Vietstock Daily 15/03: Đâu là động lực tăng trưởng?
Sự hưng phấn trở lại của khối ngoại, cầu tiếp tục ”tấn công” cổ phiếu Ngân hàng, CPI tháng 3 dự báo lạc quan, đà tăng của cổ phiếu chủ chốt, các chỉ số về vùng hỗ trợ... là động lực cho thị trường.
I. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY 15/03/2012
VN-Index duy trì đà tăng với mức tăng 1.04% lên 433.86 điểm, trong khi đó HNX-Index quay đầu giảm mạnh 1.79% đứng tại 69.28 điểm. VS 100 và VN 30 tiếp tục tăng nhẹ lần lượt 0.21% và 0.51%, lên mức 66.86 điểm và 488.89 điểm.
VS-Large Cap tăng mạnh 1.80%, nhưng các chỉ số Market Cap còn lại đều giảm điểm. VS-Mid Cap giảm điểm mạnh nhất với mức giảm 0.93%, tiếp theo là VS-Micro Cap giảm 0.78% và VS-Small Cap giảm 0.67%.
Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh tăng nhẹ 2.48% trên HOSE, trong khi giảm khá mạnh 14.86% trên HNX so với phiên giao dịch hôm qua.
Khối ngoại trở lại ròng hơn gần 172 tỷ đồng trên HOSE. Giao dịch của họ cũng đã sôi động trở lại. Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng nhóm cổ phiếu Ngân hàng, trong đó STB với 91.2 tỷ đồng, MBB với 17.8 tỷ đồng và VCB với 13.5 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, họ bán ròng mạnh GMD với 5.5 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ 7.3 tỷ đồng. Họ bán ròng mạnh nhất VCG với 5.7 tỷ đồng, trong khi mua ròng mạnh PGS với 5.1 tỷ đồng.
Nếu không có sự ”ủng hộ” từ nhóm cổ phiếu chủ chốt thì VN-Index đã quay trở lại giảm điểm. Các trụ cột như thường lệ là MSN, VIC, BVH đã đóng góp hơn 1.1% vào mức tăng của VN-Index, đây là mức tăng cao hơn mức tăng của chỉ số này.
Ngoài các trụ cột thì nhóm cổ phiếu Ngân hàng như CTG, STBVCB cũng đã có những đóng góp quan trọng cho đà tăng trên HOSE.
Đã có một số thông tin chính thức được đưa ra để cải chính các ”tin hot” gần đây và cổ phiếu có liên quan như HBB và GMD đã trở lại xu thế giảm điểm.
Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy áp lực xả hàng trên HNX vẫn tiếp tục khá mạnh nếu phân tích cung cầu. Đồng thời, tính tiêu cực của độ rộng thị trường hôm nay chưa có dấu hiệu cải thiện.
Chỉ còn 8 ngành tăng điểm trong phiên giao dịch hôm nay. Dẫn đầu tiếp tục là Bảo hiểm với mức tăng 4.39%, theo sau là Ngân hàng tăng 1.35%. Khai khoáng và Xây dựng là hai ngành giảm điểm mạnh nhất với mức giảm lần lượt 2.09% và 1.81%. Chứng khoán và Bất động sản cũng chung xu thế khi mất 1.42% và 0.52%.
Giới đầu tư vẫn khá rụt rè khi thanh khoản chỉ tăng nhẹ trên HOSE trong khi lại giảm khá mạnh trên HNX. Cũng cần để ý rằng giao dịch sụt giảm không hoàn toàn xuất phát từ hiện tượng tiết cung. Trên thực tế, cung cổ phiếu vẫn nhiều – điểm tích cực là chủ yếu neo ở giá cao; trong khi bên mua tỏ rõ sự e ngại khi lệnh chủ yếu vào ở mức thấp. Chỉ số độ rộng (sức mạnh) thị trường cho thấy rõ điều này.
Như chúng tôi đã nhận định, sự rụt rè của giới đầu tư chủ yếu xuất phát từ lo ngại về lạm phát, đặc biệt trước áp lực tăng giá điện. Những thảo luận đầu tiên về CPI tháng 3 sẽ bắt đầu trong vài ngày tới, và lúc đó giao dịch có thể tích cực hơn so với những phiên vừa qua.
Sự hưng phấn trở lại của khối ngoại, cầu tiếp tục ”tấn công” cổ phiếu Ngân hàng, CPI tháng 3 dự báo lạc quan, đà tăng của cổ phiếu chủ chốt, các chỉ số về vùng hỗ trợ... là động lực cho thị trường trong thời gian tới.
Phân tích kỹ thuật: HNX-Index – Sắp chạm internal trendline. HNX-Index đã tiến rất sát xuống gần đường internal trendline (tương đương vùng 68 – 70 điểm). Nếu như ngưỡng này trụ vững trong các phiên cuối tuần thì khả năng phục hồi ngắn hạn sẽ được nâng lên.
Nếu kịch bản ngược lại diễn ra thì khả năng có thoái lùi mạnh là rất lớn vì internal trendline là một ngưỡng chống đỡ/kháng cự hoạt động rất hiệu quả trong thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, middle của Bollinger Bands cũng sẽ hỗ trợ cho giá nếu tiếp tục giảm trong những phiên tới. Theo đánh giá của giới phân tích thì điều này nhiều khả năng sẽ diễn ra, do MACD đã cho tín hiệu bán mạnh trên vùng đỉnh của nhiều tháng qua.
VN-Index – Quá trình giằng co có thể sẽ kéo dài. Mặc dù không thực sự chịu sức ép lớn do các chỉ số dao động (Stochastic Oscillator, RSI, Ultimate Oscillator...) đã dịch chuyển về mức khá thấp và một số đã bắt đầu đi vào vùng oversold nhưng lo ngại xoay quanh đợt điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index vẫn đang ở mức cao.
Vấn đề mà giới phân tích kỹ thuật đang đặt ra là liệu SMA 200 có thể giúp VN-Index trụ vững trong những phiên tới hay không. Vì nếu không thể duy trì trên SMA 200 (tương đương vùng 400 – 415 điểm) thì VN-Index nhiều khả năng sẽ quay trở lại xu hướng giảm giá dài hạn đã kéo dài hơn 2 năm qua.
Một yếu tố khác cũng rất đáng lưu ý là thanh khoản đang sụt giảm với tốc độ khá nhanh. Nếu so với phiên giao dịch bùng nổ ngày 06/03/2012, khối lượng phiên ngày 14/03/2012 chưa bằng 50%. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian tới thì khả năng có thêm những phiên điều chỉnh là rất lớn.
Hiện tại, cần thận trọng quan sát thị trường và hạn chế mua bắt đáy nhằm tránh rủi ro giảm điểm mạnh bất ngờ.

VIETSTOCK INDEX
VS 100: Tăng nhẹ (+0.21%) trong phiên giao dịch ngày 14/03/2012, VS 100 có dấu hiện giằng co rất mạnh và biến động phức tạp trong những phiên gần đây.
Khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì mức trung bình và vẫn đang ở bên dưới đường SMA 20. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong những phiên cuối tuần thì sự thận trọng sẽ tiếp tục bao trùm thị trường.
VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 14/03/2012, VS-A/D HOSE đạt mức 0.58, tức số mã tăng giá bằng 0.58 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 0.31, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 0.31 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 0.71 lần và VS-U/D HNX bằng 0.29 lần.
SMA 5 ngày của VS-Arms VN duy trì ở mức 1.56, đây là mức tương đối cao của chỉ số này nên khả năng tăng trưởng trong thời gian tới là không lớn.
II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES
Ngắn hạn – Đột biến mạnh. Trong phiên giao dịch ngày 13/03/2012, DJIA đã có sự đột biến rất mạnh và phá vỡ được ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%. Tuy nhiên, cần phải chờ thêm vài phiên nữa để xác nhận xem liệu ngưỡng này đã thực sự bị phá vỡ hay chưa.
Theo lý thuyết, thi một ngưỡng kháng cự mạnh bị phá vỡ thì đà tăng sẽ trở nên vững chắc và mạnh mẽ hơn. Vì vậy, sự thận trọng có thể được giảm bớt trên thị trường Mỹ.
Dài hạn – Đà tăng duy trì khá vững chắc. SMA 50 đã chống đỡ rất tốt cho giá và điều này một lần nữa lại nêu bật lên được tầm quan trọng cũng như khả năng hỗ trợ mạnh của các MA dài hạn đối với thị trường Mỹ.
RMO Trade Mode có thể cho mua trở lại trong thời gian tới nếu đà tăng vẫn tiếp tục được giữ vững.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 14/03/2012

Mùa báo cáo tài chính năm 2011 cũng như Đại hội đồng cổ đông thường niên của các doanh nghiệp đại chúng đã đến, Vietstock kính mời các nhà đầu tư và bạn đọc tham gia viết bài chia sẻ cùng cộng đồng về các đề tài sau:
- Những vấn đề nổi cộm, những con số đáng lưu ý trong kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán 2011 của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp hay theo ngành
- Những bất cập, trăn trở của cổ đông, những vấn đề nóng hay góc khuất, câu chuyện vui buồn trong mùa Đại hội, về kết quả kinh doanh hay kế hoạch của doanh nghiệp
- Những khoảnh khắc hay gương lãnh đạo doanh nghiệp gây ấn tượng trong mùa Đại hội
Khuyến khích bài viết gửi kèm hình ảnh minh hoạ.
Những bài viết được đăng trên Vietstock.vn sẽ được trả nhuận bút.
Bài viết gửi về cho Ban Biên tập theo địa chỉ email sau:info@vietstock.vn.
Vui lòng gửi kèm thêm Họ tên – Địa chỉ - Số điện thoại – Email để chúng tôi tiện liên lạc và trao đổi.
Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK
Finfonet



Xem bài viết: Vietstock Daily 15/03: Đâu là động lực tăng trưởng?