Threaded View
-
20-03-2012 08:17 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Vietstock Daily 21/03: Bên mua sẽ “nóng ruột”?
Vietstock Daily 21/03: Bên mua sẽ “nóng ruột”?
Dự báo CPI tháng 3 của cả nước chỉ dao động quanh ngưỡng 0.3% so với tháng 2, tức tăng 2.69% so với cuối năm 2011. Đây rõ ràng là một chất xúc tác quan trọng.
I. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY 21/03/2012
Thị trường đồng loạt tăng điểm kể từ cuối đợt giao dịch buổi sáng và duy trì tích cực đến lúc đóng cửa.
VN-Index tăng nhẹ 0.51% lên 440.29 điểm, trong khi HNX-Index tăng mạnh 2.04% lên 74.39 điểm. VS 100 và VN 30 cùng tăng điểm lần lượt 1.63% và 0.82%, lên tương ứng 69.80 điểm và 501.29 điểm.
VS-Mid Cap tăng điểm mạnh nhất 1.98%, tiếp theo là VS-Small Cap tăng 0.8%, VS-Micro Cap tăng 0.65 và VS-Large Cap tăng 0.22%.
Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh tăng 9.52% trên HOSE và giảm nhẹ 1.18% trên HNX so với phiên giao dịch hôm qua.
Khối ngoại lại tiếp tục mua ròng với gần 97 tỷ đồng trên HOSE. Họ mua ròng mạnh nhất STB với gần 1.9 triệu đơn vị, tương ứng với 44 tỷ đồng, tiếp theo là VCB với 26.1 tỷ đồng và các cổ phiếu bluechips như DPM, MSN và MBB. Ở chiều ngược lại, họ bán ròng mạnh nhất GMD với 8.6 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại duy trì mua ròng nhẹ với gần 3.8 tỷ đồng. PVS vẫn được mua ròng mạnh nhất với 2.9 tỷ đồng, trong khi TH1 tiếp tục bị bán ròng mạnh với 8.8 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu Chứng khoán và Khoáng sản tiếp tục duy trì sức nóng bất chấp tâm trạng chung của thị trường trong suốt phiên giao dịch. Đây cũng là 2 ngành tăng điểm mạnh nhất trong phiên giao dịch hôm nay, với mức tăng lần lượt 3.72% và 3.12%.
VCB tiếp tục tăng trần và sự tích cực trở lại trong cuối phiên giao dịch của CTG, EIB, MBB và ACB đã giúp ngành Ngân hàng tăng 1.59%. Hai ngành nóng khác là Bất động sản và Xây dựng cũng đã tăng điểm mạnh trở lại với mức tăng lần lượt 2% và 1.36%.
Có thể nhận thấy mỗi khi thị trường tích cực trở lại thì những ngành “hot” vẫn có sức bật mạnh nhất thị trường.
Trong khi đó, sự tích cực của thị trường không thể giúp LCG và SHN thoát khỏi xu thế bị xả hàng trước những thông tin không mấy tốt đẹp liên quan đến hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây.
SAM bất ngờ vươn lên dẫn đầu danh sách giao dịch trên HOSE trong khi HBB đã lấy lại vị thế thu hút sự chú ý trên HNX. Danh sách các cổ phiếu dẫn đầu về thanh khoản còn lại vẫn là những cái tên quen thuôc như MBB, EIB, STB… trên HOSE; và PVX, KLS, VND… trên HNX.
Như kỳ vọng, CPI tháng 3 của Hà Nội và TPHCM chỉ tăng với mức rất thấp, lần lượt 0.19% và 0.12%. Tâm trạng của giới đầu tư khi đón nhận thông tin tích cực này nhìn chung vẫn là thận trọng, thể hiện khá rõ qua giao dịch ở các mã chủ chốt và khối lượng vẫn ở dưới mức trung bình.
Lý do chủ yếu của sự e ngại này đến từ chiến thuật “xả hàng” khi tin tốt xuất hiện được áp dụng khá thường xuyên trong thời gian gần đây. Ngoài ra, hàng loạt biến động “lạ” trong một vài phiên vừa qua cũng khiến giới đầu tư chùn tay.
Tính từ giữa tuần trước đến nay, rõ ràng bên nắm cổ phiếu đã có tuần giao dịch thành công. Nếu kịch bản giao dịch tương tự như vài phiên gần đây lặp lại, rất có thể bên mua sẽ trở nên “nóng ruột”.
Trong khi đó, dòng tiền vào các mã/ngành đầu cơ tương đối mạnh cho thấy thị trường có thể tiếp tục duy trì đà tăng điểm, dù sau đó có thể chịu áp lực điều chỉnh ngắn hạn.
Với việc CPI hai thành phố lớn nhất chỉ tăng dưới 0.2%, dự báo CPI tháng 3 của cả nước chỉ dao động quanh ngưỡng 0.3% so với tháng 2, tức tăng 2.69% so với cuối năm 2011. Đây rõ ràng là một chất xúc tác quan trọng. Các hệ thống giao dịch của chúng tôi vẫn đang cho tín hiệu khá lạc quan trong ngắn hạn.
Phân tích kỹ thuật: HNX-Index – Stochastic Oscillator đã cho mua trở lại. Stochastic Oscillator đã nhiều lần báo hiệu thành công cho những đợt phục hồi mạnh gần đây nên việc tín hiệu mua của chỉ báo này xuất hiện có thể coi là một dấu hiệu lạc quan.
Bên cạnh đó, việc đường internal trendline (tương đương vùng 68 – 70 điểm) và middle của Bollinger Bands liên tục trụ vững trong các phiên điều chỉnh mạnh cho thấy sự vững chắc của ngưỡng này là rất cao. Điều này tạo nên nền tảng bứt phá cho HNX-Index trong thời gian tới.
Khối lượng giao dịch cũng duy trì ổn định. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục duy trì trong những phiên sắp tới thì khả năng bứt phá và vượt đỉnh cũ sẽ tiếp tục được nâng cao.
VN-Index – Ngập ngừng khi đến gần vùng kháng cự mạnh. Tâm lý chờ đợi thể hiện rõ khi khối lượng liên tục duy trì mức trung bình trong 2 phiên gần đây. Trong giai đoạn trước khi khối lượng dịch chuyển xuống bên dưới đường trung bình 20 phiên gần nhất thì sẽ kéo theo sự sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, hiện tại VN-Index vẫn chưa có dấu hiệu điều chỉnh và thậm chí còn tăng nhẹ trong phiên ngày 20/03/2012 với sự xuất hiện của một cây nến xanh nhẹ.
Sự thận trọng của nhà đầu là khá dễ hiểu vì giá đang tiến gần đến vùng kháng cự mạnh trong dài hạn: vùng 470 – 480 điểm. Do vùng này đã nhiều lần báo hiệu thành công các đợt đảo chiều của giá và có thời gian tồn tại lâu nên theo đánh giá của giới phân tích kỹ thuật độ vững chắc của nó là rất cao.
Nếu sụt giảm trong những phiên tới thì VN-Index sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ nhóm MA dài hạn (SMA 100, SMA 200, SMA 300...). Đà tăng trưởng ổn định của VN-Index đang dần được xác lập ngày càng vững chắc.
Trong ngắn hạn, chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng thị trường sẽ có nhiều cơ hội hồi phục hơn là điều chỉnh.
VIETSTOCK INDEX
VS 100: Tăng mạnh (+1.63%) trong phiên giao dịch ngày 20/03/2012, VS 100 có dấu hiệu tiếp tục đà bứt phá trở lại sau khi test các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn.
Khối lượng giao dịch vẫn duy trì mức trung bình và không sụt giảm mạnh nữa. Nếu tình trạng này vẫn duy trì trong những phiên tới thì khả năng tăng trưởng sẽ khá cao.
VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 20/03/2012, VS-A/D HOSE đạt mức 0.76, tức số mã tăng giá bằng 0.76 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 1.68, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 1.68 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 1.01 lần và VS-U/D HNX bằng 2.22 lần.
SMA 5 ngày của VS-Arms VN duy trì ở mức 0.67, đây là mức thấp của chỉ số này nên báo hiệu khả năng tăng trưởng trong thời gian tới là khá lớn.
II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES
Ngắn hạn – Tiếp tục tăng trưởng. DJIA lại tiếp tục bứt phá trong phiên giao dịch ngày 19/03/2012 nhờ vào sự hỗ trợ tốt của ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%. Giới phân tích dự báo khả năng tăng trưởng của thị trường Mỹ vẫn còn khá lớn.
Như chúng tôi đã từng đề cập trong các báo cáo trước, bên trên DJIA hiện nay không còn ngưỡng kháng cự mạnh nào nên sự điều chỉnh (nếu có) trong các phiên tới là không đáng lo ngại.
Dài hạn – Đà tăng sẽ duy trì và ổn định. Đà tăng dài hạn đang ngày càng được duy trì tốt khi mà các đường MA dài hạn vẫn đang tiếp tục đi lên hết sức ổn định.
Hệ thống RMO Trade Mode cũng đã cho tín hiệu mua tích cực. Tất cả những điều này đều cho thấy xu hướng tăng đang được củng cố vững chắc.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 20/03/2012
Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK
Xem bài viết: Vietstock Daily 21/03: Bên mua sẽ “nóng ruột”?
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Vietstock Daily 10/08: Bên mua vẫn chưa từ bỏ!
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 5Bài viết cuối: 10-08-2011, 09:02 AM -
Vietstock Daily 08/07: Thị trường thuộc về người mua!
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 7Bài viết cuối: 09-07-2011, 07:11 AM -
Vietstock Daily 21/06: Manh nha điều chỉnh sau giai đoạn tăng nóng?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 17Bài viết cuối: 21-06-2011, 10:30 AM -
Vietstock Daily 17/06: Thận trọng với cổ phiếu nóng vẫn cần thiết
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 10Bài viết cuối: 18-06-2011, 11:49 AM -
Vietstock Daily 15/06: Bên bán vẫn chiếm ưu thế lớn
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 15-06-2011, 08:43 AM
Bookmarks