Trích dẫn Gửi bởi songvietck Xem bài viết
Thứ sáu, 23/4/2010, 09:37 GMT+7



Người miền Trung chật vật vì thiếu điện
Đổ xô đi mua máy phát điện, bơm nước máy dự trữ vào xô, chậu hoặc rủ nhau ra biển, hồ trốn nắng... Sản xuất, sinh hoạt của người dân Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Qui Nhơn... bị đảo lộn kể từ khi lịch cắt điện luân phiên được thực hiện từ cuối tháng 3.
Đã từ lâu người dân miền Trung đã quá quen với cụm từ: Sống chung với bão lũ thì giờ đây lại làm quen dần với cụm từ: Sống chung với cúp điện.
Nửa phía trong của miền trung đang giữa mùa nắng nóng hầm hập như chảo lửa. Thương cho con trẻ không thể chịu đựng được tiết trời oi bức, nhiều gia đình đã dè sẻn chi tiêu đổ xô đi mua máy phát điện hoặc thiết bị điện sạc.
Loay hoay lựa chọn ở một cửa hàng trên đường Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi, chị Trương thị Hoa ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn đã quyết định mua máy phát điện chạy xăng Yokohama (Nhật Bản) với giá 4,6 triệu đồng về dùng sinh hoạt. “Đi xa hơn 40 km từ quê vào đến đây mua máy phát, gia đình tôi vẫn phải cố thôi vì nắng nóng khiến cả nhà không thể chịu nổi, bữa cơm mà không có quạt thì không tài nào nuốt trôi. Thà tốn tiền mua máy còn hơn sức khỏe ảnh hưởng”, chị Hoa tâm sự.
Người dân đổ xô đi mua máy phát điện tại thành phố Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín. Tại nhiều cửa hàng ở các thành phố Quảng Ngãi, Qui Nhơn (Bình Định), Tam Kỳ (Quảng Nam), khách ra vào tấp nập mua máy phát điện về phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Ông Nguyễn Mạnh, chủ cửa hàng bán thiết bị điện cơ ở thành phố Quảng Ngãi tiết lộ: “Trung bình 3 ngày qua, mỗi ngày cửa hàng chúng tôi bán khoảng 15-20 máy, gấp bốn lần so với những ngày trước đó. Người đến mua ai cũng than phiền điện cúp kéo dài gây ảnh hưởng đến sản xuất, cuộc sống của họ”.
Một số hộ gia đình ở các khu dân cư lân cận thành phố Qui Nhơn còn góp tiền mua máy phát điện dùng chung. Anh Nguyễn Văn Trí ở thị trấn Bồng Sơn, tỉnh Bình Định bộc bạch: “Vợ chồng tôi làm kem lạnh bán lẻ cho học sinh, nếu không có điện thì đành chịu không thể bán buôn gì được. Do vậy tôi đã quyết định góp tiền cùng bà con lối xóm mua một máy phát điện vừa đủ dùng trong sinh hoạt, kinh doanh vừa tiết kiệm bớt chi phí”.
Không có điều kiện mua máy phát, nhiều gia đình ven biển ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng theo dõi lịch cúp điện chặt chẽ để bơm nước vào đồ chứa dùng tắm giặt, nấu ăn trong ngày.
Bà Phạm thị Hân, xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) than thở: “Ngành điện tiết kiệm kiểu gì mà mỗi tuần ở xóm tôi cúp đến bốn ngày. Nhiều lúc lơ là không theo dõi lịch cúp điện là ngày đó đành 'nhịn nước', đợi đến đêm mới có thể tắm, giặt".
Nhiều gia đình miền Trung bơm nước vào các bồn, xô, chậu dự trữ nước ngọt sử dụng trong ngày cúp điện. Ảnh: Trí Tín. Còn bà Trần Thị Lành ở xã Tịnh Ấn Tây, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thì phàn nàn: “Cúp điện cả ngày đã ngao ngán rồi khi có điện trở lại nhà nào nhà nấy thi nhau dùng điện, thế là điện yếu, lệch pha, cúp trở lại. Không tính toán dự trữ nước cho thì sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng rất lớn”.
Trong khi đó, tại các khu dân cư ven biển xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), vào các buổi trưa cúp điện, hàng trăm hộ dân đã rủ nhau ra bãi dương ven biển để trốn nắng nóng.
Còn chiều đến, hàng trăm nghìn người dân miền Trung đổ xô về các bãi biển như Đức Minh, Mỹ Khê, Tam Thanh, bán đảo Sơn Trà... để “giải nhiệt”.
Tại vùng phía bắc của miền Trung, tình hình mất điện cũng không khá hơn. Ở tỉnh Thanh Hóa, việc cắt điện luân phiên diễn ra ở rất nhiều địa phương từ 5h sáng đến 22h đêm, khiến cho cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Hầu hết các xưởng sản xuất, các ki ốt buôn bán ở thành phố Thanh Hóa đều phải chuyển lịch làm việc, nhiều công ty, phân xưởng phải cho công nhân nghỉ trong những ngày mất điện. Một số địa phương các huyện miền núi như Quan Hóa, Lang Chánh, nông dân gặp khó khăn bởi thời kỳ này lúa đang làm đòng, mất điện cũng đồng nghĩa với mất nước nên người dân phải tìm mọi cách để chống hạn.
Ở Nghệ An, tại một số vùng tâm nóng như Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương,… người dân phải vật vã chống chọi với thiếu điện, nắng nóng và hạn hán. Dân các huyện này phải tập trung ra các sông hồ, khe suối, mương máng để hóng mát. Người dân xã Nghi Diên (huyện Nghi Lộc) đã bức xúc tập trung về trụ sở ủy ban xã đề kiến nghị ngành điện đóng điện để dân chống hạn cho lúa và hoa màu.
Một số nhà máy như xi măng, nguyên liệu giấy đóng trên địa bàn các huyện này cũng đang gặp khó. Vài nhà máy xi măng ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) phải chuyển sang sản xuất ban đêm.
Nhiều tuyến đường ở thành phố Vinh không có điện chiếu sáng, một số hệ thống đèn xanh, đỏ ở các giao lộ không hoạt động đã gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân. Cảnh tượng thường thấy vào buổi tối là mọi người đổ ra Quảng trường Hồ Chí Minh, đường sinh thái ven sông Lam và các quán giải khát ven đại lộ Lê Nin để hóng mát,…
Người dân Nghệ An đổ ra các sông hồ, khe suối để hóng mát khi mất điện. Ảnh: Trường Long. Trong khi đó, nhiều hộ kinh doanh ở thị xã Hồng Lĩnh, thành phố Hà Tĩnh cũng rơi vào cảnh dở khóc, dở cười. Mất điện, cửa kéo tự động không hoạt động, nhiều người dân chỉ biết vừa buôn bán vừa canh hàng đến tận đêm khuya, chờ có điện mới đóng được cửa để về. Buổi sáng, họ phải thức dậy từ rất sớm để mở cửa, nếu muộn, mất điện thì coi như phải nghỉ cửa hàng.
Cũng vì cúp điện mà số lượng máy phát điện được tiêu thụ ở Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh tăng gấp 5-6 lần trong những ngày gần đây. Với dân nông thôn, đa số lựa chọn thiết bị tích điện như: quạt sạc điện, đèn sạc điện...
Trường Long - Trí Tín - Trường Đăng


http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/04/3BA1B26F/

Thiếu điện khổ thế đấy!
Bác yên tâm, từ tháng 4 trở đi SEC sẽ góp 1 tay đảm bảo việc cung cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh thiết yếu của hơn 250.000 khách hàng.

Gia Lai: Nhà máy nhiệt điện 12 MW hòa lưới điện quốc gia
Ông Cáp Thành Dũng- Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường- Nhiệt điện Gia Lai cho biết, sau thời gian chạy thử, Công ty đã nghiệm thu và thực hiện thành công việc hòa lưới điện quốc gia Nhà máy nhiệt điện 12 MW.

Qua 2 tuần chạy thử, Công ty đã bán điện lên lưới quốc gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được 1.000 MWh.

Tổ hợp nhiệt điện 12MW của Công ty Cổ phần Mía đường- Nhiệt điện Gia Lai. Ảnh: Đ.P Sau 7 tháng lắp đặt, tổ hợp nhiệt điện có kinh phí 154 tỉ đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tổ hợp gồm các hạng mục: 1 lò hơi công suất 75 tấn/giờ; tuốc pin 12 MW; hệ thống trạm TBA nâng 6,3KV/24KV- 15MVA và đường dây 22 KV để kết nối vào trạm TBA 110 KV khu vực Ayun Pa. Đây là hệ thống nhiệt điện tận dụng nguồn nhiên liệu bã mía làm chất đốt.

Theo hợp đồng với EVN, Công ty sẽ bán điện lên lưới quốc gia với công suất 8MW (4 MW còn lại tiêu dùng nội bộ), sản lượng điện ước đạt 34,5 triệu KWh trong vòng 6 tháng của vụ ép mía đường; giá điện trước thuế là 689 đồng/KWh. Đây sẽ là nguồn điện cần thiết bổ sung cho lưới điện quốc gia trong thời gian cao điểm mùa khô hàng năm.


Việc hòa vào lưới điện là 1 thành công lớn của SEC

1. LN từ việc bán điện sẽ đều như vắt chanh

2. Tự cung tự cấp điện cho sản xuất của chính mình => giá thành sản phẩm sẽ hạ ( 1 ưu điểm mà ko đối thủ nào có được )

Tóm lại 2 điều trên thấy rằng LN của SEC sẽ luôn ổn định và tăng trưởng.