Chủ đề: Chia lại thị phần “môi giới”
Threaded View
-
29-03-2012 02:13 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Chia lại thị phần “môi giới”
Chia lại thị phần “môi giới”
Từ 1/4 việc tái cấu trúc Cty chứng khoán (CTCK) theo Thông tư 266/2010/TT- BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính sẽ được UBCK NN tiến hành rà soát, sàng lọc. Hiện nhiều CTCK đứng trước nguy cơ rơi vào kiểm soát đặc biệt do không đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn.
Nhiều CTCK muốn tồn tại hiện đành phải “ngậm ngùi” cắt phần môi giới chứng khoán, dù nghiệp vụ này không yêu cầu về tỉ lệ vốn pháp định cao…
Theo quy định để được thực hiện nghiệp vụ môi giới, CTCK cần có vốn pháp định là 25 tỉ đồng, tư vấn đầu tư là 10 tỉ đồng, tự doanh là 100 tỉ đồng và bảo lãnh phát hành là 165 tỉ đồng. Môi giới không phải là nghiệp vụ có yêu cầu về vốn pháp định cao nhất, nhưng thời gian qua, doanh tu từ hoạt động này của các CTCK giảm đi một cách rõ rệt, ở một số CTCK nhỏ không có khả năng cạnh tranh thì doanh thu từ hoạt động môi giới gần như không đáng kể. Hơn nữa, năm 2012 được đánh giá là khả năng phục hồi của thị trường còn chưa rõ ràng, do đó nhiều các CTCK buộc phải đặt các nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ môi giới lên bàn cân.
Nổi bật trong bảng xếp hạng thị phần môi giới quý IV/2011 ngôi vị số 1 vẫn thuộc về CTCK Sài Gòn (SSI). Đây là quý thứ 4 liên tiếp SSI ngự ở vị trí quán quân, nhưng lần này ở thế áp đảo toàn diện so với các đối thủ khác. Thị phần của SSI gần gấp đôi của CTCK TP HCM và CTCK Sacombank. Nhìn lại từ quý IV/2010 tới quý IV/2011, SSI không chỉ duy trì được thứ hạng cao nhất, mà còn nỗ lực tự vượt qua chính mình với thị phần mở rộng liên tục: 11,61%, 11,74%, 13,2% rồi 15,81% - thị phần lớn nhất của một CTCK đạt được khi bảng xếp hạng.
Các quý liên tiếp gần đây cho thấy, thị phần môi giới của CTCK Thăng Long (TLS) liên tục đi xuống cả trên HOSE và HNX. Trái lại, CTCK VNDirect (VND) dù biến mất tại bảng xếp hạng Top 10 thị phần môi giới trên HOSE, nhưng lại vươn lên giữ ngôi vương tại HNX. Nếu như Top 10 tại HOSE gần đây biến mất nhiều cái tên đã trở thành hiện tượng như: CTCK Hòa Bình (HBS), CTCK VIS, CTCK VP Bank (VPBS), thì trên HNX lại xuất hiện các tên tuổi mới như CTCK Golden Bridge VN, CTCK VMS…
Phía sau việc nhiều cái tên thoái lui hay rơi rụng khỏi bảng xếp hạng môi giới trên HOSE, HNX thực ra không quá khó hiểu. Giải thích ngắn gọn nhất là chiến lược mở rộng thị phần đã trở nên không hiệu quả, lợi nhuận không được bao nhiêu, do vậy để lại cho các CTCK nhiều hậu quả lỗ vốn, chảy máu" cả khách hàng lẫn nhân sự chứng khoán. Nhận ra sai lầm khi đã mở rộng quá nhanh, giờ là lúc nhiều CTCK từng ngự ở vị trí hàng đầu tính chuyện thu hẹp hay chú ý hơn đến quản lý rủi ro. Thị phần tất yếu bị thu hẹp, nhanh như khi đã mở ra.
Những ngày qua, thị trường tăng điểm mạnh, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là cơ hội cho những Cty chứng khoán đã rút bớt nghiệp vụ môi giới sớm quay trở lại với thị trường. Tuy nhiên, theo bà Châu Thiên Trúc Quỳnh - Giám đốc môi giới CTCK Bản Việt (VCSC) khẳng định, chiến lược mở rộng thị phần bền vững cần cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Xu hướng thời gian tới, nhà đầu tư chọn các CTCK lớn uy tín để cung cấp dịch vụ sẽ khiến khoảng cách thị phần giữa nhóm đầu và nhóm cuối tiếp tục nới rộng.
Môi giới không phải là nghiệp vụ duy nhất của CTCK, nhưng là mảng hoạt động quan trọng, góp phần tạo dựng uy tín và thương hiệu cho các CTCK. Thời gian qua bức tranh thị phần môi giới đã phản ánh khá rõ chiến lược phát triển của từng CTCK... Môi giới là mảng hoạt động quan trọng với các CTCK, nhưng mở rộng thị phần bằng mọi giá có thể sẽ kéo theo các hậu quả tai hại mà việc giải quyết hệ lụy có thể phải mất nhiều năm.
Sắp tới các CTCK sẽ thận trọng hơn trong vấn đề mở rộng thị phần, bằng chiến lược phát triển bền vững. Vì vậy, cuộc đua sẽ trở nên lành mạnh hơn. Nhưng với xu hướng thu hẹp hoạt động của các CTCK nhỏ, thời gian tới, thị phần môi giới sẽ tiếp tục tập trung vào các CTCK lớn. Vì vậy, bức tranh thị phần sẽ không có biến động lớn, nếu diễn ra sự đổi ngôi thì cũng chỉ tập trung vào một số thứ hạng đầu. Sau khi một số CTCK nhỏ gây tai tiếng trong việc quản lý tiền của khách hàng, nhà đầu tư sẽ cẩn thận hơn khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ.
Theo ông Vũ Bằng - Chủ tịch UBCKNN, trong quá trình tái cấu trúc các CTCK, chúng tôi khuyến khích các CTCK tự nguyện từ bỏ những nghiệp vụ mà đối với họ không có hiệu quả kinh tế. CTCK khi xin rút nghiệp vụ môi giới đã có sự cân nhắc kỹ, đã chọn lựa được CTCK khác để tiếp nhận số khách hàng, bản thân các CTCK đã thỏa thuận về nhiều mặt, trong đó có quyền lợi nhà đầu tư, nên nhà đầu tư có tài khoản tại CTCK xin rút nghiệp vụ môi giới không phải lo lắng - ông Bằng cho biết.
Hà Phương
diễn đàn doanh nghiệp
Xem bài viết: Chia lại thị phần “môi giới”
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Chuyện về những cuộc đổi ngôi thị phần môi giới
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 09-07-2011, 10:46 AM
Bookmarks