Thật thú vị khi theo dõi phiên giao dịch hôm nay của LM3. Khớp khối lượng kỷ lục 144.900 tất cả ở giá trần, không có cp nào khớp giá thiếu 100 đ. Đấy là kiểu đặt lệnh thường thấy của tay to BBs, nhà đầu tư tổ chức...
Trong hoàn cảnh mà dòng LILAMA nóng sốt thì với những thông tih tích cực hiện có, không thể dự đoán điểm dững của con sóng LM3 lần này.
Hơn nữa giá của LM3 hiện nay thấp một cách vô lý so với các mã khác. Đó là cảm tưởng của tôi khi nhìn thấy cơ ngơi của nó ở khu công nghiệp Quang Minh, hay nhà máy sản xuất nắp hầm hàng tàu biển tại Lô số 3, Cụm CN Bạch Hạc, TP Việt Trì trên diện tích 8,4 ha với tổng mức đầu tư 282 tỷ đồng.
Nhà Tổng thầu EPC đầu tiên của Việt Nam với công trình nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 công suất 1x300MW và những công trình trọng điểm khác.


Lắp lò nung Nhà máy xi măng Thăng Long.


Lắp bao hơi Nhà máy khí điện Nhơn Trạch 1 công suất 450 MW.


Một góc Nhà máy xi măng Sông Thao.


Trên công trường xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.


Công trình xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 công suất 1.200 MW.


Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng công suất 300 MW-
công trình đầu tiên do Lilama thực hiện EPC.


Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Cà Mau 1&2, tổng công suất 1.500 MW
được thực hiện bởi nhà thầu EPC Lilama.
Sau thành công làm tổng thầu hai dự án xi măng Yên Bình và Yên Bái, mới đây, Cty CP Lilama 3 đã ký hợp đồng với Cty CP Đầu tư và Phát triển điện Miền Bắc 2 (NEDI2) xây dựng nhà máy Thủy điện Ngòi Phát (Lào Cai) với trị giá hơn 32,39 tỷ đồng.
Theo đó, LILAMA 3 sẽ thực hiện theo hình thức EPC gồm thiết kế, chế tạo, cung ứng, vận chuyển, lắp đặt, hiệu chỉnh thiết bị cơ khí thủy công (bao gồm: thiết bị cơ khí đập tràn, cửa nhận nước, ống dẫn dòng và cửa van hạ lưu nhà máy, hệ thống xi lanh nâng hạ thủy lực…). Đây là dự án thủy điện có công suất 72MW do Vinaconex làm chủ đầu tư. Theo ông Phan Kim Lân, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ LILAMA 3 thì đây là sự kiện đánh dấu sự quay trở lại của LILAMA 3 trong lĩnh vực xây lắp thủy điện, đồng thời đặt dấu mốc quan trọng cho sự ra đời TCty Công nghiệp nặng Tây Bắc sau này.

Nhà máy Xi măng Yên Bình do LILAMA 3 chế tạo và lắp thiết bị.

Là thành viên của LILAMA, với bề dày truyền thống và kinh nghiệm trong việc thi công hàng ngàn công trình lớn nhỏ trên khắp cả nước, nhiều năm qua, LILAMA 3 đã chuyển chiến lược sang lĩnh vực xi măng, thủy điện, nhiệt điện, hóa chất và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ba nhà máy chế tạo thiết bị tại Yên Bái, Việt Trì và KCN Quang Minh với tổng công suất 31 nghìn tấn/năm, LILAMA 3 đang xúc tiến xây dựng Tổ hợp công nghiệp cơ khí, đóng tàu và dịch vụ cảng sông tại KCN Bạch Hạc (Việt Trì), công suất đóng tàu 15.800 tấn với vốn đầu tư 400 tỷ đồng; nhà máy sơn công nghiệp tại KCN Quang Minh; nhà máy cán thép… nhằm phục vụ cho các dự án do Cty làm tổng thầu. Nhiều thiết bị cơ khí phi tiêu chuẩn, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp đã được LILAMA 3 chế tạo và xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó có nhiều thiết bị xuất khẩu cho Tập đoàn Binan (Nhật Bản) và Barh (Ấn Độ) với giá trị hợp đồng gần 10 triệu USD.

Ông Nguyễn Thành Phương, TGĐ Vinaconex khẳng định: LILAMA 3 là nhà thầu chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm, họ đã thi công nhiều dự án lớn do Vinaconex làm chủ đầu tư.

Sau nhiều năm đầu tư vào các lĩnh vực trên, LILAMA 3 đã đào tạo được một đội ngũ kỹ sư có kỹ năng trong việc quản lý và điều hành dự án, lực lượng công nhân lành nghề, chuyên nghiệp cùng trang thiết bị hiện đại và đã quyết định quay trở lại thị trường thủy điện. Vì vậy, DN này đã khẳng định đủ năng lực và kinh nghiệm cung ứng một nhà máy trọn gói từ khâu tư vấn, thiết kế, chế tạo thiết bị, xây lắp, chạy thử và bàn giao công trình. Nếu như trước đây hầu hết các thiết bị thủy điện đều nhập từ nước ngoài thì nay họ có thể chế tạo nhiều thiết bị thủy công với chất lượng tốt. Tỷ lệ nội địa hóa ngày càng cao. Điều này không chỉ góp phần làm giảm giá thành các dự án thủy điện mà còn thúc đẩy ngành cơ khí phát triển, tạo việc làm cho công nhân.

Để làm tốt vị trí tổng thầu, LILAMA 3 đã thực hiện thành công nhiều dự án dưới hình thức EPC như: Nhà máy CaCO3 Yên Bái do Cty CP xi măng Yên Bái làm chủ đầu tư, Nhà máy điện tử SANKOH Việt Nam do Tập đoàn SANKOH Nhật Bản làm chủ đầu tư. LILAMA 3 đã có chiến lược đầu tư bài bản, chiều sâu cho nhân lực và vật lực. Một trung tâm tư vấn thiết kế đã được đặt tại Hà Nội với hơn 30 người có trình độ đại học và trên đại học, nhiều kỹ sư có kỹ năng quản lý, điều hành dự án.

Cùng với gần 20 thành viên của LILAMA, LILAMA 3 đang tham gia thi công nhiều dự án theo hình thức tổng thầu EPC như Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Cà Mau, Nhơn Trạch, Vũng Áng, Lọc dầu Dung Quất… Chính trên các công trình này, nhiều kỹ sư, công nhân của LILAMA 3 đã trưởng thành và trở thành lực lượng nòng cốt. Trong những năm tới, LILAMA vẫn tập trung vào chế tạo thiết bị cho các dự án xi măng, thủy điện, hóa chất theo phương thức tổng thầu EPC, làm chủ đầu tư xây dựng các nhà máy cán thép, thuỷ điện.

Hôm nay (1/12), LILAMA 3 sẽ chính thức niêm yết 5.150.000 cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu trên Sàn GDCK Hà Nội. Đây là đơn vị thứ 5 của LILAMA niêm yết trên sàn chứng khoán và các nhà đầu tư đang kỳ vọng nhiều vào DN này.