1> Giai đoạn 3 : Giai đoạn tăng trưởng thần kỳ và những mầm mống của suy thoái xuất hiện

a> Đối với nền kinh tế chung :

Đầu của giai đoạn này , nền kinh tế có sự tăng trưởng thần kỳ , tăng vọt về cả chất lẫn lượng của hàng hoá , nhu cầu và khả tăng chi tiêu . Có thể thấy trong thời kỳ này : LSCB liên tục được đẩy lên cao , kèm theo tỷ lệ thất nghiệp giảm dần , DN ko cần thiết nhiều đến những chính sách vĩ mô của NN mà vẫn đi lên . Liên tục xuất hiện những báo cáo quí ấn tượng . Sự lạc quan dần bao trùm . Khi ấy , để đáp ứng nhu cầu của nhân dân các DN sẽ ồ ạt tăng vốn mở rộng kinh doanh tạo ra nguồn cung ngày càng lớn trên thị trường .

Giữa của giai đoạn này : tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu chậm lại và khoản tiền đầu tư để mở rộng kinh doanh đã sẵn sang cho ra những lô sản phẩm đầu tiên . Tỷ lệ thất nghiệp giảm tới mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại ; LSCB cũng cao nhất (có thể có độ trễ nhất định tới thị trường) . Đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dung có khả năng chi trả , lực cầu đạt đến tối thượng .

Cuối của giai đoạn này , TT bắt đầu đi xuống khi nguồn cung ồ ạt xuất hiện trở lên thừa mứa . Đây cũng là điểm khởi đầu khủng hoảng thừa của nền kinh tế với tỷ lệ lạm phát cao trong khi tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm . Tuy nhiên các DN sẽ ko cắt giảm qui mô ngay lập tức . Nguyên nhân vẫn như cũ : ảnh hưởng từ quá khứ , từ giai đoạn 2 . Cũng thật khó khi vừa mới mở mang chưa đc bao lâu đã phải thu hẹp qui mô , kèm theo sự lãng phí quá mức . Các DN có chiều hướng chấp nhận khoản chi phí này và chờ đợi sự hồi phục mạnh hơn của nền kinh tế (như hồi cuối giai đoan 2 , đầu giai đoạn 3)

b> Đối với thị trường chứng khoán :

Cũng như nền kinh tế chung , sau điều chỉnh giá cả các loại cổ phiếu hồi phục và có thể đi ngang 1 thời gian , sau đó sẽ tới quá trình leo thang mạnh mẽ nhất , những khoảng trống kiệt sức liên tục xuất hiện hang ngày , hang tuần liên tiếp mà bắt đầu là từ những BCs , sau lan rộng ra nhiều PNs , kể cả những cp kém chất lượng (các chỉ số gần như tăng hết biên độ) ; BDKT là những đường đốc đứng lên xuống . Tâm lý của các NDT trong giai đoạn này trở lên hưng phấn cao độ . Chủ đề đầu tư chứng khoán như 1 kênh đầu tư “an toàn” và sinh lợi lớn lan toả nhà nhà , người người , bất kể là đại gia , tri thức , hay bà bán nước , ông bảo vệ … Nhiều người khi chứng kiến khoản đầu tư của mình liên tục sinh lời , sau 1 tháng , 2 tháng … giá đã tăng gấp đôi , gấp ba … đã tự phụ cho rằng bản than mình là người tài giỏi và hô hào toàn thể mọi người tham gia cùng kiếm lời . Khi tới 1 ngưỡng giá cao chót vót nào đó chắc chắn sẽ có hoạt động chốt lời hang loạt . Nhiều NDT lớn - những con bạc lớn đầu tư dài hạn ắt hẳn sẽ nghĩ đến hoạt động chốt lời toàn tập . Thời kỳ này TT biến động rất mạnh theo cả 2 chiều lên và xuống , bất kể penny hay blue ; nhưng với blue thì có lực đỡ hơn từ nhiều BBS khác nhau nên có thể xuất hiên từ 1-2 biến động hồi phục rõ rang , và tạo nên cấu trúc kỹ thuật “Song Đỉnh” hoặc “Đỉnh - Đầu – Vai” (hoặc Vai - Đầu – Vai tuỳ theo cách hiểu của mỗi người) . Tuy nhiên khi nền kinh tế vĩ mô hay vi mô cấp từng doanh nghiệp đi xuống thì TTCK cũng ko thoát khỏi nguy cơ đi xuống trầm trọng , hồi phục kém và áp lực bán ra ngày 1 lớn .