Trước hết , tôi có thể khẳng định những quan điểm này hoàn toàn là do tôi tự đánh giá về nền kinh tế và TTCK và ko phải là copy từ 1 cuốn sách nào đó và tôi cũng ko biết chúng có thuộc 1 cuốn sách nào đó hay không . Thực tế từ trước đến nay , ngoài những cuốn sách học ở phổ thông , cơ sở , tiểu học , mẫu giáo , ngoài những sách học môn kế toán hệ cao đẳng của trường ĐHKTKTCN ra thì chỉ có mấy cuốn đầu tư chứng khoán của ông William J.O'Neil với "Binh pháp Tôn Tử và 36 mưu kế" . Có lẽ quan điểm này sẽ khác rất nhiều với lý luận của những thế hệ đi trước .

1 vài khái niệm cơ bản (tôi tự định nghĩa) :

CP làm giá (đầu cơ) - penny : là những cp có biến động giá phụ thuộc vào 1 BBS hoặc 1 nhóm BBS hoạt động thống nhất và trực tiếp giao dịch hàng ngày . Những BBS khác ít giao dịch hơn (kiểu như cắm tiền 1 chỗ , chờ đủ kỳ vọng thì bán ra hàng loạt) hoặc vai trò của họ trên thị trường quá thấp . Những cp này có biến dộng giá mạnh theo cả 2 chiều lên và xuống . Cp penny thường nằm trong số những cp của DN hoạt động kinh doanh hiệu quả thấp , ngành nghề ko được ưa chuộng và số cp trực tiếp giao dịch trên thị trường nhỏ và giá cả của chúng có thể đc thổi phồng lên cao hơn rất nhiều với giá trị thực . Ngay cả SSI , STB , PVX đối với tôi đôi khi cũng là cp làm giá .

Cp đầu tư - bluechips : là những cp có biến động giá phụ thuộc vào nhiều BBS khác nhau hoạt động ko thống nhất nhưng thường xuyên giao dịch trên thị trường với tư cách là những nhà tạo lập . Những cp này có biến động giá phức tạp , tăng chậm và giảm cũng chậm hơn những penny .

Theo cách giải thích này , ko nhất thiết BCS phải là những cp lớn có vốn điều lệ lên tới hàng nghìn tỷ , thậm chí số cp trôi nổi trên TT (số cp này được tính = tổng số cp niêm yết - CP quỹ - số cp của ban lãnh đạo - số cp của cổ đông lớn , những người phải công bố thông tin trước khi mua hoặc bán) chỉ có vài triệu , thậm chí còn ít hơn cả cp làm giá (ví dụ LCG năm 2009 với PVA , SHN hiện nay) . Hầu hết những cp đầu tư được bắt đầu từ những cp đầu cơ . .



1 chu kỳ của nền kinh tế chung và TTCK được chia làm 2 thời kỳ tăng trưởng và suy thoái cùng với qui luật cung cầu cơ bản. Thường thì các nước trên thế giới có mối quan hệ tương quan phụ thuộc lẫn nhau vào sự tăng trưởng cũng như suy thoái kinh tế nhưng biến động ko đồng nhất , phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau . Giữa các nền kinh tế càng có ít mối liên hệ về lợi ích hợp tác đầu tư càng ít chịu ảnh hưởng của nhau ; mà tiêu biểu là nhà nước quan lieu bao cấp .


Tôi phân chia 1 chu kỳ của nền kinh tế thành 5 giai đoan và cuối của giai đoạn này chính là điểm khởi đầu của giai đoạn kế tiếp . TTCK tôi cũng chia làm 5 giai đoạn và cuối mỗi giai đoạn này , trước khi tới giai đoạn kia sẽ có sự điều chỉnh và sự điều chỉnh này phụ thuộc nhiều vào cung cầu giá cả cổ phiếu và tâm lý đắt rẻ của các NDT hơn là là sự điều chỉnh bình thường của nền kinh tế và những chính sách vĩ mô của nhà nước (nếu ko wa bất hợp lý) . Thường thấy 1 chu kỳ kinh tế nói chung và TTCK nói riêng diễn ra từ 3-4 năm ; sau vài chục năm sẽ có 1 thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất cũng như suy thoái tồi tệ nhất khi bong bóng phình rất to và nổ tung . Chính sách vĩ mô và yếu tố khác chỉ có tác động kiềm hãm hay hỗ trợ sự phát triển hoặc suy thoái của nền kinh tế và TTCK ; trừ phi những chính sách và yếu tố này wa bất hợp lý . Ví dụ : NN tăng thuế TNDN cơ bản từ 25% lên 99% - kinh tế đang tăng trưởng bất ngờ suy thoái , bạo loạn chính trị bất ổn xã hội ; chiến tranh thế giới nổ ra ; thảm hoạ tự nhiên gây hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu ... tất cả những yếu tố bất thường này mới có khả năng quyết định đến chu kỳ kinh tế .