà nước không mua thì quyền mua này sẽ được phân phối như thế nào?

      Tại ĐHCĐ, ông Trương Hữu Chí, Chủ tịch HĐQT ITD-IMI đồng thời là Chủ tịch HĐTV IMI phát biểu: “Nhà nước bán cho ai là quyền của cổ đông Nhà nước”. Phát biểu của ông Chí càng khiến cổ đông thấy bất bình thường, bởi cổ đông Nhà nước không thể “thích” ai thì bán cho người đó, mà phải thực hiện theo quy định pháp luật.

      Theo tìm hiểu của ĐTCK, nếu là công ty niêm yết, đại chúng, quyền mua cổ phần phải được chào bán công khai. Nếu là công ty TNHH Nhà nước một thành viên như IMI thì quyền mua cũng phải được chào bán công khai theo Thông tư 117/2010/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

      Không đạt được đồng thuận với phương án đưa ra từ HĐQT, một số cổ đông ITD-IMI cho biết, họ đã làm việc với văn phòng luật sư để chuẩn bị nộp đơn khởi kiện ra Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội trong vòng 90 ngày, kể từ khi ĐHCĐ thông qua Nghị quyết vào ngày 12/5 theo đúng quy định.

      Tăng vốn để khai thác những mảng “đất vàng” có thể đem lại lợi nhuận không nhỏ

      Ở một DN khác, tuy chưa chính thức xin ý kiến ĐHCĐ, nhưng khi ý tưởng tăng vốn điều lệ của CTCP Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase) được hé lộ tại ĐHCĐ thường niên, cổ đông đã liên tiếp chất vấn Ban lãnh đạo Công ty.

      Được biết, Công ty này tọa lạc trên diện tích 650 m2 đất tại số 5, 7, 9 phố Đường Thành (Hà Nội) và dự định tăng vốn là để có nguồn kinh phí thực hiện dự án bất động sản. Dù phương án phát hành chưa được đưa ra, nhưng theo Ban lãnh đạo, cổ đông Nhà nước có thể không mua hoặc mua rất ít (hiện sở hữu Nhà nước tại DN này là 36%). Quyền mua còn lại sẽ phân phối thế nào là mối bận tâm của các cổ đông, nhất là khi công ty này không chỉ có lô đất giá trị tại trung tâm Hà Nội, mà còn có nhiều dự án tại các tỉnh thành khác.

      Tại CTCP Thiết bị Y tế Mediplast, CPH từ năm 2006, trong 3 năm đầu, Công ty không chia cổ tức và có tình hình làm ăn khá bi bét. Điển hình là năm 2010, nguồn thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông đến từ việc thanh lý tài sản. Đến nay, Công ty chưa tổ chức ĐHCĐ 2011 và không có một thông tin nào cho cổ đông về tình hình hoạt động kinh doanh. Công ty cũng không có trang web.

      Theo thông báo tại ĐHCĐ năm 2010 thì năm 2011, Công ty tiếp tục thanh lý tài sản, nhưng theo phản ánh của cổ đông, vẫn có một số người quan tâm đến cổ phiếu này và đề nghị mua cổ phần. Những người săn đón cổ phần của Mediplast không nhằm tới cổ tức hay chờ cổ phiếu tăng giá, mà nhằm tới diện tích đất gần 2.863 m2 nằm trên phố Lương Định Của (Hà Nội) đang thuộc quyền sử dụng của Công ty.

      Ý tưởng tăng vốn chưa chính thức được đưa ra, nhưng có thể sẽ có nhiều ý kiến trái chiều khi nhóm cổ đông nhỏ lẻ có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình, còn nhóm cổ đông lớn thì khó bỏ qua cơ hội tăng sở hữu để được quyền định đoạt hiện trạng Công ty, trong đó có mảnh “đất vàng” nói trên.

      Tăng vốn để khai thác những mảnh “đất vàng” có thể đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ. Tuy nhiên, nếu không đạt được đồng thuận giữa các cổ đông thì e rằng lợi nhuận đó chỉ như “đếm cua trong lỗ”. Tại Mediplast, khu “đất vàng” được ký hợp đồng thuê đất từ năm 2004, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai dự án, có nguy cơ bị UBND TP. Hà Nội thu hồi đất. Ở một số trường hợp khác, việc không thống nhất được hướng khai thác lợi thế “vàng” có thể khiến cổ đông, DN tốn thời gian và tiền bạc khi sa vào kiện tụng.

      http://******************.vn/GL/N/CH...-dat-vang.html

    2. Có 2 thành viên đã cám ơn IMI :
      Spamer (26-05-2012), VNINDEX500 (26-05-2012)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Báo Đầu tư Chứng khoán đăng tin
      By lahien in forum Thị trường OTC
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 21-05-2012, 11:43 AM
    2. Báo chí đang mô tả chứng khoán như thế nào?
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 28-11-2011, 05:05 PM
    3. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở đâu?
      By tigeran in forum Nhận định thị trường bằng Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 22
      Bài viết cuối: 22-02-2011, 09:03 AM
    4. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 14-11-2010, 09:05 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình