1> Giai đoạn 1 :

a> Nền kinh tế : ngay sau khủng hoảng

Giai đoạn này được bắt đầu khi có hàng loạt thông tin vi mô và vĩ mô ko tốt điễn ra : Thất nghiệp leo thang , DN phá sản hàng loạt ; NHNN cắt giảm LSCB tới mức thấp nhất trong vài năm trở lại ... Giải thích vấn đề này ko ji khác ngoài qui luật cung cầu quen thuộc : Đó là do trong thời kỳ tăng trưởng trước nguồn cung hàng hoá dịch vụ được đẩy lên cao đã phát sinh nhiều chi phí , trong khi lực cầu và khả năng chi tiêu đã đến mức tối thượng . Khi cơn bão suy thoái nổ ra , nhiều DN chậm phản ứng , chậm cắt giảm các loại chi phí ko cần thiết , cắt giảm qui mô sản xuất lẫn loại hàng hoá đặc biệt nhất (nguồn lao động) , cả cung và cầu đều giảm sút , đặc biệt là cầu và người lao động cũng đồng thời chính là lực cầu , DN làm ăn kém hiệu wa sẽ ko có tiền để trả lương cho công nhân kéo theo công nhân ko có tiền để đảm bảo đời sống dù là những yếu tố cơ bản nhất : ăn , mặc ở . Những khoản lợi tức tích luỹ được trong nhiều năm wa của DN nhanh chóng biến mất và đẩy DN đến bờ vực lỗ nặng , nợ nần và ... phá sản . Sự phá sản hàng loạt của DN cũng đồng nghĩa với sự giảm sút đột ngột của nguồn cung hàng hoá , dịch vụ nhân công trên thị trường . Nguồn cung ấy có thể tụt xuống 0 , nhưng lực cầu thì ko như vậy . Người ta có thể ko đi ô tô riêng , taxi nhưng vẫn phải đi bộ , xe đạp hoặc xe buýt ; có thể ko ăn sơn hào hải vị nhưng 1 ngày vẫn phải có it nhất 2 bữa cơm , áo rách tả tơi vẫn cần có cái mới để mặc ... Khi ấy , thay vì khủng hoảng thừa thì thị trường lại rơi vào khủng hoảng thiếu . Đó chính là cơ hội dành cho những DN vượt qua bão táp dần dần phát triển thành những DN lớn hơn khi nền kinh tế hồi phục . Ngoài ra đó cũng là cơ hội để nhiều DN nhỏ mới hình thành , cách tân và tiến bộ hơn tham gia vào các hoạt động kinh tế . Vào thời kỳ đầu của giai đoạn này , tâm lý của mọi người vẫn rất bi quan , ngay cả với những chuyên gia kinh tế hàng đầu , và cuối giai đoạn này mọi người mới thực sự tin tưởng rằng : nền kinh tế đang đi lên sau khủng hoảng . Cuối giai đoạn này và đầu giai đoạn sau , các DN thường có tâm lý mở rộng qui mô kinh doanh : tăng vốn , vay NH nhiều hơn để đón đầu cơ hội mới .


b> Đối với TTCK .

Tương tự như nền kinh tế thì TTCK đi lên trong ngờ vực của mọi người . Đại đa số mọi người lúc này đã bị kẹp nặng và giá trị trương mục đầu tư của họ đã giảm sút nghiêm trọng , đặc biệt là mất trắng khi DN phá sản hoặc huỷ niêm yết ; những người dung đòn ẩy tài chính cao chắc chắn đang nợ nần chồng chất , ko ăn đc cơm tù thì … ra sông Hồng . Bất kể một dấu hiệu tăng điểm nào của TT cũng đc coi là cơ hội để thoát hàng và sau khi thoát hàng , sẽ còn rất lâu người ta mới quay trở lại thị trường . Cơn bão tài chính nổ ra , nó sẽ cuốn phăng tất cả , mà bắt đầu là những DN làm ăn kém hiệu quả trong giai đoạn tăng trưởng trước , cp của họ trên sàn niêm yết về mo . TTCK bắt đầu hồi phục khi những DN còn tồn tại đột ngột báo cáo lợi tức tăng trưởng so với nhiều quí trước đó và so với cùng kỳ của năm ngoái . Nhiều khi TTCK hồi phục trước khi những báo cáo xuất hiên do những BBS đc lợi thế có thể thăm dò đc những thông tin nội gián từ các DN . Có thể họ ko chắc kinh tế đang phục hồi nhưng với những thong tin doanh nghiệp tốt đẹp như vậy thì có thể nói đó là cơ hội để kiếm chút tiền , hay ít nhất là đẩy giá lên và thoát hàng trước khi tin xấu ra . Cùng lúc đó thì những chính sách vĩ mô tích cực của NN xuất hiện : cắt giảm LSCB để kiềm chế lạm phát , cắt giảm thuế TNDN , gói kích cầu .. mặc dù những chính sách này thường có độ trễ nhất định và ko phản ứng kịp thời với diễn biến thị trường .

Đầu và giữa của giai đoạn này , dòng tiền sẽ tập trung vào những mã cp siêu phòng thủ (ngân hàng , chứng khoán , lương thực , y tế …) , và đặc biệt là cp của những DN có kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng , thường thuộc khối nguyên vật liệu : cao su , sắt thép , nhựa … Những cp này sẽ tăng mạnh nhất khi TT hồi phục và với kết quả kinh doanh tốt , nó nhanh chóng đc quan tâm bởi nhiều cá nhân tổ chức và trở thành BCS , dù số cp trôi nổi chỉ có vài triệu . Những cp khác thuộc ngành nghề ít được ưa chuộng và kết quả kinh doanh tầm thường sẽ xếp sau về khả năng tăng giá cũng như tính thanh khoản . Đây cũng là giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ và BDKT đc thể hiện bởi đường xu thế dốc cao .

Cuối giai đoạn này , dòng tiền bắt đầu có sự chuyển hướng từ những BCs sang PNs khi các nhà đầu tư nhận thấy những BCs đã tăng giá mạnh và đã xuất hiện ngày cang nhiều BBS tham gia . Cạnh tranh về miếng ăn - lợi ích đã khiến cho những cp này ko còn giữ mức tăng mạnh như trước dù kế quả kinh doanh của DN vẫn rất triển vọng . Điều này càng đúng đối với những DN đồ sộ , tiêu biểu là ngân hang , chứng khoán , bảo hiểm . Dòng tiền mới chuyển sang những cp của DN bé hơn , có mức giá rẻ mạt , bắt đầu từ những DN có kết quả kinh doanh tương đối tốt , sau cùng kể cả những DN làm ăn kém hiệu quả , thua lỗ . Biến động giá của các penny phụ thuộc vào 1 số ít BBS hoặc nhiều BBS hoạt động thống nhất và giao dịch trực tiếp hàng ngày nên nó có biến động lớn theo cả 2 chiều lên và xuống . Hầu hết trong số đó là lợi dụng lòng tham của bộ phận NDT cá nhân ham rẻ , ham lợi tức đột biến dù rằng rủi ro rất cao và kẻ thao túng có thể lướt lát sóng ngắn rồi thoát hang , đưa cục than hồng tới tay nhỏ lẻ lao vào đúng đỉnh ; giá cp sẽ giảm mạnh kèm theo thanh khoản kém . Tôi gọi đó là làm giá ko thanh khoản và thường áp dụng với cp có số cổ phần trôi nổi trên thị trường dưới 1 triệu .. 1 kiểu làm giá khác đc mọi người ưa thích hơn là làm giá thanh khoản . Vẫn là số BBS hoạt động thống nhất , giao dịch hang ngày và duy trì thanh khoản (kể cả thanh khoản ảo do mua tay trái - phải) , thường áp dụng với DN có số cp khá lớn . Nếu như ở cp làm giá ko thanh khoản , BBS ko nhất thiết phải quan tâm đến chỉ số cơ bản , đến triển vọng của DN ; thì ở cp làm giá thanh khoản , BBS phải xem xét đủ . vì 1 khi đã bỏ tiền vào những DN này họ sẽ xác định trở thành CD chiến lược và đầu tư dài hạn . Nếu họ đúng , DN làm ăn tốt sẽ liên tục cho ra những thong tin hỗ trợ , kích thích ko chỉ nhỏ lẻ mà cả nhiều cá lớn khác tham gia . Khi ấy họ mới có thể thoát toàn bộ số cp mình nắm giữ . Trường hợp này giống y chang với những cp làm ăn tốt nhất thời kỳ hậu khủng hoảng - thời kỳ đầu giai đoạn 1 mà tôi đã nói ở trên . Biến động giá của cp làm giá thanh khoản vẫn có thể mạnh như cp làm giá ko thanh khoản nhưng thanh khoản đc duy trì nên cá nhỏ ko bị rơi vào tình trạng ôm bom (lúc mua thì mua được và lúc bán thì vẫn bán được) . Phần cuối của giai đoạn này thị trường vẫn đi lên nhưng ko mạnh bằng giai đoạn trước . Kết thúc của giai đoạn này TT sẽ rơi vào điều chỉnh theo qui luật cung cầu khi có nhiều BBs chốt lãi .