Threaded View
-
09-05-2012 04:12 PM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2010
- Bài viết
- 11
- Được cám ơn 19 lần trong 8 bài gởi
Năm nguyên lý cho nền kinh tế thực
Năm nguyên lý cho một nền kinh tế thực
T/S Alan Phan
30/4/2012
Các “người dân thường” cũng có đầy những khôn ngoan hiểu biết không kém gì các đại trí giả trong tháp ngà. Họ lại có thêm cái dũng khí là dám làm dám thua, nên ít hoang tưởng về những giả thuyết chỉ đẹp trên giấy tờ. Do đó, các bạn trẻ đừng để các giáo sư khoa bảng hù dọa vối những giả thuyết mù mờ; cũng như đừng để các chánh trị gia phù phép với những hoang tưởng bịa đặt. Sự thật rất đơn giản.
Vài chục năm trước tôi mất khá nhiều thì giờ nghiền ngẫm những bài nghiên cứu phân tích rất công phu của các tiền bối trong giới hàn lâm về kinh tế. Dĩ nhiên, mỗi người một kiểu, mỗi vị một góc nhìn, tên tuổi càng cao thì bài viết càng khô khan, phức tạp. Ai cũng cố gắng thể hiện đẳng cấp, trong một sân chơi đầy thiên tài và những luật lệ khắt khe.
Sau khi sống sót trong môi trường đó một cách chật vật, tôi từ giã học đường, ra ngoài kinh doanh và nhận thấy các “người dân thường” cũng có đầy những khôn ngoan hiểu biết không kém gì các đại trí giả trong tháp ngà. Họ lại có thêm cái dũng khí là dám làm dám thua, nên ít hoang tưởng về những giả thuyết chỉ đẹp trên giấy tờ.
Họ không có những ngôn từ hoa mỹ khó hiểu để “làm dáng trí thức”, do đó, cái mộc mạc của tư duy họ thấm đậm vào tri thức dễ dàng hơn, sống động hơn. Thêm vào đó, những khôn ngoan này đã được truyền lại từ cha ông và được minh chứng qua bao thời đại lich sử. Tôi gọi chúng là các nguyên lý bất diệt của một nền kinh tế thực.
- 1. Dân có giàu, nước mới mạnh
Nói nôm na là nếu tiền và quyền cứ tập trung vào tay các đại ca thì dân vẫn nghèo vẫn và kinh tế sẽ không phát triển được. Kinh tế lụn bại thì quốc gia sẽ yếu kém, dễ bị bắt nạt. Quốc gia yếu kém nghèo khổ thì khó mà tự hào dân tộc để tạo sức bật cho đột phá, đặc thù. Muốn yêu nước hay cứu nước, hãy làm đủ cách để dân giàu lên.
- 2. Phải có hủy diệt mới có sáng tạo
Tóm lại, nhà nước không chấp nhận hủy diệt thì sẽ mở hầu bao dài dài để “cứu” các nhóm lợi ích và tạo nên những doanh nghiệp zombie (xác chết biết đi) khắp nơi. Zombies không thể sáng tạo hay cạnh tranh trên sân chơi tự do. Kinh tế sẽ phải khép kín và kinh nghiệm qua lịch sử gần đây đã cho thấy những hệ quả gì khi bế quan tỏa cảng.
- 3. Giá thị trường luôn luôn chiến thắng
Trên thế giới, vì mị dân và cũng vì quyền lợi của phe ta, các chánh phủ thường áp dụng chánh sách kiểm soát giá cả, kể cả tỷ giá và lãi suất. Điều này tạo hiệu quả một thời gian, nhưng giá sẽ luôn luôn điều chỉnh lại theo thị trường thế giới vì không một nền kinh tế nào có thể tồn tại lâu dài trong cô lập.
- 4. Giấy tờ hay lời nói không thể sản xuất được giá trị
Các quan chức rất ngây thơ khi nghĩ rằng khi đặt ra một vài câu nói khéo léo để thúc đẩy sản xuất hay làm sạch hè phố hay không lừa bịp du khách là dân sẽ răm rắp thi hành. Chỉ một vài biện pháp hành chánh là nền kinh tế quay đầu tự tái cấu trúc và thế giới sẽ yên đẹp như mông ước. Đôi khi, tôi yêu cái ngây thơ hoang tưởng này như nhìn một đứa bé vừa lớn, tập tễnh học đi theo quán tính rồi ngã khóc, bắt đền cha mẹ.
Ở một mặt khác, chánh phủ nào cũng có những luật chơi và chánh sách chế tài để ngăn chận người dân đầu cơ tích trữ hay thao túng thị trường. Chẳng hạn, sở chứng khoán nào cũng phạt nặng các lạm dụng như thông tin nội gián, thổi phồng hay bóp méo sự việc có lợi cho cổ phiếu phe mình. Trong khi đó, chánh phủ không ngần ngại đầu cơ tích trữ hay dùng bộ máy tuyên truyền của mình để lái giá cả theo chiều hướng quy định trong cái gọi là “quốc sách” như chỉ số lạm phát hay tăng trưởng GDP. Các chánh phủ hết sức nhậy cảm khi giá bất động sản hay chứng khoán giảm sâu, vì đây là nguồn thu thuế; và ở Trung Quốc, là nguồn thu nhập chính của quan chức. Nếu cần, chánh phủ sẽ làm y như các đội lái tàu mà theo luật, đây là phạm tội.
- 5. Cha chung không ai khóc
Tôi có thuê một ông CEO cách đây 15 năm. Kỹ năng làm tôi thán phục nhất là ông chuyên ăn nhậu đãi khách ở những nhà hàng nổi tiếng và đắt nhất tại bất kỳ thành phố nào, Tokyo, New York, Hong Kong hay London. Chi phí tiếp khách của ông nhiều gấp 3 lần lương lậu ông ta. Trong những lúc mà ông phải ăn nhậu bằng tiền của cá nhân thì ông chỉ chọn McDonald.
Các mạng truyền thông đã tốn bao nhiêu thì giờ giấy mực cho những phân tích tại sao các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả hay ngân sách luôn luôn bội chi. Bà osin nhà tôi cũng biết rất rõ câu trả lời. “OPM muôn năm”.
Nói tóm lại, tôi cho rằng chỉ học thuộc lòng 5 nguyên lý trên là kiến thức căn bản của một sinh viên đại học về vận hành kinh tế của một quốc gia hay một doanh nghiệp hay một cá nhân đủ để giải thích mọi hiện tượng dù nghịch lý và khó hiểu đến đâu. Các bạn trẻ đừng để các giáo sư khoa bảng hù dọa vối những giả thuyết mù mờ; cũng như đừng để các chánh trị gia phù phép với những hoang tưởng bịa đặt. Sự thật rất đơn giản.
Alan Phan
(Bài đã được Vietnamnet/Tuan Viet Nam xuất bản ngày 2 tháng 5 năm 2012)Last edited by lesino; 09-05-2012 at 04:45 PM.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
trunghieuffb (10-05-2012)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam
By ProDuck in forum BlogTrả lời: 14Bài viết cuối: 29-08-2017, 09:57 AM -
Gần 40 năm nữa, Việt Nam “thuộc nhóm 50 nền kinh tế hàng đầu”
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 3Bài viết cuối: 14-01-2012, 10:24 PM -
S99 - Nền tảng thực, giá trị thực [tỷ lệ 10:9]
By trade in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 1577Bài viết cuối: 01-12-2010, 09:43 PM -
Tỷ giá: Điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam
By tuvantaichinh in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 24-10-2010, 04:58 AM
Bookmarks