Blog: Bài học từ “Thập kỷ mất mát của Nhật Bản” và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay (Phần 1)
-
23-05-2012 03:11 PM #1
- Ngày tham gia
- Mar 2012
- Bài viết
- 8
- Được cám ơn 5 lần trong 3 bài gởi
Bài học từ “Thập kỷ mất mát của Nhật Bản” và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay (Phần 1)
17/05/2012 — Tran Hai Yen
Research Group
http://pgbankresearch.wordpress.com
------------------
Chính sách tiền tệ từ đầu năm đến nay liên tục nhằm vào mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất với mục đích tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Cụ thể vào ngày 13/3 và 11/4 vừa qua, trần lãi suất huy động đã lần lượt giảm về mức 13% và 12%/năm. Ngày 4/5, NHNN ban hành Thông tư số 14 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ, áp dụng với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp vừa và nhỏ; và công nghiệp hỗ trợ và đối với vốn vay ngắn hạn là 15%. Việc giảm lãi suất được thực hiện theo cùng lộ trình lạm phát giảm trong các tháng đầu năm. Đến tháng 4/2012, CPI ở mức khá thấp, chỉ tăng 0,05% so với tháng 3 và ở mức 10,54% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm, lạm phát cả nước chỉ tăng khoảng 2,6%. Tuy vậy, lại đang tồn tại một nghịch lý: Tuy lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn không thể tiếp cận được với vốn ngân hàng. Về phía ngân hàng, mặc dù nguồn vốn dư thừa nhưng lại không dám cho vay.
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính lũy kế từ đầu năm đến 16/4, tín dụng vẫn đang tăng trưởng âm 1,71%. Với 8 tháng còn lại, tín dụng sẽ tăng trưởng tối đa 12% và cả năm sẽ ở khoảng 10%, làm tổng vốn đầu tư xã hội giảm khoảng 50 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch. Từ phân tích trên, Ủy ban kết luận chính sách tiền tệ hầu như đã không còn dư địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 6%. Do đó, nhiều chuyên gia kinh tế tăng tính đến một chính sách tài khóa, đặc biệt là chính sách nới lỏng đầu tư công. Theo họ, đã đến lúc Chính phủ ban hành một gói kích cầu và điều này có nghĩa là, phải chấp nhận nợ công có thể tăng lên. Chính vì vậy, đây là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi.
Vừa qua, Chính phủ đã thông qua gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng mà Bộ Tài chính đề xuất để giúp đỡ các doanh nghiệp. Cụ thể là giảm 30% thuế TNDN năm 2012 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các loại hình doanh nghiệp khác, trừ doanh nghiệp kinh doanh tài chính, bảo hiểm, xổ số và doanh nghiệp có thu nhập từ sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; Giãn thuế GTGT tháng 4,5,6 với thời hạn giãn 6 tháng cho mọi doanh nghiệp; Giảm 50% tiền thuê đất của các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ; Đẩy manh phân bổ chi đầu tư XDCB, giải ngân và bổ sung thêm 1.000 tỉ đồng cho vay kiên cố hóa kênh mương và cho phép giải ngân một phần kinh phí tạm dừng mua sắm từ năm 2011-2012 nhằm tiêu thụ hàng tồn kho cho doanh nghiệp.
Đây cũng cũng có thể hiểu là một gói kích cầu. Do đó, nhiều nhà kinh tế đặt câu hỏi nếu tiếp tục tăng đầu tư công thì lấy nguồn ở đâu để cân bằng ngân sách?.
Giảm lãi suất mà tăng trưởng kinh tế vẫn chưa được cải thiện, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, chính phủ tính đến việc chọn giải pháp tăng đầu tư công – Trường hợp của Việt Nam hiện nay đang có những dấu hiệu gần giống những năm của thập nhiên 1990 của Nhật Bản mà người ta gọi là “thập kỷ mất mát”. Khi mà lãi suất càng giảm thì tăng trưởng kinh tế càng chậm lại, sản xuất trì trệ và Nhật Bản đã phải trả giá trong vòng 14 năm liên tiếp. Vậy nguyên nhân tại sao Nhật Bản lại rơi vào tình trạng đình đốn như vậy? Bài học nào được rút ra và các giải pháp nào sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có những nhìn nhận về những việc cần và không cần làm? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài phân tích này.
Câu chuyện của Nhật Bản
“Thập kỷ mất mát” hay “thập niên bị tước mất” (A Lost Decade) là tên gọi thời kỳ trì trệ kinh tế kéo dài của Nhật Bản suốt thập kỷ 1990. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ sự phát triển bong bóng đầu cơ trong những năm 1980, khi các nhà đầu tư rót tiền ồ ạt vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Giá của các tài sản này vọt lên tới những mức khác thường. Có thời điểm trong năm 1988, diện tích đất ở dưới Cung Hoàng đế Imperrial Palace ở trung tâm thủ đô Tokyo trị giá hơn cả toàn bang Califfornia (Hoa Kỳ). Còn chỉ số Nikkei vào cuối năm 1989 đã chạm ngưỡng 39.000 điểm, so với con số 8.900 điểm hiện nay. Đến năm 1990, nền kinh tế bị tăng trưởng quá nóng và hậu quả dẫn đến bong bóng tài sản vỡ vào những năm 1990-1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giảm mạnh. Bình quân hàng năm trong suốt thập niên 1990, tổng sản phẩm quốc nội thực tế của Nhật Bản lẫn tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người chỉ tăng 0,5%, thấp hơn so với hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến khác. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh qua từng năm.
Các nhà chính sách của Nhật Bản thời kỳ đó đã có những hành động gì?
- Về chính sách tiền tệ: NHTW Nhật Bản bị phê phán là đã chậm trễ trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ và áp dụng một “chính sách tiền tệ đơn điệu”. Đến năm 1991, NHTW bắt đầu ứng phó với khủng hoảng bằng cách đưa ra một số chính sách tiền tệ thông thường là cắt giảm lãi suất chiết khấu. Đến khi quyết định giảm lãi suất, thì lại giảm không đủ mức; thậm chí còn vội vàng nâng lãi suất ngày khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi vào cuối năm 1993. Sau đó, ngoại trừ một lần ngắt quãng vào năm 1994, NHTW hạ lãi suất 8 lần trong khoảng giữa năm 1991 và giữa năm 1995. Sau đó, NHTW chuyến sang lãi suất cơ bản với mức lãi suất mục tiêu là 0,5%.
- Lạm phát giảm dần. Các chuyên gia kỳ vọng kinh tế sẽ đi lên theo tính chất chu kỳ và vì thế không cần can thiệp mạnh bằng chính sách.
- Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Nhật tăng mạnh. Các ngân hàng triển khai chính sách giãn nợ đối với các khách hàng thiếu khả năng trả nợ của mình. Hy vọng các khách hàng sẽ trả được nợ nếu không bị phá sản nên các ngân hàng thường tiếp tục cho khách hàng đang mắc nợ mình tiếp tục vay để khỏi bị phá sản (điều này càng hay xảy ra nếu khách hàng là những người đi vay lớn, và ngân hàng nhận thấy đấy là những khách hàng “too big to fail”). Mặt khác, ngân hàng e ngại rằng từ chối cho vay sẽ có thể khiến các nhà đầu tư vào ngân hàng suy diễn rằng tình hình kinh doanh của ngân hàng đang không tốt. Do biết ngân hàng sẽ không dám không cho mình vay tiếp nên nỗ lực cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng giảm đi, và một cách tự nhiên họ càng có nguy cơ phá sản. Do đó, nguồn vốn cho vay đưa vào các khu vực không có hiệu quả, trong khi các khu vực hoạt động khác lại không đủ nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất. Nền kinh tế ngày càng trì trệ, nợ xấu cần tăng cao, hệ thống tài chính yếu kém.
- Đến năm 1997, cùng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, nền kinh tế Nhật Bản lại rơi vào suy thoái, Ngân hàng Nhật Bản đã không còn khả năng giảm lãi suất. Mặc dù Chính phủ đã can thiệp và hỗ trợ, bơm tiền cho các tổ chức tài chính, tín dụng nhưng các doanh nghiệp tư nhân vẫn không vững tâm và bắt đầu thắt chặt chi tiêu, giảm đầu tư máy móc, thiết bị. Lãi suất chiết khấu từ tháng 9/1995 tuy đã ở mức thấp chưa từng có là 0,5%, song các doanh nghiệp vẫn không dám đi vay để đầu tư. Đầu tháng 9/1998, một lần nữa, NHTW Nhật Bản lại phải tuyên bố giảm mức lãi suất này xuống còn 0,25%. Nền kinh tế Nhật Bản bị kẹt trong những trục trặc có tính chu kỳ lẫn cơ cấu và thể chế do không thích nghi được với những thay đổi nhanh chóng và biến động phức tạp của tình hình mới, gây trở ngại cho phát triển kinh tế. Năm 1998, Ngân hàng trung ương Nhật Bản thực hiện một bước đi khác thường là giảm lãi suất xuống gần bằng 0%.
- Từ năm 1998, nền kinh tế chính thức rơi vào trạng thái giảm phát. Nền kinh tế bắt đầu hình thành dự tính rằng xu hướng giảm phát sẽ tiếp tục, dẫn đến lãi suất thực tế tăng lên. Đầu tư và tiêu dùng tư nhân bắt đầu giảm mạnh và giảm phát càng nghiêm trọng hơn. Đây chính là “bẫy giảm phát” mà Nhật Bản mắc phải. Giảm phát làm cho gánh nặng nợ của doanh nghiệp lớn thêm vì nợ quá hạn gia tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, tiền công thực tế trở nên cao hơn. Do đó, doanh nghiệp càng trở nên dè dặt trong đầu tư thiết bị khiến cho nhu cầu đầu tư tư nhân giảm làm tổng cầu giảm theo.
- Về chính sách tài khóa: Kể từ năm 1992, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu tăng chi tiêu tài chính công để vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách này không được thiết kế với mục tiêu tối đa hóa tác động vĩ mô của nó. Giá trị các gói kích cầu nhỏ, không đủ vực dậy nền kinh tế mà chỉ nhằm vào các công trình công cộng và giảm thuế chung chung , không dành cho chi tiêu vào mạng lưới an sinh xã hội và giảm thuế tiêu dùng. Do đó lại làm xấu thêm vấn đề nợ của Nhà nước. Với hy vọng cân bằng ngân sách, năm 1997 chính phủ nước này tăng thuế tiêu dùng từ 3% lên 5% – động thái được xem như là một thảm họa vì góp phần đẩy nền kinh tế tái rơi vào suy thoái.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Chờ “lời giải khéo” cho bài toán khó của kinh tế 2012
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 24-04-2012, 08:06 AM -
Giải bài toán vốn cho nền kinh tế
By 1000percent in forum BlogTrả lời: 2Bài viết cuối: 18-02-2012, 01:34 AM -
Tìm lời giải cho bài toán kinh tế Việt Nam
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 28-07-2011, 02:47 PM -
Bài phân tích của học viên www.chungkhoanchomoinguoi.tk trên báo đầu tư hôm nay
By chungkhoanchomoinguoi in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-08-2010, 10:36 PM -
Hệ số P/E hiện nay của TTCK Việt Nam?
By thatsung in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 17-05-2006, 11:07 PM
Bookmarks