VT1- Cty CP DV Bến Thành: Đa ngành Đa lợi nhuận
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 8 của 8

    Hybrid View

    1. #1
      VN_BUFFET
      Guest

      Mặc định VT1- Cty CP DV Bến Thành: Đa ngành Đa lợi nhuận

      Công ty Cổ phần Dịch vụ Bến Thành



      Tiền thân của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bến Thành là Công ty Thương Mại Dịch Vụ Bến Thành (BTS).
      Công ty Thương Mại Dịch Vụ Bến Thành (BTS) được thành lập theo Quyết số 14A/QĐ-TL-2003 ngày 04/12/2003 của Tổng Công ty Bến Thành, trên cơ sở sáp nhập 03 đơn vị hạch toán phụ thuộc Sunimex là Trung tâm Thương mại Dịch vụ, Trạm dịch vụ kho vận Sunimex, Xưởng chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu. Đến tháng 10/2004 sáp nhập thêm Công ty Nông sản thực phẩm Bến Thành và Xưởng gỗ thuộc Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Bình Chiểu.

      Tên gọi (đầy đủ) : CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẾN THÀNH
      Tên giao dịch tiếng Anh: BEN THANH TRADING SERVICE COMPANY
      Tên viết tắt : BTS
      Biểu tượng của Công ty:
      Trụ sở chính: 111 Nguyễn Huệ – Phường Bến Nghé – Q1 – TP.HCM
      Điện thoại: (84-8) 38 216915 – (84-8) 39 144542
      Fax : (84-8) 39 144 541
      Email : bts@hcm.vnn.vn
      Website : www.bts.com.vn

      Ngày 09/8/2006 Công ty Thương mại Dịch vụ Bến Thành (BTS) có quyết định Cổ phần hóa Doanh nghiệp theo quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 9/8/2006 của UBND TP.HCM v/v thành lập Ban chỉ đạo CPH DN Công ty Thương mại Dịch vụ Bến Thành là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bến Thành.

      Công ty Cổ phần Dịch vụ Bến Thành (BTS), được chuyển từ DNNN thành Công ty cổ phần theo quyết định số 3127/QĐ-UBND ngày 16/7/2007 của UBND TP.HCM v/v phê duyệt phương án và chuyển Công ty Thương mại Dịch vụ Bến Thành thành Công ty CP Dịch vụ Bến Thành, trong đó vốn nhà nước chiếm 45%.

      Tên gọi (đầy đủ) : CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẾN THÀNH (BTSC)
      Tên giao dịch tiếng Anh: BEN THANH SERVICE JOINT STOCK COMPANY
      Tên viết tắt : BTSC
      Biểu tượng của Công ty :
      Trụ sở chính: 45/4 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
      Điện thoại : (84-8) 39 208 792 - 39 208 793
      Fax : (84-8) 39 208 794
      Email: benthanh1@btsc.com.vn - Website: www.btsc.com.vn



      LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

      Mua bán các mặt hàng gia dụng, lương thực – thực phẩm, lâm – thủy – hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiểu thủ công nghiệp, máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư ngành công – nông nghiệp, hóa chất, nguyên vật liệu ngành xây dựng hàng trang trí nội thất, hương liệu, hoa tươi, hoa khô, hoa nhựa, nữ trang, vàng bạc, đá, quý, văn hóa phẩm (trừ mua bán băng đĩa nhạc, hình có nội dung được phép lưu hành), văn phòng phẩm, quần áo, giáy dép, mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm, rượu, bia, nước giải khát. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa – quốc tế. Kinh doanh khách sạn. Nhà hàng ăn uống. Kinh doanh khu vui chơi giải trí (không kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi tại trụ sở Công ty). Kinh doanh vận tải hàng bằng ôtô, bằng đường thủy nội bộ. Kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định, theo hợp đồng. Dịch vụ giao nhận hàng hóa. Cho thuê văn phòng, căn hộ, nhà xưởng, kho bãi. Đầu tư xây dựng, kinh doanh cảng biển, khu công nghiệp. Kinh doanh bất động sản (trừ dịch vụ môi giới, định giá, sàn giao dịch bất động sản). Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại. Quản lý bất động sản. Tư vấn xây dựng (trừ kinh doanh dịch vụ thiết kế, khảo sát, giám sát xây dựng). Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng. Mua bán, sửa chữa, bảo hàn h đồng hồ, điện thoại, hàng thời trang, xe ôtô, xe gắn máy và phụ tùng, thiết bị ngoại vi và linh phụ kiện, hàng kim khí điện máy, hàng điện tử, thiết bị viễn thông. Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa. Dịch vụ photocopy. Đại lý bảo hiểm.

    2. #2
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      766
      Được cám ơn 86 lần trong 71 bài gởi

      Mặc định

      Hãy cất cánh cùng VNI

      Sóng tháng 5 là cơ hội đổi đời: Nhà lầu, Xe hơi, Gái đẹp....Vấn đề là phải chọn đúng mã CP mà múc và phải múc bằng 200% có thể.....khà khà




    3. #3
      Ngày tham gia
      Jan 2009
      Bài viết
      935
      Được cám ơn 182 lần trong 132 bài gởi

      Mặc định

      Chứng khoán toàn cầu bùng nổ nhờ gói cứu trợ 1000 tỷ USD


      Thông tin về gói giải cứu trị giá gần 1 nghìn tỷ USD của EU và IMF khiến tâm lý thị trường giải tỏa. Tuần trước, Dow Jones giảm 776 điểm trong 4 phiên giao dịch.

      Chốt phiên giao dịch ngày thứ Hai, S&P 500 tăng 4,4% lên mức 1.159,73 điểm.
      Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 404,71 điểm tương đương 3,9% lên mức 10.785,14 điểm và như vậy chỉ số này tăng mạnh nhất từ ngày 23/03/2009. Dù đã tăng mạnh nhưng Dow Jones vẫn còn kém mốc 11 nghìn điểm tới hơn 200 điểm, cần thêm ít nhất 1 phiên tăng mạnh hơn 2 con số nữa Dow Jones mới có thể cán mốc 11 nghìn điểm.

      Chỉ số Nasdaq tăng 109,03 điểm tương đương 4,81% lên mức 2.374,67 điểm.
      Chỉ số VIX, hay còn gọi là chỉ số biến động giao dịch quyền chọn, dùng để đo bất ổn trên thị trường chứng khoán Mỹ, giảm 30% xuống mức 28,84 điểm, mức giảm sâu nhất trong hơn 2 thập kỷ.
      Trên các sàn giao dịch tại Mỹ, số cổ phiếu tăng điểm nhiều gấp 12 lần số cổ phiếu giảm điểm.

      Ông Paul Zemsky, chuyên gia quản lý tài sản tại ING Investment Management hiện đang quản lý số tài sản có trị giá 550 tỷ USD, nhận xét: “Thị trường đã tăng điểm quá ấn tượng. Chúng tôi đã hết sức lạc quan với tin từ châu Âu. Tâm lý hoảng sợ chấm dứt. Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư sẽ tập trung nhiều hơn vào những thông tin căn bản của kinh tế Mỹ, cho đến nay đã rất tốt. Dự báo của chúng tôi là S&P 500 sẽ đạt mức 1.250 cho đến 1.300 điểm ở thời điểm cuối năm.”
      Việc S&P 500 tăng điểm trong phiên hôm qua diễn ra sau khi chỉ số này đã giảm tới 8,7% từ ngày 23/04/2010 và trong tuần trước có tuần giảm điểm mạnh nhất từ khi thị trường tăng điểm mạnh tháng 3/2009 bởi lo lắng về khả năng lãnh đạo các nền kinh tế châu Âu không đưa ra biện pháp đủ mạnh để ngăn khủng hoảng nợ chính phủ.
      Diễn biến 3 chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên ngày 10/05/2010(Nguồn:Google Finance)
      30/30 cổ phiếu thuộc Dow Jones lên điểm mạnh

      Phiên ngày thứ Hai, các chỉ số tăng điểm mạnh ngay từ đầu phiên. Khởi đầu phiên giao dịch, S&P 500 tăng 2,83%, Dow Jones tăng 2,87% còn Nasdaq tăng tới 4,5%. Tâm lý lạc quan được duy trì trong suốt phiên giao dịch, ở lúc tăng điểm mạnh nhất vào khoảng 9 rưỡi sáng, S&P 500 tăng 4,67% còn Dow Jones tăng 4.29% tương đương 455 điểm. Chốt phiên, S&P 500 tăng 4,4% còn Dow Jones tăng 3,89%.
      Phiên ngày thứ Hai chứng kiến sự đi lên mạnh mẽ của cổ phiếu tất cả các nhóm ngành. Cổ phiếu nhóm ngành sản xuất hàng hóa vật liệu cơ bản tăng 5,47%. Cổ phiếu năng lượng tăng 4,42%. Cổ phiếu tài chính tăng 5,42%. Cổ phiếu công nghệ tăng 4,9%.

      Cổ phiếu Bank of America, Caterpillar và General Electric tăng điểm mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones với mức tăng hơn 6%. Tất cả 30 cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones đồng loạt tăng điểm.
      Việc chỉ số công nghiệp Dow Jones biến động với tốc độ 3 con số đã trở thành điều bình thường. Những biến động mạnh gần đây khiến nhà đầu tư nhớ lại mức độ dao động của chỉ số ở thời kỳ khủng hoảng tín dụng cuối năm 2008 và đầu năm 2009.
      Các chỉ số chính trên thị trường trở lại trạng thái tăng điểm

      Trong phần lớn khoảng thời gian tính từ đầu năm 2010, các chỉ số chính đã tăng điểm đều đặn nhờ thông tin kinh tế Mỹ khá tốt, thị trường lạc quan vào đà phục hồi của nền kinh tế.
      Việc thị trường giảm điểm trong tuần trước để mất toàn bộ thành quả tăng điểm từ đầu năm 2010, tuy nhiên khi thị trường tăng mạnh như trong phiên hôm qua, các chỉ số chính đã trở lại trạng thái tăng điểm trong năm 2010.
      Trên sàn New York, gần 3 nghìn cổ phiếu tăng điểm trong khi đó chỉ có khoảng 150 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch đạt 7 tỷ cổ phiếu từ mức 9,5 tỷ cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu.
      Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt tăng mạnh

      Tại các thị trường chứng khoán ở châu Âu, các chỉ số chứng khoán chính đồng loạt lên điểm mạnh. Chỉ số FTSE của thị trường Anh tăng 5,2%, chỉ số DAX của thị trường Đức tăng 5,3%, chỉ số CAC-40 của thị trường Pháp tăng 9,7%.
      Tại Hy Lạp, chỉ số chính của thị trường chứng khoán tăng 9,1%. Chỉ số Portugal PSI của thị trường Bồ Đào Nha tăng 10,7%.
      Tại thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 1,6%.

    4. #4
      Ngày tham gia
      Feb 2010
      Bài viết
      1,471
      Được cám ơn 307 lần trong 243 bài gởi

      Mặc định

      Cổ phiếu ngân hàng sẽ có sóng?


      Lợi nhuận trước thuế của CTG đạt 1,171.11 tỷ đồng, cao hơn con số 1000 tỷ do Chủ tịch HĐQT CTG đã công bố trong phiên họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2010 của Vietinbank.

      Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (mã CTG) công bố kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý I/2010. Theo đó, thu nhập lãi thuần của CTG trong quý này đạt 2,249.39 tỷ đồng;
      Các hoạt động khác duy trừ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đều có lãi:
      • Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 316.07 tỷ đồng;
      • Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 125.59 tỷ đồng;
      • Lãi thuần từ hoạt động mua bán kinh doanh chứng khoán lãi 12.4 tỷ đồng;
      • Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 7.07 tỷ đồng;
      • Lãi thuần từ hoạt động khác lãi hơn 49 tỷ đồng
      Chi phí hoạt động của CTG trong quý I/2010 là 1,293.6 tỷ đồng.
      Lợi nhuận trước thuế của CTG đạt 1,171.11 tỷ đồng, cao hơn con số 1000 tỷ do Chủ tịch HĐQT CTG đã công bố trong phiên họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2010 của Vietinbank.
      Lợi nhuận sau thuế quý I/2010 đạt 987.73 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của chủ sở hữu đạt 984.22 tỷ đồng.
      Tính tại thời điểm 31/03/2010, tổng tài sản của Vietinbank đạt 263,811.69 tỷ đồng, tăng 8.2% so với cùng kỳ 2009. Vietinbank chính thức chuyển đổi từ NHTM Nhà nước sang mô thành NHTM cổ phần vào ngày 03/07/2010.
      Trong năm 2010, Vietinbank đặt kế hoạch 4000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương tăng trưởng trên 18% so với năm 2009. Tổng tải sản tăng trưởng 20%, tổng vốn huy động tăng 20% và tổng dư nợ tăng 25%.

      Đại hội cổ đông Vietinbank thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên tối đa gần 20 nghìn tỷ đồng chia làm 3 đợt.
      Đợt 1, Vietinbank sẽ sử dụng 769 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế 2009 và sau khi trích lập các quỹ theo quy định hiện hành để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ chia cổ tức là 6,83% cho thời gian từ ngày 3/7/2009 đến ngày 31/12/2009.
      Đồng thời với việc chia cổ tức năm 2009 bằng CP Vietinbank sẽ phát hành thêm 315,1 triệu cổ phần cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Tỷ lệ phát hành thêm 28% vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2009. Giá phát hành 10 nghìn đồng/CP.
      Thời gian dự kiến của việc trả cổ tức và phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu là từ tháng 5/2010.
      Đợt 2, Vietinbank sẽ phát hành cổ phiếu mới cho IFC. Thời gian dự kiến quý III và quý IV/2010.

      Đợt 3, phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Khối lượng phát hành dự kiến từ 10-15% vốn điều lệ của Vietinbank tại thời điểm phát hành cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Tỷ lệ bán chính thức sẽ do sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
      Ngân hàng này cho biết trong tương lai Vietinbank có thể đề nghị Chính phủ cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài lên 20% vào thời điểm thích hợp.
      Giá bán thỏa thuận và thời gian dự kiến vào quý IV/2010.



    5. #5
      VN_BUFFET
      Guest

      Mặc định

      Sóng Bất động sản sẽ dẫn dắt 2 sàn tăng tốc trong tháng 5 và tháng 6.

      Lợi nhuận Q2 của S96 dự kiến tăng mạnh so với Q1 do hạch toán một số dự án.


      Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ khu đô thị Tây Hồ Tây

      Hà Nội đã yêu cầu chủ đầu tư và các sở, ban, ngành cần nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của đơn vị mình và tập trung rà soát công việc, đẩy nhanh tiến độ.

      Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ thực hiện các dự án lớn tại khu đô thị Tây Hồ Tây bao gồm 5 tuyến đường, 2 khu tái định cư Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế và Xuân La, khu trung tâm, công viên Hòa Bình, công viên Hữu Nghị, khu đoàn ngoại giao…
      Theo ông Thảo, trong thời gian qua tiến độ thực hiện các dự án quá chậm, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, cho thấy sự thiếu phối hợp giữa chủ đầu tư và các đơn vị liên quan. Sự chậm trễ còn do năng lực yếu kém và thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan chưa thực sự tập trung giải quyết công việc.
      Vì vậy, Hà Nội đã yêu cầu chủ đầu tư và các sở, ban, ngành cần nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của đơn vị mình và tập trung rà soát công việc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án.
      Cụ thể, phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đợt 1 (khoảng 20 ha) và đợt 2 (khoảng 41,3 ha) của giai đoạn 1 trong tháng 7/2010; hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất giai đoạn 1 (khoảng 117,3 ha) vào tháng 10/2010.
      Đối với các quận, huyện có dự án gồm Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, ông Thảo yêu cầu tập trung phối hợp, hỗ trợ, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các tuyến đường, khu tái định cư, Công ty Cổ phần 118 và phần đất còn lại của khu đoàn ngoại giao.

      Bên cạnh đó cần chuẩn bị sẵn nguồn kinh phí để phục vụ giải phóng mặt bằng các tuyến đường số 1, 2, 3, 5, các khu tái định cư, công viên Hữu Nghị, kể cả dự án khu trung tâm khi nhà đầu tư nước ngoài không đáp ứng kịp thời kinh phí. Sở Giao thông Vận tải thu hồi ngay đất xen kẹt giữa đường Phạm Văn Đồng và công viên Hòa Bình, đảm bảo hoàn chỉnh đồng bộ cảnh quan với công viên Hòa Bình và tuyến đường số 4 trước Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

      Ngoài ra, nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án lớn trên, Ban Đô thị mới Hà Nội có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất về tiến độ thực hiện các dự án trong khu đô thị mới Tây Hồ Tây; tập trung giải phóng mặt bằng công ty 118 xong trước tháng 9/2010; kiểm soát việc khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tuyến đường số 4 và các tuyến đường tiếp theo với các dự án xung quanh; hoàn thành các thủ tục dự án các tuyến đường 1, 2, 3 và 5, đảm bảo đủ điều kiện khởi công xây dựng ngay khi nhận mặt bằng; hoàn thành thiết kế kỹ thuật 2 khu tái định cư để khởi công vào quý 3/2010.
      Về dự án khu trung tâm, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Công ty TNHH T.H.T của Hàn Quốc chuẩn bị sẵn sàng kinh phí thu hồi đất giai đoạn 1 theo kế hoạch đã thống nhất, gửi báo cáo đánh giá lại tính khả thi của dự án cho Hà Nội trong thời gian sớm nhất.

      Về dự án Công viên Hòa Bình, Sở Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo hoàn chỉnh thiết kế các công trình kiến trúc, cổng và tượng đài để triển khai thực hiện trước ngày Đại lễ. Về dự án Nhà hát Thăng Long, sẽ tổ chức đón các đơn vị tư vấn quốc tế tham gia thiết kế ý tưởng kiến trúc trong tháng 5/2010. Dự án Công viên Hữu Nghị trong khi chờ xác định ranh giới giữa công viên và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, công tác giải phóng mặt bằng sẽ tạm thời thực hiện bằng ngân sách thành phố.

      Với dự án khu đoàn ngoại giao, đề nghị Tổng công ty Xây dựng Hà Nội chủ động bàn thảo với các đơn vị liên quan để thống nhất đề xuất giá thuê đất đối với các cơ quan ngoại giao nước ngoài trong dự án này, báo cáo thành phố xem xét, chuẩn bị khởi công khu nhà cao tầng trong quý 2/2010.

      Hà Nội cũng giao Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội nghiên cứu, đề xuất khớp nối quy hoạch không gian tỷ lệ 1/2.000 khu vực phía tây thành phố (bao gồm cả khu đô thị Tây Hồ Tây), xây dựng mô hình làm cơ sở quản lý, kiểm soát không gian và huy động các nguồn lực để tập trung phát triển đồng bộ hoàn chỉnh cửa ngõ phía Bắc vào trung tâm thành phố trong 5 năm tới.

    6. #6
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      766
      Được cám ơn 86 lần trong 71 bài gởi

      Mặc định

      Nhiều cp bị làm giá dã man, chờ cp mới lên sàn múc luôn thì yên tâm hơn vì chưa bị làm giá ( VT1, NHA, SPM)

      Lật tẩy chiêu bịp bợp làm giá cổ phiếu:

      Chơi chứng khoán theo 'đội lái'

      Tầm ảnh hưởng của "đội lái" ngày một lớn, đến nỗi ngay cả môi giới chuyên nghiệp của các công ty chứng khoán cũng phải săn lùng thông tin mã nào sắp bị làm giá, để còn tư vấn cho khách hàng của mình.

      PVA sẽ được 'đội lái' đánh lên hơn 100 (100.000 đồng), cứ giữ đi đừng bán vội”, anh Tuấn - một nhà đầu tư tại Hà Nội nói với người bạn của mình, khi chị này định bán khoảng 80.000 đồng. Nhưng chị bạn vẫn bán, vì như thế đã lãi gần gấp đôi. Anh Tuấn tiếp tục giữ tới khi PVA lên hơn 100.000 đồng. Chị bạn thì tiếc, còn anh trong thời gian PVA tăng giá đã kịp làm thêm vài mã được bắn tin là sẽ được đánh lên.

      Trong 2 tháng gần đây, nhiều nhà đầu tư ít quan tâm đến sức khỏe của doanh nghiệp niêm yết mà thường săn tìm các thông tin về việc “đội lái” (tên gọi mới của những nhóm nhà đầu tư lớn chuyên làm giá) sẽ đánh lên cổ phiếu nào.

      Các nhà đầu tư đều biết đánh theo "đội lái" là rủi ro cao nhưng họ vẫn lao vào cùng đánh lên Ảnh: Hoàng Hà Lãnh đạo một công ty chứng khoán lớn có trụ sở tại TP HCM cho biết việc đánh cổ phiếu theo “đội lái” có độ rủi ro cao nhưng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhiều trường hợp đầu tư hùa theo đã trúng quả đậm, trong khi làm theo cách thông thường (phân tích và mua các cổ phiếu có chỉ số cơ bản tốt) thì chẳng được là bao.
      “Đối với các môi giới VIP, họ có trách nhiệm phải thăm dò được thông tin sớm mã nào sẽ được đánh lên và báo ngay cho các khách hàng của mình. Các tin kiểu này mới hot, chứ không phải là các phân tích chính thức mà công ty chứng khoán đưa ra”, chuyên gia này nhận xét
      Một môi giới VIP ở Hà Nội tiết lộ với VnExpress.net, các “đội lái” thường liên kết với các môi giới để thực hiện việc đánh lên. Trước khi có ý định làm giá một cổ phiếu nào đó, các nhà đầu tư cá mập này thường tìm hiểu thông tin khá kỹ về công ty; tiếp đến, họ lặng lẽ gom hàng trên thị trường.

      Sau khi gom một lượng hàng lớn, môi giới phụ trách các khách hàng này bắt đầu bắn tin cho các nhà đầu tư khác về việc sẽ đánh lên ở mức giá bao nhiêu. Đi kèm với đó, các môi giới và “đội lái” lên các diễn đàn chứng khoán để “chim lợn” (tung thông tin nhằm kích giá) theo phương thức thả tin từ từ (trong trường hợp có trong tay một số thông tin chưa chính thức).

      Trong số penny được đẩy giá thành công, PVA là một ví dụ điển hình. Cổ phiếu này được đẩy từ giá 30.000 đồng lên tới 120.000 đồng trong 3 tháng. Trong quá trình PVA tăng giá, thông tin về việc phát hành tỷ lệ 1: 2,95 cho các cổ đông hiện hữu với giá 10.0000 đồng, một số dự án bất động sản của công ty này... được " lợn" nửa kín nửa hở trên các diễn đàn trước ngày công bố thông tin chính thức. Những thông tin này kèm với một lượng tiền lớn của "đội lái" và các nhà đầu tư ăn theo đổ vào khiến PVA tăng giá liên tục.

      Với trường hợp của PVA, “đội lái” vẫn tiếp tục đánh lên ngay cả khi nhiều cổ đông nội bộ của công ty này như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc… bán cổ phiếu. Môi giới VIP nói trên còn cho biết, các mã cổ phiếu có đầu P (họ dầu khí) tăng giá vù vù trong thời gian gần đây có phần góp mặt quan trọng của các “đội lái”. Ngoài các cổ phiếu có đầu P, một số cổ phiếu cũng tăng giá nhiều phiên liên tục bất chấp kết quả kinh doanh lỗ như VSP, MTG, MHC...


      Giám đốc khối dịch vụ chứng khoán của một công ty chứng khoán lớn có trụ sở chính tại Hà Nội cho biết, rủi ro sẽ thuộc về các nhà đầu tư vào sau cùng. Khi “đội lái” quyết định không đẩy giá lên tiếp mà dần xả hàng thì những người vào cuối sẽ bị kẹp và lãnh đủ thua lỗ. “Hầu hết các nhà đầu tư đánh cổ phiếu theo “đội lái” đều biết rõ điều này nhưng họ vẫn thích mạo hiểm bởi lợi nhuận cao và nghĩ rằng sẽ thoát kịp. Môi giới VIP nếu không thuộc nhóm của “đội lái” cũng có thể bị kẹp hàng như thường”, ông này tiết lộ.

      http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/C...0/05/3BA1BC33/



    7. #7
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      766
      Được cám ơn 86 lần trong 71 bài gởi

      Mặc định

      Thứ sáu, 14/5/2010

      Tiêu điểm: Sốt đất tại Hà nội. Sóng Sông Đà sẽ dẫn dắt thị trường......


      Đất Hà Nội: "Sốt" cả 4 hướng?

      Hiện ở Hà Nội, đấy phía Tây “sốt” mạnh, giá tăng từ 30-40%.Đông, Tây, Bắc cũng bắt đầu... tăng


      Khoảng hơn một tháng lại đây thị trường bất động sản (BĐS) phía Tây Hà Nội lại chuyển động theo chiều hướng “nóng lên” khá nhanh, đặc biệt là giá đất nền nằm dọc theo trục đường Láng - Hòa lạc.

      Không chỉ vậy, giá đất ở phía bên kia sông Hồng cũng đang “nóng” lên trông thấy. Thông tin về giá đất Hà Nội ngày một tăng lên, không chỉ ở một khu vực mà nóng cả 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc khiến nhiều người chao đảo, thật giả cứ lẫn lộn, không biết là tăng thật hay tăng ảo nữa.

      Phía Tây “sốt” mạnh, giá tăng từ 30-40%

      Thông tin đường Láng - Hòa Lạc sắp đưa vào sử dụng cùng ý tưởng trục Thăng Long được lập trong đề án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội có thể thành hiện thực đã khiến cho các đầu nậu lợi dụng “thổi” giá đất vùng ven phía tây Hà Nội tăng chóng mặt, kể cả đất nông nghiệp.

      Khảo sát tại một số khu vực được cho là tâm điểm nóng của giá đất tại Hà Nội cho thấy, đất tại xã An Khánh trong vài tuần nay, giá đất tăng liên tục.

      Theo đó, chỉ cách Khu đô thị Nam An Khánh khoảng 1km, chỉ cách tuần trước giá mới chỉ có 21 triệu đồng/m2 thì hiện giá đã lên 25 triệu đồng/m2. Tại Hoài Đức, giá đất cũng tăng, hiện đã lên 26 triệu đồng/m2

      Khảo sát tại một số sàn giao dịch bất động sản, trong hai tuần qua, giao dịch đất nền dự án đã tăng 2-3 lần so với những tuần liền trước đó. Các lô có diện tích 50-120m2 nằm ở phía tây Hà Nội, dọc trục đường Láng - Hòa Lạc… được giao dịch nhiều nhất, với mức tăng giá khoảng 40%.

      Cuối tháng 3/2010, đất ở khu vực Dương Nội chỉ dao động với giá từ 26-28 triệu đồng/m2 nhưng nay đã lên đến 32 triệu đồng/m2. Khu dự án Bắc An Khánh, giá đất nền tăng từ 1-1,4 tỷ đồng/lô.

      Khu vực Hà Đông giá đất cũng tăng cao, tại Xa La, nhiều giao dịch thành công ở mức gần 40 triệu đồng/m2, tăng 8-10 triệu đồng/m2 so với cách đây 2 tuần.

      Giá nhà liền kề tại Làng Việt kiều Châu Âu (Mỗ Lao - Hà Đông) đang được rao bán từ 70 -73 triệu đồng/m2, tăng khoảng 20%. Khu Văn Quán hiện đang được định giá gần 100 triệu đồng/m2. Giá đất nền ở khu Văn Khê được rao bán khoảng 62 - 63 triệu đồng/m2 trong khi cách đây hơn 1 tháng chỉ khoảng 40 triệu đồng/m2.

      Giá đất không chỉ tăng mạnh ở khu vực trung tâm và các trục đường lớn mà những khu cách xa các trục đường lớn giá đất cũng đang tăng chóng, có nơi tăng gấp hai lần so với thời điểm trước Tết.



      Đông, Bắc cũng bắt đầu... tăng

      Hiện nay, không chỉ ở phía Tây Hà Nội giá đất tăng từng ngày, mà ở phía Đông, nơi được coi là khu vực “yên ả’ nhất thì nay cũng đã có những động thái mới đối với thị trường, thu hút nhiều sự quan tâm đối với giới đầu tư.

      Từ khi tổ chức đấu giá đất khu quy hoạch nhà ở cho dân Lâm gần Đại học Nông nghiệp I (còn gọi là dự án nhà ở Đặng Xá - thị trấn Trâu Quỳ) của UBND huyện Gia thì giá đất cũng bắt đầu tăng chóng mặt.

      Với giá đấu thành công dao động từ hơn 10 triệu đồng đến 22 triệu đồng/m2 tuỳ vị trí (đường 13,5m hay 22m). Tuy nhiên, sau phiên đấu giá ngay lập tức được các sàn bất động sản tung ra ồ ạt với mức chênh lệch từ 3-5 triệu đồng/m2. Đến nay, sau khi qua tay nhiều “nhà đầu tư”, giá đã chênh lệch tới cả chục triệu đồng/m2 so với giá đấu ban đầu.

      Hiện một lô đất có diện tích hơn 100m2, đường chỉ có 13,5m, giá trúng thầu là 16,6 triệu đồng/m2, đã được “cò đất” đòi tới 25,5 triệu đồng/m2.

      Không chỉ ở bên kia sông mà đất thổ cư phía mạn Tây Hồ cũng đang tăng lên. Cuối năm 2009 một mảnh đất thổ cư có diện tích 108 m2 trên mặt đường An Dương Vương, quận Tây Hồ được rao bán với giá 41 triệu đồng/m2 thì hiện nay đã được rao bán với giá 70 triệu/m2.

      Khu Phú Thượng cuối năm 2009 được rao bán với giá 21 triệu/m2, nay giá đất ở khu vực này đã được nâng lên bán từ 50-55 triệu/m2. Còn đất mặt phố Lạc Long Quân, gần chợ Bưởi giá bán đã lên tới 215triệu/m2, trong khi đó cách đây khoảng 1 tháng, người dân mới chỉ rao bán có 160 triệu đồng/m2.

      Đặc biệt, giá đất ở khu đô thị Ciputra ở mạn Tây Hồ thuộc phía Tây Bắc cũng lên từ 80 triệu tới khoảng 110 triệu đồng/m2, biệt thự Vườn Đào từ 80-90 triệu đồng lên tới 110-140 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

      Thật, giả lẫn lộn

      Lý giải về hiện tượng giá đất khu vực phía Tây Hà Nội tăng mạnh trong thời gian này, nhiều ý kiến cho rằng tác động mạnh nhất đó là sau khi có triển lãm quy hoạch “Mô hình đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó có công bố 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội và dự tính Trung tâm hành chính quốc gia sẽ chuyển về Ba Vì đã khiến một số nhà đầu tư săn lùng đất nền phía Tây, đặc biệt là ở các dự án có vị trí thuận lợi về hạ tầng giao thông, có các dự án đô thị xung quanh đã và đang triển khai mạnh.

      Ngoài thông tin về thị trường giao dịch của chứng khoán trong thời gian qua tăng điểm mạnh khiến cho một bộ phận nhà đầu tư đã tranh thủ chốt lời, rút tiền chuyển sang đầu tư BĐS thì việc khẳng định ở một số vị trí hiện nay ở Hà Nội có tình trạng “sốt đất” giả tạo do giới đầu cơ cố tình “thổi giá” là có thật.

      Thực chất giá đất ở các khu vực trên đang tăng ảo. Và nhiều người dân không nắm được thông tin, cũng tự tăng giá, khiến giá đất cao bất thường. Thực chất, việc giá đất tăng chỉ là hậu quả từ việc lướt sóng của một số đầu nậu đất đai, chứ không phải phải là nhu cầu thực về đất ở.

      Qua khảo sát tại các sàn BĐS, nhiều sàn cho biết hiện giao dịch BĐS ở Hà Nội đang diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên, giao dịch chỉ xảy ra đối với các nhà đầu tư là chủ yếu, còn người có nhu cầu thực thì chỉ mới dừng lại ở việc tìm hiểu thông tin, và rất ít giao dịch thành công.

      Còn như đất bên kia sông Hồng, trong khi người dân địa phương còn chưa nắm được thông tin cụ thể thì các nhà đầu tư đã “thông tỏ” hết rồi. Đây đích thị là do giới đầu cơ làm giá...

      Còn GS-TS Đặng Hùng Võ cho rằng, nguyên nhân khiến cho thị trường BĐS tại Hà Nội bắt đầu có chiều hướng tăng giá từ tháng 2-2010 lại đây là do một bộ phận người dân Hà Nội có tiền nhàn rỗi. Hơn nữa với thông tin về quyết định đóng cửa sàn vàng khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang kinh doanh BĐS.

      Thị trường BĐS hiện đang “nóng” theo tính chất cục bộ, chưa ổn định và cũng chỉ diễn ra tại các khu vực có hạ tầng tốt, giá cả ở mức cạnh tranh.

      Các chuyên gia về BĐS cho rằng, sự nóng sốt bất ngờ này đã khiến cho thị trường BĐS ngày càng bị méo mó. Bởi giá BĐS chỉ nóng tại một vài dự án. Trong khi hiện nay, cầu về BĐS không có sự đột biến, nhu cầu giao dịch của người có nhu cầu thực vẫn hết sức dè dặt. Vì vậy, việc tăng giá đất đến chóng mặt trong 3 tháng nay rõ ràng có bàn tay của nhà đầu cơ, kích giá hưởng lợi.

    8. #8
      Ngày tham gia
      Jan 2009
      Bài viết
      935
      Được cám ơn 182 lần trong 132 bài gởi

      Mặc định

      VT1 mặt nhiều bằng kinh doanh hơi bị đẹp, rồi lại phi trần liên tục. Múc VT1 càng sớm ăn càng dày.....khú khú.....

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình