Threaded View
-
22-03-2012 09:04 AM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Tại sao CPI tháng 3 lại “đột ngột” tăng thấp?
Tại sao CPI tháng 3 lại “đột ngột” tăng thấp?
Chúng tôi cho rằng áp lực lớn nhất lên diễn biến lạm phát trong năm 2012 sẽ đến từ các yếu tố chi phi đẩy.
* Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?
Không nhiều bất ngờ với mức tăng nhẹ CPI tháng 3
Trái với những đoán định khá bi quan về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3, CPI ở cả hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM được công bố tăng rất thấp, chỉ lần lượt là 0.19% và 0.12%.
Trong đó, CPI nhóm Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng ở Hà Nội và TPHCM có mức tăng cao nhất, lần lượt 2.84% và 2.51% so với tháng trước. Điều này được giải thích do đợt tăng giá xăng hơn 10% (tương đương 2,100 đồng/lít) và giá gas cũng điều chỉnh tăng cao trong những ngày đầu tháng 3.
Ngược lại, CPI nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống ở Hà Nội và TPHCM đều lần lượt giảm 0.81% và 0.74%. Như vậy, sau dịp Tết âm lịch, giá cả ở nhóm hàng hóa này đã nhanh chóng hạ nhiệt đáng kể.
Với mức tăng thấp của CPI ở hai thành phố lớn nhất, CPI tháng 3 cả nước được dự báo chỉ tăng quanh ngưỡng 0.3% so với tháng trước, và tăng 2.69% so với cuối năm 2011.
Thực tế, mức tăng thấp CPI tháng 3 không có quá nhiều bất ngờ như nhiều ý kiến, khi lịch sử giá cho thấy xu hướng giá cả giảm mạnh sau 2 tháng đầu năm.
Chỉ riêng năm 2011 không tuân theo quy luật này; vì ngoài chi phí đẩy, cầu kéo và chính sách tiền tệ, các yếu tố khác như tỷ giá hối đoái, lạm phát kỳ vọng đã có ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát trong thời gian này.
Với mức tăng ước tính 2.69% trong 3 tháng đầu năm 2012, có nhiều cơ sở để tin rằng mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm ở mức một con số sẽ trở thành hiện thực.
Góc nhìn về các yếu tố ảnh hưởng đến CPI năm 2012
Yếu tố chi phí đẩy: Đợt tăng giá xăng, gas vừa rồi chỉ mới phản ánh một phần vào giá cả tháng 3; và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đầy đủ vào CPI tháng 4. Hơn nữa, diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian tới sẽ tiếp tục là một ẩn số lớn khi những căng thẳng khu vực Trung Đông vẫn chưa có dấu hiệu được xoa dịu.
Trong khi đó, giá bán điện hiện vẫn đang dưới giá thành và EVN đang phải chịu áp lực tăng giá điện để bù lỗ. Rất có thể chỉ sau khi đợt tăng giá xăng dầu đã được phản ánh hết vào giá cả trong hai tháng 3 và 4, thì việc điều chỉnh tăng giá điện có khả năng thực thi và mức độ tăng lên còn tùy thuộc vào dư địa của lạm phát trong những tháng còn lại.
Chủ trương đẩy mạnh điều hành giá cả theo cơ chế thị trường trong năm 2012 sẽ là áp lực lớn nhất lên lạm phát trong thời gian tới.
Yếu tố cầu kéo: Mặc dù kinh tế vĩ mô trong nước đã có những tín hiệu khởi sắc hơn, nhưng niềm tin tiêu dùng của người dân vẫn chưa thật sự vững chắc do lo ngại rủi ro trong tương lai.
Hơn nữa, chi phí vốn vay (sau khi giảm) hiện vẫn đang ở mức cao so với khả năng chịu đựng nên nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đều bị hạn chế.
Hay nói cách khác, yếu tố cầu kéo không phải là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng khi những rủi ro về đình trệ sản xuất vẫn còn hiện diện.
Yếu tố tiền tệ: Chính sách tiền tệ thắt chặt áp dụng trong suốt hơn 1 năm qua đã và đang phát huy tác dụng, và trong một vài tháng tới yếu tố tiền tệ sẽ không ảnh hưởng đáng kể lên lạm phát.
Có nhiều quan ngại cho rằng việc NHNN đang thực hiện “nới lỏng” chính sách tiền tệ sẽ tác động mạnh đến nỗ lực kiềm chế lạm phát cũng như làm gia tăng lạm phát kỳ vọng. Tuy vậy, với độ trễ khoảng hơn 6 tháng thì đợt nới lỏng lần này chỉ có thể gây “khó khăn” (nếu có) cho công tác kiểm soát lạm phát vào cuối quý 3 trở đi.
Hơn nữa, việc NHNN đang phải sử dụng đến kênh tín phiếu (công cụ nợ kỳ hạn cực ngắn, dưới 1 năm) để điều hòa lượng tiền đồng cũng cho thấy mục tiêu kiềm chế lạm phát đang được theo dõi sát sao.
Như vậy, theo đánh giá của chúng tôi, yếu tố tiền tệ sẽ không phải là tác nhân chính gây ảnh hưởng xấu cho diễn biến lạm phát trong thời gian tới.
Các yếu tố khác: Khác với năm 2011, chỉ số giá thực phẩm thế giới trong những tháng đầu năm 2012 diễn ra khá thuận lợi; và được dự báo sẽ tiếp tục hạ nhiệt do thất nghiệp gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy vậy, vẫn không loại trừ yếu tố biến động bất ngờ là mối đe dọa cho sự phục hồi của nền kinh tế.
Trong khi đó, các yếu tố đáng chú ý khác như tỷ giá hối đoái, lạm phát kỳ vọng, lãi suất cao tuy được dự báo sẽ không có những ảnh hưởng quá lớn, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2012.
Nhận định: Chúng tôi cho rằng áp lực lớn nhất lên diễn biến lạm phát trong năm 2012 sẽ đến từ các yếu tố chi phi đẩy. Việc đẩy mạnh điều hành giá cả theo cơ chế thị trường sẽ là tác nhân chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng đi lên. Tuy vậy, khi mục tiêu kiềm chế lạm phát được ưu tiên hàng đầu, thì khả năng kiểm soát lạm phát ở một con số có thể nằm trong “tầm tay”.
Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK
finfonet
Xem bài viết: Tại sao CPI tháng 3 lại “đột ngột” tăng thấp?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Vì sao chứng khoán thờ ơ với CPI tháng 10?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 21-10-2011, 09:33 AM -
CPI tháng 12 thấp, chứng khoán mới có cơ tăng điểm?
By thienchien in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 22-12-2010, 08:56 AM -
1/12.....sao em biết đợt tăng này không trở lại ?
By tuvantaichinh in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 01-12-2010, 05:14 PM -
9h30 TT đột ngột đảo chiểu vì sao?
By Bonmuoitencuop in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 9Bài viết cuối: 25-10-2009, 12:24 PM -
Làm sao để biết vì sao cổ phiếu tăng, giảm đột ngột nhỉ ?
By solo in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 17-02-2006, 06:46 PM
Bookmarks