-
11-04-2012 01:31 PM #1
On revising Circular 13 (về việc sửa đổi thông tư 13)
-------------------------------
Blogger:Nghiatq
Thời gian đăng: 11/4/2012
------------------------------
Với những nội dung trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 13 (về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động) và 19 cùng với Thông tư 22, dự kiến có hiệu lực từ tháng 6/2012.
* Tổng thể: Thất vọng!
- Việc sửa đổi thì chắc chắn phải có, thế nhưng, theo tôi là quá nóng vội, tôi không nghĩ sớm và nhanh như vậy. Cần phải có nghiên cứu sâu xát để áp dụng. Quả là thất vọng với những nội dung được đưa ra, nó quá hạn hẹp và bó buộc bởi TT13 cũ mà không có định hướng cho tương lai bằng lộ trình cụ thể, hướng dần đến các chuẩn mực Basel 2 và Basel 3. Việc sửa đổi tới 3 lần trong thời gian sớm như vậy chứng tỏ sự bối rối và chưa có giải pháp nhất quán về việc thực hiện khung quản lý đối với hệ thống TCTD. Cũng như đã không có định hướng rõ ràng về việc làm này, quyết định này có lẽ chịu quá nhiều sức ép từ các đối tượng là TCTD hoạt động với cơ cấu khác nhau! (Tức là sẽ có những sửa đổi lần 4, 5…!)
- TT13 tôi đánh giá rất cao, cũng bình luận nhiều bởi nó mang tính tiên phong trong quản lý giám sát, đó là bước ngoặt và là những quy định hướng hệ thống tiếp cận dần dần các chuẩn mực Basel (1, 2). Cũng bởi thế, việc sửa đổi không nên quá vội vàng.
- Các quy định ở TT này mang tính cấu trúc và hướng đến sự phát triển ổn định, nâng cao sức mạnh nội lực để đối phó với các cú shock từ nền kinh tế hoặc các rủi ro trong hoạt động, cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, trách nhiệm giữa việc tìm kiếm lợi nhuận và với toàn nền kinh tế (trong đó với hệ thống NH là trước tiên) – nó mang tính cấu trúc và chiến lược, nó khác với các chính sách nhất thời, mang tính thời thời điểm – mà điều này, dễ dàng thực hiện các quyết định điều chỉnh ngay lập tức từ NHNN. Cũng vì thế, những thông tư như thế này phải mang tính ổn định và dài hạn để cả hệ thống thay đổi, hướng đến, hơn là đối phó và không rõ ràng trong hoạch định chiến lược (tức chờ đợi và thay đổi).
- Thế nên, tôi thất vọng về lần này, do: không có một lộ trình rõ ràng nào để thực hiện. Có lộ trình sẽ giúp các NH hoạch định, tái cấu trúc và hướng đến, tạo ra sự rõ ràng các mục tiêu. Lộ trình đưa ra cần đủ dài, ít nhất cũng 5 năm đến 10 năm, trong đó, càng về sau càng mang tiêu chuẩn cao hơn. Lộ trình tôi muốn nhấn mạnh đó là về hệ thống giám sát, về các chỉ số an toàn hoạt động. Ví dụ, CAR là chỉ số quan trọng, cần có lộ trình hoàn thiện nó trong khoảng 10 năm, với phân định rõ ràng, mục tiêu bao nhiêu %, cơ cấu về Risk base capital và Risk – Weighted Assets được bổ sung hoàn thiện tối thiểu như thế nào, đặc biệt chú ý đến các lớp vốn trong việc tính CAR, các yếu tố điều chỉnh rủi ro trong việc tính Risk – Weighted Assets, đảm bảo cho cả các loại rủi ro tín dụng, tác nghiệp và rủi ro vĩ mô từ nền kinh tế market risk theo cấp độ. Cần có tính phân loại theo từng ngân hàng lớn nhỏ, quy mô và mức độ ảnh hưởng. Đối với NH lớn thì phải đạt được một số tiêu chuẩn nào. Đối với từng lớp vốn, cần có tiêu chuẩn rõ ràng, Tier 1 đạt tối thiểu bao nhiêu %, Tier 2 bao nhiêu % đối với một nhóm những NH đạt quy mô và phân loại nào. Một số ngân hàng cần có thêm Tier 3 (allocated for market risk) hay mức đệm tối thiểu để các Systemically Important Banks để đảm bảo cho những rủi ro hệ thống quá lớn mà bản thân NH đó có thể tác động.
- Quản lý giám sát việc thực thi theo hướng phối hợp và ngăn chặn. Cùng với chế tài đủ mạnh và hệ thống báo cáo nâng cấp đảm bảo sự chính xác.
- Cơ chế tương tác giữa NHNN và NHTM! Bản thân NHNN cần có hệ thống cảnh báo sớm (EWS), từ đó sẽ có thể stress test dựa trên kim chỉ nam (ví dụ CAR, Lev ratio) để có giải pháp đối với các NH. Bản thân các NH cũng sẽ có ứng xử tương ứng.
* Một vài nội dung chi tiết: Thiếu và không rõ ràng.
- Thiếu một số nội dung chuẩn, không rõ ràng về mục tiêu chất lượng phải đạt (như chất lượng vốn, chất lượng của RWA). Thiếu quy tắc ứng xử của các bên trong việc thực thi. Đảm bảo sự tự nguyện, sự cam kết (và trách nhiệm) và chế tài đủ mạnh. Thiếu sức mạnh của cơ quan giám sát
* Tôi đề cập một vài chỉ tiêu cụ thể:
- CAR cần phải hoàn thiện theo chuẩn mực Basel 2 và hướng đến Basel 3 theo lộ trình (Xem thêm Basel, Basel 3). Tức là, phải đảm bảo hoàn thiện quy trình quản lý, giám sát, đánh giá các yếu tố về vốn và tài sản trong vòng 2 năm tới, tiến tới trích lập và thể hiện ra số CAR ở một số lượng NH quan trọng, các NH yếu hơn sẽ có những hạn chế nhất định. Ví dụ, CAR sẽ nâng từ 9% lên 10% vào năm 2015, 12% vào năm 2020 (chẳng hạn); hoàn thiện việc tính toán và điều hành, quản lý Vốn theo 3 lớp (đối với các NH lớn, quan trọng) hoặc 2 lớp đối với NH nhỏ hơn,…trong vòng 2 năm tới cùng với chi tiết áp dụng các khoản mục tài sản rủi ro có tính đến đầy đủ các loại rủi ro. Ứng xử của các bên về việc này (NHNN và NHTM).
- Tỷ lệ LDR (xem thông tư 22) , tôi cũng đã nói nhiều đến vấn đề này, mặc dù đã bỏ nhưng tôi vẫn cho rằng, sớm muộn cũng phải áp dụng quản lý chỉ tiêu này. Hướng đến bao nhiêu % là điều cần nghiên cứu của NHNN (chứ không phải từ NHTM đề xuất) và có lộ trình thực hiện theo cấp độ. Tôi cũng không dám so sánh với các quốc gia khác, bởi hiện tại, LDR của chúng ta mang tính đặc thù (cả mẫu số và tử số đều do chúng ta đề ra!) Bản thân tôi cho rằng, hướng đến 70 – 75% là phù hợp dựa trên cho vay và huy động vốn nói chung, trên vốn lõi (vốn chủ sở sữu và core deposit là 90%). Tất nhiên, NHNN nên có lộ trình để đạt mức độ này, ví dụ là 2 năm, sẽ giảm từ bao nhiêu xuống bao nhiêu. (Tránh sự đột ngột, bởi sẽ đối phó và gây rủi ro cho các NH). Với tình hình hiện tại, phần lớn các NH đều không đạt chỉ tiêu này.
- Thiếu chỉ tiêu quan trọng là Leverage ratio (Lev) để đánh giá mức độ rủi ro sử dụng đòn cân nợ trong hệ thống NH. Các NH đã phình TTS đến mức tối đa có thể!
- Thanh khoản: NH VN yếu! Rõ ràng, nó mang tính đặc thù từ chất lượng vốn và tài sản. Thế nhưng, tại sao không siết chặt vấn đề này? Trước mắt chưa nói đến tỷ lệ bao nhiêu % (ví dụ, ngày hôm sao tối thiểu bao nhiêu, 7 ngày tới bao nhiêu%) mà cần có lộ trình nâng cấp chất lượng của “tử số” và mẫu số gắn với thị trường, gắn với chất lượng của dòng tiền hơn đối với các chỉ số như LCR (Liquidity Coverage Ratio) hay NSFR, Net Stable Funding Ratio với cách phân loại rõ ràng về các asset class nhất định (xem liquidity management 1, 2). Tất nhiên là chưa thấy!
- Cơ chế tương tác: tức là NHNN và từng NHTM một ngồi lại với nhau để đánh giá, trong năm qua như thế nào, kế hoạch năm tới tăng trưởng, mở rộng như thề thì kế hoạch của anh về quản lý các chỉ tiêu trên như thế nào, NH này chỉ phù hợp với quy mô nào, chú trọng đến việc gì, cần phải có lộ trình, làm thế nào để đáp ứng, NHNN phải biết và giám sát và không để NHTM vượt lên “quá sức” hoặc “ngồi” không đúng chỗ. Một NHTM yếu và chưa có kế hoạch cụ thể cho việc mở rộng quy mô, nhưng cứ làm ắt sẽ gây nên rủi ro.
Điều đáng mức là có lẽ NHNN đã xem và tập trung vào CAR là kim chỉ nam chung trong việc quản lý hệ thống NH. Đây là chỉ tiêu “lành tính” nhưng hiệu quả và bền vững (hơn là chạy theo các chỉ tiêu khác để rồi chồng chéo)skype: trunghieuffb
phone: 0943.688.088
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Circular 13 rumours undercut shares
By kieudiemvje in forum STOCKs LISTED IN HoSETrả lời: 0Bài viết cuối: 13-09-2010, 11:41 AM
Bookmarks