Kiếm 100
triệu/1 giờ nhờ cổ phiếu (phần 1)



Nguồn : http://blog.360.yahoo.com/blog-iveB6...cq=1&p=232




Trong
bài viết “Làm
lập trình viên hay không làm lập trình viên” tôi có đề cập đến chuyện làm
thế nào để có nhiều tiền. Nay thấy phong trào chơi cổ phiếu đang nở rộ khắp mọi
nơi, tôi nghĩ mình cũng thử góp vui viết một bài về cách chơi cổ phiếu xem sao.



Cũng
như các bài viết trước, tôi hy vọng bài này có thể giúp bạn thấy được một số
khía cạnh mới của phong trào đang là mốt này. Nhưng tôi sẽ không bắt trước các
bài báo thông thường – luôn mô tả thị trường chứng khoán là nơi đầy rẫy phức
tạp, nguy hiểm, đa thái cực; ngược lại, tôi sẽ cố gắng cho bạn thấy chơi cổ
phiếu thật ra cũng rất đơn giản và thú vị. Bạn không cần bất kỳ kiến thức nền tảng
nào về tài chính, chứng khoán, kinh tế để đọc bài viết này.



Tôi
đã đến với cổ phiếu như thế nào?




Tôi
xin được kể lại câu chuyện của chính bản thân tôi về hành trình tìm đến với cổ
phiếu.



Từ
nhỏ đến giờ tôi chỉ có 5 điềm đam mê: bóng đá, (các) bạn nữ (dễ thương), máy vi
tính, đầu tư, và quản lý (xếp theo thứ tự thời gian mà tôi bắt đầu làm quen với
từng cái). Tôi luôn ao ước mỗi ngày trong cuộc đời của mình đều có được cả 5
điều này, nhưng sự thật là cho đến bây giờ tôi vẫn phải vật lộn để vươn tới ước
mơ đó.



Hãy
nói về niềm đam mê thứ tư: đầu tư. Không lâu sau khi tốt nghiệp đại học, tôi
bắt đầu thấy tò mò về cách chơi cổ phiếu. Tôi thử lục lọi mấy cuốn sách, hỏi
thăm một số bạn bè chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, tôi cũng không
quên nói chuyện với một số người đã và đang chơi cổ phiếu ở Sài Gòn. Điều tôi
có được sau quá trình tìm kiếm đó là một mớ hỗn độn các thông tin sau:



“...Muốn
chơi cổ phiếu thì phải có kiến thức về tài chính, kế toán. Phải có nhiều tiền.
Phải liều. Phải quen biết để nắm được nhiều thông tin. Phải dành ra ít nhất hai
năm “bám” sàn giao dịch để có kinh nghiệm. Phải biết đọc bản cáo bạch. Phải
biết xem biểu đồ. Phải theo dõi tin tức nhiều nguồn. Phải cảnh giác với các thủ
thuật lừa đảo. Phải đi học các khóa học XYZ. Phải biết...Phải học...Phải
có...Phải là...”



Thú
thực là tôi hơi thất vọng. Tôi KHÔNG có được bất kỳ điều kiện nào ở trên. Tôi
cũng chẳng hiểu nổi cổ phiếu là gì và làm sao để chơi cổ phiếu. Tại sao chơi cổ
phiếu lại khó đến vậy?- Tôi tự hỏi. Nếu khó như vậy thì người ta tạo ra nó để
làm gì? Tôi cứ nghĩ người ta tạo ra thị trường chứng khoán là vì nó đem lại lợi
ích cho con người, chứ đâu phải vì nó khó!? Với lại, nếu tôi - một người đã tốt
nghiệp đại học và có trí thông minh bình thường – còn không hiểu nổi, thì rõ
ràng là nó phức tạp hơn mức bình thường. Mà theo như những người trong ngành
khoa học máy tính thường hay bảo nhau, cái gì phức tạp hơn bình thường thì rất
có thể là có vấn đề gì đó. Hoặc là đầu óc của tôi có vấn đề, hoặc là người ta
đã cố tình làm cho nó phức tạp một cách không cần thiết.



Tôi
không nản chí và quyết định vào trang web của công
ty chứng khoán Ngân Hàng Ngoại Thương (VCBS). Điều đầu tiên đập vào mắt tôi
là cái biểu đồ VN-Index. Tôi tìm hiểu ngay VN-Index là gì. Chẳng mất nhiều thời
gian, tôi hiểu ngay VN-Index chính là một chỉ số duy nhất đại diện cho giá giao
dịch của tất cả các cổ phiếu đang có trên thị trường. Trong ngày đầu tiên thị
trường được hình thành (tháng 7 năm 2000), người ta quy ước VN-Index là 100
điểm. Sang ngày hôm sau, người ta sẽ tính lại giá trung bình (có trọng số) của
các cổ phiếu, nếu nó lớn hơn giá trị trung bình của ngày hôm trước 3% thì
VN-Index của ngày hôm đó sẽ là 103 điểm (100 cộng với 3% của 100); ngược lại,
nếu nó nhỏ hơn giá trị trung bình của ngày hôm trước 2% thì VN-Index của ngày
hôm đó sẽ là 98 điểm (100 trừ đi 2% của 100). Theo như đồ thị của VCBS thì
VN-Index của ngày hôm nay, 12/01/2007 (sau 6 năm rưỡi) là 914.79 điểm!



Thật
không thể tin nổi. Cảm giác của tôi như được lên chín tầng mây. Tôi không thể
tưởng tượng ra rằng chơi cổ phiếu lại đơn giản và có lời đến vậy. Đây là ý nghĩ
chợt lóe lên trong đầu của tôi: nếu ngay từ ngày đầu tiên thị trường ra đời
(07/2000), tôi dùng 100 triệu đồng mua hết tất cả các cổ phiếu trên thị trường
– tôi gọi đó là mua VN-Index – và giữ cho đến bây giờ, số tiền của tôi sẽ tăng
lên thành 914 triệu đồng! Vâng, 914 triệu đồng mà không cần làm gì cả, cũng
chẳng cần có những điều kiện phức tạp như người ta đã nói với tôi ở trên.



Vốn
bản tính cẩn trọng (có thể nói là cổ hủ), tôi đặt ra cho mình ba câu hỏi:



1. Cách mua VN-Index đã đem lại lợi nhuận cao, nhưng biết
đâu còn nhiều cách khác tốt hơn nữa thì sao?



2. Đó là kết quả quá khứ, liệu nó có lặp lại như vậy trong
tương lai?



3. Tại sao trong sáu năm qua người ta không theo cách đó,
thay vì vậy lại nghĩ ra bao nhiêu thứ phức tạp như đã nói ở trên? Tôi sai, hay
người ta điên?



Tôi
không ngờ rằng ba câu hỏi trên đã giúp cho tôi bước vào một thế giới hoàn toàn
mới lạ và vô cùng lý thú; và tôi nghĩ rằng bạn cũng sẽ học được rất nhiều sau
khi nghe tôi kể lại quá trình đi tìm câu trả lời cho ba câu hỏi trên.



Cổ
phiếu và những thứ khác





thể 914 triệu thì nhiều thật, nhưng phương pháp luận khoa học (như đã nói, tôi
hoàn toàn mù tịt về những lĩnh vực khác ngoài máy tính) dạy cho tôi biết rằng
nó sẽ chẳng là gì nếu tôi chưa so sánh với những phương pháp khác (nếu tồn
tại). Tôi thấy những người xung quanh mình nếu có tiền thì đều mua đô la, mua
vàng, mua nhà đất; biết đâu trong hơn sáu năm đó họ có thể kiếm được hàng tỉ
đồng từ 100 triệu ban đầu thì sao? Vì vậy, tôi bắt đầu sục sọi khắp các trang
web, xin thông tin từ những người quen để làm một cuộc “đo đạc” đơn giản về các
hình thức đầu tư từ số tiền ban đầu 100 triệu. Mốc thời gian là từ ngày 28/07/2000
đến ngày 29/12/2006.



a. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 năm với lãi suất 7.5%/năm.
Theo thăm dò của tôi, phần lớn mọi người đều cho rằng đây là cách đơn giản nhất
và an toàn nhất.



b. Mua vàng. Ai cũng nói vàng là cách đầu tư sinh lợi nhất
về lâu dài, vì giá vàng bao giờ cũng tăng. Có thật vậy không?



c. Mua đô la. Nhiều người cũng than phiền nếu phải nhận
lương bằng tiền đồng, vì họ cho rằng đô la luôn có giá hơn.



d. Mua euro. Vâng, euro đã và đang tăng giá.




đây là kết quả của số tiền vào ngày 29/12/2006 ứng mỗi cách đầu tư trên:



Gửi
tiết kiệm 165,904,914



Vàng
259,464,058



Đô
la 113,232,181



Euro
162,021,522



Cổ
phiếu 751,770,000




Vậy là sau sáu năm rưỡi thì cổ
phiếu sinh lợi nhiều hơn hẳn những loại hình khác. Để nhìn kỹ hơn, tôi vẽ ra
biểu đồ biến động giá của từng loại hình. Ở đây tôi đặt ra một giả định: sau
khi bỏ ra 100 triệu để đầu tư vào ngày 28/07/2000. tôi sẽ tự kiểm tra lại khoản
đầu tư của mình đã sinh lời ra sao vào ngày 31/12 mỗi năm. Lưu ý rằng tôi chỉ
xem lại số tiền thôi, chứ không mua hoặc bán gì cả. Tất cả các khỏan đầu tư đều
được giữ nguyên cho đến ngày 29/12/2006.





[img]http://img299.imageshack.us/img299/4725/dautuchungkhoan1vg5.jpg" border="0">