CPI tháng 3/2012 nhích rất khẽ: Mừng hay lo?
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 4 của 4

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post CPI tháng 3/2012 nhích rất khẽ: Mừng hay lo?

      CPI tháng 3/2012 nhích rất khẽ: Mừng hay lo?
      Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2012 với mức tăng 0,16% so với tháng trước, thấp nhất trong so sánh với 20 tháng qua và với cùng kỳ 3 năm gần đây.
      Diễn biến này cũng phá vỡ xu hướng gia tốc của 4 tháng trước đó. Thêm nữa, dưới tác động từ việc tăng giá mạnh các mặt hàng xăng dầu, gas thì mức điều chỉnh nói trên là khá thấp.
      Ở các chỉ tiêu quan trọng khác, tình hình cũng có dấu hiệu khả quan hơn. So với cùng kỳ, CPI tháng này chỉ còn tăng 14,15%, chốt lại 7 tháng liên tiếp hạ nhiệt. Đây cũng là mức tăng thấp nhất của chỉ số này kể từ tháng 4/2011 đến nay.
      Qua quý 1 với chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,55%, đo bằng CPI tháng này so với cuối năm trước, cho thấy triển vọng giữ lạm phát cả năm ở một con số đã tiến được bước đầu tiên. Nhưng nhiều quan ngại lại dấy lên.
      Trong một hội thảo gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế đã phát đi cảnh báo về khả năng nền kinh tế có dấu hiệu của đình lạm. Thực tế quan điểm này cũng có cơ sở, nếu áp vào tình hình sản xuất hiện nay.
      Tháng trước, cũng Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm tăng 3,9% so với cùng kỳ, chỉ bằng hơn nửa tốc độ tăng của cả năm 2011.
      Với ngành nông nghiệp, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh về lượng, nguyên nhân là do khó khăn thị trường dẫn tới tồn kho cao, nhưng cũng có phần do một số mặt hàng sụt giảm mạnh nguồn cung.
      Trong khi đó, tổng cầu giảm rất mạnh. Báo cáo tháng 2 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tổng phương tiện thanh toán đến 20/2 ước giảm 0,64% so với tháng trước và giảm 0,11% so với cuối năm 2011.
      Trong diễn biến kể trên, riêng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng giảm 12,62% so với tháng trước, nhưng tăng 3,05% so với cuối năm 2011 (do trước Tết Ngân hàng Nhà nước bơm mạnh tiền hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng thương mại).
      Tính trong cả quý 1 năm nay, diễn biến cơ bản là tổng cầu giảm rất mạnh, “đối đầu” với tình hình sản xuất có một bộ phận khó khăn hơn. Thêm tác động từ lạm phát thế giới chuyển vào trong nước qua một số mặt hàng nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất như xăng dầu, gas… khiến lạm phát còn tăng nhưng ở mức thấp.
      Một số thị trường quan trọng đã cho thấy những biểu hiện của trạng thái trên: người dân tiết giảm tiêu dùng nhưng lạm phát vẫn còn. Khả năng là dòng tiền có chuyển dịch tỷ trọng vào các mặt hàng thiết yếu.
      Tại Hà Nội, địa phương có CPI tháng này tăng 0,19%, cơ quan thống kê cho biết, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ quý 1/2012 không cao, nếu loại trừ yếu giá chỉ tăng 2,8% so cùng kỳ. Như vậy, đây cũng là tỷ lệ tăng rất thấp trong nhiều năm qua (năm 2009 nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,1%, năm 2010 tăng 15,5%, năm 2011 tăng 11,9%).
      Cũng cơ quan trên cho biết, sức tiêu thụ của người dân 3 tháng đầu năm nay không cao như các năm trước. Trong khi giá cả của nhiều loại hàng hóa hiện nay giữ ở mức khá cao, giá xăng dầu và đặc biệt là giá gas tăng liên tục trong 3 tháng qua.
      Thu nhập của người dân thời gian qua ít thay đổi, đời sống gặp nhiều khó khăn khiến người dân đang dần thắt chặt chi tiêu cũng như thay đổi cách chi tiêu đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thương mại. Mức tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, nhất là hàng cao cấp trên thị trường đã giảm xuống rõ rệt.
      Còn tại Tp.HCM, thị trường tháng 2 có mức tiêu dùng giảm khá thấp. Một số doanh nghiệp bán lẻ lớn có doanh thu trong tháng 2 giảm nhiều, có nơi giảm đến 51% so với tháng Tết. Trong tháng 3/2012, sức mua trong dân cư tăng khá hơn.
      Tuy nhiên, theo cơ quan thống kê, tình hình kinh tế sụt giảm, giá cả biến động trong thời gian qua vẫn còn ảnh hưởng đến tâm lý mua sắm của người dân. Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu ở nhiều nhóm ngành hàng không thuộc nhu yếu phẩm, hoặc chuyển sang dùng những sản phẩm rẻ hơn.
      Tổng mức bán lẻ trong 3 tháng đầu năm 2012 tăng tương đương so với cùng kỳ, trong đó mức bán lẻ các ngành nhà hàng ăn uống, du lịch, dịch vụ tăng nhẹ chủ yếu là do tăng về giá.
      Điểm lại diễn biến đáng chú ý của 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong tháng này, CPI lương thực, thực phẩm giảm khá mạnh, trong khi ăn uống ngoài gia đình lại tăng tương đối cao.
      Mức tăng đỉnh điểm rơi vào nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, do tác động từ tăng giá gas và dầu. Cùng nguyên nhân tăng giá xăng, CPI nhóm giao thông tăng cũng khá. Giáo dục cũng có CPI tăng trên 1% như hai nhóm trên.
      Trở lại với lo ngại của một số chuyên gia ở đầu bài viết, nếu loại trừ tác động quốc tế lên giá xăng dầu, gas ở trong nước, thì CPI tháng này thậm chí có thể đã giảm nhẹ. Như vậy, cũng có thể đây là dấu hiệu của thiểu phát?
      Chỉ số giá vàng giảm 0,44% so với tháng trước; chỉ số giá USD cũng giảm tương ứng 0,63%.
      Anh Quân
      tbktvn



      Xem bài viết: CPI tháng 3/2012 nhích rất khẽ: Mừng hay lo?

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post tam phat (24/03/2012 11:36)

      Những lo ngại của các chuyên gia về thiểu phát theo tôi là không có cơ sở. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn bị lạm phát đe dọa vì nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân cơ bản là cung tiền không hợp lý và "lạm" đầu tư, kể cả đầu tư công lẫn tư.

      Chính sách tiền tệ hiện nay theo hướng chặt chẽ theo tôi là hoàn toàn hợp lý, để giảm bớt độ nóng của nền kinh tế, đưa vào các hoạt động đầu tư toàn xã hội vào khuôn khổ. Đồng thời chính sách tiền tệ không thể vừa đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát vừa tăng trưởng nên phải chấp nhận tăng trưởng thấp, thậm chí chựng lại trong một thời gian.


      Xem bài viết: CPI tháng 3/2012 nhích rất khẽ: Mừng hay lo?

    3. #3
      Ngày tham gia
      Apr 2010
      Bài viết
      1,895
      Được cám ơn 1,099 lần trong 696 bài gởi

      Mặc định Vì một đất nước ổn định, văn minh.

      Trích dẫn Gửi bởi tintucsukien Xem bài viết
      Những lo ngại của các chuyên gia về thiểu phát theo tôi là không có cơ sở. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn bị lạm phát đe dọa vì nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân cơ bản là cung tiền không hợp lý và "lạm" đầu tư, kể cả đầu tư công lẫn tư.

      Chính sách tiền tệ hiện nay theo hướng chặt chẽ theo tôi là hoàn toàn hợp lý, để giảm bớt độ nóng của nền kinh tế, đưa vào các hoạt động đầu tư toàn xã hội vào khuôn khổ. Đồng thời chính sách tiền tệ không thể vừa đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát vừa tăng trưởng nên phải chấp nhận tăng trưởng thấp, thậm chí chựng lại trong một thời gian.



      Xem bài viết: CPI tháng 3/2012 nhích rất khẽ: Mừng hay lo?
      Theo tôi cả xã hội, người dân đã rất vất vả vì CPI tăng khủng khiếp trong thời gian vừa qua, do những nguyên nhân như các vị chỉ ra ở đây, tôi thấy còn một số nguyên nhân nữa:
      - Người Việt vì tâm lý sĩ diện nên luôn chịu những "bất công" mà không dám nói ra một cách trực diện , gửi xe máy lên gấp đôi, gấp 3, rửa cái xe lên gấp rưỡi, bát phở sau Tết lên dăm nghìn một bát, đến Tết tâm lý chấp nhận giá lên như một lẽ đương nhiên và sau Tết....chấp nhận mặt bằng giá mới cao hơn trên tất cả mọi lĩnh vực.
      - Các doanh nghiệp luôn xây dựng kế hoạch lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước phần lớn phần lớn dựa vào việc lợi dụng tâm lý thị trường, các điều chỉnh về chính sách ...để tăng giá sản phẩm chứ không dựa trên việc tăng năng suất lao động, giảm chi phí quản lý, tăng chất lượng, phẩm cấp hàng hóa. Họ ít khi xây dựng chiến lược sản xuất bán hàng trên cơ sở giữ hoặc giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh và tăng tổng tiêu thụ sản phẩm để kịp thời quay vòng đồng vốn mà vốn dĩ eo hẹp... Nhiều doanh nghiệp dựa vào các quan hệ (???) để bán sản phẩm với giá cao hơn giá mà lẽ ra họ phải tiêu thụ với giá như vậy.
      - Lãi suất ngân hàng quá cao làm cho chi phí vốn vay chiếm một tỷ trọng quá lớn và nếu các doanh nghiệp làm ăn ..."đàng hoàng" hay không có các "lợi nhuận khác" từ đầu tư trái ngành nghề như bất động sản, chứng khoán.... mang lại trong những năm qua thì có lẽ lợi nhuận chỉ đủ cho chi phí vốn vay. Hay nếu doanh nghiệp đầu tư vào những ngành mà chu kỳ vòng quay vốn kéo dài như xây dựng, bất đọng sản thì việc....phá sản là có thể hiểu được khi sản phẩm không tiêu thụ được khi thị trường èo uột.
      - Hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp không được tôn trọng do việc móc ngoặc, tư túi trong giao kết kinh tế thành thử việc thu hồi nợ, quyết toán các hợp đồng thường kéo quá dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất, nguồn lực doanh nghiệp và có nghĩa là các doanh nghiệp còn chịu thêm lãi xuất ngân nhàng do việc chậm trả của các khoản phải thu này. Giả sử một doanh nghiệp vay 300 tỷ mà khoản phải thu 200 tỷ thì việc chậm thu hồi nợ mỗi tháng đã gây tổn thất cho doanh nghiệp cỡ 3,5 tỷ một tháng.
      - Truyền thông kém năng lực và thiếu độ chính xác. Tỷ dụ chưa tăng lương cơ bản thì phần lớn các tin, phóng sự đã đồng loạt đưa các bài về chuyện thị trường " rục rịch tăng giá trước" hay các " dự báo kích hoạt tăng giá đơn kép " do việc tăng giá xăng, điện. Việc tăng giá mỗi đô la lên 15 đồng Việt nam mấy ngày vừa qua được giật Tít (title) là : giá ngoại tệ tăng vọt ????????? Phần lớn trong dân chúng không có khả năng tính ra 1 USD tăng 15 đồng có nghĩa tăng 0,07% ( bẩy phần vạn) mà khi xem tin này họ có thể đổ xô đi mua đô la.
      -Vấn đề kiểm soát chất lượng đang xấu đi nghiêm trọng, vô cùng tốn kém....tỷ dụ vài năm một ngõ phố ở Hà nội đã có ngân sách hàng chục tỷ để cơi thoát nước cao lên và đổ bê tông ( chất lượng vô cùng kém) phủ lên. Quanh năm suốt tháng trong ngõ mọi nhà lại phải nâng cốt sân theo ngõ, đất cát tắc cống, cậy lên thông thoát nước xong thì lại gập gềnh thế là lại sập, lại hỏng đường...cứ thế. Nghe tin trong làng Ngọc hà kè một ao rau muống mấy chục tỷ chưa xong, họ xếp đá với tý vữa nghèo mỏng mảnh...sập mấy chỗ rồi. Cao hơn là các công trình lớn tình hình cũng tương tự , làm đi sửa lại liên tục. Việc chia nhỏ gói thầu, không đồng bộ cũng gây tổn thất vô cùng lớn như việc sửa đường xong thì đến viễn thông sửa, rồi điện lực sửa gây nên sự hỗn độn, lồi lõm....như các đường phố của chúng ta, đặc biệt ở đo thị lớn như Hà nội.

      Hãy trả lời câu hỏi: vì sao các nước họ cũng chịu ảnh hưởng của giá xăng dầu hay tình hình chung của thế giới mà họ không bị lạm phát như Vn một cách nghiêm túc, thì chúng ta sẽ có câu trả lời.

      Theo tôi giảm phát một thời gian vài ba tháng là không đáng quan ngại khi mà chúng ta giữ được tổng phương tiện thanh toán trong những tháng này không giảm mạnh là được.

      Quan trọng nhất phải giải ngay bài toán tín dụng cho doanh nghiệp, những doanh nghiệp quá èo uột nên cho giải thể, những doanh nghiệp khác nên chăng khoanh nợ, tái cấp vốn cho ngân hàng và tiếp tục giải ngân kết hợp quản lý chặt dòng tiền cho các doanh nghiệp vay theo những cơ chế bắt buộc và lãi suất cho doanh nghiệp vay phải thấp hơn 14%.

      Cuối cùng thì tôi mong mỏi truyền thông nên thay đổi về bản chất trong vấn đề đưa các tin nhạy cảm về kinh tế tránh tạo các hiệu ứng không thuận khi đại đa số dân chúng còn đang chưa thay đổi " tư duy đám đông".

      Có lẽ không ai là không mong mỏi đất nước ổn định, đi lên và con cháu chúng ta được sống trong một đất nước dân chủ, văn minh.

    4. #4
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post tieng they trong gio! (24/03/2012 21:29)

      Giá Ngoại tệ thời gian gần đây đang có xu hướng tăng như vậy rõ ràng là nhà nước ta đang dần thắt chặt tiền tệ lại chứ ko làm một mạch. Vậy có thể hiểu là vừa hạ lãi suất nhằm tạo niềm tin cho ndt vừa thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát lại. Nếu nhìn nhận đúng thì theo quan điểm của tôi ndt nên kiềm hãm đà mua nhiều cp trong danh mục nhằm tránh rủi ro. Cộng hưởng với sự sụt giảm tăng trưởng hay nguy cơ khủng hoảng có thể xảy ra tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Kiến nghị của tôi là thời gian tới ndt nên giảm tỉ lệ nắm giữ nhiều cp trong danh mục.


      Xem bài viết: CPI tháng 3/2012 nhích rất khẽ: Mừng hay lo?

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Mục tiêu CPI 2012: Thiếu sáng kiến sẽ là kỳ vọng ảo!
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 10-11-2011, 06:05 PM
    2. Nhịp đập Thị trường 20/10: Nhích nhẹ nhờ CPI Hà Nội thấp
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 52
      Bài viết cuối: 23-10-2011, 05:23 PM
    3. Nợ nước ngoài: Mừng hay lo?
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 18-08-2011, 10:38 PM
    4. CPI tháng 6 thấp nhất trong 6 tháng
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 24-06-2011, 02:57 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình