1> Giai đoạn 4 ; Nền kinh tế đi vào suy thoái trong ngờ vực và người ta liên tưởng đến 1 sự điều chỉnh bình thường (thay vì bất thường) của thị trường .

a> Đối với nền kinh tế chung :

Nền kinh tế chung đi xuống trong sự nghi ngờ của mọi người cũng như các DN về 1 sự điều chỉnh bình thường của TT . Đầu giai đoạn này , các DN chưa vội cắt giảm đủ loại những chi phí ko cần thiết và khoản lợi nhuận tích luỹ từ nhiều năm trước đc dùng để bù lỗ . Thậm chí 1 vài DN còn tính đến chuyện tăng vốn để “đón đầu cơ hội trong tương lai” . Cuối giai đoạn này , tình hình trở lên khó khăn hơn và người ta bắt đầu cắt giảm những chi phí ko cần thiết rồi đến cắt giảm qui mô sản xuất cũng như qui mô hàng tồn kho … và dần dần người ta cũng nhận thấy điều ji đang xảy ra .

b> Đối với TTCK :

Thời kỳ đầu nhiều NDT vẫn cho rằng nền kinh tế vẫn rất ổn và khoản lợi nhuận từ các DN giảm xuống cũng giống như giai đoạn 2 từng có . TT sẽ đi lên , hồi phục trở lại . Thời gian trôi wa , khi vĩ mô và vi mô tích cực ngày càng ít ; tiêu cực ngày càng nhiều ; từ tâm lý nghi ngờ , lo lắng rồi sợ hãi và hoảng loạn , lệnh bán như mưa chất ngày càng nhiều từng ngày , dòng tiền lúc này hầu hết là đứng ngoài thị trường , số ít là với tới những cp phòng thủ cơ bản : lương thực , thực phẩm , dược phẩm , y tế . Cuối giai đoạn này TT có thể có sự hồi phục nhưng ko phải hồi phục từ kinh tế vĩ mô , mà là từ tâm lý bắt cá chỗ cạn từ những kẻ thao túng thị trường đang đứng ngoài cũng như nhứng BBS vẫn đang kẹt hàng mong muốn đẩy lên để tháo chạy . Tâm lý cá nhân vẫn ngự trị và hầu hết NDT nhỏ lẻ sẽ bán sạch cp vào tay BBS ; đứng ngoài TT ít lâu rồi mới lại lao vào (thường lao vào đúng đỉnh) với hi vọng cp sẽ vượt lên đỉnh cũ và người ta có thể bán lại với mức giá hoà vốn .