Threaded View
-
09-04-2012 08:41 AM #8
Senior Member- Ngày tham gia
- Oct 2010
- Bài viết
- 571
- Được cám ơn 107 lần trong 54 bài gởi
Không vào chứng khoán thì tiền đi đâu?
Không vào chứng khoán thì tiền đi đâu?
Chứng khoán đang được đánh giá là kênh đầu tư khả dĩ sinh lời cao nhất trong năm 2012.
Với quan điểm cho rằng, TTCK sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn nhất năm 2012, ông Phạm Đức Thắng, Tổng giám đốc CTCK FLC đặt vấn đề, sự dịch chuyển dòng tiền nếu không đổ vào chứng khoán, thì liệu có thể đi đâu?
Chứng khoán: kênh đầu tư khôn ngoan năm 2012
Giám đốc đầu tư một công ty quản lý quỹ tại Hà Nội vừa cho biết, chỉ với 2 con sóng đầu năm trên TTCK, ông đã may mắn kiếm lời hơn 50% giá trị danh mục đầu tư. Không phải người lựa chọn cách đầu tư bám sàn, nhưng ông cho rằng, NĐT đang đứng trước cơ hội rất lớn để sinh lời. Chia sẻ với ĐTCK, ông cho biết quyết định cắt lỗ căn hộ tại Royal city của mình đến thời điểm này là hoàn toàn sáng suốt.
Phát biểu tại hội thảo “Nhận diện xu thế vĩ mô, chính sách tiền tệ và cơ hội đầu tư năm 2012” do CTCK FLC tổ chức, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, có nhiều lý do để lựa chọn chứng khoán là kênh đầu tư của năm. Theo ông Thành, tổng giá trị giao dịch mỗi ngày vào khoảng 3.000 tỷ đồng (thời cao điểm), nếu nhân 4 phiên mới đạt 12.000 tỷ đồng, chỉ tương đương 12 tấn vàng, trong khi tổng sở hữu vàng trong dân lên tới hàng trăm tấn. “Bản chất của dòng tiền là có xu hướng tập trung vào nơi sinh lời cao và nhanh, nên với diễn biến thị trường từ đầu năm tới nay, cộng thêm các dự báo tích cực về TTCK, không cần đến sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước, thị trường cũng có nhiều xung lực về dòng tiền để đi lên”, ông Thành nhận xét.
Ông Phạm Đức Thắng cho rằng, kênh bất động sản khó có cơ hội sinh lời nhanh thời điểm này, lại đòi hỏi quy mô đầu tư lớn, thanh khoản chậm hơn; đầu tư vàng từ đầu năm đến nay không mang lại hiệu quả cao, ngoại tệ lại càng không. Nếu so sánh gửi tiết kiệm ngân hàng với đầu tư chứng khoán, rõ ràng chứng khoán đang có lợi thế hơn. Theo ông Thắng, TTCK thường đi trước một bước so với diễn biến vĩ mô, lãi suất đã chạm đỉnh và đang đi xuống là dữ kiện quan trọng báo hiệu xu hướng chứng khoán đi lên. “Nhìn tổng thể các kênh đầu tư năm nay, nếu tiền không vào chứng khoán thì có thể đi đâu để có thể sinh lời tương đương?”, ông Thắng nói.
Thực tế cho thấy, những phiên thị trường thanh khoản cao từ đầu năm 2012 tới nay đã khiến không ít NĐT giật mình. Nếu giai đoạn trước, khi thị trường còn giảm điểm, thanh khoản trên hai sàn chỉ đạt vài trăm tỷ đồng mỗi phiên thì giai đoạn này thậm chí đã lên tới hơn 3.000 tỷ đồng/phiên. Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều mã chứng khoán có khối lượng giao dịch bình quân ổn định ở mức hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên, cho thấy NĐT đã quay trở lại.
Động thái từ cơ quan quản lý
Trong dự thảo sửa đổi Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, dự kiến có hiệu lực từ 1/6/2012, có hai điểm được cho là “nới” đối với hoạt động cho vay chứng khoán.
Theo đó, Khoản 7, Điều 8 về giới hạn cấp tín dụng của Thông tư 13 quy định: Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là DN hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, tại dự thảo mới nhất, quy định này đã bị loại bỏ. Thay thế vào đó, dự thảo bổ sung thêm Khoản 4, Điều 7 về quản lý cấp tín dụng với nội dung: việc cấp tín dụng cho công ty con, công ty liên kết […] phải được HĐQT, hội đồng thành viên, tổng giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) hoặc ủy ban quản lý rủi ro phê duyệt, trừ các khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ. Ban kiểm soát phải phê duyệt việc cấp tín dụng này.
Với việc thay đổi này, nhiều ý kiến đánh giá rằng, NHNN đang có bước đi đúng đắn trong việc giám sát các khoản vay giữa ngân hàng mẹ với CTCK là công ty con hoặc công ty liên kết. Bởi trên thực tế, mặc dù có quy định cấm NHTM mẹ không được cấp tín dụng cho CTCK con, nhưng các NHTM vẫn có cách lách luật thông qua một trung gian thứ ba, hoán đổi tín dụng lẫn nhau…
Điểm thay đổi thứ hai được cho là tích cực đối với tín dụng chứng khoán là việc giảm hệ số rủi ro đối với tài sản “có” là các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán, cho vay CTCK. Theo phụ lục 2, Thông tư 13, các khoản này đều có hệ số rủi ro là 250%. Tuy nhiên, dự thảo mới đã giảm hệ số rủi ro về 150%. Việc điều chỉnh hệ số rủi ro, từ đó làm thay đổi hệ số an toàn vốn (CAR) của NHTM sẽ là một bước mở trong chính sách của NHNN đối với tín dụng chứng khoán, khi dự thảo Thông tư được thông qua.
Với những diễn biến tích cực của các yếu tố kinh tế vĩ mô, động thái mới từ cả phía cơ quan quản lý và sự vận động từ nội tại thị trường, dòng tiền đang có xu hướng tập trung vào chứng khoán, tạo nên một cơ hội sinh lời lớn. Tuy nhiên, ông Thắng cũng cảnh báo rằng, khẳng định xu hướng tích cực của chứng khoán, không đồng nghĩa với việc thị trường không có những cạm bẫy, để NĐT có thể thoải mái giải ngân mà không cần cân nhắc kỹ lưỡng.
http://vietcurrency.vn/showthread.php?4 ... #post28564
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Thời điểm này nên đầu tư cổ phiếu nào
By vietnamstyletravel in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 3Bài viết cuối: 30-11-2017, 03:32 PM -
Kênh đầu tư nào nguy hiểm nhất trong năm 2012?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 16-12-2011, 09:10 PM -
‘Nhà đầu tư chứng khoán chưa nên giải ngân trong tuần này"
By thienchien in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 17-01-2011, 11:41 AM -
440-460: Giai đoạn này đầu tư ntn
By dobfminhtam in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 10Bài viết cuối: 15-11-2010, 09:13 AM -
Chiến lược đầu tư trong giai đoạn hiện nay
By ZICZACZUT in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 08-12-2009, 01:52 PM
Bookmarks