Blog: Room ơi, mở ra!
Hybrid View
-
20-03-2012 05:10 PM #1
Room ơi, mở ra!
Blogger: Hoàng Thạch Lân
Thời gian đăng: 19/03/2012
Blog:http://hoangthachlan.wordpress.com/
---------------------------------
Báo ĐTCK mới đăng 1 mẩu tin rất đáng chú ý, đó là tuyên bố của bác quan chức SSI rằng “Sẽ có làn sóng vốn ngoại nếu gỡ trần 49%“. Tui thấy tuy là tin ngắn nhưng có mấy điều để tám.
Tính từ làn sóng ngoại nhập tràn vào chứng trường xứ mình theo cánh cửa WTO thì đến nay chưa có con sóng nào mới, cho dù 2 năm qua tui nghe nhiều bác nói rằng tiền ngoại chạy lòng vòng rất nhiều trên các chứng trường châu Á. Tui cũng từng tám rằng cái mong chờ nhất nhì ở xứ mình ngoài lãi suất thì là dòng tiền ngoại, bởi tiền nội không đủ lực để đáp ứng nhu cầu phát triển dại hạn (do ham lướt lát quá). Tuy nhiên, VN lúc này khác xa VN 2006, cũng như không có nhiều cty NY hết room cho khối ngoại, vậy tại sao phải sớm gỡ trần 49%?
Có 2 hướng lý giải: thứ nhất là phục vụ nhu cầu quỹ mở, thứ hai là nhu cầu thâu tóm 1 số cty “đặc biệt” của quỹ đóng. Về quỹ mở, loại quỹ này cần room rộng cho nhu cầu GD thường xuyên, liên tục. “Việc hóa giải trần 49% không quá phức tạp và nếu muốn, Việt Nam có thể làm sớm bằng cách tăng room sở hữu cổ phần cho NĐT nước ngoài, chẳng hạn lên 70 – 80%, nhưng họ chỉ có quyền biểu quyết với tỷ lệ tối đa 49%“, tuyên bố này có vẻ nhằm trấn an những ai sợ có ngày những cty nội địa lớn rơi vào tay nước ngoài (như tui), nhưng nếu nhìn từ góc độ GD liên tục thì rất hợp với nhu cầu của quỹ mở. Sự gia tăng đột biến lượng mua của khối ngoại trong hơn 3 tháng qua, đặc biệt nhằm vào nhóm cp trong VN-30 có thể là hành động đi tắt đón đầu, xí chỗ. Nên nhớ rằng SSI là 1 trong những cty CK phục vụ khối ngoại nhiều nhất, và chính bác quan SSI này là thành viên của Hội đồng chỉ số VN-30, mà mục đích chính chỉ số này chính là phục vụ cho quỹ mở (đặc biệt là ETF), cho nên tui nghĩ nhu cầu này có thật.
Tuy nhiên, tui vẫn bám vào quan điểm là còn rất nhiều room cho khối ngoại mà thắc mắc tại sao phải gỡ trần 49% sớm thế? Trong nhóm cp VN-30, theo bản tin của HOSE thì chỉ có vài mã hết room như FPT, HCM, EIB, DHG, VNM và… SSI, còn hơn 3/4 mã đầy room. Ngoài ra, tui thấy chứng trường mình vẫn chưa có đầy đủ điều kiện thuận lợi để các quỹ mở đánh đấm, nhất là quỹ mở của khối ngoại. Có 1 bài viết khác trên ĐTCK cùng ngày (tui chưa thấy link) phỏng vấn 1 bác đầu tư người Nhật về cùng chủ đề quỹ mở cũng cho thấy điều này. Những thứ chưa thuận tiện bao gồm: chứng trường mình chỉ cho đánh lên mà thiếu chiều xuống; chưa có các sản phẩm phái sinh để quỹ mở xài các chiến thuật đánh đấm khác nhau; thanh khoản kém (ngay cả nhiều mã trong VN-30)…, vậy chả nhẽ cầu ngoại lớn đến mức phải mở thêm room ngay từ lúc chưa hết room sao? Đây có lẽ là câu hỏi cần được chính bác quan giải thích thêm.
Về quỹ đóng, đã có người theo thuyết âm mưu mà cho rằng mở room, nhất là room ngân hàng và những đại gia như VNM chỉ tổ khiến cty nội sớm rơi vào tay khối ngoại. Tui cũng nghĩ đó là 1 vấn đề có thật. Cách đây hơn hai năm, tui có tiếp xúc với 1 bác quản lý quỹ đầu tư ngoại, và được yêu cầu tìm vài doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chí của bác, trong đó quan trọng nhất là phải có khả năng mua được ít nhất 35% cổ phần để nhảy chồm lên ghế HĐQT (mua cả chính thức lẫn gom ngầm cũng ok), không thì thôi luôn. Một mục tiêu nữa là chỉ tập trung vào những nhóm ngành “vì toàn dân mà phục vụ” như thực phẩm, thuốc, điện, gaz, xăng dầu…, bởi nắm được những cty như thế là sẽ nắm được toàn dân, tha hồ mà tăng giá. Quỹ đó bây giờ vẫn đang active trên chứng trường mình, chủ yếu thấy công bố mua thêm những mã lớn, chắc vẫn giữ tham vọng đó. Nếu nhìn theo con mắt của … lợn mà suy diễn thì có lẽ nhiều quỹ ngoại cũng có mưu đồ thâu tóm những đại cty như VNM hay DHG và nhất là các ngân hàng, nhưng do bị quy định 49% và 30% cản mũi nên phải tìm cách lốp-bi chính sách trước.
Tóm lại, cho đến giờ này tui vẫn phản đối chuyện mở room, vì tui nghĩ là chưa phải lúc. Thay vào đó, để hút dòng vốn ngoại, nên làm những việc khác như cải tiến thủ tục đầu tư, cải tiến cơ chế GD cho giống thông lệ quốc tế như bán khống, cho đánh ác-bít (arbitrage chứ không đánh bài át bíc), phát triển thị trường phái sinh…, nâng cao sự minh bạch, cam kết CPH và đẩy lên sàn các đại gia gia… Thu hút quỹ mở là điều rất cần (vì nó là loại hình quỹ phổ biến), nhưng hút thêm quỹ đóng cũng là điều quan trọng chả kém (vì đó là đầu tư dài hạn).Last edited by nhuma; 20-03-2012 at 11:08 PM.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Room
By HDN in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 06-08-2007, 10:31 AM
Bookmarks