Blogger: Hoàng Thạch Lân
Thời gian đăng: 28/03/2012
Blog:http://hoangthachlan.wordpress.com/

---------------------------------

Mấy ngày nay bạn bè tui tỏ ra khá bức xúc trước việc HNX tính giá tham chiếu theo cách mới = bq giá khớp lệnh trong phạm vi 15p cuối ngày, với lý do rằng cách tính này sẽ chỉ giúp mấy thằng thao túng giá. Tại sao phải thay đổi? Tại sao không giống HOSE khi các bác quản lý đang có chủ trương sáp nhập? Tuy chưa nhận thấy nhiều sự khác biệt nào kể từ khi HNX thay đổi cách tính để cho rằng đang có sự thao túng mạnh hơn trên cái sàn này, nhưng tui cũng muốn móc lại 1 tí về cơ chế GD trên toàn bộ chứng trường nhà mình.


Nhìn từ góc độ chống thao túng giá, thì giữa HOSE vs HNX: cách xác định giá tham chiếu nào trội hơn?


Sự khác biệt về 1 số điểm trong cơ chế GD giữa HOSE và HNX luôn tạo ra dấu hỏi cho nhiều người (kể cả những loại “chiên-da” như tui). Tuy hai sàn cùng sử dụng cơ chế khớp lệnh – đấu lệnh (orders driven) nhưng vẫn có những nét khác biệt lớn, ví dụ như cách xác định giá tham chiếu cho ngày GD kế tiếp. Không đơn giản chỉ là cơ sở tính biên độ dao động giá, giá tham chiếu còn góp phần lớn tác động lên tâm lý NĐT và là số liệu duy nhất trong toàn bộ các mức giá khớp trong ngày mà các tổ chức cho vay (ngân hàng, cty tài chính, cty ck…) sử dụng khi tính giá trị tài sản là chứng của con nợ, do đó mà giá tham chiếu phải càng fair càng tốt, không được để bị ai thao túng.

Trên sàn chứng, giá ck là chuỗi số thời gian, cõng gánh nặng của thông tin nên giá càng về sau càng quan trọng. Giá đóng cửa quan trọng hơn giá mở cửa trong cùng ngày, nhưng giá mở cửa hôm sau cũng sẽ quan trọng hơn giá đóng cửa hôm trước. Tuy nhiên, để phục vụ cho các mục tiêu chốt sổ, thực hiện quyền, định giá… nên giá đóng cửa thường được sử dụng làm giá tham chiếu. Song hành với nó, cơ chế khớp lệnh định kỳ được các chứng trường theo trường phái đấu lệnh (như Nhật, Hàn, Thái…) xài nhằm mục tiêu FAIR nói trên, cụ thể là tìm sự đồng thuận của số đông cả hai bên mua bán. HOSE đang “thừa hưởng” thông lệ nước ngoài này.
Nói một cách công bằng, cách lấy giá bq làm giá tham chiếu bấy lâu nay của HNX cũng góp phần ngăn ngừa khả năng thao túng. Nếu HOSE gom lệnh cả 2 bên cung cầu cho thật nhiều rồi mới cho khớp, tức là dùng yếu tố thanh khoản để ngăn ngừa thao túng, thì HNX thì “chơi” luôn giá bq của nguyên ngày làm giá tham chiếu, tức là dùng yếu tố thời gian để ngăn ngừa thao túng. Tiếc là ở những chứng trường có rất nhiều mã kém thanh khoản sẵn như nhà mình thì có xài cách nào cũng vẫn gặp tình cảnh số đông chỉ là 1 bên: mua hoặc bán, nên vẫn tạo ra rủi ro (hoặc cơ hội) thao túng giá. Nói cách khác, giữa 2 cách tính giá tham chiếu của HOSE và HNX, tui vẫn chưa thấy cái nào trội hơn cái nào, rủi ro thao túng giá vẫn còn đầy đó. Việc HNX giảm yếu tố thời gian, tuy rất đúng với giải trình của chính HNX (“sẽ phản ánh chính xác hơn xu hướng biến động giá giao dịch hiện thời“, tức là đúng ý nghĩa của chuỗi số thời gian) nhưng có lẽ lại càng tạo ra thêm lợi thế cho mấy thằng thao túng, mà nếu bắt chước HOSE thì cũng chả giảm được bao nhiêu. Tắc!


Vậy liệu có cơ chế GD nào sẽ giúp ngăn ngừa thao túng giá hiệu quả hơn?



Tui nhớ là đã từng có người đề nghị sử dụng cơ chế khớp lệnh xác định giá đóng cửa của Sở Thái, tức là khớp lệnh định kỳ trong vòng 5 phút cuối phiên GD chiều, nhưng thời điểm khớp lệnh là ngẫu nhiên trong phạm vi 5 phút đó. Tuy nhiên, nếu xài ở HOSE thì cách này vẫn không giải quyết được tình huống chất đống lệnh mua (hoặc bán) khiên bên bán (hoặc mua) không dám thò lệnh ra nữa (nhiều mã thanh khoản kém lại thường dính cú hù dọa này).


Bản thân tui cũng từng nghĩ đến khả năng dùng giá mở cửa là giá tham chiếu mà hình như cũng có Sở nào đó xài (đến giờ tui chưa nhớ ra). Với cách này, giá đóng cửa sẽ đơn giản chỉ là 1 mức giá khớp như bao giá khớp trước đó. Các cty cho vay vẫn tính giá trị tài sản con nợ theo giá đóng cửa, nhưng tâm lý NĐT sẽ tùy thuộc vào giá mở cửa hôm sau. Hơn nữa, khoảng thời gian không GD từ lúc đóng cửa sàn hôm trước đến lúc mở sàn hôm sau vẫn còn khá dài, đủ để có thêm bao thông tin mới, nên giá mở cửa hôm sau sẽ cõng được những thông tin đó hơn là giá đóng cửa hôm trước, phù hợp với ý nghĩa của chuỗi số thời gian. Tuy nhiên, cách này lại chỉ phù hợp với các chứng trường phát triển hơn mình, tức là thanh khoản và minh bạch rất cao (lý do hơi dài nên tui 0 ghi ở đây). Ở nhà mình, do thanh khoản kém nên giá tham chiếu có là cái quái gì thì mấy thằng thao túng vẫn nhắm vào đó mà tìm cách chơi được hết.


Có 1 khả năng khác là sử dụng yếu tố khối lượng khớp làm “điều kiện phụ” khi xác định giá đóng cửa. Đối với HOSE khi dùng khớp lệnh định kỳ (tức là đang sử dụng 2 yếu tố phụ là mức giá đặt lệnh và thời gian), nếu thêm khối lượng làm điều kiện phụ thì sẽ so sánh khối lượng khớp trong 15p cuối này với khối lượng khớp trong 5p trước đó, nếu khớp 15p cuối nhiều hơn thì chấp nhận giá đóng cửa làm tham chiếu, nếu không thì lấy giá bq của 5p trước đó làm tham chiếu. Với HNX thì dễ hơn, thậm chí còn linh hoạt hơn HOSE trong cái khoản sửa hệ thống, nhưng đây dù sao vẫn chỉ là 1 ý kiến mới, nên có sự nghiên cứu kỹ hơn.
“Trong lúc đó”, tức là bất chấp có sửa cơ chế GD hay không, tui nghĩ vẫn phải tìm đến các cách thức bên ngoài để ngăn ngừa và tiến tới giải quyết mấy thằng thao túng. Quan trọng nhất theo tui vẫn là nâng thanh khoản. Sàn Nasdaq của Mỹ để yên giá đóng cửa như bao giá khớp khác mà 0 cần tập hợp lệnh, thậm chí 0 thèm áp biên độ giá chính là nhờ vào thanh khoản lớn. Sàn NYSE cũng có thanh khoản lớn, 1 phần từ cơ chế market-maker. Chứng trường nhà mình mới mở, lại không xài cơ chế market-maker nên phải luôn tìm cách nâng thanh khoản lên thôi. Tiếp đó là ngăn lệnh mua ảo (tức là đặt lệnh cho đông, không có ký quỹ thực sự), giám sát mạnh hơn về CBTT và tin đồn, cấm cty CK tự doanh trên tài khoản chữ C…


Thao túng giá là hành vi bị cấm, nhưng có lẽ ở nhà mình chả mấy ai sợ chữ cấm. Đái đúng chỗ “Cấm đái” là chuyện quá đỗi thường. Trên mấy sàn chứng cũng vậy, tuy đến nay mới chỉ có vài vụ thao túng giá bị phanh phui, nhưng nếu bạn hỏi NĐT rằng chuyện thao túng còn không thì sẽ nhận được câu trả lời rằng còn nhiều lắm! Do đó, các bác quản lý vẫn còn rất nhiều việc để NĐT nhờ.