Phân tích kỹ thuật ứng dụng ( Forex, tài chính) và chia sẻ kinh nghiệm - Mr.Ken
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 8 của 8

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Dec 2006
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 5 lần trong 5 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật ứng dụng ( Forex, tài chính) và chia sẻ kinh nghiệm - Mr.Ken

      Nhà đầu cơ cần 2 kỹ năng: Kỹ năng giao dịch và kỹ năng phân tích. Kỹ năng giao dịch thì khá đơn giản, ngầm hiểu nhà đầu cơ nào cũng thông thạo rồi... vấn đề chỉ còn là kỹ năng phân tích nữa mà thôi. Nhưng thực tế ở VN thì một số nhà đầu cơ thị trường Vàng do mới tiếp cận nên còn "non cơ" quá nên đã phạm lỗi cơ bản ngay cả ở kỹ năng giao dịch, nên hậu quả là thua tan nát quá dễ dàng... ( đáng lẽ có thua cũng phải dai nhách cơ)
      (Kỹ năng giao dịch vd như: Khi có profit khá nhiều rồi, muốn nuôi kèo để ăn thêm thì phải trailing stop để lở như thị trường quay đầu thì vẫn bảo toàn được một số profit, khi đặt lệnh phải có stoploss....)

      Hiện nay trên thế giới có không biết bao nhiêu hướng phân tích, nhưng có lẽ... nếu đào sâu một hướng hợp lý thì đủ để thành công, có lẽ mọi hướng khi đạt đến sự hoàn hảo nào đó thì cũng quy về một mối mà thôi.
      Nhưng, phân tích tài chính chỉ có hai "trường phái": Phân tích kỹ thuật ( TA), Phân tích cơ bản (FA)
      sau đây là mô hình để bạn dễ hình dung và khái quát hơn...
      ( tất nhiên sơ đồ trên dùng để bạn dễ hình dung hơn chứ sơ đồ mô tả cũng không thể đúng hoàn toàn...nếu bắt bẻ thì có điểm sai đó... nhưng vấn đề là nó mang lại sự khái quát hóa cho bạn, bạn có thể dễ dàng hình dung thì ổn rồi... )




      1. Ta thấy:
      -Những lúc thị trường đóng cửa ( cuối tuần), lúc ấy hầu như sự tác động của giới đầu cơ có thể xem không còn đáng kể.... thì sau khi thị trường mở lại... ta thấy nó chỉ có chút biến động rất nhỏ dù...sau gần 2 ngày. => Sự tác động của giới đầu cơ gây ảnh hưởng đến biến động của thị trường là rất lớn.
      - Giới đầu cơ khi tham chiến phụ thuộc khá nhiều vào tâm lý của họ, khi thị trường biến động.... thì phe lỗ lo tính cắt lỗ, phe lời lo tính chốt lời, phe nào cũng tính chuyện vào lệnh tiếp để chiếm lợi nhuận....vậy, một biến động của thị trường đã tạo ra những thay đổi liên tục đến tâm lý nhà đầu cơ..., có sự tác động qua lại liên tục giữa "tâm lý nhà đầu cơ" và "thị trường" ( như trong sơ đồ ở trên)
      => Yếu tố tâm lý nhà đầu cơ ảnh hưởng đến thị trường là rất đáng được chú ý.

      2. Các phương án phân tích ( phương pháp, chỉ báo, chiến lược, hướng khác...) thì không có phương án, giải pháp nào là hoàn hảo cả, nó sẽ phải có những "lỗ hổng", "điểm chết" ( dẫn đến việc ta đánh giá sai về hướng biến động của thị trường)
      vậy, muốn giao dịch tốt bắt buộc bạn phải nhận ra nó.... và nghĩ ra giải pháp " vá" ( thông thường vá là chỉ thu hẹp lỗ hổng càng nhiều càng tốt chứ cũng không thể vá hoàn hảo) hoặc "né" nó đi...
      Vd: trong phương pháp Harmonic patterns, lỗ hổng đáng chú ý là nó phụ thuộc khá nhiều vào zigzag dù đã được định hướng theo Fibo...etc, nên thông thường mắc lỗi nhiều ở tín hiệu ENTRY. Và giới traders thế giới nghĩ ra nhiều giải pháp vá... phổ biến là dùng Murrey Math ( một sáng tạo tâm đắc của Gann vào đầu thế kỷ 20).

      3. Các phương án mà bạn có thể tìm thấy trên thế giới ( thông qua internet) để thừa kế
      -Nếu nó không có giá trị cao thì nó đã bị nhà đầu cơ, giới phân tích tài chính đưa vào "quên lãng" từ lâu. Bởi lẽ nó đã ra đời và tồn tại hơn 100 năm => Nó có giá trị lớn.
      -Nếu thừa kế chúng mà ứng dụng nhất nhất như những hướng dẫn mà bạn có thể tìm thấy thì.... không thể thắng được. Bởi hầu hết nhà đầu cơ trên thế giới đều biết đến chúng và đọc vanh vách, vậy ai cũng đánh như thế ( vì ai cũng biết, nếu hiệu quả thì ai cũng dùng) thì ai cũng thắng, thì lấy người thua ở đâu ra để chung tiền cho người thắng ( người thắng lấy tiền từ kẻ thua)....

      4. Quan trọng là "tư duy" hoạch định, định hướng cho "giải pháp" hay "phương án" phân tích (giống như chiến lược, đường hướng phát triển của công ty vậy), còn công cụ ( vd Indicators, Fibo, pivot...etc) chỉ là xây dựng để thực thi định hướng đó ( giống như là nhân viên của cty).

      5. Trong quá trình phân tích và giao dịch, bạn cần "lường trước" hết những trường hợp biến động của thị trường trong từng bối cảnh khảo sát, từ đó định hình các Plan ( kế sách) và chờ thị trường chuyển động lộ ra truờng hợp nào thì dùng kế sách thích hợp để bắt bài nó. Cái này gọi là các "thế chơi". Khi đó, nhà phân tích kỹ thuật đã cập nhật tâm lý traders mới hình thành cũng như kế sách của họ đã hàm chứa các tác nhân tác động đến thị trường như BIG NEWS...., bởi lẽ bạn quan sát các "thế" và nhận thấy chúng chỉ biến động theo các ngã nào mà thôi, bạn nghiên cứu giải pháp cho mọi trường hợp không hề khó, và vấn đề còn lại chỉ là nhận diện khi nào xảy ra trường hợp nào... nữa mà thôi.

      Tính xác suất trong phân tích kỹ thuật

      Ta dễ dàng nhận ra rằng, khi thị trường còn mạnh thì nó sẽ đi tiếp, hết hơi ( yếu) nó sẽ đảo chiều, quay lại (reversal)...
      Nhưng vì không dễ gì nhận diện được tính mạnh yếu của thị trường, nên người ta mới nghĩ ra một số phương án... đánh giá. Chẵng hạn ... phương pháp BREAK OUT... đó là khi thấy thị trường vượt qua một đỉnh cao trước đó.... chứng tỏ nó có nội lực dồi dào mới vượt qua nỗi, bằng cách này người ta cho rằng lực thị trường còn mạnh và họ khớp lệnh theo chiều đó vì rỏ ràng nếu nó còn mạnh thì nó sẽ đi tiếp và duy trì hướng biến động. Nhưng thực tế, nhiều lúc thị trường...dồn hết nội lực để vượt qua cái đỉnh cao trước đó ( break out) thì cũng là lúc nó hết hơi và bắt đầu đảo chiều (reversal) => cách đánh theo breakout cũng có lúc trúng lúc trật.... cho nên nhà phân tích tài chính, nhà đầu cơ mới sáng tạo ra các phương pháp khác phức tạp hơn, chứ nếu không thì chỉ cần dùng phương pháp này là đã đủ thắng...



      Từ hình trên => công thức (1) là "đúng" vì thị trường còn mạnh thì sẽ đi tiếp và sẽ breakout và đi tiếp thêm một đoạn nữa cho đến khi hết mạnh.
      Công thức (2) là "sai" vì có lúc "trúng", nhưng cũng có lúc "không trúng" ( đúng + sai = sai) vì thực tế cho thấy nhiều lúc thị trường vừa breakout xong thì hết hơi.

      Phân tích kỹ thuật là.... "dựa vào biểu thị "bên ngoài" ( chart, vd: break out) mà đánh giá "bên trong"( bản chất của thị trường, vd: tính mạnh yếu). Đồng nghĩa với việc ứng dụng công thức :

      Thị trường mạnh <=> break out ( chú ý dấu "khi và chỉ khi") tức là 2 chiều, mà công thức (2) vốn dĩ là sai.... nên phân tích kỹ thuật không thể đúng hoàn toàn mà... nói đến phân tích kỹ thuật là nói đến " tính xác suất". Cho nên, nhà phân tích kỹ thuật lại phải sáng tạo các giải pháp để nâng cao dần xác suất trúng là vậy, tương ứng với hình thức "vá" lỗ hổng của phương pháp đề cập ở trên.

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      mrVuiton (21-10-2010)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình